Đề tham khảo theo cấu trúc mới 2025 của Bộ -đề số 43

ĐỀ THAM KHẢO

PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

          Đọc văn bản sau:

Tết đến mẹ tôi vất vả nhiều

Mẹ tôi lo liệu đủ trăm chiều

Sân gạch tường hoa người quét lại

Vẽ cung trừ quỷ, giồng cây nêu.

 

Nuôi hai con lợn tự ngày xưa

Mẹ tôi đã tính “Tết thì vừa”

Trữ gạo nếp thơm, mo gói bó

Dọn nhà, dọn cửa, rửa ban thờ.

 

Nay là hăm tám tết rồi đây

(Tháng thiếu cho nên hụt một ngày)

Sắm sửa đồ lề về việc tết

Mẹ tôi đi buổi chợ hôm nay…

Giết lợn, đồ xôi, lại giết gà

Cỗ bàn xong cả từ hôm qua

Suốt đêm giao thừa mẹ thôi thức

Lẩm nhẩm cầu kinh Đức Chúa Ba.

 

Mẹ tôi gọi cả các em tôi

Đến bên mà dặn: “Sáng ngày mai

Các con phải dậy sao cho sớm

Đầu năm năm mới phải lanh trai.

 

Mặc quần mặc áo lên trên nhà

Thắp hương thắp nến lễ ông bà

Chớ có cãi nhau, chớ có quấy

Đánh đổ, đánh vỡ như người ta”…

(Tết của mẹ tôi, Nguyễn Bính, Nguyễn Bính thơ và đời, NXB Văn học, H.1998)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

Câu 1. Nhân vật trữ tình trong trích đoạn thơ là ai?

Câu 2. Câu thơ “Sân gạch tường hoa người quét lại” sử dụng biện pháp tu từ nào?

Câu 3. Hãy nêu nội dung chính của trích đoạn thơ trên.

Câu 4. Hãy nhận xét về vẻ đẹp phẩm chất của người mẹ trong trích đoạn thơ.

Câu 5. Theo anh/chị, lời dặn dò của người mẹ với các con về việc phải làm trong “sáng ngày mai” (mùng Một): “Mặc quần mặc áo lên trên nhà/ Thắp hương thắp nến lễ ông bà” còn ý nghĩa trong thời đại ngày nay hay không? Vì sao?

  1. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

          Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ nét đặc sắc nghệ thuật trong trích đoạn thơ Tết của mẹ tôi của Nguyễn Bính ở phần đọc hiểu.

Câu 2. (4,0 điểm)

          Tuổi trẻ cần phải có những khát vọng sống cao cả để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.           Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về khát vọng sống của tuổi trẻ.

===HẾT===

 

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THAM KHẢO

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4,0
  1 Nhân vật trữ tình: Tác giả (Tôi)

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

0,5

 

 

 

2 Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là: Đảo ngữ

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm

0,5

 

 

 

3 Nội dung chính của văn bản:

– Hình ảnh người mẹ vất vả, đảm đang, chăm lo chu đáo cho gia đình với những việc làm cụ thể và chuẩn bị vật chất cần thiết cho một cái tết sum vầy, ấm cúng và đậm chất truyền thống… Đó là hình ảnh tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam xưa.

– Tình cảm yêu thương, tôn kính, trân trọng và biết ơn mà nhà thơ muốn dành trọn cho người mẹ kính yêu.

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm

– Trả lời được 1 ý tương đương như đáp án: 0,5 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4 Nhận xét về vẻ đẹp phẩm chất của người mẹ:

– Là người phụ nữ chịu thương, chịu khó, biết chăm lo cho gia đình.

– Là người phụ nữ chu đáo, đảm đang, nắm bắt được mọi nghi lễ cần thiết cho một cái Tết ấm cúng và đậm chất truyền thống.

– Là một người mẹ hiểu chuyện, luôn dạy con những lễ nghi, phép tắc cần thiết (biết tôn kính ông bà, tổ tiên)

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án được 2/3 số ý: 0,5 – 0,75 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án được 1/3 số ý: 0,25 – 0,5 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5 – Lời dặn dò của người mẹ với các con về việc phải làm trong “sáng ngày mai” (mùng Một): “Mặc quần mặc áo lên trên nhà/ Thắp hương thắp nến lễ ông bà” còn nguyên vẹn ý nghĩa trong thời đại ngày nay.

– Lí giải:

+ Lời dặn dò của người mẹ thể hiện được nét đẹp ngàn đời trong đạo lí của con người Việt Nam là dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng luôn nhớ đến tổ tiên, ông bà…

+ Giữa cuộc sống bộn bề, hối hả trong thời đại công nghiệp 4.0 như hiện nay, lời dặn dò của người mẹ giúp cho thế hệ trẻ ý thức được nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc và cố gắng thực hiện theo để tiếp tục nối dài truyền thống đạo lí tốt đẹp đó.

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án 2 ý:  0,75 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án 1 ý:  0,5 điểm

– Trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

(Lưu ý: HS có thể có cách diễn đạt khác, miễn là lí giải hợp lí, thuyết phục thì vẫn cho điểm)

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II   VIẾT 6,0
  1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ những nét đặc sắc nghệ thuật của trích đoạn thơ Tết của mẹ tôi trong phần đọc hiểu. 2,0
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25

 

 

 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Đặc sắc nghệ thuật trong trích đoạn thơ Tết của mẹ tôi

0,25

 

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận. Sau đây là một số gợi ý:

+ Trích đoạn thơ Tết của mẹ tôi thuộc thể loại thơ trữ tình nhưng có chứa đựng rõ nét yếu tố tự sự (tác giả đặt nhân vật người mẹ vào tình huống cụ thể – gia đình chuẩn bị đón năm mới, kể lại những việc làm của người mẹ để cả gia đình có một cái tết đầm ấm; nhân vật có lời thoại; xây dựng được hình tượng nhân vật điển hình cho người phụ nữ Việt Nam xưa…)

+ Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, dân dã, dễ tiếp nhận.

+ Thể thơ 7 chữ tự do phù hợp với việc tái hiện sự việc, con người và thể hiện cảm xúc của nhà thơ.

+ Sử dụng biện pháp tu từ liệt kê và đảo ngữ hiệu quả.

– Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: đặc sắc nghệ thuật trong trích đoạn thơ Tết của mẹ tôi

– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Trình bày rõ quan điểm hệ thống các ý

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng.

0,5

 

 

 

 

 

 

 

đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn

0,25

 

 

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25

 

 

  2 Hãy viết một bài văn nghị luận(khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh chị về khát vọng sống của tuổi trẻ. 4,0

 

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội

0,25

 

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: khát vọng sống của tuổi trẻ. 0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

– Xác định được các ý chính của bài viết

– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận (khát vọng sống) và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.

* Triển khai vấn đề nghị luận:

– Giải thích: Khát vọng là mong muốn hướng đến những điều lớn lao, tốt đẹp để cuộc sống trở nên tốt đẹp và ý nghĩa hơn.

– Biểu hiện của khát vọng sống:

+ Làm việc có kế hoạch, có mục tiêu cụ thể và luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

+ Khi gặp khó khăn, người có khát vọng sống cao cả sẽ không dễ dàng bỏ cuộc mà luôn tìm cách biến khó khăn thành thuận lợi, luôn đứng lên mạnh mẽ hơn sau mỗi lần vấp ngã…

+ Người có khát vọng sống luôn không ngừng trau dồi, học hỏi để ngày càng hoàn thiện kĩ năng, phẩm chất của bản thân…

– Ý nghĩa của khát vọng sống:

+ Khát vọng thể hiện giá trị tinh thần và tâm hồn cao đẹp của mỗi con người trong cuộc sống.

+ Khát vọng sống giúp con người tìm được niềm say mê trong công việc để có thể cống hiến hết mình vì lợi ích chung.

+ Khát vọng sống mang đến cho con người nghị lực để không ngừng phấn đấu trong bất kì hoàn cảnh nào dù là khó khăn nhất.

+ Sống có khát vọng cao đẹp sẽ giúp con người luôn có niềm tin, niềm lạc quan và tạo lập được nhiều mối quan hệ tốt đẹp…

– Mở rộng vấn đề: Phê phán những cá nhân sống không có khát vọng, không có lí tưởng, không biết phấn đấu, nỗ lực…, sống mờ nhạt, không có ý nghĩa…

* Khẳng định lại quan điểm cá nhân về khát vọng sống và rút ra bài học cho bản thân.

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25

 

 

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

 

 

Tổng điểm 10,0  

 

===HẾT===

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *