Đề minh hoạ môn văn theo cấu trúc thi tốt nghiệp 2025, Anh béo anh gầy, Hãy sống như lửa cháy.

PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bn sau:

Trên sân ga của tuyến đường sắt Nikôlai25  hai người bạn cũ gặp nhau: một người béo, một người gầy. Anh béo vừa ăn ở nhà ga xong, môi láng nhẫy bơ như quả đào chín. Người anh ta toát ra mùi rượu nho loại nặng, mùi nước hoa cam. Còn anh gầy thì mới xuống tàu, hai tay lỉnh kỉnh nào vali, nào hộp, nào túi. Người anh ta toát ra mùi thịt ướp, mùi bã cà phê. Sau lưng anh ta là một người đàn bà gầy gò, cằm dài – đó là vợ anh ta, và một cậu học sinh cao lêu nghêu mắt nhíu lại – đó là con trai anh ta.

Porphiri đấy à? – anh béo kêu lên, khi vừa nhác thấy anh gầy. – Đúng là cậu ư? Ôi, ông bạn thân mến của tôi! Bao nhiêu đông qua hè lại chúng mình không gặp nhau rồi!

Trời! – anh gầy sửng sốt. – Misa! Bạn từ thuở nhỏ của tôi! Cậu ở đâu ra thế?

Hai người bạn ôm nhau hôn đến ba lần, mắt rưng rưng chăm chăm nhìn nhau. Cả hai đều kinh ngạc một cách đầy thú vị.

Cậu ạ, anh gầy bắt đầu nói sau khi hôn xong – Mình quả không ngờ! Đột ngột quá! Nào, cậu nhìn thẳng vào mình xem nào! Ô, trông cậu vẫn đẹp trai như xưa, vẫn lịch thiệp, sang trọng như xưa! Chà, hay thật! À, mà cậu bây giờ thế nào rồi? Giàu không? Lấy vợ chưa? Mình thì có vợ rồi, cậu thấy đấy… Đây, vợ mình đây, Luida, nguyên họ là Vanxenbắc, theo đạo Luyte… Còn đây là con trai mình, Naphanain, học sinh lớp ba. Này con, bác đây là bạn hồi nhỏ của bố đấy! Cùng học phổ thông với nhau đây.

Naphanain ngập ngừng một lát rồi bỏ chiếc mũ mềm xuống.

Cùng học phổ thông với bố đấy con ạ! – anh gầy nói tiếp – À này, cậu còn nhớ cậu bị chúng nó trêu chọc thế nào không? Chúng nó gọi cậu là Gêrôxtrát26 vì cậu lấy thuốc lá châm cháy một cuốn sách mượn của thư viện, còn mình thì chúng nó gọi là Ephian27 vì mình hay mách. Hô… hô… Dạo ấy bọn mình trẻ con thật! Đừng sợ con, Naphanain! Con lại gần bác chút nữa nào… Còn đây là vợ mình; nguyên họ là Vanxenbắc… theo đạo Luyte…

Naphanain suy nghĩ một lát rồi nép vào sau lưng bố.

Này anh bạn, bây gi sống ra sao? anh béo hi, nhìn bạn mình với vẻ đầy hoan hỉ. – Làm ở đâu? Thành đạt rồi chứ?

, mình cũng có đi làm, anh bạn ạ! Hai năm nay mình là viên chức bậc tám, cũng được mề đay “Xtanixláp”28. Lương lậu chẳng đáng là bao… nhưng mà thôi, thây kệ nó! Vợ mình dạy nhạc, mình thì làm thêm tẩu thuốc bằng gỗ. Tẩu đẹp lắm cậu ạ! Mình bán một rúp một cái đấy. Nếu ai mua cả chục hay nhiều hơn thì, cậu biết đấy, có bớt chút ít. Cũng cố sống qua loa thế nào xong thôi. Cậu biết không, trước mình làm ở cục, bây giờ thì mình được chuyển về đây, thăng lên bậc bảy cũng trong ngành đó thôi… Mình sẽ làm ở đây. Còn cậu sao rồi? Chắc là cỡ viên chức bậc năm rồi chứ? Phải không?

25 Tuyến đường sắt Nikôlai – đường sắt nối liền Pêtérburg (nay là Lêningrát) và Maxcơva, được gọi để kỷ niệm Hoàng đế Nga Nikôlai I (1796-1855).

26 Gêrôxtrát – người Hy Lạp, năm 356 trước Công nguyên đã đốt đền Áctêmiđa Ephecxcaia để tên mình trở thành bất tử.

27 Ephian (khoảng 500 đến 461 trước Công nguyên) – nhà hoạt động chính trị của Aten thời cổ. Năm 480 trước Công nguyên đã phản bội, chỉ cho quân Ba Tư lối đi vòng qua khe Phennôpinxki. Toán dân binh Xpácta ở Hy Lạp cổ bảo vệ khe núi này, đã hy sinh một cách anh hùng.

28 Mề đay “Xtanixláp” – thứ huân chương dành để thưởng cho các quan chức cơ quan dân sự, ở nước Nga trước Cách mạng.

Không đâu, anh bạn ạ, cao hơn thế nữa đấy, – anh béo nói. – Mình là viên chức bậc ba rồi… có hai mề đay của Nhà nước.

Anh gầy bỗng dưng tái mét mặt, ngây ra như phỗng đá, nhưng lát sau thì anh ta toét miệng cười mặt mày nhăn nhúm; dường như mắt anh ta sáng hẳn lên. Toàn thân anh ta rúm ró, so vai rụt cổ khúm núm… Cả mấy thứ vali, hộp, túi của anh ta như cũng co rúm lại, nhăn nhó… Chiếc cằm dài của bà vợ như dài thêm ra; thằng Naphanain thì rụt chân vào và gài hết cúc áo lại…

Dạ, bẩm quan trên, tôi… tôi rất lấy làm hân hạnh ạ. Bạn… nghĩa là bạn… từ thuở nhỏ, thế rồi bỗng nhiên làm chức to thế. Hì hì hì.

Thôi, cậu đừng nói thế đi! – anh béo cau mặt. – Sao cậu lại giở giọng thế? Mình với cậu là bạn từ thuở nhỏ – việc gì cậu lại giở giọng quan cách thế.

D bẩm quan… Quan lớn dạy gì kia ạ… – anh gầy cười hì hì, người càng rúm ró hơn. – Quan lớn chiếu cố cho thế này là đội ơn mưa móc cho kẻ bần dân đấy ạ… Dạ bẩm quan trên, thưa đây là con trai tôi Naphanain… và vợ là Luida, theo đạo Luyte đấy ạ…

Anh béo định quở trách điều gì thêm, nhưng gương mặt anh gầy toát ra vẻ kính cẩn, lâng lâng hoan hỉ đến mức anh béo cảm thấy buồn nôn. Anh béo ngoảnh mặt đi và đưa tay từ biệt anh gầy. Anh gầy nắm ba ngón tay anh béo, cúi gập mình xuống chào và cười lên như một chú tẫu: “Hì

hì hì”. Bà vợ mỉm cười. Naphanain kéo chân lại và buông thõng chiếc mũ xuống. Cả ba người đều sững sờ một cách đầy thú vị.

(Anh béo anh gầy, An-tôn Sê-khốp, in trong Tuyển truyện ngắn An-tôn Sê-khốp, NXB Văn học, Hà Nội, 2001, Tr.101-102)

Thực hin các yêu cu từ 1 đến 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Văn bản trên chủ yếu được kể lại từ điểm nhìn của ai? (0,5 điểm)

Câu 2. Chi tiết nào khiến cho “anh gầy” thay đổi thái độ đối với “anh béo”? (0,5 điểm) Câu 3. Phân tích những đặc điểm nổi bật của nhân vật “anh gầy” trong văn bản? (1,0 điểm) Câu 4. Xác định chủ đề của văn bản? (1,0 điểm)

Câu 5. Từ văn bản trên, anh/ chị có suy nghĩ gì về thói xu nịnh trong cuộc sống? (1,0 điểm) II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 đim)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích ngắn gọn chủ đề của bài thơ sau: Ngông nghênh tuổi trẻ

tình đục rạn chân chim mắt mẹ. Ngông nghênh tuổi trẻ

tình vít còng lưng cha.

Hồn nhiên bước vào ngôi nhà hôn nhân Cuộc sống lứa đôi

đại ngàn nhiệt đới

Ta đứa trẻ rừng chiều lạc lối Như thiêu thân

lao vào ánh sáng công danh Bảy dại… Ba khôn

Một giận… Mười buồn Đi giữa cõi nhân gian ta như quả non xanh

đất đèn chín ép.

Chuyến tàu đời vừa qua ga Lục Thập29 Ngoái lại, ước chi

Đó là BẢN NHÁP.

(Bản nháp, Vân Anh, in trong Dưới vòm sữa mẹ, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2016) Câu 2. (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói: Hãy sống như lửa cháy.

ĐÁP ÁN ĐỀ 14

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4,0
  1 Văn bản trên chủ yếu được kể lại từ điểm nhìn của người kể chuyện. 0,5
2 Chi tiết khiến cho “anh gầy” thay đổi thái độ đối với “anh béo” là khi

“anh gầy” nghe “anh béo” nói về công việc của mình (Mình là viên chức bậc ba rồi… có hai mề đay của Nhà nước).

0,5
3 Phân tích những đặc điểm nổi bật của nhân vật “anh gầy”:

–   Ngày lúc xuất hiện, tác giả đã miêu tả “anh gầy” với các chi tiết: hai tay lỉnh kỉnh nào vali, nào hộp, nào túi. Người anh ta toát ra mùi thịt ướp, mùi bã cà phê. Tất cả các chi tiết ấy làm toát lên một cuộc sống nghèo khổ.

–  “Anh gầy” là người nói nhiều: lúc “anh béo” chưa hỏi gì thì anh đã kể hết về gia cảnh, về công việc của mình. Anh cũng là người bép xép: chính anh khai ra hồi đi học anh là kẻ hay mách.

–   “Anh gầy” là người có bản tính hèn kém, ưa nịnh bợ: khi nghe bạn

mình là viên chức bậc ba, có hai mề đay nhà nước, anh tái mét mặt, thái độ khúm núm, thay đổi cách xưng hô.

1,0
4 Chủ đề của văn bản: Từ tình huống tái ngộ bất ngờ giữa “anh béo” và

“anh gầy”, tác giả phê phán những kẻ mang trong mình “tâm lí nô lệ”, hèn nhát, run sợ trước quyền lực, có thói quen bợ đỡ, xu nịnh kẻ bề trên.

1,0

 

 

  5 Suy nghĩ về thói xu nịnh trong cuộc sống:

–   Xu nịnh là hành vi luồn cúi, bợ đỡ, nịnh nọt để lấy lòng kẻ bề trên, nhằm trục lợi cho mình.

–  Xu nịnh làm cho con người ta trở nên hèn kém, đánh mất lòng tự trọng.

–   Xu nịnh về bản chất là thói giả dối, nó khiến cho người được xu nịnh ảo tưởng về bản thân.

–  Thói xu nịnh cũng làm cho sự thực bị che giấu, khiến xã hội chậm phát triển.

1,0
II   VIẾT 6,0
  1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích chủ đề của bài thơ “Bản nháp”. 2,0
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch,

quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Phân tích chủ đề của bài thơ “Bản nháp”.

0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

Sau đây là một số gợi ý:

+ Bài thơ là lời giãi bày về sự dại khờ của con người trong những chặng đường của cuộc đời:

–   Lúc còn tuổi trẻ, vì khờ dại, ta là gánh nặng cho cha mẹ. Sự ngây thơ dại dột, bồng bột của tuổi trẻ làm cho cha mẹ thêm già đi.

–   Khi lớn lên, ta hồn nhiên bước vào cuộc sống hôn nhân mà không có sự chọn lựa kĩ càng, khiến ta không tìm được tiếng nói chung, bơ vơ như đứa trẻ rừng chiều lạc lối.

–   Rồi ta mù quáng lao vào công danh, sự nghiệp, có khi đánh mất cả chính mình.

–   Nhìn lại những chặng được đã qua, ta thấy ta giờ đã 60 mà vẫn chưa trưởng thành, vẫn là một thứ quả ủ đất đèn chín ép.

–  Sự hối tiếc đó khiến ta ước gì quá khứ chỉ là bản nháp, để ta có thể “xé nháp” mà làm lại từ đầu.

+ Từ đó, bài thơ gửi gắm thông điệp: mỗi con người hãy nên sống một

cách cẩn trọng, sâu sắc, có ý nghĩa trong mỗi giai đoạn của cuộc đời, để sau này nhìn lại sẽ không phải hối tiếc.

0,5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

–  Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

–  Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

–   Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

0,5
đ. Diễn đạt:

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25
e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
2 Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói: Hãy sống như lửa cháy. 4,0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài:

Nghị luận xã hội.

0,25

 

 

    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Suy nghĩ về câu nói: Hãy sống như lửa cháy.

0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

–  Xác định được các ý chính của bài viết

–  Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề:

–   Có nhiều câu danh ngôn hay khuyên ta hãy sống tích cực. Hãy sống như lửa cháy là một trong những câu danh ngôn đó.

–  Đây là một câu danh ngôn có nhiều ý nghĩa.

2.  Triển khai vấn đề nghị luận:

2.1.  Giải thích:

–  Lửa là hình ảnh của ánh sáng, cho sức nóng.

–   Sống như lửa cháy là sống một cách đầy nhiệt huyết, sống một cách lãnh liệt, rạng rỡ huy hoàng.

=> Khuyên con người hãy sống hết mình, sống một cuộc sống đầy ý nghĩa.

2.2. Bàn luận về tính đúng đắn của ý kiến:

Ý kiến trên là đúng đắn, bởi lẽ:

–   Con người ta chỉ sống có một lần, cho nên cần sống thật say mê, thật hết mình, để làm cho bản thân hạnh phúc và cống hiến hết sức cho xã hội. Có như vậy ta mới không uống kiếp làm người.

–  Sống nhiệt huyết, hết mình sẽ giúp khơi dậy những khả năng vốn ngủ say trong ta, giúp ta trở thành một con người ưu tú.

–  Sống nhiệt huyết, hết mình sẽ giúp truyền cảm hứng cho những người khác, khiến họ cũng trở nên yêu cuộc đời hơn.

–  Nếu mỗi người đều biết cách tỏa sáng, sống hết mình thì xã hội sẽ phát triển, tiến bộ nhanh chóng.

2.3. Phê phán những biểu hiện sai lệch:

–  Cần phê phán những con người sống lay lắt, sống chỉ để cho qua ngày đoạn tháng.

–  Cần phê phán những con người sống liều lĩnh, bất chấp.

3. Rút ra bài học cho bản thân:

–  Cần hình thành cho mình một lối sống nhiệt huyết, luôn khát khao vươn lên, khát khao cống hiến.

–  Cần tránh xa lối sống bị động, sống leo lét, sống không mục đích.

1,0
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

–  Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

–  Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

–   Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

1,5
đ. Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn

bản.

0,25
e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *