Đề thi HSG Trại hè Hùng Vương Ngữ văn 11 năm 2019 Chuyên Nguyễn Tất Thành

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH –YÊN BÁI
(Đề thi gồm 01 trang)
 
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG
LẦN THỨ XV, NĂM HỌC 2018 – 2019

 
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
 

 
Câu 1 (8,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết một bài nghị luận để trả lời câu hỏi: Tại sao “Thượng đế chỉ cho ta một cái miệng để nói nhưng đến tận hai cái tai để lắng  nghe”?
Câu 2 (12,0 điểm)
“Thơ là nghệ thuật kỳ diệu bậc nhất của trí tưởng tượng”(Sóng Hồng).
Qua một số tác phẩm thơ Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, anh/ chị hãy làm tỏ ‎ ý kiến trên.
…………HẾT…………………
 Người ra đề
Lê Thị Thu Huyền
 
 

 

TRƯỜNG 

THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH –YÊN BÁI
(Gồm 03  trang)

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG
LẦN THỨ XV, NĂM HỌC 2018 – 2019

 
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
 

Câu 1(8 điểm)

  1. Yêu cầu về kĩ năng

– Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội: Bố cục rõ ràng: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Diễn đạt trong sáng, lưu loát, dùng từ đặt câu đúng. Trình bày sạch sẽ, khoa học.

  1. Yêu cầu về kiến thức

          Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo nội dung sau:

  Nội dung Điểm
Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của sự biết lắng nghe trong cuộc sống. 0,5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Thân bài
 
 
 
 
 
 
 
* Giải thích
 Thượng đế là lực lượng siêu nhiên do con người tưởng tượng ra để biểu tượng cho sức mạnh của các quy luật tự nhiên.
Một cái miệng để nói ra thành lời những suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm… của con người trong giao tiếp.
Hai cái tai để nghe mọi âm thanh từ cuộc sống xung quanh vọng tới. Lắng nghe là hướng sự chú ý vào người nói, quan tâm tới nội dung đang được nói tới trong cuộc giao tiếp.
=> Ý kiến gợi cho ta một cách sống tích cực, đúng đắn: Nghe nhiều hơn nói là thuận theo lẽ tự nhiên.
* Chứng minh, bình luận.
– Giao tiếp bằng ngôn ngữ nói là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của con người, giúp chúng ta trao đổi thông tin, tình cảm…
– Biết lắng nghe giúp chúng ta hiểu được nội dung giao tiếp, từ đó có những phản hồi phù hợp và kịp thời; thể hiện thái độ lịch sự, tôn trọng người nói…
– Lắng nghe để phân biệt được đúng – sai, để quyết định có làm theo hay không, để học hỏi hay bác bỏ…
– Muốn biết lắng nghe, trước hết chúng ta phải muốn nghe, đặt mình trong hoàn cảnh của người nói, chăm chú quan tâm nội dung đang được nói tới, kết hợp với một số cử chỉ như gật đầu đồng ý, mỉm cười…
– Lắng nghe không chỉ là nghe người khác nói mà còn là việc giữ tâm hồn yên tĩnh để cảm nhận cuộc sống xung quanh và lắng nghe chính lòng mình.
Giao tiếp tốt đòi hỏi cả hai kỹ năng nói và nghe. Có thể xem nóigieo, nghegặt.
* Bài học
– Thái độ lắng nghe.
– Có tri thức để nghe.
2,0
 
 
 
 
 
 
 
5,0
 
Kết bài – Khái quát lại vấn đề, liên hệ bản thân. 0,5

Câu 2 (12điểm)

  1. Yêu cầu về kĩ năng

– Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học; vận dụng khả năng phân tích, cảm nhận để làm rõ một ý kiến bàn về văn học; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…Bố cục bài viết rõ ràng.

  1. Yêu cầu về kiến thức

– Trên cơ sở nắm vững những kiến thức về lí luận văn học, kiến thức về thơ Việt Nam giai đoạn 130 – 1945, thí sinh có thể triển khai bài làm bằng nhiều cách khác nhau, song cần nêu được những vấn đề cơ bản sau:

  Nội dung Điểm
Mở bài – Giới thiệu vấn đề nghị luận (Ý nghĩa, vai trò của trí tưởng tượng trong thơ): trích dẫn ‎‎ý kiến của Sóng Hồng (Thơ là nghệ thuật kỳ diệu bậc nhất của trí tưởng tượng) 0,5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Thân bài
 
 
 
 
 
 
 
* Giải thích
Tưởng tượng trong sáng tạo nghệ thuật là khả năng cấu trúc mới những yếu tố kinh nghiệm, phá vỡ những giới hạn về không gian, thời gian để tạo thành những sáng tạo nghệ thuật.
=> Ý kiến của Sóng Hồng nhằm khẳng định: Trong thơ, trí tưởng tượng của người nghệ sĩ được phát huy cao độ nhất, đem lại những sáng tạo nghệ thuật hay nhất, đẹp nhất.
* Bình luận, chứng minh qua một số tác phẩm thơ Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945
Tại sao thơ phát huy cao độ trí tưởng tượng của người nghệ sĩ?
+ Tư duy thơ là tư duy hình tượng. Vì vậy, thơ có được một phạm vi rộng rãi hơn cho quyền tưởng tượng của người sáng tạo. Tư duy thơ chấp nhận một khả năng tưởng tượng dường như vô tận của nhà thơ. Trí tưởng tượng là biểu hiện trực tiếp của năng lượng tư duy hình tượng.
+ Khả năng tưởng tượng của tư duy khoa học là ở chỗ trừu tượng hóa, vô hình hóa các sự vật và hiện tượng. Còn nhà thơ thì cụ thể hóa, hình tượng hóa hiện thực khách quan theo một đường dây liên tưởng và tưởng tượng.
+ Theo Vư – gốt – xki (nhà tâm lí học nghệ thuật người Nga) trong cuốn “Tâm lí học sáng tạo nghệ thuật”, có hai cách để giải tỏa cảm xúc: một là những biểu hiện mang tính vật chất như khóc, hét, cười, toát mồ hôi, tim đập chân run…; hai là bằng trí tưởng tượng. Thơ lại là thứ tiếng nói tình cảm mãnh liệt của người nghệ sĩ khi đứng trước cuộc đời, là những rung động, giày vò, chấn động trong tâm hồn.
=> Do đó, thơ là thể loại phát huy cao độ nhất trí tưởng tượng của người nghệ sĩ. Tưởng tượng gắn chặt với cảm xúc, cảm xúc càng mãnh liệt bao nhiêu, trí tưởng tượng trong thơ càng bay bổng bấy nhiêu.
– Đặc điểm tưởng tượng của thơ: Tự do, phóng khoáng, linh hoạt mạnh mẽ, giàu cá tính (không bị hạn chế nhiều như kịch và tự sự).
– Ý nghĩa, vai trò của trí tưởng tượng trong thơ: Tưởng tượng tạo nên sự liên kết giữa cảm xúc, ‎ ý, ngoại vật và phát huy những năng lực tinh thần với những ấn tượng, kinh nghiệm, mơ ước… để lựa chọn hình ảnh, nhạc điệu, ý… cho phù hợp
(VD: Cùng ngoại cảnh là khu vườn nhưng cảm xúc thèm yêu, khát sống đưa Xuân Diệu đến khu vườn tình ái trong “Vội vàng”; Hàn Mặc Tử tìm đến khu vườn thôn Vĩ trinh nguyên  bằng một tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời trần thế; niềm vui sướng khi gặp gỡ lí tưởng khiến Tố Hữu lạc bước vào khu vườn xuân rộn ràng trong “Từ ấy”. Ở mỗi khu vườn, các nhà thơ phát huy cao độ trí tưởng tượng của mình theo những cách riêng, để đem lại những vẻ đẹp riêng cho thơ và cho cuộc đời.
Hoặc trí tưởng tượng của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử… về dòng sông, về trăng…)
* Bình luận mở rộng
– Dù phong phú bao nhiêu thì trí tưởng tượng đó vẫn phải được lắng lọc qua cảm xúc thẩm mĩ, gắn liền với khoái cảm của sự tự ý thức về mình, về đời của người nghệ sĩ. Ý nghĩa của sự tưởng tượng phải có tính tiêu biểu, điển hình, phổ quát và được thể hiện qua cách tổ chức ngôn từ đặc biệt, hàm súc, giàu nhạc tính. Tưởng tượng thường đi liền với liên tưởng.
– Bài học nhận thức:
+ Đối với người nghệ sĩ.
+ Đối với độc giả.
2,0
 
 
 
 
 
 
8,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1,0
 
Kết bài – Khái quát lại vấn đề.  
0,5

                                                                                              Người ra đề và đáp án
                                                                                               Lê Thị Thu Huyền   
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *