Đề thi học sinh giỏi bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

     HÀ TĨN         

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
                  HÀ TĨNH

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

 
(Đề thi có 01 trang, gồm 02 câu)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 10, 11 THPT NĂM HỌC 2017- 2018
 
Môn: NGỮ VĂN LỚP 10
Thời gian làm bài: 180 phút
 
 

     
Câu 1. (8,0 điểm)
 
           Với tình yêu và khoa học, người ta kiến tạo nên thế giới
                                                                                       (A. France)
Suy nghĩ của anh / chị về ý kiến trên.
Câu 2. (12,0 điểm)
Không chú trọng tính chính xác như các văn bản lịch sử, truyền thuyết đã phản ánh lịch sử một cách độc đáo: những câu chuyện trong lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông ta được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ để rồi kết tinh thành những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, nhuốm màu thần kì mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường.
(Ngữ văn 10, Tập 1, NXB Giáo Dục, 2017, tr. 39)
Anh/ chị hiểu nhận định trên như thế nào ?
Bằng cảm nhận Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy để làm sáng tỏ vấn đề.
——— HẾT ——–
 

  • Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
  • Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

 
Họ và tên:…………………………………… Số báo danh:……………………………..

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
                  HÀ TĨNH

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

 
(Đề thi có 01 trang, gồm 02 câu)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH GDTX
CẤP THPT NĂM HỌC 2017 – 2018
 
Môn: NGỮ VĂN LỚP 10
Thời gian làm bài: 180 phút
 
 

 
 
Câu 1. (8,0 điểm)
Trong cuộc sống của mỗi con người, sự rỗng tuếch nguy hiểm hơn cả.
(Bill Gates)
Suy nghĩ của anh / chị về ý kiến trên.
 
 
Câu 2. (12,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của bài ca dao sau:
Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề…
            (Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa,
Ngữ Văn 10, Tập 1, NXB Giáo Dục, 2017, tr 83)
 
——— HẾT ——-

  • Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
  • Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

 
Họ và tên:…………………………………… Số báo danh:…………………………….

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH

 
 

HƯỚNG DẪN CHẤM
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 10, 11 THPT NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: NGỮ VĂN LỚP 10
(Hướng dẫn chấm có 04 trang)
  1. Hướng dẫn chung

– Do đặc trưng của kì thi nên Giám khảo cần nắm vững được nội dung, yêu cầu của đề bài để đánh giá một cách tổng quát năng lực của thí sinh: Năng lực hiểu biết, vận dụng, sáng tạo và khả năng tạo lập văn bản;
– Chủ động, vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, cân nhắc từng trường hợp cụ thể để cho điểm: nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản hoặc có những kiến giải một cách sáng tạo, thuyết phục thì giám khảo vẫn có thể cho điểm tối đa; tránh việc đếm ý cho điểm;
– Khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo, giàu chất văn, có lối tư duy phản biện; kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.
– Những bài viết mắc vào lỗi kiến thức, chính tả, dùng từ, ngữ pháp thì tùy vào mức độ để cho điểm.

  1. Hướng dẫn cụ thể
Câu                              Hình thức, kĩ năng và nội dung kiến thức Điểm
  Yêu cầu về kĩ năng: HS phải biết huy động vốn hiểu biết về đời sống và kĩ năng làm văn nghị luận xã hội để hoàn chỉnh bài viết. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, lưu loát, không mắc lỗi chính tả và ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức: Bài viết cần đảm bảo một số ý cơ bản sau đây
 
Câu 1
(8,0 điểm)
1.  Giải thích ý kiến:
– Tình yêu: Tình cảm nồng nhiệt làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người, với vật.
– Khoa học: Hệ thống tri thức tích lũy trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những qui luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như những hoạt động tinh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực.
– Kiến tạo: xây dựng nên
– Ý cả câu: Khẳng định vai trò quan trọng không thể thiếu của tình yêu và khoa học trong việc xây dựng và phát triển thế giới.
2.  Bình luận ý kiến:
a. Tình yêu kiến tạo nên thế giới:
– Tình yêu là nền tảng cho sự hình thành thế giới: thế giới được hình thành từ những cá thể nhỏ bé. Những cá thể nhỏ bé sinh ra từ tình yêu, trưởng thành, hoàn thiện nhân cách nhờ tình yêu.
– Tình yếu là yếu tố không thể thiếu để thắt chặt mối quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân và tập thể, giữa cộng đồng với cộng đồng, giữa các quốc gia dân tộc để hình thành nên thế giới. Tình yêu thương chính là lực hút kéo con người xích lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất. Nếu cuộc sống không có tình yêu thì mối liên kết giữa người với người hết sức lỏng lẻo, có thể đứt gãy bất cứ lúc nào.
– Tình yêu kiến tạo nên hòa bình cùng sự phát triển phồn thịnh của thế giới: Con đường tốt nhất để giao hòa chính là yêu thương, đối thoại, hợp tác nhờ đó thế giới trở nên hòa bình, văn minh. Trong một thế giới thiếu vắng tình yêu, sự hận thù và cái ác sẽ lên ngôi. Đó là là nguyên nhân dẫn đến chiến tranh, chết chóc cùng những thảm họa khác.
– Lịch sử phát triển của nhân loại đã chứng minh tình yêu kiến tạo thế giới, tình yêu góp phần tạo nên nền văn minh tinh thần cho nhân loại.
b. khoa học kiến tạo nên thế giới:
–  Khoa học là một bước tiến vĩ đại trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Nhờ có khoa học và bằng sức mạnh của khoa học, con người đã tách mình ra khỏi thế giới động vật hoang dã, làm chủ cuộc sống. Thắng lợi trong công cuộc chinh phục tự nhiên là thắng lợi vĩ đại nhất của con người.
– Khoa học kiến tạo nên nền văn minh vật chất: Bằng tri thức khoa học, con người đã xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ vượt bậc. Những thành tựu khoa học ngày càng được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống và đem lại văn minh tiến bộ cho nhân loại. Tất cả những thành tựu đó đều nhờ vào sức mạnh vô hạn của khoa học với tên tuổi của các nhà bác học vĩ đại như Pythagore, Thales, Newton, Einstein, Edison…
– Khoa học kiến tạo nên nền văn minh tinh thần: Thi ca, âm nhạc, hội họa, kiến trúc,… là những sản phẩm tuyệt vời của tri thức khoa học mà chỉ loài người mới được sở hữu. Nó được sáng tạo để bảo vệ chân lí, bảo vệ cái đẹp, bảo vệ cuộc sống chung trên trái đất.
c. Mối quan hệ giữa tình yêu và khoa học trong việc kiến tạo nên thế giới:
– Tình yêu thuộc về cảm xúc, khoa học thuộc về trí tuệ, tình yêu không có trí tuệ dẫn dắt là tình yêu mù quáng. Thứ tình yêu ấy sẽ gây tai họa cho cộng đồng.
– Khoa học không bắt nguồn từ tình yêu đối với con người sẽ hủy diệt thế giới (bom nguyên tử, vũ khí hạt nhân, chất hóa học)… Khoa học chân chính là biểu hiện cao nhất của tình yêu – tình yêu con người, tình yêu cái đẹp.
– Giữa tình yêu và khoa học có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Để kiến tạo nên một thế giới văn minh, tiến bộ, không thể thiếu một trong hai yếu tố. Đồng thời, cần cân bằng giữa tình yêu và khoa học, tình yêu làm gốc, làm động lực cho sự phát triển của khoa học. Tình yêu là quyền lực mềm, khoa học là quyền lực cứng trong một thế giới văn minh, tiến bộ.
– Tình yêu và khoa học đều cần môi trường tự do để phát triển, không thể thúc ép, không thể cưỡng cầu, nếu không sẽ giết chết tình yêu lẫn khoa học.
3. Bài học nhận thức và hành động:
– Nhận thức được vai trò quan trọng của tình yêu và khoa học, mối quan hệ giữa tình yêu và khoa học trong việc kiến tạo thế giới.
– Hài hòa giữa cảm xúc và lý trí, tình cảm và trí tuệ…
 
 
 
1,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1,0
 
Câu 2
(12,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng: HS phải biết huy động vốn hiểu biết về đời sống và kĩ năng làm văn nghị luận để hoàn chỉnh bài viết. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, lưu loát, không mắc lỗi chính tả và ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể triển khai bài làm theo nhiều cách thức khác nhau. Tuy nhiên, bài làm cần đạt được một số yêu cầu cơ bản sau:
 
 1.  Giải thích nhận định:
– Truyền thuyết là tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) phần lớn theo xu hướng lý tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng dân cư của một vùng.
– Hình tượng nghệ thuật là các khách thể đời sống được người nghệ sĩ tái hiện một cách sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật.
– Ý kiến đề cập đến đặc trưng của thể loại truyền thuyết. Truyền thuyết phản ánh lịch sử một cách độc đáo: Không phản ánh lịch sử một cách chính xác, khô khan, đơn giản như các văn bản lịch sử; đằng sau việc phản ánh những sự kiện, nhân vật lịch sử là thái độ, tình cảm, cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử. Đó là lịch sử được phản chiếu qua lăng kính nghệ thuật của nhân dân, có chức năng nhận thức và thẩm mĩ to lớn.
– Như vậy, cốt lõi hiện thực và yếu tố hư cấu, tưởng tượng là đặc trưng cơ bản của thể loại truyền thuyết.
+ Cốt lõi lịch sử: Nếu truyện cổ tích kể về những điều không có thật, không thể xẩy ra trong thực tế thì truyền thuyết kể về các sự kiện lịch sử đã xẩy ra trong quấ khứ. Nhân vật cổ tích là hư cấu còn nhân vật truyền thuyết do chính lịch sử tạo ra, tuy không phải nhân vật hư cấu nhưng cũng không phải bản sao của lịch sử. Nhân dân đã lựa chọn những nhân vật mang ý nghĩa biểu trưng cho lịch sử khái quát của dân tộc Thánh Gióng, Sơn Tinh) hoặc những nhân vật có thật trong lịch sử, vừa phản ánh lịch sử vừa lý tưởng hóa nhân vật để từ đó gửi gắm thái độ, tình cảm của nhân dân.
+ Yếu tố hư cấu: Hư cấu là vận dụng trí tưởng tượng để sáng tạo nên những nhân vật, những câu chuyện, những tác phẩm nhằm phản ánh cuộc sống và thực hiện những mục đích nghệ thuật nhất định. Hư cấu trong văn học dân gian là hư cấu kỳ ảo. Nếu như hư cấu kỳ ảo trong truyện cổ tích nhằm thực hiện giấc mơ công lý, triết lý sống ở hiền gặp lành thì hư cấu kỳ ảo trong truyền thuyết nhằm để giải thích các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, thông thường để ngợi ca.
– Nhờ yếu tố hư cấu kỳ ảo, những câu chuyện lịch sử trở nên sinh động, hấp dẫn. Nó là sản phẩm của trí tượng tưởng, là đôi cánh của nghệ thuật giúp cho hình tượng trở nên lung linh, rực rỡ và thiêng liêng. Nó cũng phản ánh thái độ, tình cảm của nhân dân đối với các sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử. Vì vậy, hình tượng nghệ thuật trong truyền thuyết nhuốm màu sắc thần kì mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường.
 
2. Cảm nhận Truyện An Dương và My Châu Trọng Thủy để làm sáng tỏ nhận định:
a. Cốt lõi lịch sử:
Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy không phải là lịch sử chính xác mà là sáng tác văn học dân gian về lịch sử. Truyện chứa đựng cốt lõi lịch sử: Nước Âu Lạc vào thời An Dương Vương đã được dựng lên, có thành cao hào sâu, vũ khí đủ mạnh để chiến thắng cuộc xâm lược của Triệu Đà nhưng về sau đã bị rơi vào tay kẻ thù.
b. Yếu tố hư cấu kỳ ảo:
– Cụ già từ phương đông lại báo tin về sứ Thanh giang – Rùa Vàng giúp An Dương Vương xây thành Ốc là nhân vật kỳ ảo, nhằm đề cao tính chất đúng đắn của việc xây thành đắp lũy. Hành động đó của nhà vua được cả thần và người ủng hộ.
– Nỏ thần làm bằng móng rùa, bắn một phát chết hàng vạn tên giặc chính là yếu tố kỳ ảo nhằm thần thánh hóa sức mạnh của vũ khí trong tay người Âu Lạc và khẳng định tinh thần cảnh giác, chuẩn bị chống giặc ngoài của An Dương Vương.
– Máu Mị Châu chảy xuống biển thành ngọc là yếu tố kì ảo minh chứng cho tấm lòng trong trắng mà bị lừa dối của nàng. Hình ảnh đó phần nào thanh minh cho sự vô tình gây tội của Mị Châu và thể hiện thái độ cảm thông, thương xót, bao dung của nhân dân đối với nàng.
–  An Dương Vương cầm sừng tê theo Rùa Vàng đi xuống biển là yếu tố kì ảo thể hiện thái độ và tình cảm của nhân dân đối với An Dương Vương. Nhân dân thương tiếc vị vua anh dũng của mình nên không muốn ông chết. Chi tiết lòng biển bao dung đón người anh hùng trở về đã thể hiện sự ngưỡng mộ và thương tiếc của họ.
c. Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy kể lại câu chuyện lịch sử ấy  bằng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, nhuốm màu thần kì mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường:
– Hình tượng nhân vật Rùa Vàng, nhân vật An Dương Vương, nhân vật Mị Châu – Trọng Thủy… Đó là những hình tượng nhân vật chứa đầy mâu thuẫn và những mâu thuẫn ấy vừa thuộc về cá nhân vừa phản ánh được những mâu thuẫn gay gắt giữa dân tộc ta với kẻ thù xâm lược.
– Đó là những hình tượng nghệ thuật đặc sắc có sự kết hợp giữa cốt lõi lịch sử và yếu tố tưởng tượng, hư cấu.
3. Đánh giá:
– Truyền thuyết phản ánh lịch sử một cách độc đáo: Kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố lịch sử với yếu tố hư cấu kỳ ảo để phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của nhân dân về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử.
– Từ những hình tượng nghệ thuật đặc sắc trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy, nhân dân ta muốn rút ra và truyền lại cho các thế hệ sau bài học lịch sử về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu của kẻ thù xâm lược trong công cuộc giữ nước. Bài học ấy vấn còn hết sức có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay.
– Cách phản ánh lịch sử độc đáo của thể loại truyền thuyết đem đến bài học cho sáng tạo và tiếp nhận văn học: Nhà văn cần nhào nặn từ chất liệu hiện thực sáng tạo nên những hình tượng nghệ thuật độc đáo, vừa có giá trị thẩm mĩ to lớn, vừa có ý nghĩa nhận thức, giáo dục sâu sắc; người tiếp nhận truyền thuyết cần hiểu đúng đặc trưng thể loại, ý nghĩa của những hư cấu nghệ thuật để từ đó trân trọng những di sản nghệ thuật của cha ông ta để lại.
 
 
 
 
 
 
 
3,5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1,5
 
 
 
 
 
 
2,5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3,5
 
 
 
 
 
 
 
1,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
—– HẾT —–
 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *