Đề văn lớp 10 Để có được tri thức thật sự, Phân tích truyện Người đầm Thạch Lam

 

Đề chính thức

(Đề thi có 02 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn thi: Ngữ văn

Dành cho khối 10

Ngày thi: 02/5/2024

(Thời gian làm bài:90 phút – không kể thời gian phát đề)

 

Họ và tên thí sinh:………………………………………      SBD:…………………………..

 

ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)Đọc đoạn trích:

Để có được tri thức thật sự, mỗi ngày trôi qua con cần mở rộng lòng mình để hướng đến sự phong phú của cuộc sống hướng đến cảm xúc riêng, đến sự chuyển động của bầu trời và ngôn ngữ của các loài chim, đến những thiếu thốn và no đủ của mọi người ở bất kỳ thời gian và địa điểm nào, đến bàn tay tài hoa của những người thợ cơ khí, sự cần mẫn của nhân viên đánh máy tính hay sự thơ ngây của những đứa trẻ. Không có giới hạn cho việc trau dồi tri thức qua những gì xuất hiện trước mắt ta.

 Tuy nhiên, việc tiếp cận tri thức cũng phát sinh nhiều ý kiến ngược chiều.

Nhiều người cho rằng cách tiếp nhận và trau dồi trí thức tốt nhất là cứ bước mông lung về phía trước, nơi những bí ẩn của cuộc sống sẽ tự tạo ra những bài học cho bản thân mỗi người.

Trong khi những người khác lại tin rằng chúng ta sẽ tiếp thu tri thức vững chắc nhất nếu được truyền đạt đầy đủ những kiến thức về một chủ đề nào đó, sau đó mới bắt đầu việc thực hành và sử dụng những kiến thức đã được cung cấp này vào thực tế.

Chúng ta có thể vận dụng đồng thời cả hai cách kể trên trong cuộc sống, không nên nghiêng hẳn về một phương pháp nào. Nhà hiền triết người Trung Quốc Khổng Tử, đã nói với các môn đồ của mình: “Học mà không nghĩ chẳng khác gì mù lòa, nhưng suy nghĩ mà không có kiến thức thì thật nguy hiểm”.   

(Kent Nerburn, Thục Nhi dịch, Phút dành cho con, NXB Tổng hợp TP HCM, 2020, Tr. 41 – 42)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Chỉ ra những ý kiến ngược chiều trong việc tiếp nhận tri thức được tác giả đề cập ở đoạn trích.

Câu 3. Nêu tác dụng của phép liệt kê được sử dụng trong đoạn văn in đậm.

Câu 4. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói của Khổng Tử: Học mà không nghĩ chẳng khác gì mù lòa, nhưng suy nghĩ mà không có kiến thức thì thật nguy hiểm?

Câu 5. Từ nội dung đoạn trích, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) bàn về hậu quả của việc học mà không nghĩ.

VIẾT (4.0 điểm)

Trong truyện ngắn Người đầm, nhà văn Thạch Lam viết:   

(Lược một đoạn: Phần đầu kể lại việc nhân vật tôi đi xem phim ở rạp chớp bóng Pathé. Ở đó anh vô cùng tò mò, sửng sốt khi gặp một người phụ nữ Pháp không ngồi ở dãy ghế hạng nhất như phần đông người Pháp thường làm).

Người đàn bà Pháp hình như cũng nhận thấy thế, nên bà ta cố thu hình cho nhỏ bé lại, và luôn luôn cúi mặt xuống tờ chương trình để trên lòng […].

Tôi ngắm nhìn bà ta với một cảm tình chân thật mà tôi không ngăn cấm được. Bà ăn mặc rất giản dị, toàn một màu đen. Có lẽ bà để tang. Tang cha mẹ, người thân thích hay chồng? Không biết tại sao, tôi chắc chồng bà đã mất, để lại cho bà cô gái bé kia. Mỗi khi cô bé quay lại phía bên này, tôi lại nhận thấy hai người – hai mẹ con – giống nhau quá; cũng cái khuôn mặt trái soan, cũng mớ tóc vàng, và nhất là đôi con mắt to, đưa chậm chạp, lúc nào cũng như nhìn ra ngoài xa […].

Khi đèn bật sáng trong giờ nghỉ, bà dắt con đứng dậy, lách khe ghế đi ra. Đến trước mặt tôi, bà nhìn tôi một cách dịu dàng, và rất lễ phép: – Xin lỗi ông.

Giọng nói của bà ngọt ngào, không có chút gì kiêu ngạo. Tôi ít khi được nghe một người đầm nói với mình lễ phép như thế. Tôi chợt nghĩ đến cái lễ độ nhã nhặn của người Pháp, của những người Pháp thật, những người chưa bị cái hoàn cảnh bên này làm xấu đi. Tôi nghĩ đến cái lòng nhân từ rộng rãi, cái tình cảm dồi dào của người đàn bà Pháp, lúc nào cũng sẵn sàng tha thứ và cúi mình trên những đau khổ của người ngoài. Và tôi thấy cái ý muốn được thân thiện hiểu biết những người đàn bà ấy.

Tôi theo ra ngoài rạp, thấy hai mẹ con bà đứng ở đầu hè, nhìn mặt nước hồ Hoàn Kiếm phẳng lặng như tấm gương. Trong đám người đi xem không ai để ý đến bà ta cả.

Một đứa bé bán kẹo, lấm lét nhìn quanh để trông cảnh sát, chạy đến gần bà, giơ hộp kẹo trước mặt cô bé. Tôi nghe thấy tiếng cô bé đòi mua, rồi bà ta chọn mấy cái kẹo trong hộp đưa cho con. Vừa mở ví lấy tiền bà vừa hỏi thằng bé bán kẹo: – Bao nhiêu?

Đứa bé giơ ba ngón tay ra hiệu, miệng cười sung sướng: – Ba xu, bà đầm!

Nghe câu trả lời của đứa bé, tôi thấy bà ta mỉm cười, lấy tay xoa đầu nó và hỏi bằng tiếng Pháp: – Mày không lạnh ư, con?

Đứa bé nhe răng cười, lắc đầu vì không hiểu gì, rồi vội chạy vào chỗ tối bởi nó đã thấy bóng thầy cảnh sát ở đằng xa. Bà ta hơi ngạc nhiên nhìn theo, và nét mặt trở nên buồn như cũ.

(Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, 1988, tr. 96 -98)

Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân vẻ đẹp của nhân vật người phụ nữ Pháp trong đoạn trích trên.

…………………………. HẾT ………………………………

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn thi: Ngữ văn

Dành cho khối 10

Ngày thi: 2/5/2024

(Thời gian làm bài: 90 phút – không kể thời gian phát đề)

 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM  

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6,0
  1 Phương thức biểu đạt chính: Phương thức Nghị luận/ Nghị luận

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án: 0.75 điểm

HS trả lời không đúng so với đáp án: không cho điểm

0,75
  2 Những ý kiến ngược chiều trong việc tiếp nhận tri thức:

– Nhiều người cho rằng cách tiếp nhận và trau dồi trí thức tốt nhất là cứ bước mông lung về phía trước, nơi những bí ẩn của cuộc sống sẽ tự tạo ra những bài học cho bản thân mỗi người.

– Trong khi những người khác lại tin rằng chúng ta sẽ tiếp thu tri thức vững chắc nhất nếu được truyền đạt đầy đủ những kiến thức về một chủ đề nào đó, sau đó mới bắt đầu việc thực hành và sử dụng những kiến thức đã được cung cấp này vào thực tế.

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án: 0.75 điểm

– HS trả lời được 1 ý: 0,5 điểm

HS trả lời không đúng so với đáp án: không cho điểm

0,75
  3 Tác dụng của phép liệt kê:

– Liệt kê biểu hiện sự phong phú của cuộc sống mà con người cần hướng đến trong quá trình tiếp nhận tri thức: cảm xúc riêng, sự chuyển động của bầu trời, ngôn ngữ của các loài chim, những thiếu thốn và no đủ của mọi người, bàn tay tài hoa của những người thợ cơ khí, sự cần mẫn của nhân viên đánh máy tính, sự thơ ngây của những đứa trẻ.

– Tác giả nhấn mạnh quan điểm tiếp nhận tri thức không có giới hạn; muốn có tri thức cần mở rộng tầm nhìn, mở rộng đối tượng tiếp nhận.

Góp phần làm cho đoạn văn giàu nhạc điệu, gợi hình, gợi cảm, tăng sức thuyết phục, …

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án: 1.0 điểm

– HS trả lời được ý 1 trong đáp án: 0.25 điểm

– HS trả lời được ý 2 trong đáp án: 0,5 điểm

– HS trả lời được ý 3 trong đáp án: 0.25 điểm

HS trả lời không đúng so với đáp án: không cho điểm

1,0
  4 Nội dung của câu nói:

– Thể hiện quan điểm về việc học của Khổng Tử: Học mà không suy nghĩ sẽ không hiểu được ý nghĩa sâu xa, không biết áp dụng đúng đắn kiến thức vào thực tiễn; suy nghĩ mà không học thì thiếu cơ sở vững chắc, dễ đi sai hướng, xa rời hiện thực. Vì vậy, cần kết hợp cả họcsuy nghĩ.

– Bộc lộ tầm nhìn vĩ mô, sâu sắc của tác giả.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời được cả 2 ý: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời được  ý 1 : 0,75 điểm.

– Học sinh trả lời được ý 2: 0,25 điểm.

– Học sinh không trả lời được không cho điểm.

1,0
  5 Viết một đoạn văn bàn về hậu quả của việc học mà không nghĩ. 2,5
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25

0,25

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

 

 

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: hậu quả của việc học mà không nghĩ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai nhưng phải lí giải được vấn đề, có thể theo hướng sau:

– Học mà không nghĩ sẽ không hiểu được gốc rễ sâu xa của kiến thức; học máy móc, tin sách vở một cách mù quáng; khó áp dụng kiến thức vào thực tế nhất là khi điều kiện xã hội thay đổi; không phát huy được giá trị của học vấn trong quá trình phát triển xã hội, …

Hướng dẫn chấm:

+ Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (1,5 điểm).

+ Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (1,0 điểm).

+ Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,5– 0,75 điểm).

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có dẫn chứng, cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về vấn đề;có cách nhìn riêng, mới mẻ; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục.

II   VIẾT 4.0
    a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: phân tích, đánh giá được nhân vật trong văn bản

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.

– Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận.

* Tóm tắt; khái quát giá trị của truyện

* Phân tích vẻ đẹp nhân vật người phụ nữ Pháp:

– Hoàn cảnh, lai lịch: xuất thân là người Pháp; xuất hiện lẻ loi, đơn độc trong ánh mắt tò mò, sửng sốt của người bản xứ.

– Vẻ đẹp:

+ Dịu dàng, lịch sự, khiêm tốn: không ngồi ở dãy ghế hạng nhất như phần đông người Pháp, ăn mặc giản dị, giọng nói của bà ngọt ngào, không chút kiêu ngạo, “xin phép ông”…

+ Thân thiện, giàu lòng trắc ẩn:  mỉm cười, lấy tay xoa đầu, hỏi han quan tâm đứa bé bán kẹo rong; ngạc nhiên, buồn khi thấy đứa bé bỏ chạy trước sự xuất hiện của cảnh sát…

– Nghệ thuật: Nhân vật người phụ nữ Pháp hiện lên chân thực, sinh động qua tình huống truyện nhẹ nhàng; ngôi kể thứ nhất giàu cảm xúc; ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, đậm chất thơ…

Hướng dẫn chấm:

– Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.

– Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 0,75 điểm – 1,75 điểm.

– Phân tích chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 0,75 điểm.

 

 

 

 

0.25

0.25

1.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

 

* Đánh giá khái quát: Qua nhân vật người phụ nữ Pháp, Thạch Lam thể hiện cái nhìn bao dung, độ lượng và niềm tin vào vẻ đẹp lương thiện, tốt đẹp vốn có ở con người; cần phải có sự sâu sắc, thấu hiểu khi nhìn con người và cuộc sống.

Hướng dẫn chấm:

+ Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.

+ Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm.

0.5
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp

0.25
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm:

+ Không cho điểm nếu bài làm có những suy nghĩ và diễn đạt ngô nghê, tối nghĩa

+ Cho 0.25 điểm nếu suy nghĩ chưa thực sự có chiều sâu, diễn đạt đúng nhưng chưa hay

0.25
I+II     10

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *