Đề minh hoạ môn văn theo cấu trúc thi tốt nghiệp 2025, đề số 88

ĐỀ THAM KHẢO THEO CẤU TRÚC CỦA BỘ GD&ĐT

I.PHẦN ĐỌC  HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Đăm Săn nghỉ một ngày, ngơi một đêm, ở thêm một chiều một sáng. Chàng gọi:

ĐĂM SĂN: Hỡi bà con dân làng, hỡi các em, các cháu! Hội hè đã vãn, bây giờ chúng ta phải lo việc làm ăn, sửa sang ruộng rẫy, kẻo hụt muối, thiếu thuốc, đến quả kênh, củ ráy cũng không có mà ăn. (Nói với tôi tớ): Bớ các con, chúng ta hãy đi phát rẫy, dọn ruộng, hãy đi rừng săn thú nào.

Thế là họ ra đi tìm rừng làm một cái rẫy bảy vạt núi. Họ đã phát xong cỏ, đốn xong cây. Ít lâu sau đó họ đốt, rồi ai làm cỏ cứ làm, ai cào cứ cào.

TÔI TỚ: Ái chà! Thế mà chúng ta đã làm cỏ xong, cũng đã cào dọn xong rồi đó. Mưa rào rồi, bớ anh em, ta đi trỉa nào.

ĐĂM SĂN: Khoan, khoan, ơ các con. Hãy chờ ta lên ông Trời xin giống về đã.

Nói rồi Đăm Săn ra đi.

ĐĂM SĂN: Ông ơi! Ới ông ơi! Thả thang xuống cho cháu.

Ông Trời thả xuống một cái thang vàng, Đăm Săn leo lên.

ÔNG TRỜI: Cháu lên có việc gì đó? Gấp lắm hả?

ĐĂM SĂN: Không có chuyện gì gấp đâu ông ơi! Cháu chỉ lên xin ông lúa giống thôi.

Ông Trời lấy lúa giống cho Đăm Săn. Ông cho đủ thứ, mỗi thứ một hạt.

ĐĂM SĂN: Ông ơi, từng này sao đủ trỉa?

ÔNG TRỜI: Sao lại không đủ? Cháu cứ trỉa mỗi góc một thứ, mỗi góc một hạt là đủ đấy cháu ạ.

Đăm Săn tụt xuống đất đi về. Về đến nơi chàng ra lệnh:

ĐĂM SĂN: Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói. Ơ tất cả tôi tớ của ta, các người hãy một trăm người vạch luống, một nghìn người chọc lỗ trỉa đi.

Thế là đoàn người nườm nượp ríu rít gieo trỉa. Người kín đen như một đêm không trăng, như một mớ tơ đen vừa nhuộm, ùn ùn như kiến, như mối.

TÔI TỚ: Chu cha! Thế mà trỉa xong rồi đó ông ạ.

ĐĂM SĂN: Bây giờ chúng ta làm chòi giữ rẫy đi.

Chòi rẫy làm xong, Đăm Săn ngủ lại để canh thú rừng đến phá rẫy, đuổi lũ két, lũ vẹt, trông chừng bầy hươu nai, lợn rừng, gà rừng, chim sẻ, chim ngói. Còn Hơ Nhị và Hơ Bhị, người thì ngồi may áo ở chòi phía đông, người thì ngồi dưới gầm nhà dệt vải.

(Trích sử thi Đăm Săn, sử thi của người Ê Đê, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, NXB Khoa học xã hội)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 ( trình bày ngắn gọn)

Câu 1: Xác định ngôi kể của người kể chuyện.

Câu 2: Liệt kê một số từ ngữ, hình ảnh miêu tả hành động, lời nói của Đam San lãnh đạo dân làng gieo lúa trong đoạn trích.

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong các câu văn sau: Thế là đoàn người nườm nượp ríu rít gieo trỉa. Người kín đen như một đêm không trăng, như một mớ tơ đen vừa nhuộm, ùn ùn như kiến, như mối.

Câu 4: Nhận xét một phẩm chất nổi bật của nhân vật Đăm Săn trong văn bản.

Câu 5: Qua văn bản, hãy nêu nét tính cách của nhân vật Đăm Săn mà anh chị cho là có ý nghĩa nhất đối với cuộc sống hiện nay và giải thích lí do.

II.PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ đặc điểm của nhân vật thần thoại trong văn bản sau:

Ngày xưa, khi vạn vật còn chưa có, thế giới đã tồn tại ông Trời. Ông Trời có một quyền phép vô song, quyền phép tối cao nhất mà các vạn vật sau này không thể sánh bằng. Trời làm ra tất cả mọi thứ: trái đất, núi non, sông, biển, mưa, nắng. Trời sinh ra tất cả: loài người, cỏ cây, muông thú… Từ mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao trên trời cho đến vạn vật ở mặt đất, tất cả đều do Trời tạo nên.

Mắt của trời rất tinh tường, am hiểu và biết hết mọi sự xảy ra trên thế gian. Trời là cha đẻ muôn loài, xét đến muôn việc, thưởng phạt không bỏ ai. Do đó mà con người tin có đạo Trời, nhờ Trời, cho là Trời sinh, Trời dưỡng, và đến khi chết thì về chầu Trời.

Trời cũng có vợ, gọi là bà Trời, và mỗi khi hai ông bà cãi mắng nhau là lúc trời vừa mưa vừa nắng. Mỗi lúc Trời giận loài người lầm lỗi ở thế gian thì giáng xuống thiên tai, bão táp, lụt lội, hạn hán…

Giang sơn của Trời là từ mặt đất lên đến trên cao, có chín tầng trời, và chỗ giáp với đất gọi là chân trời. Trời vô hình, không nói, nhưng người ta tin là ở đâu đâu cũng có mặt của Trời, không một ai tránh khỏi lưới Trời, mọi việc đều do Trời định.

Ông Trời của Việt Nam thời cổ cũng còn gọi là Ngọc Hoàng (…) Tương truyền rằng Ngọc Hoàng dùng đất sét nặn ra người xong, đem phơi nắng cho khô thì bỗng gặp một trận mưa to. Ngọc Hoàng vội vàng đem các tượng cất đi, song có vài tượng không lấy kịp, bị nước mưa làm hư. Các tượng hư hóa thành những người tàn tật ở trên mặt đất, còn những tượng kịp cất đi hóa thành những người lành lặn, đủ tay chân.

Ngọc Hoàng ở trong một cung điện giống như cung điện nhà vua dưới trần. Ở cửa điện có một thần mặc áo giáp cầm gậy giữ cửa. Ngọc Hoàng họp các quan lại tại đây. Triều đình cũng không khác gì ở hạ giới (…). Ngọc Hoàng luôn vận sắc phục đại triều, áo thêu rồng vàng, đầu đội mũ có tua đỏ dắt mười ba viên ngọc ngũ sắc, tay cầm hốt. Ngọc Hoàng thường ngự trên ngai chạm rồng mỗi lần thiết triều để xử việc trên trời hay ở thế gian. Bên tả và hữu của Ngọc Hoàng có các thần nhà trời chầu chực để Ngọc Hoàng sai khiến.

Cõi trời chia ra chín tầng, có người nói là ba mươi ba tầng, các vị thần trời tùy theo chức tước cao thấp mà ở theo thứ tự mỗi tầng. Ngọc Hoàng là bậc tối cao, ở tầng thứ nhất.

(“Ông Trời”, trích từ “Thần Thoại Việt Nam”)

Câu 2. ( 4,0 điểm)

Trong cuộc sống, mỗi người đều có những cách ứng xử khác nhau trước các tình huống tiêu cực xuất hiện: Nóng vội hay điềm tĩnh là lựa chọn của bạn.

Viết bài văn nghị luận ( khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/ chị về  vai trò của việc làm chủ cảm xúc với tuổi trẻ.

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4.0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 – Ngôi kể của người kể chuyện: Ngôi thứ ba

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

0.5
2 – Liệt kê một số từ ngữ miêu tả hành động, lời nói của Đam San lãnh đạo dân làng phát rẫy, trồng lúa trong đoạn trích:

+ Bớ các con, chúng ta hãy đi phát rẫy, dọn ruộng, hãy đi rừng săn thú nào.

+Khoan, khoan, ơ các con. Hãy chờ ta lên ông Trời xin giống về đã.

+ Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói. Ơ tất cả tôi tớ của ta, các người hãy một trăm người vạch luống, một nghìn người chọc lỗ trỉa đi.

+ Bây giờ chúng ta làm chòi giữ rẫy đi.

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án, diễn đạt còn sơ sài: 0,25 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm

0.5
3 – Phép  so sánh Thế là đoàn người nườm nượp ríu rít gieo trỉa. Người kín đen như một đêm không trăng, như một mớ tơ đen vừa nhuộm, ùn ùn như kiến, như mối.

Tác dụng:

+ Diễn tả sinh động, cụ thể sự phục tùng của dân làng khi Đăm Săn ra lệnh đi gieo trồng lúa. Họ tập hợp làm lụng trên đồng ruộng dày đặc, đông đúc.

+ Giúp câu văn trở nên hấp dẫn, lôi cuốn, gây ấn tượng sâu đậm với người đọc.

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án, diễn đạt còn sơ sài: 0,25 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm

1.0
4 Nhân vật Đăm Săn trong văn bản gây ấn tượng với người đọc về vẻ đẹp tâm hồn của mình: Chàng có tinh thần trách nhiệm cao với buôn làng. Vì sự no ấm, hạnh phúc của bộ tộc chàng đã không ngại gian khó bắc thang lên trời xin các giống lúa về cho người dân trồng trọt.

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án được 1/2 số ý: 0,5 – 0,75 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án được 1/3 số ý: 0,25 – 0,5 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1.0
5 Nét tính cách gan dạ, táo bạo bản lĩnh dám leo lên trời xin lúa giống của nhân vật Đăm Săn  trong văn bản tôi cho là có ý nghĩa nhất đối với cuộc sống hiện nay.

Sở dĩ như vậy là bởi vì:

– Sự táo bạo, bản lĩnh mở ra cho ta nhiều cơ hội mới, giúp chúng ta tăng trưởng giá trị vật chất, tinh thần trong đời sống, nhất là với những người làm lãnh đạo.

– Sự gan dạ giúp ta thoát khỏi sự đói nghèo, sự khổ sở, tụt hậu.

– Bản lĩnh giúp ta khẳng định được giá trị bản thân, sống cuộc đời ta muốn…

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án 2  ý:  0,75 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án 1 ý:  0,5 điểm

– Trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

(Lưu ý: HS có thể có cách diễn đạt khác, miễn là lí giải hợp lí, thuyết phục thì vẫn cho điểm)

1.0
II   VIẾT 6,0
 

 

1 Viết đoạn văn nghị luận ( Khoảng 200 chữ) 2.0
a. Xác định được về hình thức, dung lượng của đoạn văn ( khoảng 200 chữ). Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp; song hành hoặc móc xích. 0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: đặc điểm nhân vật thần thoại trong văn bản. 0.25
c.Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận.

Xác định được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận, sau đây là một số gợi ý:

*Đặc điểm nhân vật thần thoại:

– Nhân vật trung tâm của truyện thần thoại trên là ông Trời, được miêu tả với đặc trưng của nhân vật thần thoại suy nguyên: Là vị thần tối cao, có khả năng phi phàm, sáng tạo ra muôn loài.

– Nhân vật ông Trời còn được miêu tả với một nét đặc biệt: Đó không chỉ là vị thần sáng tạo, mà còn là vị thần thực thi công lí. Đây là vị thần vừa sáng tạo lại vừa cai quản đời sống nhân gian với tư cách là một vị vua. Ông Trời biết hết mọi việc ở trần gian, là vị thần cầm cân nảy mực, ban phúc giáng họa đối với mọi hành động của con người ở chốn hạ giới.

– Ông Trời ngoài đặc điểm siêu nhiên của một vị thần, cũng đã được miêu tả với những tình tiết rất đời thường, gần gũi với con người: cũng có vợ, vợ chồng cũng có lúc cãi vã, ông Trời cũng có lúc nóng giận. Ông Trời cũng ở trong cung điện, cũng mặc trang phục, thiết triều, ngồi ngai vàng như một ông vua dưới hạ giới.

– Ông Trời cũng gần gũi với con người ở tấm lòng nhân đức, phân minh, thưởng phạt không bỏ ai, nhất nhất đều hành xử công bằng, ra quyết định dựa trên công hay tội của người dưới hạ giới.

0.5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được thao tác lập luận, phương thức biểu đạt hợp lý để triển khai vấn đề.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng,  bằng chứng hợp lý.

0.5
e. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0.25
g. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. 0.25
2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

            Trong cuộc sống, điềm tĩnh trước các tình huống tiêu cực xuất hiện đó chính là lựa chọn khôn ngoan của bạn.

            Viết bài văn nghị luận ( khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/ chị về  sự điềm tĩnh của tuổi trẻ.

4.0
a. Đảm bảo đúng kiểu bài văn nghị luận  xã hội 0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: về  đam mê của tuổi trẻ. 0.5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận.

– Xác định được ý chính của bài viết.

– Xác định các ý theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận:

* Giới thiệu được  vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề nghị luận.

Một thái độ điềm tĩnh trước sự xuất hiện của những tình huống tiêu cực  là điều vô cùng cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong xã hội hiện nay.

* Triển khai vấn đề cần nghị luận:

– Giải thích

+ Điềm tĩnh là  giữ cho mình luôn ở trạng thái cân bằng cảm xúc, sáng suốt, làm chủ bản thân trong mọi hoàn cảnh, không lo âu, sợ hãi, không vội vàng, sốt sắng trong mọi trường hợp.

+ Người điềm tĩnh không để cho những tác nhân bên ngoài, những sự việc xung quanh ảnh có tác động tiêu tiêu cực đến mình.

– Bày tỏ quan điểm của người viết:

+ Cuộc sống hiện đại với nhiều biến động, đặc biệt sau những trận đại dịch kinh hoàng con người phải đối mặt với nhiều áp lực, căng thẳng, luôn đầy những thách thức, khó khăn, những cản trở bất ngờ mà ta không thể đoán biết được.

+ Thái độ sống điềm tĩnh giúp chúng ta cân bằng được cảm xúc, có được sự bình an nội tâm để bớt đi những căng thẳng, những stresss, lo âu khi sóng gió hay tai hoạ bất ngờ ập đến.

+ Sự điềm tĩnh sẽ giúp con người đủ tỉnh táo, thông thái để xử lý mọi vấn đề một cách khôn ngoan, đúng đắn.

+ Điềm tĩnh giúp chúng ta có đủ sự tĩnh lặng nội tâm cần thiết để cảm nhận đầy đủ các cung bậc, sắc thái của cuộc sống, khám phá ra được những chân giá trị của đời sống, tận hưởng được hạnh phúc trong từng giây phút.

+ Người giữ được thái độ sống điềm tĩnh trong mọi hoàn cảnh sẽ tránh xa được những cám dỗ nguy hiểm, tránh được sự lôi kéo vào những lợi ích dù lớn trước mắt nhưng để lại hậu quả về sau.

+ Sự điềm tĩnh giúp con người học được nhiều bài học trước các tình huống khác nhau của cuộc đời.

+ Những người sở hữu phong cách sống điềm tĩnh luôn trở thành địa chỉ tin cậy giúp người xung quanh có cảm giác an toàn, tin tưởng khi cần sự chỉ dẫn.

Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng:

+ Dẫn chứng: Chuyện kể rằng, khi xưa có một phú thương vì thời thế loạn lạc nên muốn về quê sinh sống. Ông đem tất cả gia sản đổi thành chi phiếu, sau đó cất công đặc chế một chiếc ô (dù) có cán rỗng để nhét tất cả ngân lượng vào ngăn bí mật trong đó. Không may trên đường về vì mệt nên ông dừng chân tại một ngôi đình và ngủ một giấc. Sau khi tỉnh dậy, chiếc ô chứa cả gia tài của ông đã “không cánh mà bay”. Phú thương dù hốt hoảng song đã rất nhanh lấy lại được sự bình tĩnh. Thấy bọc tay nải mình mang theo vẫn không thiếu thứ gì, ông suy luận rằng có người lấy cây dù kia để che mưa chứ không nhằm mục đích trộm của cải.

Để tìm lại chiếc ô quý giá của mình ông quyết định tạm hoãn chuyến hồi hương, ở lại đó mở một sạp chuyên sửa chữa ô dù và để nhanh chóng tìm được người lấy ô ông quyết định đưa ra chính sách kinh doanh đặc biệt: “Đổi ô cũ lấy ô mới, không phải bù thêm tiền”.

Quả nhiên, bằng cách đó ông đã tìm được chiếc ô chứa cả gia tài của mình. Sau đó phú thương hồi hương sống một cuộc đời giàu sang, phú quý.

+ Phân tích: Qua đây ta thấy, bài học thành công gói gọn trong chữ “tĩnh”. Sự bình tĩnh chính là nguồn cội đích thực của trí khôn, là cái gốc sâu bền của thành công.

Giống như vị phú thương trong câu chuyện, cẩn thận suy nghĩ, kiên nhẫn chờ đợi, sau cùng cũng thu về kết quả mong muốn. Khi biến cố xảy đến, ông đã bình tĩnh đối mặt, tỉnh táo suy tính để tìm ra giải pháp tối ưu nhất.

Bình tĩnh sẽ giúp chúng ta rèn luyện bản lĩnh vững vàng ngay cả khi phong ba ập tới, thậm chí gặp phải chuyện tưởng như không thể cứu vãn được.

Mở rộng, bày tỏ quan điểm trái chiều, hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện hơn.

+ Sống điềm tĩnh không đồng nghĩa với thái độ sống vô tình, vô cảm, vô tâm, bàng quan trước mọi sự việc, tình huống.

+ Những người không thể sống điềm tĩnh sẽ không cảm nhận được hạnh phúc trong từng phút giây.

+ Người không giữ được sự cân bằng cảm xúc thường có những quyết định nông nổi, bồng bột hoặc có những hành động tự phát dễ đem lại những hậu hoạ  khó lường.

– Cách để sống điềm tĩnh:

+ Mỗi người cần có ý thức rèn luyện, thực hành lối sống bình thản trước nghịch cảnh để điềm tĩnh trở thành thói quen, tính cách của chính mình.

+ Muốn có được sự an bình nội tâm, mỗi cá nhân cần trau dồi sự hiểu biết, nhận thức một cách sâu sắc về các quy luật của cuộc đời, các quy luật vận hành của thế giới tự nhiên và xã hội.

+ Cần thực hành, trang bị cho mình tư duy tích cực, cái nhìn lạc quan tích cực trước mọi việc sẽ giúp chúng ta dễ có được sự bình tĩnh trước nghịch cảnh.

* Khẳng định lại quan điểm cá nhân và rút ra bài học cho bản thân.

– Điềm tĩnh là một thái độ sống, phong cách sống đẹp, cần thiết cho mọi người.

– Hãy rèn luyện cho mình một thái độ sống bình thản để có thể đối diện và vượt qua được mọi chướng ngại mà bạn gặp phải trong cuộc đời một cách nhanh chóng, bình an.

–  Sống điềm tĩnh là cách để chúng ta tạo ra nhãn hiệu cho chính mình, góp phần tạo nên một môi trường sống tích cực, lành mạnh hơn cho bản thân và những người xung quanh.

1.0-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d.  Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

Học sinh lựa chọn được 2 luận điểm để bày tỏ được quan điểm của cá nhân.

– Lựa chọn được thao tác lập luận, phương thức biểu đạt hợp lý để triển khai vấn đề.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng,  bằng chứng hợp lý.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ quan điểm của cá nhân nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1.5
e. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết bài văn

0.25

 

g Sáng tạo: Bài viết có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 0.5

 

Tổng điểm 10.0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *