PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Cánh buồm trôi như một sự vô tình
Trên dòng sông chiếc sà lan chìm một nửa Giàn mướp trước nhà đã đổ
Hoa mướp vàng vô tư
Ngọn rau sam trên gạch vỡ vẫn chua Cây mào gà nhởn nhơ trước gió… Và chúng tôi đi trên gạch vỡ
Không khóc than như thể chẳng đau thương.
Chúng tôi hiểu sâu xa về sự vật quanh mình Cánh buồn trôi cho dòng sông sống lại Hoa mướp vàng để dựng giàn mướp dậy Rau sam chua cho đất biết đất đang còn…
Người chết sẽ chẳng bằng lòng nếu chúng tôi quá đau thương Chúng tôi sống thay cho người đã chết.
Hải Phòng, 1-9-1972 (Những sự vật còn sống, Xuân Quỳnh, in trong Không bao giờ là cuối,
Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2017) Thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)
Câu 2. Xác định dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình ở văn bản trên? (0,5 điểm) Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong ba dòng thơ sau:
Cánh buồn trôi cho dòng sông sống lại Hoa mướp vàng để dựng giàn mướp dậy Rau sam chua cho đất biết đất đang còn… (1,0 điểm)
Câu 4. Xác định chủ đề của văn bản? (0,5 điểm)
Câu 5. Từ nội dung văn bản, anh/ chị có suy nghĩ gì về sức mạnh của tinh thần lạc quan trong cuộc sống? (1,0 điểm)
PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích ngắn gọn những đặc điểm nổi bật của hình tượng nhân vật “tôi” trong văn bản sau:
(Lược một đoạn: nhân vật xưng “tôi” – là một nhà văn – mời mấy người bạn văn về nhà mình chơi, rồi sau đó cứ buồn bực mãi vì đã để cho bạn bè thấy căn nhà tồi tàn như túp lều của mình. Từ lâu, nhân vật “tôi” đã có ý định làm một cái nhà mới, nhưng kinh tế eo hẹp, mà giá tre gỗ thì cứ vùn vụt tăng lên. Thế rồi một trận bão đến, căn nhà bị đổ sập. Trong cơn quẫn bách, nhân vật “tôi” cùng vợ quyết định đánh liều vay mượn để làm nhà mới).
Nhưng sau một trận bão, không thiếu gì người phải nghĩ liều như tôi. Cũng vì thế mà tôi đã mua được một cái nhà rẻ quá,…. Một cái nhà gỗ, có ba trăm bạc. Giá phải, thì năm trăm. May cho tôi lắm. Thì tôi tính: làm nhà tre bây giờ cũng tốn hai trăm đồng.
Kẻ bán nhà là một kẻ nhiều công nợ. Anh ta goá vợ. Anh ta phải nuôi hai đứa con thơ dại. Anh ta lại mới thua xóc đĩa ba, bốn canh mất tất cả đến hai trăm đồng bạc. Nợ người ta đòi rát quá. Trông vào mấy sào mía để bán đi trang trải thì mía đã bị bão làm cho đi tong cả. Anh ta tìm tôi và bảo tôi thế này:
– Tôi nghe nói: chú định làm nhà. Làm nhà tre bây giờ cũng phải hai trăm đồng bạc. Chú cố gắng lên chút nữa, tôi để cái nhà gỗ nhà tôi cho.
– Bao nhiêu thì bác bán? – Ba trăm, đúng.
Cái giá này hời lắm. Thấy bảo hắn thật thà, tôi ái ngại. Tôi hỏi hắn: – Bác bán đi làm gì?
– Chẳng làm gì sốt. Tôi trót thua cay quá, chết thì chết, tôi cũng còn phải gỡ. Trường vốn thì dễ gỡ. Tôi bán cái nhà, lấy vài trăm đồng để gỡ vài canh, xem thế nào.
À! Nếu vậy thì tôi chưa lấy chi làm liều. Vay nợ lãi mà mua nhà là một cái liều bắt buộc. Bán nhà để gỡ bạc mới là một cái liều thục mạng. Đã liều thì phải chết. Chẳng chết vì tay tôi thì chết vì tay người khác. Dù vậy, tôi cũng chưa nỡ cầm dao đâm hắn. Thành thực hay giả trá? Tôi đã can kẻ liều lĩnh kia:
– Tôi tưởng bác không muốn ở nhà, hoặc cần tiền buôn bán thì mới bán nhà, chứ nếu chỉ bán để đi đánh bạc thôi thì tôi can bác. Vào chiếu bạc, khó mà biết trước, tôi chỉ sợ gỡ ra chẳng được, bác lại bậm mãi vào thì sao?
– Không có lí nào như vậy. Trước tôi thua, chỉ vì ít vốn, không dám đuổi. Trường vốn, không đời nào thua. Chú lấy giùm được là phần nhất, bởi vì tôi biết tiền chú sẵn, có thể xếp cho tôi chóng vánh. Nếu như không muốn lấy thì tôi để cho người khác.
Tôi ngẫm nghĩ: hắn đã muốn chết thì cho hắn chết. Tôi có quyền gì mà cấm hắn? Hắn không bán cho tôi thì bán cho người khác. Tôi để lỡ một dịp tốt là tôi ngu. Vậy thì tôi mua cái nhà.
Tôi chạy ngược chạy xuôi. Chỗ thì lãi năm phân. Chỗ thì lãi sáu phân. Cùng quá, tám phân cũng lấy liều. Chỉ hôm sau là tôi đã có đủ ba trăm bạc. Đôi bên làm giấy má xong xuôi. Tôi trao tiền cho hắn. Vợ tôi đi mượn thợ để ngày mai dỡ nhà.
Chưa có thợ. Sau ngày bão, thợ làm nhà bận lắm. Cái nhà ba bốn hôm sau vẫn chưa dỡ được. Một người bà con với tôi, một buổi tối đến nhà ông nhạc tôi mà bảo tôi:
– Anh nên liệu dỡ phắt về. Ba trăm bạc của anh, nó nướng hết cả rồi. Vừa ở nhà ra, chúng nó biết nó có một số tiền to, chúng nó đã thịt cu cậu hơn trăm bạc. Cu cậu còn nhiều nợ lắm. Vườn cũng cố mất rồi. Nếu anh không dỡ nhà ngay, nó thua quá, đi đâu mất sợ lôi thôi cho mình.
Có thể. Nếu tôi chậm dỡ, sợ người khác hớt tay trên. Đã đành rằng mình mua bán có làm văn tự. Nhưng tiền tôi đã cạn. Không lẽ lúc ấy còn kiện nhau. Vậy tôi phải cố thuê cho được thợ. Chỉ ngày mai là dỡ luôn.
Ngày hôm sau, chúng tôi đến nhà hắn thì thấy hắn đang nằm thườn trên một cái giường tre, chiếu rách và bẩn thỉu. Đứa bé ngồi ngay dưới đất ôm lấy cái chân giường, rên. Nó đau bụng từ sáng sớm. Đứa con lớn vừa cạu nhạu vừa đấm lưng em thùm thụp. Tôi chào hắn. Hắn khẽ hé môi đáp lại. Chúng tôi nhìn nhau ngượng nghịu như hai kẻ thù nhìn nhau. Sao lại thế? Tôi không dám nhìn lâu hai đứa con của hắn. Hình như tôi thẹn với lòng tôi thế nào…
41
Tôi nhìn xuống đất mà bảo hắn:
– Bác làm ơn cho tôi dọn đồ đạc để cho người ta dỡ… Hắn cười chua chát:
– Đồ đạc thì có gì mà dọn? Chỉ có một cái giường này. Cứ quăng bố nó ra ngoài kia cho tôi, rồi dỡ đi.
Hắn đứng dậy mà bảo con:
– Chúng mày cũng đứng lên. Sang nhà bác Vi nằm nhờ.
Con chị phải quát, gắt gỏng với em một lúc, hai đứa mới lếch thếch cõng được nhau sang nhà bác Vi. Vẫn một đứa lạu bà lạu bạu, một đứa oằn oại rên la. Thợ trèo lên mái, dỡ tranh quăng xuống. Tôi ngồi ở sân, trông họ.
Một lúc sau, chẳng biết đã gửi em cho ai được, đứa con gái lân la gần tôi, xem dỡ nhà. […] Những mè, rui đã xong rồi. Người thợ mộc bắt đầu tháo gỗ. Tiếng dùi đục kêu chan chát.
Những tiếng rắn chắc vang lên, lộng óc. Tôi thấy con bé bừng mắt. Nó không nhe răng ra nữa. Đôi môi nó bụm lại. Hai má nó phình ra một chút. Cứ thế, nó chẳng nói chẳng rằng, chạy bình bịch sang nhà hàng xóm. Nó định làm gì vậy? Lòng tôi thắc mắc nỗi lo không rõ rệt. Bỗng tôi nghe một tiếng trẻ con khóc nức nở và hờ:
– Mẹ ơi!…
Tim tôi động một cái giống như bước hụt. Rồi nó đập loạng choạng. Tôi hơi lảo đảo. Bây giờ thì tôi không lẩn trốn những ý nghĩ của tôi được nữa. Tôi ác quá! Tôi ác quá! Tôi phải thú với tôi nhiều rồi…
Phải, tôi ác quá…. Rồi đây, hối hận sẽ toả một bóng đen vào trong cái nhà mới của tôi, rộng rãi và sạch sẽ hơn cái trước. Những chiều đông lạnh lẽo, một con thạch sùng nấp trên một cái xà ngang, sẽ tặc lưỡi nhắc cho tôi biết: Tôi ác quá! Tôi ác quá!… Nhưng mà thôi…! Nghĩ ngợi làm gì nữa? Ở cảnh chúng ta lúc này, hạnh phúc cũng chỉ là một cái chăn hẹp. Người này co thì người kia bị hở. Đâu phải tôi muốn tệ? Nhưng biết làm sao được? Ai bảo đời cứ khắt khe vậy? Giá người ta vẫn có thể nghĩ đến mình mà chẳng thiệt gì đến ai! …
(Mua nhà, Nam Cao, in trong Tuyển tập Nam Cao, Nxb Văn học, Hà Nội, 2002) Câu 2. (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về tác hại của tệ nạn cờ bạc.
ĐÁP ÁN ĐỀ 15
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 4,0 | |
1 | Văn bản trên được viết theo thể thơ: Tự do | 0,5 | |
2 | Dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình: Xuất hiện trực tiếp (chúng tôi) | 0,5 | |
3 | Tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong ba dòng thơ sau:
Cánh buồn trôi cho dòng sông sống lại Hoa mướp vàng để dựng giàn mướp dậy Rau sam chua cho đất biết đất đang còn… – Tạo nhịp điệu cho bài thơ. – Khẳng định sự sống là không thể hủy diệt: cánh buồm trôi cho biết dòng sông vẫn chảy, hoa mướp vẫn nở vàng dù giàn mướp đổ, rau sam vẫn chua trên mặt đất bị tàn phá. Sự sống vẫn vươn lên mạnh mẽ bất chấp mọi hoàn cảnh. |
1,0 | |
4 | Chủ đề của bài thơ:
– Giữa đạn bom tàn khốc, những sự vật nếu còn được sống sẽ vẫn cứ tồn tại đúng như những gì nó đã từng có, không một tác động nào dù ghê gớm đến đâu có thể thay đổi hay khuất phục được. – Và con người cũng vậy. Khi một người ngã xuống, những người sống sẽ không vì thế mà bi lụy. Họ sẽ tiếp tục sống một cách hiên ngang và dũng cảm, tiếp tục chiến đấu, tiếp nối sự nghiệp vinh quang của những người đã khuất. |
1,0 | |
5 | Suy nghĩ về sức mạnh của tinh thần lạc quan trong cuộc sống:
– Lạc quan nghĩa là luôn nghĩ về những mặt tích cực, tốt đẹp của cuộc sống dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào. – Tinh thần lạc quan giúp chúng ta có đủ sức mạnh để đứng dậy sau mỗi lần thất bại, dám đối mặt và vượt qua những khó khăn, thử thách. Tinh thần lạc quan cũng giúp cho con người có một đời sống vui vẻ và hạnh phúc hơn. Không những thế, nó còn truyền cảm hứng cho người khác. |
1,0 | |
II | VIẾT | 6,0 | |
1 | Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích những đặc điểm nổi bật của hình tượng nhân vật “tôi” trong văn bản. | 2,0 | |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn
Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Phân tích những đặc điểm nổi bật của hình tượng nhân vật “tôi” trong văn bản. |
0,25 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận
Sau đây là một số gợi ý: – Nhân vật “tôi” là một nhà văn nghèo – Nhân vật “tôi” là một người giàu lòng trắc ẩn: + Lo ngại, can ngăn khi người đàn ông bán nhà để đánh bạc. + Thương cảm cho hai đứa trẻ mồ côi mẹ. + Tự dằn vặt mình, tự cho mình là kẻ độc ác vì đã mua căn nhà, khiến cho những đứa trẻ không còn nhà để ở. |
0,5 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. |
0,5 |
– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
|||
đ. Diễn đạt:
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 | ||
2 | Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về tác hại của tệ nạn cờ bạc. | 4,0 | |
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài:
Nghị luận xã hội. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Suy nghĩ về tác hại của tệ nạn cờ bạc. |
0,5 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết
– Xác định được các ý chính của bài viết – Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: 1. Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề: – Tệ nạn cờ bạc hiện đang rất phổ biến trong xã hội ngày nay. – Đây là một tệ nạn vô cùng nguy hiểm, cần phải loại bỏ. 2. Triển khai vấn đề nghị luận: 2.1. Giải thích: Tệ nạn cờ bạc là các hành vi lợi dụng trò chơi để cá cược, sát phạt được thua bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trái với quy định của pháp luật. 2.2. Tác hại của tệ nạn cờ bạc: – Gây tổn thất về vật chất, có thể tới mức không thể cứu vãn được (tán gia bại sản); – Gây lãng phí thời gian, khiến chúng ta không còn thời gian để tập trung vào học tập hoặc làm những công việc có ích; – Gây xói mòn về nhân cách, đánh mất uy tín của bản thân (người cờ bạc thường vay mượn một cách bất chấp để có tiền đánh bạc và thường là không thể hoàn trả được các món nợ đã vay). – Gây tổn hại về sức khỏe (ăn ngủ không điều độ); – Có thể làm tan nát gia đình, đến đường cùng có thể phải đánh đổi cả tính mạng;… 2.3. Nguyên nhân: – Do bản tính lười biếng, muốn giàu có trong chốc lát mà không cần phải lao động vất vả; – Do ham thích cảm giác sát phạt, được thua; – Do ảnh hưởng từ môi trường gia đình hoặc bạn bè; 2.4. Giải pháp khắc phục: – Cần ý thức được tác hại ghê gớm mà tệ nạn cờ bạc gây ra; – Cần nhận thức được giá trị của lao động chân chính; – Cần kết hợp giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường, giúp các thanh thiếu niên sớm nhận thức và tránh xa tệ nạn cờ bạc; – Cần có những quy định chặt chẽ về mặt pháp luật, xử lí nghiêm minh những trường hợp vi phạm;… 3. Rút ra bài học cho bản thân: – Cần tránh xa tệ nạn cờ bạc; |
1,0 |
– Tập trung thời gian vào việc học tập để sau này có cuộc sống lương
thiện, sung túc. |
|||
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
1,5 | ||
đ. Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn
bản. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 |