Câu 1 (4,0 điểm)
Hãy chia sẻ suy nghĩ của anh/ chị về câu nói sau:
“Đừng để đi đến cuối cuộc đời rồi mới nhận ra rằng bạn chỉ sống theo chiều dài của nó. Hãy sống theo cả chiều rộng nữa”
Câu 2 (6,0 điểm)
Nhà thơ Cuba Jose Marti nói: “Thiếu tình cảm thì chỉ có thể trở thành người thợ làm những câu thơ có vần, chứ không làm được nhà thơ”
Bằng trải nghiệm về một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn 10 mà anh/chị tâm đắc, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
YÊU CẦU CHUNG
– Giám khảo phải nắm chắc phương pháp và nội dung kiến thức của từng dạng câu trong đề để có sự đánh giá khách quan, chính xác.
– Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
– Sau khi cộng điểm toàn bài, không làm tròn số, để điểm lẻ đến 0,25.
- YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1(4,0 điểm)
- Về kĩ năng
– Biết cách làm bài nghị luận xã hội, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, văn viết mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ hoặc đặt câu.
- Về kiến thức
– Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản như sau:
Ý | Nội dung | Điểm |
1 | Nêu được vấn đề cần nghị luận hợp lí, rõ ràng. | 0,25 |
2 | Giải thích. | 1,0 |
– Sống theo chiều dài của nó:cuộc đời đơn thuần chỉ tính theo số năm có mặt trên cuộc đời, không để lại dấu ấn, không mang nhiều ý nghĩa. – Sống theo cả chiều rộng: sống cuộc đời phong phú, ý nghĩa, đầy màu sắc. è Câu nói mang ý nghĩa sâu sắc,khi đánh giá một đời người, người ta sẽ không căn cứ vào tuổi thọ, căn cứ vào lượng thời gian sống mà chủ yếu căn cứ vào thực tế người đó đã sống như thế nào. Từ đó, câu nói khuyên con người ta đừng để cuộc đời trôi qua một cách nhạt nhẽo, vô vị, chỉ đơn thuần là tồn tại trên cõi đời này mà hãy luôn làm cho cuộc đời mình trở nên thật nhiều ý nghĩa, thật phong phú, nhiều màu sắc. |
||
3 | Phân tích, lí giải. | 1,25 |
Thế nào là một cuộc sống có chiều rộng? – Cuộc đời nhiều trải nghiệm: Con người dám thử thách bản thân, dám thực hiện những điều mới mẻ, không ngại dấn thân, ngại khó khăn, gian khổ để tích lũy nhiều kinh nghiệm cho chính mình – Cuộc đời nhiều ước mơ, khát vọng: Con người giàu mơ ước, hoài bão và luôn nỗ lực hết mình để biến ước mơ thành hiện thực – Cuộc đời nhiều nghị lực: con người luôn mạnh mẽ, kiên cường trước muôn vàn khó khăn và sóng gió trong cuộc đời, không nhụt chí, không dễ dàng gục ngã. – Cuộc đời nhiều cống hiến: con người luôn nỗ lực học tập, lao động để mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc đời. Không phân biệt mỗi người làm công việc gì, giàu nghèo, sang hèn, ai cũng có thể tận hiến cho cuộc đời, cho mọi người bằng khả năng của mình. Tất cả những cống hiến ấy đều ý nghĩa. – Cuộc đời của bất kỳ ai cũng chỉ sống có một lần và nó cũng trôi qua rất nhanh chóng kể cả người thọ nhất. Do đó phải sống như thế nào để thực sự có ích cho đời, cho xã hội. Có những người sống không được lâu nhưng để lại cho đời rất nhiều giá trị quý báu; tên tuổi của họ được lưu mãi đến bao đời sau. Song cũng có không ít người thời gian sống rất dài nhưng những ngày sống cho thật có ý nghĩa thì chẳng bao nhiêu. Rõ ràng cách sống, chất lượng sống mới thực sự là tiêu chí, mới là căn cứ để đánh giá một đời người. |
|
|
4 | Bàn luận mở rộng. | 1,0 |
– Câu nói khuyên nhủ con người ta từ bỏ nếp sống lạc hậu cũ kỹ, từ bỏ lối sống bó hẹp, nhỏ bé, thụ động, nhàm chán để khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống, tạo cho cuộc sống những điều lý thú chưa bao giờ trải qua.
– Phê phán những con người có lối sống quẩn quanh, nhàm chán, tẻ nhạt, thu mình cũng như những kẻ sống hời hợt, không mục tiêu, lí tưởng. |
|
|
5 | Bài học nhận thức và hành động. Khái quát lại vấn đề. | 0,5 |
– Chúng ta hãy tự dấn thân để có những trải nghiệm thú vị, để xây dựng cho mình một cuộc sống thật nhiều ý nghĩa và đáng giá.
– Khi chúng ta sống bằng những trải nghiệm không đồng nghĩa với lối sống vất vưởng, nay thế này mai thế khác mà là sống – tận hưởng – cống hiến, tạo nên một cuộc sống đa màu sắc và có chiều sâu. |
Câu 2 (6,0 điểm)
- Về kĩ năng:
– Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, nhuần nhuyễn các thao tác lập luận, vận dụng tốt kiến thức lí luận văn học.
– Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
– Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Về kiến thức:
– Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý cơ bản sau:
Ý | Nội dung | Điểm |
1 | Giới thiệu vấn đề cần nghị luận | 0,25 |
2 | Giải thích | 0,5 |
– Nhà thơ: người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm với cuộc sống và con người. Người biết yêu cái đẹp, sẵn sàng hi sinh vì cái đẹp. Người sáng tạo nên những vần thơ độc đáo, giàu tính thẩm mĩ.
– Người thợ: người sản xuất hàng loạt, tạo ra hàng loạt những sản phẩm giống nhau mà không có sự sáng tạo. “Người thợ làm những câu thơ có vần” là những câu thơ thiếu vắng tình cảm, cảm xúc. => Ý kiến của Jose Martin khẳng định tình cảm, cảm xúc là một trong những đặc trưng cốt tử của thơ. Người làm thơ thiếu đi tình cảm, cảm xúc thì sẽ không thể trở thành một nhà thơ chân chính |
||
3 | Lí giải | 1,5 |
– Tính trữ tình là đặc trưng nổi bật nhất của nội dung thơ. Vần, nhịp, điệu cần cho thơ nhưng chưa phải là bản chất của thơ. Điều cốt yếu của thơ là tình cảm, cảm xúc nhưng đó phải là thứ tình cảm mãnh liệt của nhà thơ khi đứng trước cuộc đời. Tình cảm ấy không phải là thứ tình cảm kêu gào, khóc cười ồn ào ở bên ngoài, mà là sự rung động mãnh liệt từ bên trong tâm hồn nhà thơ, là sự giày vò, chấn động trong tâm hồn, lắng nghe tiếng nói của tâm hồn mình, đau đớn, sướng vui với những gì trong ấy. Chỉ có như thế thì thi nhân mới sáng tạo nên những vần thơ chứa chan cảm xúc.
– Tình cảm trong thơ không phải là là sự bộc lộ tình cảm một cách bản năng, trực tiếp mà đó là thứ tình cảm đã được ý thức, được siêu thăng, tình cảm được lắng lọc qua cảm xúc thẩm mĩ, gắn liền với khoái cảm của sự tự ý thức về mình, về đời. – Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ đồng thời lại phải có tính tiêu biểu điển hình. Cảm xúc trong thơ nhất định là của một con người – cá nhân trong hoàn cảnh cụ thể nhưng đồng thời nó không đóng kín, khép lại cho riêng nhà thơ mà cảm xúc đó còn là sự đại diện phát ngôn cho tâm tình, suy nghĩ của nhiều người. Vichto Hugô từng cho rằng “Lầm lẫn thay nếu anh tưởng tôi không phải là anh”. Cảm xúc thơ càng có tính tiêu biểu, điển hình thì càng tạo nên sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Và như thế nhà thơ mới tìm được sự đồng cảm nơi người đọc. – Nội dung tình cảm, cảm xúc trong thơ được thể hiện qua cách tổ chức ngôn từ đặc biệt, hàm súc, giàu nhạc tính, cụ thể các yếu tố: thể thơ, nhịp điệu, vần điệu, thanh điệu, giọng điệu… Đọc thơ, cảm được vẻ đẹp của ngôn từ thơ coi như đã nhập được vào hồn thơ, chạm vào được “cõi thơ” thực sự. |
||
4 | Phân tích chứng minh | 2,75 |
– Chọn được những bài thơ tâm đắc trong chương trình Ngữ văn 10 – Phân tích theo đặc trưng thể loại. Chú ý phân tích định hướng để làm sáng tỏ : + Cảm xúc chân thành, mãnh liệt của nhà thơ gửi gắm trong bài thơ + Những tầng bậc ý nghĩa sâu xa. + Nhấn mạnh những khám phá, phát hiện mới mẻ của thi sĩ thể hiện qua thi phẩm trên các phương diện nội dung và nghệ thuật và phong cách. |
|
|
5 | Bàn luận, mở rộng | 0,75 |
– Câu nói của Jose Martin đã nêu chính xác đặc trưng nội dung của thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức, là những rung động rất sâu ở bên trong tâm hồn nhà thơ, là tấc lòng, tư tưởng tình cảm mà thi sĩ kí thác, gửi gắm vào những vần thơ. Đề cao tình cảm, cảm xúc trong thơ không có nghĩa là coi nhẹ những đặc trưng khác của thơ. Bởi làm nên sự thành công cho một tác phẩm thơ còn phụ thuộc và những yếu tố khác như thi tứ, hình ảnh, âm điệu, nhịp điệu của thơ…
– Câu nói của Jose Martin là định hướng cho người sáng tạo thơ ca. Muốn trở thành một nhà thơ chân chính đòi hỏi nhà thơ ấy phải sống sâu với đời, trải nghiệm nhiều về đời sống, ham học hỏi, tích lũy vốn sống để vốn sống trở thành chất sống chuyển hóa vào những vần thơ. Phải công phu trong sáng tạo nghệ thuật để những câu thơ không phải là sự rập khuôn, máy móc. – Người đọc thơ phải cảm nhận bằng trái tim, tâm hồn để khám phá bức thông điệp thẩm mĩ nhà thơ gửi gắm trong đó. Chỉ có như thế “thơ ca mới có thể kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế. |
||
6 | Khái quát lại vấn đề | 0,25 |