SỞ GD & ĐT NINH BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY |
ĐỀ ĐỀ XUẤT THI KHU VỰC MÔN: NGỮ VĂN 10 Năm học: 2018-2019 Thời gian: 180 phút (Đề thi gồm 02 câu trong 01 trang) |
Câu 1 (8.0 điểm)
John Mason đã nói: “Lời khen cao nhất mà bạn có thể nghe được là khi ai đó nói với bạn rằng: Bạn thật khác biệt!” (Sinh ra là một bản thể, đừng chết như một bản sao, NXB Lao động, H.2018, trang 12)
Nhưng Jonathan Ive lại nói: “Rất dễ để khác biệt, nhưng rất khó để vượt trội” (Theo Internet)
Suy nghĩ của anh (chị) về hai ý kiến trên?
Câu 2 (12.0 điểm)
Nhà văn Nga Sô-lô-khốp đã nói: Đối với con người, sự thật đôi khi nghiệt ngã, nhưng bao giờ cũng dũng cảm củng cố trong lòng người đọc niềm tin ở tương lai. Tôi mong muốn những tác phẩm của tôi sẽ làm cho con người tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, thức tỉnh tình yêu đối với con người và khát vọng tích cực đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người.
Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên, làm sáng tỏ vấn đề qua một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 10 Nâng cao
………………HẾT……………………
SỞ GD & ĐT NINH BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY |
HDC ĐỀ ĐỀ XUẤT THI KHU VỰC MÔN: NGỮ VĂN 10 Năm học 2018-2019 (HDC gồm 04 trang ) |
Câu 1 (8,0 điểm)
- Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm một bài nghị luận xã hội đúng và trúng yêu cầu của đề bài. Bài viết có bố cục rõ ràng mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không sai các loại lỗi.
- Yêu cầu về kiến thức:
Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, đưa ra kiến giải của mình về hai câu nói. Sau đây là một vài gợi ý:
Ý | Nội dung chính cần đạt | Điểm |
1 | Giới thiệu hai ý kiến và vấn đề cần nghị luận. | 0,5 |
2 | Giải thích hai ý kiến: | 2,0 |
* John Mason đã nói: “Lời khen cao nhất mà bạn có thể nghe được là khi ai đó nói với bạn rằng: Bạn thật khác biệt!” – Khác biệt: nghĩa là khác nhau, có những nét riêng không trộn lẫn để phân biệt đối tượng này với đối tượng khác. -> Tác giả đề cao lối sống khác biệt, khuyên con người hãy sống là chính mình, phát huy hết cá tính, năng lực, sở trường riêng… của bản thân. * Jonathan Ive lại nói: “Rất dễ để khác biệt, nhưng rất khó để vượt trội” – Vượt trội: Là xuất sắc hơn hẳn mức bình thường. -> Jonathan Ive đã khẳng định mỗi con người hãy sống hết mình để lập nên những thành tích rực rỡ. -> Hai ý kiến tưởng như là đối lập nhưng thực chất lại thống nhất và bổ sung cho nhau, bởi sống khác biệt là điều kiện để chúng ta có thể vượt trội hơn hẳn người khác. Bài học rút ra là: Mỗi con người hãy thật khác biệt, thật nỗ lực để vượt trội. |
0.5 0,5 1,0 |
|
3 | Lí giải vấn đề | 3,0 |
* Tại sao con người cần phải sống khác biệt? – Tạo hóa sinh ra mỗi người là một cá thể riêng với rất nhiều dấu ấn đặc biệt không thể trộn lẫn: ngoại hình, tính cách, năng lực, sở trường, cách suy nghĩ, cách cảm nhận … không giống bất kì ai. Hợp lại chúng ta sẽ tạo thành một xã hội rộng lớn, phong phú, đa dạng. – Chỉ khi con người sống là chính mình, và có những suy nghĩ độc lập, táo bạo, thể hiện được cá tính của bản thân… thì mới phát huy được tận độ sức mạnh tiềm ẩn để vươn tới thành công. Khi đó ta mới xác lập được vị trí, chỗ đứng của mình trong xã hội, và trả lời được câu hỏi: Ta là ai? – Nếu chỉ a dua, học đòi, bắt chước theo người khác, ta sẽ bào mòn đi cá tính, thui chột đi năng lực, sở trường riêng, khi đó, rất dễ thất bại. Mỗi cá nhân là một tế bào của xã hội, khi một cộng đồng mà ai cũng giống ai thì cuộc sống sẽ nhàm chán, đơn điệu và thụt lùi. * Tại sao “Rất dễ để khác biệt, nhưng rất khó để vượt trội”? – Cuộc sống không bằng phẳng, mà luôn chất chứa đầy những chông gai, thử thách. Nếu chỉ sống khác biệt, mà con người không chịu nỗ lực, cố gắng thì cũng không thể vươn tới đỉnh cao. – Không có thành công nào đến một cách dễ dàng. Để vượt trội hơn hẳn người thường, chúng ta phải phấn đấu để những thế mạnh của mình được phát huy, những ý tưởng độc đáo tỏa sáng, khiến mọi người phải trầm trồ, thán phục. (Thí sinh kết hợp lập luận bằng lý lẽ và đưa dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục như: Tấm gương của các nhà bác học New-tơn, Anhxtanh,… tỷ phú Bin-ghết, Jack-ma,… Họ luôn sống khác biệt, và luôn nỗ lực không ngừng để khẳng định tên tuổi, khiến cả nhân loại phải ngưỡng mộ.) |
1,5 1,5 |
|
4 | Bàn luận, mở rộng vấn đề | 2,0 |
– Mở rộng: Sống khác biệt không đồng nghĩa với dị biệt, bất chấp luân thường đạo lý và luật pháp. Sống khác biệt không phải là tách rời tập thể, mà phải khẳng định được cái riêng trên nền tảng cái chung. – Bài học này không chỉ đúng với mỗi cá nhân, mà còn rất ý nghĩa với mỗi tập thể, mỗi quốc gia dân tộc, trong thời đại toàn cầu, hòa nhập nhưng không hòa tan. – Ca ngợi: những con người luôn sống đẹp như những bông hoa mang sắc màu và hương thơm đặc biệt, để điểm tô cho vườn hoa cuộc đời luôn ngạt ngào hương sắc. – Phê phán: lối sống a dua, đua đòi, đánh mất chính mình, hoặc sống nhạt nhẽo, vô vị, thỏa hiệp với cuộc sống bình lặng, không nỗ lực để tỏa sáng. – Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động: Tuổi trẻ cần sống khác biệt để khẳng định được bản lĩnh, cá tính, sức mạnh của mình giữa cuộc đời. |
0,5 0,5 0,5 0,5 |
|
5 | Kết thúc vấn đề. | 0,5 |
Câu 2 (12,0 điểm)
- Về hình thức
Biết cách làm bài nghị luận văn học, sử dụng kết hợp các thao tác nghị luận giải quyết một vấn đề lý luận theo định hướng yêu cầu của đề bài. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
- Về nội dung
Có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo rõ các ý sau:
Ý | Nội dung chính cần đạt | Điểm |
1 | Giới thiệu được vấn đề nghị luận | 0,5 |
2 | Giải thích ý kiến | 2,0 |
– Đối với con người, sự thật đôi khi nghiệt ngã : Văn học luôn phản ánh chân thực đời sống, thông qua sự thức nhận, thấu cảm và nghiền ngẫm suy tư của nhà văn. Bức tranh đời sống trong văn học vì vậy không chỉ có ánh sáng của hạnh phúc, niềm vui,… mà còn có màu xám của những sự thật nghiệt ngã, cay đắng như: sự tràn lan của cái xấu, cái ác, sự băng hoại của nhân phẩm, đạo đức con người, sự lên ngôi của đồng tiền,… – Nhưng quan trọng hơn là từ những sự thật đôi khi nghiệt ngã, văn học đã tác động sâu sắc tới người đọc và thực hiện được chức năng cao quý – giáo dục, hướng thiện con người: giúp con người sống tốt đẹp hơn, tâm hồn trong sạch, giàu tình yêu thương, luôn lạc quan tin tưởng ở tương lai, và đấu tranh tích cực cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người. -> Ý nghĩa của nhận định: Đề cập đến đặc trưng và chức năng giáo dục của văn học. Văn học không giáo dục con người một cách giáo điều, khô khan, mà tác động vào tình cảm, nhận thức, để con người tự hoàn thiện bản thân mình. Vì vậy chức năng giáo dục ở đây bao hàm cả tự giáo dục. |
0,75 0,75 0,5 |
|
3 | Bàn luận về ý kiến | 2,5 |
– Xuất phát từ đặc trưng của văn học: “Văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm, mà tâm điểm là con người” (Nguyễn Minh Châu). Nhà văn là “người thư kí trung thành của thời đại” (Banzac). Bằng cảm quan hiện thực sắc sảo, người nghệ sĩ ghi lại bao bộn bề của cuộc sống, với những giá trị tốt đẹp cần nâng niu và cả những “sự thật đôi khi nghiệt ngã” mà con người buộc phải đối diện. – Xuất phát từ đặc trưng của quá trình sáng tạo: Người nghệ sĩ vốn có tâm hồn nhạy cảm, mang trong tim những tình cảm nồng cháy với con người và cuộc đời, hòa quyện với một tầm tư tưởng nhân văn cao cả. Khi sáng tác, nhà văn dồn hết tư tưởng tình cảm, nhiệt huyết của mình để “thai nghén đứa con tinh thần”. Bởi vậy, trong quá trình tiếp nhận, người đọc sẽ được lay động, cảm hóa bởi những rung cảm đầy thẩm mĩ và suy tư sâu sắc của nhà văn. – “Văn học là nhân học” (Macxim Gorki). Một tác phẩm văn học chân chính phải lấy con người làm gốc, làm cho tâm hồn con người trở nên trong sạch, nhân ái, lạc quan yêu đời, biết đấu tranh chống lại cái xấu cái ác, hướng con người tới Chân – Thiện – Mĩ. – Mỗi con người là một tế bào của xã hội. Khi mỗi cá nhân biết sống đẹp, sẽ góp phần xây dựng một xã hội tiến bộ, nhân văn. -> Thực hiện được chức năng cao quý của mình, văn học mới bất tử trong lòng người, và người nghệ sĩ mới hoàn thành được sứ mệnh là “người dẫn đường đến sứ sở của cái đẹp” (Pautốpxki) -> Như vậy ý kiến của Sô-lô-khốp hoàn toàn đúng đắn. |
0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 |
|
4 | Chứng minh | 5,0 |
– Đây là kiểu đề mở, vì vậy phần chứng minh sẽ thỏa sức cho học sinh sáng tạo. – Ở phần này, bài làm phải đạt được những yêu cầu sau : + Chọn đúng được những tác phẩm hay, đặc sắc. + Phân tích theo đặc trưng thể loại, gắn với hoàn cảnh ra đời, thời đại văn học,…. Chú ý phân tích định hướng để làm sáng tỏ: + Nội dung hiện thực phản ánh trong tác phẩm, đôi khi bao hàm cả hiện thực nghiệt ngã. + Chức năng giáo dục (tự giáo dục) của văn học: giúp con người sống tốt đẹp hơn, tâm hồn trong sạch, giàu tình yêu thương, luôn lạc quan tin tưởng ở tương lai, và đấu tranh tích cực cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người. |
|
|
5 | Bình luận | 2,0 |
– Nhận định rất sâu sắc, được rút ra từ chính sự trăn trở của Sô-lô-khốp trong suốt cuộc đời cầm bút. – Sô-lô-khốp đã có sự gặp gỡ với quan niệm tiến bộ của rất nhiều nhà nhân đạo chủ nghĩa trong văn học nhân loại (mở rộng các ý kiến tương đồng). – Văn học thực hiện chức năng cao cả của mình thông qua những đặc trưng riêng của nghệ thuật ngôn từ (Ngôn ngữ văn học có tính hình tượng, biểu cảm, cá thể hóa, phi vật thể về không gian, thời gian,…), nên có sức cảm hóa và lay động sâu xa. – Yêu cầu đối với người nghệ sĩ: cần có cảm quan hiện thực sắc sảo, chan chứa tình yêu thương con người, có tầm tư tưởng lớn lao, có khát vọng đấu tranh cho hạnh phúc của nhân loại, và công phu trong sáng tạo nghệ thuật. – Yêu cầu đối với người tiếp nhận: Tìm hiểu một tác phẩm là tiếp xúc với một con người, hiểu thêm một nhân cách. Người đọc phải luôn có khát vọng hướng thiện, không ngừng học tập, tích lũy vốn sống, nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm, để có thể tri âm với tác giả. |
0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 |
………………….Hết…………………..