Đề nguồn thi HSG duyên hải Bắc Bộ Ngữ văn 11 năm 2019 Chuyên Biên Hòa Hà Nam

 

     
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI, ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BIÊN HOÀ, T. HÀ NAM
 
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ XII
MÔN THI: NGỮ VĂN – KHỐI 11
Ngày thi 21/04/2019
Thời gian làm bài 180 phút
(Đề này có 02 câu; gồm 01 trang)
     

 
Câu 1 (8,0 điểm)
Trong một buổi nói chuyện về giao lưu văn hóa, một nhà lãnh đạo của ta đã từng cho rằng: Mở cửa là có gió mát nhưng ruồi muỗi cũng bay vào. Tuy nhiên, đừng vì thế mà đóng cửa, hãy tìm cách đuổi ruồi muỗi ra, hãy khéo léo dùng vợt mà diệt chúng.
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của nhà lãnh đạo đó.
Câu 2 (12,0 điểm)
Pauxtopxki cho rằng:  Chỉ có người nào nói được với mọi người những điều mới mẻ, có ý nghĩa và thú vị, nhìn thấy những gì mà người khác không nhận ra, người đó mới có thể là nhà văn.
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng những tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 11, anh/chị hãy làm rõ ý kiến trên.
————– Hết —————
Họ và tên thí sinh: ………………………………SBD:…………………………….
Họ và tên giám thị số 1:……………………………………………………………..
Họ và tên giám thị số 2: …………………………………………………………..
 

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI, ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ XII
MÔN THI: NGỮ VĂN – KHỐI 11
Ngày thi 21/04/2019
 (Hướng dẫn chấm này gồm có 04 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT  

 
YÊU CẦU CHUNG
– Học sinh có kiến thức xã hội và văn học chính xác, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và cảm xúc.
Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể, không đếm ý cho điểm; trân trọng, khuyến khích những bài có cảm xúc và sáng tạo, có ý kiến và giọng điệu riêng; chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục.
YÊU CẦU CỤ THỂ
 
Câu 1 (8,0 điểm)

  1. Kĩ năng: Đáp ứng đúng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội; bố cục rõ ràng, hợp lí; lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục; những dẫn chứng thực tế phù hợp; khuyến khích những bài viết sáng tạo.
  2. Kiến thức: Trên cơ sở hiểu đúng vấn đề, biết cách làm bài nghị luận xã hội, học sinh có thể trình bày, diễn đạt theo nhiều cách khác nhau song về cơ bản cần có những ý sau:
  3. a) Mở bài. Dẫn dắt giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.             (0,5 điểm)
  4. b) Thân bài

 *Giải thích                                                                                   (1,0 điểm)                                                                                                               
Mở cửa: Là hội nhập, giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới
Gió mát: Là những điều có ích, trong sáng ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của dân tộc.
Ruồi muỗi: Là những điều có hại, không lành mạnh ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của dân tộc.
Đóng cửa: Không giao lưu, chấm dứt những mối quan hệ với các nước, đặt mình ra khỏi vòng hội nhập.
Đuổi ruồi muỗi ra, dùng vợt diệt chúng: Ngăn chặn và tiêu diệt triệt để những ảnh hưởng tiêu cực trong giao lưu, hội nhập.
=> Bằng cách nói giàu hình ảnh, câu nói đã khẳng định: Trong thời kì giao lưu, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam đã đón nhận được nhiều ảnh hưởng tích cực giúp đất nước thêm giàu mạnh, hiện đại nhưng cũng có không ít những ảnh hưởng tiêu cực làm hạn chế sự phát triển đất nước. Tuy nhiên không vì thế mà không giao lưu nũa. Quan trọng là chúng ta phát huy những ảnh hưởng tích cực và loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực.
* Bàn luận (5,0 điểm)
– Không thể phủ nhận trong thời kì hội nhập, giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam ta đã đón nhận được nhiều ảnh hưởng tích cực để phát triển đất nước (Kinh tế xã hội phát triển, đời sống văn hóa tiến bộ rõ rệt)
(Thí sinh lấy dẫn chứng thực tế làm sáng tỏ vấn đề)
– Tuy nhiên, có rất nhiều những biểu hiện văn hóa cho thấy những ảnh hưởng tiêu cực của việc hội nhập đến đời sống con người Việt Nam (văn hóa ăn mặc, văn hóa ứng xử, văn hóa bảo tồn truyền thống dân tộc…)
(Thí sinh lấy dẫn chứng thực tế làm sáng tỏ vấn đề)
– Hội nhập, giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới là quy luật tất yếu, cần thiết ở mọi thời đại, đặc biệt là trong thời kì mở cửa. Đóng cửa giao lưu là một việc không thể.
– Khi giao lưu chúng ta cần: Tiếp thu có chọn lọc (hòa nhập mà không hòa tan), việc giao lưu không tránh được những hạn chế nhưng chúng ta cần có tư tưởng ngăn chặn chúng, không để cho chúng lây lan.
* Bài học nhận thức và hành động.                                               (1,0 điểm)

  1. c) Kết bài.                                                                                       (0,5 điểm)

 
Câu 2 (12 điểm)

  1. Yêu cầu về kỹ năng

– Nắm chắc phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận văn học.
– Biết vận dụng kiến thức lí luận văn học để bàn luận, chứng minh vấn đề một cách hợp lí, thuyết phục.
– Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

  1. Yêu cầu về kiến thức

          Thí sinh có thể trình bày, sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau:

  1. Giải thích (1,0 điểm)
  • Những điều mới mẻ, có ý nghĩa và thú vị: chỉ tư tưởng độc đáo, mới mẻ có ý nghĩa, có giá trị nhân sinh lớn lao…được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật độc đáo.
  • Nhìn thấy những gì mà người khác không nhận ra người đó mới có thể là nhà văn: cái nhìn cuộc sống  mang tính khám phá, phát hiện của nhà văn.

-> Ý kiến của Pauxtopxki là một định nghĩa về nhà văn với cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật.

  1. Bình (3,0 điểm)

– Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Văn chương là một hoạt động sáng tạo nó chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi. khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có, nhà văn là người nói được với mọi người những điều mới mẻ.
– Văn học lấy chất liệu từ đời sống. Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, điều cốt yếu là nhà văn phải có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo, giàu tính phát hiện về con người và đời sống..  Vì vậy có khi đề tài cũ nhưng nhà văn phải có cái nhìn khám phá những điều mới mẻ, thú vị mà người khác không nhận ra. Có như vậy, mới khơi gợi hứng thú ở người đọc.
– Phong cách là biểu hiện cao nhất cho cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Về phương diện nội dung , phong cách nhà văn thể hiện qua quan niệm sống, cách nhìn, cách lí giải về hiện thực cuộc sống. Về phương diện nghệ thuật, phong cách thể hiện qua giọng điệu, ngôn ngữ cách cấu tứ tác phẩm, việc lựa chọ từ ngữ và các biện pháp tu từ…

  1. Chứng minh

* Phân tích, chứng minh                                                                                                      
– Chọn được một số tác phẩm thuộc chương trình Ngữ văn 11.
– Phân tích để làm rõ những điều mới mẻ, có ý nghĩa và thú vị, nhìn thấy những gì mà người khác không nhận ra  của nhà văn được thể hiện trong tác phẩm.

  1. Bàn luận, đánh giá ý nghĩa của vấn đề (1,0 điểm)

– Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến
– Yêu cầu đặt ra đối với nhà văn và độc giả.
Biểu điểm
– Điểm 11 – 12: Bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, sâu sắc, độc đáo; diễn đạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc; có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả và dung từ.
– Điểm 9 – 10: Bài viết có nội dung tương đối đầy đủ (có thể còn thiếu một vài ý nhỏ); bố cục rõ ràng; diễn đạt trôi chảy; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. Mắc một số lỗi nhỏ về chính tả, dùng từ, viết câu.
– Điểm 7 – 8: bài viết đáp ứng khoảng 2/3 nội dung cơ bản của đáp án. Văn có thể chưa hay nhưng rõ ý. Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
– Điểm 5 – 6: Bài viết đáp ứng khoảng ½ nội dung cơ bản của đáp án. Mắc nhiều lỗi hành văn, chính tả.
– Điểm 3 – 4: Hiểu và trình bày vấn đề còn sơ sài; kết cấu không rõ ràng; còn mắc nhiều lỗi diễn đạt.
– Điểm 1 – 2: Không hiểu đề, không có kĩ năng nghị luận, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.
– Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không viết gì.
————–Hết————–
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *