Đề minh hoạ môn văn theo cấu trúc thi tốt nghiệp 2025, Tổ quốc là mẹ, Nguyễn Việt Chiến

 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bn sau:

CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO TRONG TÁC PHẨM CỦA THẠCH LAM

[…] Chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm của Thạch Lam thực ra chưa sâu sắc và mãnh liệt nếu đem so sánh với ngòi bút Ngô Tất Tố hay Nam Cao, nhất là khi cần phanh phui triệt để những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội người bóc lột người đã dẫn đến nỗi bất hạnh của người dân lao động. Ông không phải không đề cập đến vấn đề ấy, nhưng trong nhiều trường hợp, ngòi bút ấy dường như vừa chạm đến đã vội dừng lại và chuyển hướng. Chẳng hạn như truyện “Đứa con”, mở đầu là mâu thuẫn giữa chủ và người ở (một phụ nữ), là áp chế tàn nhẫn giữa kẻ có tiền và người làm thuê. Sông kết thúc truyện thì mâu thuẫn đó lại bị xóa nhòa bởi một chuyển hướng hòa hợp, mà tác nhân là sự kích thích của tình mẫu tử – một thứ nhân tính muôn đời. Trong “Cái chân què” cũng tương tự như vậy. Chuyện tả một anh chàng vì nghèo mà cay cú với số phận, quyết tìm cách làm giàu. Nhưng khi được như ý, thì dần dần anh ta lại nhận thấy rằng đồng tiền không đem lại hạnh phúc. Sự tỉnh ngộ lần này của anh căn bản dựa trên cái triết lí về đồng tiền thường thấy ở một số tác giả khác trong Tự lực văn đoàn: triết lí của những con người chưa thực sự bị họa áo cơm ghì riết và hành hạ. Dù sao Thạch Lam cũng chưa hẳn đã sống chết với vấn đề này.

Tuy nhiên, đối với người lao động nghèo, cái nhìn của Thạch Lam nói chung là một cái nhìn hiện thực giàu tính nhân đạo. Bức tranh về cuộc sống của dân nghèo sau lũy tre, trong xóm chợ, nơi ngoại ô, ngõ hẻm không hề được phủ bằng màn sương thi vị. Những số phận nhọc nhằn, bi đát, với một viễc cảnh mờ mịt, đen tối, vẫn là kết cục chung cho hầu hết các tác phẩm viết về người dân lao động nghèo khổ của Thạch Lam. Cái chết của mẹ Lê để lại cả một đàn con gầy còm ngơ ngác là một cái kết bi thảm, gây nên “cái cảm giác lo sợ đè nén lấy tâm can” những người còn sống – những người mà “cái nghèo khổ cứ theo đuổi mãi không bao giờ dứt” (Nhà mẹ Lê). Có những gia đình trước đây đã có thời mát mặt, về sau cũng sa sút, khó khăn, và càng ngày cuộc sống càng thắt nghẹt họ mãi (Cô hàng xén, Đói, Hai đứa trẻ,…). Những kết thúc u ám như thế cứ trở đi trở lại trong nhiều truyện ngắn của Thạch Lam, tô đậm cái quá trình bần cùng không lối thoát của nhân dân lao động trong xã hội cũ. […].

(Trích Phong cách truyện ngắn Thạch Lam, Trần Ngọc Dung, in trong Thạch Lam – Tác phẩm và lời bình, Nxb Văn học, Hà Nội, 2013)

Thực hin các yêu cu từ 1 đến 5 (trình bày ngắn gọn): Câu 1. Văn bản trên bàn về vấn đề gì? (0,5 điểm)

Câu 2. Văn bản trên có mấy luận điểm? Đó là những luận điểm nào? (0,5 điểm)

Câu 3. Các luận điểm có mối quan hệ như thế nào trong việc làm nổi bật luận đề của văn bản? (1,0 điểm)

Câu 4. Chỉ ra mục đích, thái độ của của tác giả được thể hiện ở văn bản trên? (1,0 điểm)

Câu 5. Từ nội dung văn bản, anh/ chị có suy nghĩ gì về vai trò của tư tưởng nhân đạo đối với một tác phẩm văn học? (1,0 điểm)

PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích ngắn gọn cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ sau:

Tổ quốc là tiếng mẹ

Ru ta từ trong nôi

Qua nhọc nhằn năm tháng Nuôi lớn ta thành người

 

Tổ quốc là mây trắng

Trên ngút ngàn Trường Sơn Bao người con ngã xuống Cho quê hương mãi còn

 

[…]

Tổ quốc là tiếng mẹ Trải bao mùa bão giông Thắp muôn ngọn lửa ấm

Trên điệp trùng núi sông.

(Tổ quốc là tiếng mẹ, Nguyễn Việt Chiến, in trong Tổ quốc nhìn từ biển, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2015)

Câu 2. (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lối sống thực dụng của một bộ phận giới trẻ hiện nay.

ĐÁP ÁN 

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4,0
  1 Văn bản trên bàn về vấn đề: Chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm của

Thạch Lam.

0,5
2 Văn bản trên có 2 luận điểm:

–   Luận điểm 1: Tác giả nhận định rằng Chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm của Thạch Lam thực ra chưa sâu sắc và mãnh liệt.

–   Luận điểm 2: Tuy nhiên, đối với người lao động nghèo, cái nhìn của Thạch Lam nói chung là một cái nhìn hiện thực giàu tính nhân đạo.

0,5
3 Các luận điểm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong việc làm nổi bật luận đề của văn bản. Cụ thể:

–   Cả hai luận điểm đều nói về chủ nghĩa nhân đạo trong các tác phẩm của nhà văn Thạch Lam;

–   Luận điểm thứ nhất chỉ ra cái hạn chế trong chủ nghĩa nhân đạo của Thạch Lam khi đem so ông với một số nhà văn hiện thực phê phán. Luận điểm hai chỉ ra cái tiến bộ của Thạch Lam khi nhìn về cuộc sống của

người lao động nghèo để cho thấy rằng: dù thế nào thì trong các tác phẩm của Thạch Lam, tinh thần nhân đạo vẫn là điều dễ nhận thấy.

1,0
4 Mục đích, thái độ của tác giả:

–   Mục đích: Bằng những lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, tác giả muốn thuyết phục người đọc để họ thấy rằng: dù chưa thực sự sâu sắc và mãnh liệt, nhưng trong các tác phẩm của Thạch Lam đều ẩn chứa một cái nhìn nhân đạo đối với những người dân nghèo khổ.

–  Thái độ:

+ Nghiêm khắc trong việc nhìn nhận về chủ nghĩa nhân đạo trong các tác phẩm của Thạch Lam, từ đó cho rằng, chủ nghĩa nhân đạo ở các sáng tác của Thạch Lam là chưa sâu sắc và mãnh liệt.

+ Ca ngợi các sáng tác của Thạch Lam ở cái nhìn đầy thương cảm đối với người dân nghèo.

1,0
5 Suy nghĩ về vai trò của tư tưởng nhân đạo đối với một tác phẩm văn học:

–  Tư tưởng nhân đạo làm nên giá trị tư tưởng cho tác phẩm văn học;

–  Làm nên sức sống lâu bền cho tác phẩm.

1,0
II   VIẾT 6,0
  1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích ngắn gọn cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Tổ quốc là tiếng mẹ”. 2,0
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn 0,25

 

 

    Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ)

của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

 
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Phân tích ngắn gọn cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Tổ quốc là tiếng mẹ”.

0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

Sau đây là một số gợi ý:

–  Cảm hứng chủ đạo: Thể hiện tình yêu thương, gắn bó, lòng biết ơn đối với Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

–  Phân tích:

+ Tổ quốc được so sánh như là tiếng mẹ ru, nuôi dưỡng tâm hồn ta, giúp ta lớn lên thành người;

+ Tổ quốc là hình ảnh gợi nhắc đến những con người đã hy sinh xương máu để cho ta có cuộc sống hòa bình hôm nay.

+ Tổ quốc dù trải qua bao mùa giông bão, nhưng vẫn kiên cường đứng vững, tiếp thêm cho ta sức mạnh để ta tiến bước về phía trước.

0,5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

–  Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

–  Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

–   Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

0,5
đ. Diễn đạt:

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25
e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
2 Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lối sống thực dụng của một bộ phận giới trẻ hiện nay. 4,0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài:

Nghị luận xã hội.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Trình bày suy nghĩ về lối sống thực dụng của một bộ phận giới trẻ hiện nay.

0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

–  Xác định được các ý chính của bài viết

–  Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề:

–  Thực dụng là một lối sống đang thịnh hành trong xã hội hiện nay.

–   Đây là lối sống vừa có mặt tiêu cực, lại cũng ẩn chứa một số nhân tố tích cực.

2.  Triển khai vấn đề nghị luận:

2.1.  Giải thích:

Lối sống thực dụng là một lối sống mà ở đó con người ta đề cao các giá trị vật chất thiết thực đối với đời sống, ít hoặc không chú ý đến các giá trị tinh thần.

2.2.  Tác hại của lối sống thực dụng:

– Dễ khiến con người ta vì đam mê vật chất mà bỏ quên các giá trị tinh thần.

1,0

 

 

    –  Vì tranh chấp vật chất, trong một số trường hợp, lối sống thực dụng có thể làm đỗ vỡ các mối quan hệ trong gia đình lẫn ngoài xã hội.

–   Người có lối sống thực dụng một cách cực đoan có thể khiến cho bản thân trở nên khô khan, vô cảm, từ đó dẫn đến lối sống ích kỉ, coi thường những người nghèo khó.

–   Việc sống quá thực dụng cũng dễ khiến người ta bất chấp đạo đức và pháp luật, có những hành vi trái với luân thường đạo lí hoặc phạm pháp.

2.3. Lợi ích của lối sống thực dụng:

Nếu biết tiết chế đam mê vật chất, lối sống thực dụng sẽ có một số lợi ích nhất định:

–  Những người thực dụng, khi suy nghĩ và hành động, luôn bám sát thực tế, đặt tính hiệu quả lên hàng đầu, không lãng mạn, không mơ mộng hão huyền, do vậy, họ tỉnh táo hơn trong việc đưa ra những quyết định, dễ có được thành công.

–  Những người thực dụng thường là những con người có thể tự nuôi sống mình và người thân, không trở thành gánh nặng của xã hội. Nếu không coi đồng tiền là tất cả, họ còn có thể hỗ trợ, giúp đỡ cho cộng đồng.

2.4. Giải pháp:

Nên cân bằng giữa nhu cầu vật chất và tinh thần. Cần lao động làm ra của cải vật chất để nuôi sống bản thân, gia đình, đóng góp cho xã hội; nhưng cũng không nên coi vật chất là tất cả, không nên lấy vật chất làm thước đo trong mọi trường hợp. Cần biết quan tâm tới các giá trị tinh thần, để làm cho đời sống trở nên phong phú và ý nghĩa hơn.

3.  Rút ra bài học cho bản thân:

–  Cần biết cân bằng giữa nhu cầu vật chất và tinh thần;

–  Tránh xa lối sống coi vật chất là tất cả; hoặc quá coi thường vật chất.

 
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

–  Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

–  Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

–   Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

1,5
đ. Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn

bản.

0,25
e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *