Để làm tốt phần đọc hiểu trong môn ngữ văn, bí kíp đạt điểm tuyệt đối

Chia sẻ  kinh nghiệm ôn luyện phần đọc hiểu Ngữ văn , bí kíp làm phần đọc hiểu đạt điểm tuyệt đối.
Đề văn theo hướng đổi mới có 2 phần: đọc hiểu và làm văn.Phần đọc hiểu thường xoay quanh nhiều vấn đề, các em cần nắm vững những kiến thức  cơ bản sau:
+ Về ngữ pháp, cấu trúc câu
+Phong cách ngôn ngữ văn bản.
+Phương thức biểu đạt của văn bản
+ Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ, đoạn văn,…và tác dụng của biện pháp đó trong ngữ liệu đưa ra ở đề bài.
+Nội dung chính của văn bản
+ Thấy được tư tưởng của tác giả gửi gắm trong  văn bản.
+Thông điệp rút ra từ văn bản .
+ Thể loại của văn bản.
+….
Xem thêm :

Vận dụng kiến thức về từ và câu trong tiếng Việt để làm tốt phần đọc hiểu

Cụ thể như sau:

Kiến thức về phong cách chức năng ngôn ngữ

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức, dùng để thông tin ,trao đổi ý nghĩ, tình cảm….đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
– Đặc trưng:
Tính cụ thế
Tính cảm xúc
Tính cá thể
Nhận biết:

  • Gồm các dạng: Chuyện trò, nhật kí, thư từ.
  • Ngôn ngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương.

Phong cách ngôn ngữ khoa học:

Khái niệm : Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc  lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học.
+ Là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu.
+ Gồm các dạng: khoa học chuyên sâu; Khoa học giáo khoa; Khoa học phổ cập.
+ Có 3 đặc trưng cơ bản: (Thể hiện ở các phương tiện ngôn ngữ như từ ngữ,câu, đọan văn,văn bản).
a/ Tính khái quát, trừu tượng.
b/ Tính lí trí, lô gíc.
c/ Tính khách quan, phi cá thể.

 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

 –   Khái niệm:
+ Là loại phong cách ngôn ngữ được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương (Văn xuôi nghệ thuật, thơ, kich).

  • Đặc trưng:

 +  Tính Hình tượng
+ Tính truyền cảm
+ tính cá thể hóa

Phong cách ngôn ngữ chính luận:

–  Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xã hội.
Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, giáo dục, thuyết phục người đọc, người nghe để có nhận thức và hành động đúng.
Đặc trưng:
+ Tính công khai về quan điểm chính trị: Rõ ràng, không mơ hồ, úp mở.
Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ chung chung, câu nhiều ý.
+ Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, câu đọan phải rõ ràng, rành mạch.
+ Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn từ lôi cuốn để thuyết phục; giọng điệu hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình và sáng tạo của người viết.

Phong cách ngôn ngữ hành chính:

Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính.
– Là giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác.
– Đặc trưng: Phong cách ngôn ngữ hành chính có 2 chức năng:
+ Chức năng thông báo: thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường.
  VD: Văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng,…
+ Chức năng sai khiến: bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gửi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân.
(Các  em lưu ý : Văn bản hành chính không xuất hiện trong đề đọc hiểu)

 Phong cách ngôn ngữ báo chí:

      – Khái niệm: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thong báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
+ Là phong cách được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự: (thông tấn có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi).
Một số thể loại văn bản báo chí:
     + Bản tin: Cung cấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu: Nguồn tin- Thời gian- Địa điểm- Sự kiện- Diễn biến-Kết quả.
     + Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có 1 cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn.
     + Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa 1 chính kiến về thời cuộc

Các  Phương thức biểu đạt

1. Tự sự (kể chuyện, tường thuật):

– Khái niệm: Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc, sự việc này đẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa.
Đặc trưng:
+ Có cốt truyện.
+ Có nhân vật tự sự, sự việc.
+  Rõ tư tưởng, chủ đề.
+ Có ngôi kể thích hợp.

  1. Miêu tả.

– Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người (Đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua ngôn ngữ miêu tả.

 3. Biểu cảm:

Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.

4.Nghị luận:

Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết.

   5.Thuyết minh:

Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về 1 sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc , người nghe

6. Hành chính- Công vụ

Các Phép liên kết

 Thế – Lặp – Nối- Liên tưởng – Tương phản – Tỉnh lược
 Các em đọc bài viết liên quan nhé :
Cách nhận diện phép liên kết trong đề đọc hiểu ngữ văn

Các biện pháp tu từ từ vựng và các biện pháp nghệ thuật khác:

Nhận diện những biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó với việc thể hiện nội dung văn bản:
– So sánh; Ẩn dụ; Nhân hóa; Hoán dụ;  Nói quá- phóng đại- thậm xưng; Nói giảm- nói tránh; Điệp từ- điệp ngữ; Tương phản- đối lập; Phép liệt kê; Phép điệp cấu trúc; Câu hỏi tu từ; Cách sử dụng từ láy…
Xem thêm về các biện pháp tu từ

Các hình thức lập luận của đọan văn:

Diễn dịch; Song hành;Qui nạp…
Link bài viết : http://vanhay.edu.vn/dien-dich-quy-nap-tong-phan-hop-neu-phan-de-so-sanh-phan-tich-nhan-qua-van-dap

 Các thể thơ: 

Đặc trưng của các thể loại thơ: Lục bát; Song thất lục bát; Thất ngôn; Thơ tự do; Thơ ngũ ngôn, Thơ 8 chữ
Link bài viết : Các thể thơ

Các thao tác nghị luận

( Xem thêm tại đây :tổng quan về các thao tác nghị luận )

Các văn bản trong phần đọc hiểu thường lấy từ nguồn nào?

Ngữ liệu đọc hiểu là 2 đoạn văn bản có thể thuộc bất cứ loại văn bản nào, từ văn bản khoa học, báo chí, nghị luận, đến văn bản nghệ thuật… miễn là văn bản ấy được viết bằng ngôn từ. Các văn bản ấy đều không nằm trong chương trình đã học hay trong SGK mà hoàn toàn mới lạ. Các văn bản này thường được lấy từ nhiều nguồn, như các tài liệu tham khảo dành cho học sinh, tác phẩm của các tác giả nổi tiếng, các bài báo hay các công trình nghiên cứu có ‎ý nghĩa….
Các em nên chú ‎ý đến các văn bản có liên quan, hoặc đề cập đến các vấn đề sau:  bảo vệ văn hóa dân tộc; thói sùng ngoại, bài ngoại, thói tham ô lãng phí; biển đảo và trách nhiệm của thế hệ trẻ với biển đảo của đất nước; Gạc Ma – vòng tròn bất tử; thời cơ thách thức của Việt Nam khi gia nhập TPP; thực phẩm bẩn đang đầu độc người dân và lương tâm con người; sự vô tâm của con người nhìn từ vụ án ở Bình Phước; ý thức con người về biến đổi khí hậu; ngập mặn, hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long; vai trò của nguồn nước trong cuộc sống; virus Zi-ka; lòng tự trọng, lòng nhân ái khoan dung, lí tưởng, lẽ sống, phẩm chất, sự thành đạt của tuổi trẻ, nghị lực sống của con người (qua các tấm gương Trần Lập, chú lính chì dũng cảm Nguyễn Thiện Nhân) … …
(Tài liệu sưu tầm )
Bài tập minh họa : Các em bấm vào đây :Tuyển tập bộ đề đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia ngữ văn
Xem thêm : Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn văn có đáp án
Xem thêm :Tổng hợp những đề thi về các tác phẩm trọng tâm lớp 12

63 bình luận trong “Để làm tốt phần đọc hiểu trong môn ngữ văn, bí kíp đạt điểm tuyệt đối

    1. Dàn ý chung
      I- Mở bài
      Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra của nó quá lớn.Nhận thức: tuổi trẻ học đường – những công dân tương lai của đất nước còn quá kém chưa có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
      II- Thân bài
      1. Chỉ ra thực trạng vấn đề
      +Hiện nay tai nạn giao thông ở Việt nam đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên cả nước, 33 -34 người chết và bị thương / 1 ngày Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông vì ý thức các bạn còn quá kém và chưa hiểu rành về luật khi lái xe .
      +Hậu quả của tai nạn giao thông vô cùng nghiêm trọng. Gây thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân ko thể lao động góp sức vì đất nước và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng. Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội; Biến họ trở thành gánh nặng cho gia đình và khiến họ cảm thấy tự ti, buồn chán với cuộc đời. (dẫn chứng )Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Theo điều tra chấn thương liên trường (VMIS), trong năm 2001 có 4.100 trẻ chết do tai nạn giao thông, tương đương với 11 trẻ chết 1 ngày. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em trai gấp 2 lần tỷ lệ này ở trẻ em gái. Trong khi đó có 290.000 trẻ bị thương do tai nạn giao thông cũng trong 2001, tương đương với 794 trẻ/ngày. Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi trở lên. Phần lớn trẻ 0-9 tuổi chết là người đi bộ. Đa số trẻ 10-14 tuổi chết khi đi xe đạp trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng 15-19 tuổi là người đi xe máy.
      2. Nguyên nhân của tai nạn là ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm. . .).Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường . . .) gây ra nhựng vụ tai nạn nghiêm trọng làm bị thương đến chục người. Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn…) Không những thế , sự góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Do tuổi trẻ bồng bột, một phút thiếu tự chủ, các bạn đã tụ tập đua xe gây ko những gây thg tích cho mình mà còn làm cho cha mẹ buồn long, có khi cha mẹ họ còn phải nuôi họ suốt đời vì hậu quả của cuộc tai nạn.
      3. Giải pháp
      Ngay từ bây giờ, chúng ta phải góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Chúng ta phải tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư…Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định. Tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông…
      III- Kết bài
      nều bài học rút ra, liên hệ thực tế, bản thân
      – An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội.
      – Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khoẻ, có tri thức… cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. . .

  1. cô ơi, cô cho em bài viết về vụ công viên nước hồ tây với cả bạo lực học đường lớp 7 tại trường thcs lý tự trọng vừa qua được không ạ, hic cô giúp em với, em cảm ơn cô nhiều lắm

    1. cô gợi ý nhé:
      giải thích:’chúng ta cần biết cân bằg giữa lí trí và cảm xúc, khi xem xét mọi chuyện, quyết địh mọi chuyện ko nên quá nghiêg về cảm xúc hoặc lí trí.
      bình luận::vì sao lại như thế? ( bởi như thế ta sẽ có những quyết định đúg đắn. ság suốt.
      bài học rút ra…

  2. cô cho em hỏi, nếu đề yêu cầu xác định phương thức biểu đạt mà lồng ghép hai phương thức với nhau thì mình chọn cái nào?
    em cảm ơn cô!

    1. muốn viết đoạn văn trc hêt phải xác định nội dung chính của đoạn. tức là hình dung mình sẽ viết những gì. Vạch ý ra giấy nháp. viết câu mở đầu dẫn dắt vấn đề. sau đó dựa vào dàn ý, viết và chỉnh sửa cho đúng dung lượng. có thể lên xuống 1-2 dòng cũng đc

  3. cô giúp giùm e cái này với , năm nay e đang học 12, và cô giáo của e bảo về nhà tự soạn những câu hỏi sau để ôn thi đại học 🙁
    1. Nêu các thành phần chính, thành phần phụ của câu
    2. Nêu các từ loại của Tiếng Việt? Cho VD?
    3. Hãy trình bày các phép liên kết câu, liên kết đoạn văn? Cho VD?
    Giúp e soạn với cô 🙁 e lên mạng tìm mà ko có 🙁

  4. Cô ơi giúp em xác định phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, nôi dung chính trong đoạn văn: chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đúng đắn. điều gì không đúng đắn, thẳng thắn là tà. Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của Chính. nhưng một cây cần gốc rễ, lại cần có cành, lá, hoa, quả mới là cây hoàn toàn.một người phải Cần, Kiệm, Liêm ,nhưng phải chính mới là người hoàn toàn…..lười biếng, xa xỉ tham lam là tà là ác( thơ văn HCM,sđ d)

  5. Cô có thể hướng dẫn em làm bài NLXH về quan điểm: siêng năng(cần),tằn tiện(kiệm),trong sạch(liêm) là Chính,là thiện. Lười biếng ,xa xỉ, tham lam là tà,là ác. CÔ giúp em xác định vấn đề cần nghị luận ạ.

  6. với đề NLXH về quan điểm: siêng năng(cần),tằn tiện(kiệm),trong sạch(liêm) là Chính,là thiện. Lười biếng ,xa xỉ, tham lam là tà,là ác thì vđề cần NL là gì vậy cô?

  7. Cô ơi, cô có 1 số bí quyết nào để làm tốt phần Phong Cách Ngôn ngữ không ạ ? Em học rất yếu những phần ấy. Mong cô chỉ dạy cho em. Em cảm ơn cô.

  8. Nếu 1 văn bản được trích dẫn trong 1 bài báo nhưng nội dung lại đề cập đến vấn đề có tính chất chính trị, xã hội thì ghi là PCNN Báo chí hay Chính luận ạ?

    1. nếu văn bản ấy in trên báo nhưng mang đặc trưng của ngôn ngữ chính luận thì nó thuộc phong cách chính luận.
      Em cần lưu ý rằng: Báo chí có thể đăng tải các văn bản thuộc 6 phong cách ngôn ngữ nhé

    1. “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh” phác họa một cảnh tượng mờ mờ, ảo ảo lại còn có cả sương và khói khiến cho ta thấy con người này đang ở ranh giới giữa hai thế giới thực và mộng . Trong màn sương khói ấy, con người như nhòa đi và có thể tình người cũng nhạt nhoà theo năm tháng . Tác giả không dám khẳng định tình mình với cô gái Huế mà chỉ nói “ai”– điệp từ “ai” dường như xuyên suốt cả bài thơ, khổ thơ nào cũng có sự hiện diện của “ai”, từ “vườn ai”, “thuyền ai” và bây giờ thì “ai biết tình ai có đậm đà”. Câu thơ ngân xa như một tiếng than, nỗi đau của Hàn Mặc Tử như đang trải ra, vào cõi mênh mông vô cùng. Lời thơ dường như nhắc nhở nhưng không bộc lộ tuyệt vọng hay hi vọng mà là toát lên một sự thất vọng, một nỗi băn khoăn về mối tình đơn phương vô vọng. Sự thất vọng của một thi nhân , của một trái tim khao khát yêu thương mà không bao giờ và mãi mãi không có tình yêu trọn vẹn. Lời thơ như một lời thanh minh khiến cho ta cảm thấy cảm thông và xót xa cho tác giả nhiều hơn.

  9. Cô ơi…cô giúp em chỉ hướng ôn tập thi đại với ạ….cụ thể như là:
    +,mình cần ôn chủ yếu cái gì
    +,phương pháp ôn thế nào
    +,cần tập trung ôn vào cái gì là chủ yếu…
    Mong cô hồi đáp giúp em sớm nhất có thể ạ…em cảm ơn cô ^_^

  10. Chị Admin ơi ở Ngữ Văn lớp 6 trong học kì 1 trọng tâm là gì vậy? Có bài nói về Từ mượn sao khó giảng dạy quá. Chị giúp em với.

  11. cô ơi giúp em làm bài này với ạ`.cô là người con gái thứ 20 trong một gđ có 22 người con.cô sinh thiếu tháng nên mọi người nghĩ cô khó mà sống được.Nhưng cô vẫn sống khỏe mạnh.Năm lên 4 tuổi,cô bị viêm phổi và sốt phát ban.sau trận ốm đó,cô bị liệt chân trái và phải chống gậy khi di chuyển.năm 9 tuổi ,cô bỏ gậy và bắt đầu tự đi.đến năm 13 tuổi cô đã có thể đi lại 1 cách bình thường và cô quyết định trở
    thành 1 vận động viên đk.cô tham gia 1 cuộc thi chạy và về cuối cùng.những năm sau đó cô đều tham dự tất cả các cuộc thi đk ,nhưng cũng đều về cuối .mọi người nói cô nên từ bỏ nhưng cô vẫn tiếp tục theo đuổi ước mơ trở thành 1 vđv điền kinh.và rồi cô đã chiến thắng trong 1 cuộc thi.từ đó trở đi cô luôn chiến thắng trong tất cả các cuộc thi mà cô tham gia.sau đó cô đã giành được 3 huy chương vàng olimpic.(cô giúp em trả lời các câu hỏi:1-xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn? 2-nêu nội dung của đoạn? 3-viết 1 đoạn văn ngắn(7-10 dòng) bày tỏ suy nghĩ của em sau khi đọc văn bản trên?

    1. 1. TỰ SỰ
      2. ý nghĩa của câu chuyện
      Câu chuyện của gợi suy nghĩ về tấm gương những con người có ý chí nghị lực phi thường, không bao giờ chịu đầu hàng số phận. Wilma Rudolph đã vượt lên hoàn cảnh bất hạnh của bản thân không chỉ để trở thành con người bình thường mà còn trở thành con người xuất chúng.
      3. SAU ĐÂY LÀ 1 SỐ GỢI Ý CHO ĐOẠN VĂN
      Giới thiệu vấn đề nghị luận
      Vai trò của ý chí nghị lực trong cuộc sống
      – Thứ nhất, ý chí nghị lực tạo cho ta bản lĩnh và lòng dũng cảm. Người có ý chí và nghị lực là người luôn đương đầu với mọi khó khăn thử thách, là người dám nghĩ , dám làm, dám sống.- Thứ hai, ý chí nghị lực giúp chúng ta khắc phục những khó khăn và thử thách, rèn cho ta niềm tin và thúc đẩy chúng ta luôn hướng về phía trước, vững tin vào tương lai.
      – Thứ ba, ý chí nghị lực giúp con người ta luôn tự tin về bản thân, tự tin với công việc mình làm. Dù thất bại vẫn vui vẻ và khắc phục lại chứ không hề nản chí.
      Bàn luận, mở rộng vấn đề.
      – Trong cuộc sống, có không ít người gặp phải hoàn cảnh bất hạnh (do bẩm sinh, do tai nạn, bệnh tật…). Nhiều người trong số đó đã vươn lên không ngừng, tự khẳng định mình “tàn nhưng không phế”. (Có thể liên hệ thêm đến những con người có cùng cảnh ngộ: Nguyễn Ngọc Kí, Nick Vujicic…)
      – Câu chuyện của Wilma Rudolph và nhiều người khác gợi suy nghĩ:
      + Sự khâm phục, ngưỡng mộ với những con người giàu ý chí, nghị lực trong cuộc sống.
      + Không có khó khăn nào mà con người không thể vượt qua, điều quan trọng là cần phải có ý chí nghị lực, có hoài bão ước mơ, có tình yêu với cuộc sống.
      – Phê phán một bộ phận không nhỏ (nhất là thanh niên) sống không có nghị lực, ý chí, ước mơ hoài bão.

  12. thành ngữ chỉ: Học ra rả, học thuộc làu làu nhưng không hiểu cái gì. Còn có câu: Học như vẹt Học như cuốc kêu.
    Chuyện kể:
    Xưa có một con vẹt được người nuôi, dạy cho nói tiếng người. Con vẹt học được vài ba tiếng, suốt ngày ra rả, lặp đi lặp lại tiếng nói đã bắt chước được, làm huyên náo cả khu vườn.
    Con vẹt tỏ vẻ hãnh diện với các loài chim, nó mới lên giọng:
    – Từ nay, ta toàn nói bằng tiếng người, chẳng đả động đến tiếng chim nữa.
    Loài chim thấy chú vẹt hợm hĩnh mới họp nhau lại bàn cách dạy cho con vẹt một bài học.
    Con quạ nói:
    – Vẹt học lỏm được tiếng người, nhưng lại tỏ ra thông thái, quên cả ngôn ngữ, âm thanh của loài chim, như thế nó rất ngu!
    Con sáo hưởng ứng lời của quạ, nó mới nhảy lên cành cây cao gần nơi chú vẹt ở, nói to lên rằng:
    – Chú vẹt à, bác đây cũng giỏi tiếng người, bác sẽ bày thêm cho chú học thật giỏi để nói chuyện thông thạo được với người.
    Vẹt vui mừng ra mặt. Sáo bèn dạy:
    – Vẹt là tên ngu. Vẹt ngu, vẹt ngu!
    Vẹt lặp lại tiếng sáo:
    – Vẹt là tên ngu. Vẹt ngu, vẹt ngu!
    Vẹt cứ bắt chước lời dạy của sáo, mà lặp lại cho đến thuộc. Cả bầy chim trong vườn được một trận cười thỏa thích.
    Quả là học vẹt thì chẳng hiểu sâu xa cái gì. Thế gian cũng lắm kẻ học vẹt, cố tình bắt chước người khác mà lại tỏ ra hãnh diện hợm đời, thì cũng đáng thương như con vẹt kia tự chửi mình mà thôi.
    CÔ ơi cho em hỏi văn bản này có nội dung chính là gì ạ?

  13. cô ơi, đoàn vn. ta thường tới bữa quên ăn nửa đêm vỗ gối ruột đau như cắt nước mắt đầm đìa….ta cũng vui lòng viet theo phuong thuc bieu dat nao ạ

  14. cô ơi nếu một đoạn trích bàn về sự chuyển biến trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân thì thuộc phong cách ngôn ngữ nào

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *