Đề minh hoạ môn văn theo cấu trúc thi tốt nghiệp 2025, đề số 81

PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc văn bản sau

THẦN BIỂN

Có sự tích kể thần Biển đội lốt một con rùa khổng lồ, ở ngoài khơi biển Đông, thường chỉ có công việc thở nước ra và hít nước vào để làm mức thủy triều lên xuống, ngày này qua ngày khác. Thỉnh thoảng thần làm sóng to nước lớn. Ấy là những lúc biển động, có những ngọn sóng cao như núi mà người miền biển vẫn gọi là sóng thần.

Cũng có sự tích rất cảm động kể rằng trước khi làm thần Biển, nữ thần này là một thiếu nữ ở trên đảo, nổi tiếng là thương yêu anh em.

Nàng có bốn người anh em đều là người chài lưới, quanh năm sống trên thuyền ở ngoài biển cả. Một hôm trong lúc bốn người anh em đi biển, cô gái tự nhiên chết giấc rất lâu. Người chung quanh tưởng là cô bị ngộ gió chết mới đổ thuốc cho tỉnh lại. Nhưng khi sống lại, cô trách sao lại gọi mình tỉnh dậy quá sớm.

Sau đó, ba người anh kể lại rằng trong lúc đi biển, họ gặp phải một cơn bão lớn giữ dội, được cô em hiện hồn lên cứu họ thoát khỏi tai nạn hiểm nghèo. Người anh thứ tư đi trên một chiếc thuyền khác mất tích luôn, không thấy trở về, chỉ vì cô gái đã bị gọi khỏi cơn đồng thiếp trước khi cứu được anh.

Sau việc lạ lùng đó ít lâu thì cô gái chết. Cô từng hiện ra nhiều lần cứu các thủy thủ bị nạn hoặc giúp bắt bọn cướp biển, cùng làm mưa cứu mùa màng bị hạn nắng. Ngọc Hoàng thấy thế mới phong cô làm thần Biển. Người ta hình dung thần là một người con gái ngồi trên đầu ngọn sóng, đầu đội mũ triều thiên, tay cầm hốt ngọc.

(Trích Thần thoại Việt Nam)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn)

Câu 1.Xác định thời gian, không gian, nhân vật trong truyện?

Câu 2. Cô gái trong truyện trước khi làm thần biển, đã làm những việc gì?

Câu 3. Xác định nội dung chính của truyện. (1 điểm)

Câu 4. Các chi tiết kì ảo hoang đường trong văn bản trên có ý nghĩa gì đối với nhân dân thời đó?

Câu 5. Đọc đoạn văn trên có đoạn “…Nhưng khi sống lại, cô trách sao lại gọi mình tỉnh dậy quá sớm”, em rút ra bài học gì khi người dân cố giúp cô gái bằng cách gọi cô tỉnh dậy sớm và giải thích lí do lựa chọn.

 

  1. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ đặc điểm về hình ảnh thơ “chùm hoa bưởi” trong văn bản sau:

HƯƠNG THẦM- Phan Thị Thanh Nhàn

Cửa sổ hai nhà cuối phố

Không hiểu vì sao không khép bao giờ.

Đôi bạn ngày xưa học cùng một lớp

Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa.

 

Giấu một chùm hoa sau chiếc khăn tay,

Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm,

Bên ấy có người ngày mai ra trận

 

Họ ngồi im không biết nói năng chi

Mắt chợt tìm nhau rồi lại quay đi,

Nào ai đã một lần dám nói?

 

Hoa bưởi thơm cho lòng bối rối

Anh không dám xin,

Cô gái chẳng dám trao

Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao

Không dấu được cứ bay dịu nhẹ.

 

Cô gái như chùm hoa lặng lẽ

Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.

(Anh vô tình anh chẳng biết điều

Tôi đã đến với anh rồi đấy…)

 

Rồi theo từng hơi thở của anh

Hương thơm ấy thấm sâu vào lồng ngực

Anh lên đường

Hương thơm sẽ theo đi khắp

 

Họ chia tay

Vẫn chẳng nói điều gì

Mà hương thầm thơm mãi bước người đi.

 

 

HCST: Theo hồi tưởng của nữ tác giả Phan Thị Thanh Nhàn, thi phẩm Hương thầm được bà sáng tác đúng mùa hoa bưởi (tháng 03) năm 1969 để ghi nhớ ngày cậu em Phan Hữu Khải (1953 – 1972) lên đường đánh Mỹ.

 

Câu 2: (4,0 điểm)

Viết một bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về câu nói: Cho đi yêu thương, hạnh phúc sẽ tự tìm đến.

 

ĐÁP ÁN

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4,0
  1 Thời gian: Xa xưa/phiếm chỉ

– Không gian: trên đất liền và biển cả

– Nhân vật: Cô gái, 4 anh em, người dân, ngọc hoàng

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

0,5
2 Trước khi làm thần Biển, cô gái đã:

– Hiện hồn cứu sống được 3 anh trai đi biển gặp nạn

– Cứu sống nhiều người khác, giúp người dân bắt cướp biển, chống hạn hán

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án, diễn đạt còn sơ sài: 0,25 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm

0,5
3 Nội dung:

– Truyện kể về cách mà cô gái trở thành thần biển, qua đó lí giải việc xuất hiện thần biển

– Đồng thời bày tỏ thái độ tôn kính, biết ơn của nhân dân với thần Biển.

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm

– Trả lời được 1 ý tương đương như đáp án: 0,5 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm

1,0
4 * Yếu tố kì ảo

Cô gái hiện hồn đi cứu người được

– Người chết mà đổ thuốc tỉnh lại được

– Làm mưa cứu mùa màng

– Ngồi trên đầu ngọn sóng, đầu đội mũ triều thiên, tay cầm hốt ngọc.

* Ý nghĩa

– Ước muốn giúp người dân biển luôn gặp khó khăn

– Con người được trường tồn, có thần trời giúp đở

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời phần ý nghĩa tương đương như đáp án: 1,0 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án được 1/2 số ý: 0,5 – 0,75 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án được 1/3 số ý: 0,25 – 0,5 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1,0
5 – Giúp người là việc tốt nhưng có những khi giúp người không đúng lúc sẽ đem đến tai họa cho người khác.

– Sự nhân hậu, yêu thương đùm bọc của nhân dân khi gặp người người bị nạn thì ra tay tương trợ, không quản khó khan gian khổ đưa cô từ cõi chết.

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án 2  ý:  0,75 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án 1 ý:  0,5 điểm

– Trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

(Lưu ý: HS có thể có cách diễn đạt khác, miễn là lí giải hợp lí, thuyết phục thì vẫn cho điểm)

1,0
II   VIẾT 6,0
  1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) 2,0
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

đặc điểm hình ảnh thơ trong bài thơ “Hương thầm” của Phan Thị Thanh Nhàn

0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

* Đặc điểm hình ảnh “chùm hoa bưởi”

– Hình ảnh nổi bật trong bài thơ là hình ảnh chùm hoa bưởi.. Hình ảnh hoa bưởi là hình ảnh ẩn dụ cho tình yêu của đôi trai gái láng giềng trước lúc chia tay, dù chỉ là thầm lặng không nói nên lời nhưng rất sắt son, vững bền.

 

+ Và rồi họ chia tay nhau. Một hành trình dài bên nhau và cứ thế chia tay mà chẳng nói vơi nhau câu gì. Để rồi hương thơm của tình yêu thầm lặng cứ mãi ở trong sâu thẳm cả của người đi và người ở lại, trở thành điểm tựa tinh thần cho cả hai trái tim yêu thương.

 

– Hình ảnh “chùm hoa bưởi” thể hiện chủ đề của bài thơ: thông qua hình ảnh loài hoa giản dị, trắng trong tinh khiết, mang trong mình  mùi thơm nhẹ nhàng thanh quý mà say đắm long người, tác giả PTTN đã ngợi ca vẻ đẹp của tình yêu đôi lứa trong thời kì chiến tranh. Đây là thứ tình cảm mới chớm nở, còn sự ngại ngùng bẽn lẽn nhưng đọng lại trong lòng người đọc là sự trong sáng, thánh thiện của thế hệ trẻ VN thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

* Nét hấp dẫn, độc đáo của hình ảnh thơ :dTình yêu đôi lứa đã hòa vào tình yêu tổ quốc và khát vọng thống nhất dân tộc. Hình ảnh “chùm hoa bưởi” góp phần nâng đỡ tình yêu của đôi bạn trẻ trở thành tỉnh yêu bất diệt, đậm chất nhân văn.

0,5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: ……

– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Trình bày rõ quan điểm hệ thống các ý

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng.

0,25
đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
  2 Hãy viết một bài văn nghị luận(khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh chị với chủ đề: : Cho đi yêu thương, hạnh phúc sẽ tự tìm đến 4,0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội

0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cho đi yêu thương, hạnh phúc sẽ tự tìm đến 0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

– Xác định được các ý chính của bài viết

– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.

– Tình yêu thương:

·         Là một khái niệm chỉ phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người.

·         Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau.

·         Là thứ tình cảm rất đỗi thiêng liêng, xuất phát từ thành tâm, thành ý.

– Hạnh phúc:

·         Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hạnh phúc.

·         Theo góc độ khoa học: Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng.

·         Theo suy nghĩ cá nhân: Hạnh phúc lớn nhất trên đời này là tin rằng mình được yêu (Victor Hugo).

=> Khi con người biết yêu thương, sẻ chia với nhau thì họ sẽ cảm nhận được sự hạnh phúc.

* Triển khai vấn đề nghị luận:

– Từ khi sinh ra, con người đã nhận được sự yêu thương của gia đình và người thân: bố mẹ là người bao bọc, dạy dỗ…

– Khi lớn lên, chúng ta nhận được tình yêu thương từ những người xung quanh: người yêu, bạn bè, thầy cô…

– Sức mạnh của tình yêu thương:

·        Dân tộc chúng ta từ thuở xa xưa đã biết và đã sống theo cách sống này, mà bây giờ chúng ta gọi là Sống Đẹp: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

·         Giúp con người vượt qua mọi nghịch cảnh trong cuộc sống.

·         Luôn cảm thấy vui vẻ, ấm áp và hạnh phúc.

Dẫn chứng: Khi TP.HCM lâm vào đại dịch đau thương năm 2021, chúng ta đã thấy những đoàn bác sĩ, y tá từ miền Bắc vào Nam bộ, vào TP.HCM làm thiện nguyện cứu giúp bệnh nhân, sẵn sàng chịu hy sinh mất mát của bản thân mình để cứu người, để mang lại cuộc sống cho người bệnh, mang lại sự bình yên cho nhân dân, nhất là cho dân nghèo. Tất cả những hoạt động vô vị lợi ấy là hoạt động vì tình yêu thương, không vì bất cứ mục đích nào khác.

+ Mái ấm Hoa Hồng ở TP HCM nhận nuôi những đứa trẻ bị bỏ rơi.

– Nhiều người không có tình yêu thương thì dễ mắc phải những căn bệnh tâm lý (trầm cảm, vô cảm…).

– Đôi khi, tình yêu thương không xuất phát từ trái tim chân thành sẽ đem đến những tổn thương. Đừng khiến mình trở thành một kẻ vô tâm ngay giữa cuộc đời, bởi đôi khi cái mà mình bỏ quên lại chính là bản thân mình.

Mình vô tâm với chính tâm hồn mình, chỉ đến khi nó kêu lên thảm thiết thì đã quá muộn.

– Gieo nhân nào gặp quả ấy

* Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân

– Em có được tình yêu thương đến từ: gia đình, thầy cô, bạn bè.

– Học cách yêu quý, chia sẻ với những người xung quanh để bản thân cảm thấy hạnh phúc hơn.

1,0
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai được ít nhất hai luận điểm để àm rõ quan điểm cá nhân

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

 
đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

 
Tổng điểm 10,0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *