Đề HSG Nói lời riêng mà thấu triệu tâm hồn, NLXH ý nghĩa của việc đẩy lùi suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống.

ĐỀ THI HSG MÔN NGỮ VĂN 10  NĂM HỌC 2023 -2024

Thời gian làm bài 150 phút (đề gồm 02 trang)

  1. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm): Đọc đoạn trích sau:

Lên miền Tây (trích)

Xe chạy nghiêng nghiêng trèo dốc núi
Lên miền Tây vời vợi nghìn trùng.
Ôi miền Tây! Ở dưới xuôi, sao nghe nói, ngại ngùng
Mà lúc ra đi lửa trong lòng vẫn cháy.

Tuổi hai mươi, khi hướng đời đã thấy
Thì xa xôi gấp mấy cũng lên đường
Sống ở thủ đô mà dạ để mười phương,
Nghìn khát vọng chất chồng mơ ước lớn.

 

Đất miền Tây! núi rừng dang tay đón,
Những con người sung sướng nhất trần gian,
Là được lên đây đem sức lực căng tràn,
Với sứ mệnh vinh quang: vỡ đất.

Ta sẽ đến những vùng đất hoang chưa vỡ,
Sẽ trồng lên bãi lúa nương ngô.
Cho Hát Lót, Mộc Châu ngô lúa căng bồ,
Cho mường bản thân yêu ấm no thừa thãi.
Ta sẽ đi vận động đồng bào Mèo xuống núi,
Đi làm người thợ cày trên đất bãi Mường Thanh
Đi làm người thợ xây xây dựng những châu thành
Náo nức giữa rừng xanh Tây Bắc.
Hay đi làm người thợ mỏ khai than khai sắt,

Rồi dựng lò đúc thép ở Điện Biên.

Và còn dựng ở nơi đây bao ước mộng thần tiên

Trên đất nước miền Tây như mọi miền Tổ quốc…

(Bùi Minh Quốc,1958, Thơ Việt Nam 1945  – 1985,

NXB Văn học, trang 38 -39)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Tìm những hình ảnh nói về những công việc sẽ làm khi lên miền Tây của nhà thơ?

Câu 3: Phân tích tác dụng của phép tu từ ẩn dụ trong 2 dòng thơ sau:

Ôi miền Tây! Ở dưới xuôi, sao nghe nói, ngại ngùng
Mà lúc ra đi lửa trong lòng vẫn cháy

Câu 4: Anh/Chị hiểu như thế nào về 2 dòng thơ:

Tuổi hai mươi, khi hướng đời đã thấy
Thì xa xôi gấp mấy cũng lên đường

Câu 5: Một bài học sâu sắc về cách sống của lứa tuổi 20 mà anh (chị) rút ra được khi đọc văn bản trên? Giải thích vì sao lựa chọn bài học đó?

  1. LÀM VĂN (14,0 điểm)

Câu 1 (4.0 điểm): Anh/chị hãy viết một đoạn văn  (khoảng 300 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc đẩy lùi suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống.

Câu 2 (10,0 điểm):

Tâm sự về sáng tạo thơ ca, Lưu Quang Vũ viết:

Nói lời riêng mà thấu triệu tâm hồn                                                           

(Theo Mây trắng của đời tôi – Lưu Quang Vũ)

Anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn thơ sau:

“…Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho cho chị lạy rồi sẽ thưa

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây

(Trích “Trao duyên”, Truyện Kiều – Nguyễn Du)

 

Hướng dẫn chấm

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3,0
  1 Thể thơ tự do 1,0
  2 đến những vùng đất hoang chưa vỡ, trồng lên bãi lúa nương ngô, đi vận động đồng bào Mèo xuống núi, đi làm người thợ cày
đi làm người thợ xây, đi làm người thợ mỏ,  dựng lò đúc thép,

dựng bao ước mộng thần tiên

1.0
  3 Ẩn dụ: lửa trong lòng vẫn cháy

–         Gợi liên tưởng khát vọng đi xa, khát vọng lên đường của nhà thơ luôn hừng hực, sục sôi trong lòng.

–         Tăng tính gợi hình, gợi cảm cho dòng thơ

1.0
  4 Ý nghĩa của 2 dòng thơ

Tuổi hai mươi, khi hướng đời đã thấy
Thì xa xôi gấp mấy cũng lên đường

-Thể hiện cảm nhận của nhà thơ về lứa tuổi 20: Là lứa tuổi luôn sôi sục ước mơ, khát vọng, trong đó có khát vọng được dấn thân, lên đường đến với những chân trời mới, những vùng đất mới, bất kể những xa xôi, thử thách.

-Thể hiện quan điểm sống của nhà thơ: Tuổi trẻ (tuổi 20) phải có ước mơ, khát vọng dấn thân, vượt qua thử thách. Đó là cách tuổi trẻ thể hiện sức trẻ, tôi luyện bản lĩnh, trưởng thành và đóng góp, cống hiến cho xã hội.

1.5

 

 

 

  5  -Xây dựng bài học, ví dụ:

+Sống có ước mơ/hoài bão/ khát vọng/ lí tưởng … gắn với trách nhiệm với quê hương, đất nước

+Có tinh thần dấn thân, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách của cuộc sống.

+Xem lao động là vinh quang, là cách để cống hiến, xây dựng đất nước…

-Lí giải (có ít nhất 2 lí do)

1.5

 

 

 

 

 

 

0,5

II 1 Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 300 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của việc đẩy lùi suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống. 4.0
    a. xác định được yêu cầu kiểu bài:  Nghị luận xã hội 0.25
    b. xác định đúng vấn đề nghị luận: Việc đẩy lùi suy nghĩ tiêu cực  có  ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống. 0.25
    c. đề xuất hệ thống ý phù hợp nhằm làm rõ vấn đề nghị luận: 3.0
    Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề trong cuộc sống cần bàn luận  
    Thân đoạn:  
    + Giải thích suy nghĩ tiêu cực là gì  
    + Biểu hiện của suy nghĩ tiêu cực  
    + Phân tích ý nghĩa  của việc đẩy lùi suy nghĩ tiêu cực đối với cá nhân và cộng đồng ( nó giúp  ta nhìn nhận cuộc sống theo chiều hướng tốt đẹp; giúp con người không phải vướng bận bởi những điều nhỏ nhặt không đáng có, hình thành trong ta một lối sống lạc quan, lành mạnh; từ đó lan toả tinh thần tích cực tới mọi người, làm cho các mối quan hệ trở lên tốt đẹp hơn,…)  
    + Xem xét vấn đề dưới nhiều góc nhìn khác nhau, bàn về các khía cạnh của vấn đề như những người suy nghĩ tiêu cực thường chỉ chìm đắm trong thất bại, đau thương, sễ rơi vào khó khăn, bế tắc, mù quáng, nhìn nhận cuộc đời sai lệch,…  
    Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề và rút ra bài học nhận thức và hành động đúng đắn.  
    d. viết bài văn đảm bảo các yêu cầu: 0.25
    – triển khai được ít nhất 2 luận điểm để làm rõ quan điểm cá nhân  
    – lựa chọn thao tác và phương thức phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận  
    Sáng tạo: diễn đạt hay, suy nghĩ sâu sắc 0.25
  2 Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn thơ 10,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết luận. Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích nhân vật Thúy Kiều trong đoạn thơ trên.

0,5
c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

Thể hiện sự cảm nhận sâu sắc, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:

8.5
1.Giải thích 1.0
– Nói lời riêng: Nói lời cá nhân (từ mình). Nói lời độc đáo (đặc sắc của riêng mình)

– Thấu triệu tâm hồn: Nói được tình cảm điển hình, phổ quát. Gợi được sự đồng cảm sâu xa

-> Câu thơ đúc kết đặc trưng, quy luật sáng tạo cũng như giá trị của thơ ca: Thơ xuất phát từ tiếng nói riêng (tâm tư riêng, cách nói riêng độc đáo…) của người nghệ sĩ nhưng có thể nói được tiếng lòng chung của con người, có sức gợi sâu xa tới triệu tâm hồn

 
2.Chứng minh  
1. Giới thiệu khái quát

– Giới thiệu khái quát về Nguyễn Du và Truyện Kiều.

– Trích đoạn “Trao duyên” thuộc phần II  – gia biến và lưu lạc, có vị trí đặc biệt: mở đầu tấm bi kịch 15 năm lưu lạc của Thúy Kiều, thể hiện cảm hứng nhân văn và tài năng phân tích tâm lý nhân vật bậc thầy của Nguyễn Du.

-Trích đoạn phân tích (12 dòng thơ đầu) khắc họa khung cảnh và lí lẽ trao duyên của Thúy Kiều

0.5
2.Phân tích

-2 dòng thơ đầu: Khắc họa khung cảnh trao duyên:

+ Ngôn ngữ khéo léo: Cậy, Chịu

+ Hành động bất thường: Lạy, thưa

->Không khí trao duyên trang nghiêm, thiêng liêng; hoàn cảnh éo le, bi kịch; sự thông minh, khéo léo của Thúy Kiều.

10 câu tiếp: Lời giãy bày và thuyết phục của Thúy Kiều:

+Thúy Kiều bộc bạch về chuyện tình cảm của mình “Kể từ khi gặp chàng Kim…” “Giữa đường đứt gánh tương tư”:  Mối tình đẹp nhưng mong manh, đứt gãy.

+Sự lựa chọn của Thúy Kiều: “Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”: Kiều chọn cách hi sinh tình cho hiếu.

+ Thúy Kiều thuyết phục Thúy Vân “ngày xuân em hãy còn dài – Xót tình máu mủ thay lời nước non”: Thúy Vân còn trẻ, còn có tương lai, giữa Thúy Kiều và Thúy Vân là tình chị em ruột thịt.

+Thúy Kiều bày tỏ thái độ của mình trước việc Thúy Vân nhận lời trao duyên: “Chị dù thịt nát xương mòn – ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”: Dù Thúy Kiều có phải chết cũng mãn nguyện.

->Lí lẽ trao duyên thấu tình đạt lí

-Khái quát nội dung:

+ Đoạn thơ khắc họa tâm trạng đau đớn, dằn vặt của Kiều khi phải trao duyên tình dang dở của mình cho em, qua đó thấy được bi kịch tình yêu ngang trái, số phận đầy bất hạnh của  Thúy Kiều
+Qua đoạn thơ thấy phẩm chất cao đẹp của Thúy Kiều: Một con người hiếu thảo, tấm lòng thủy chung, giàu đức hy sinh và lòng vị tha và là một người nặng tình, nặng nghĩa sự thông minh, khéo léo của Thúy Kiều

->Tấm lòng nhân đạo sâu sắc, cao cả của Nguyễn Du gây xúc động cho người đọc.

-Đặc sắc nghệ thuật

+Thể thơ lục bát được sử dụng một cách nhuần nhuyễn

+Nội tâm của nhân vật được khắc họa rõ nét, chân thực, tinh tế.

+Giọng điệu trữ tình tha thiết.

+Sử dụng sáng tạo thành ngữ dân gian, ngôn ngữ bình dân kết hợp tài tình với ngôn ngữ bác học trau chuốt,tinh tế.

6.0
    3. Đánh giá nâng cao vấn đề:

Câu thơ của Lưu Quang Vũ khẳng soi sáng bản chất và giá trị của thơ ca (cái riêng độc đáo, cái chung phổ quát), góp phần khẳng định sức sống bền bỉ của thơ. “Truyện Kiều” là tác phẩm có sức sống mãnh liệt bởi giá trị nhân văn tỏa ra từ phẩm gây xúc động lòng người.

– Bài học cho người sáng tác và tiếp nhận thơ ca: Câu chuyện của tâm hồn, câu chuyện của tình cảm chân thực, xúc động và nhân văn, câu chuyện của sáng tạo không ngừng…

 
    d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25
    e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận 0,5

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *