Đề HSG chương trình SGK mới: Hành động sáng tạo trong thơ ca là một sự giải tỏa những cảm xúc tràn đầy trong tâm hồn nhà thơ

Đề thi học sinh giỏi tham khảo 

Đề tham khảo số 01:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THPT ……..

ĐỀ THI HSG MÔN NGỮ VĂN

(Đề tham khảo)  

Năm học 2023-2024

ĐỀ THI:

Câu 1 (8.0 điểm):

Bàn về giá trị của sự trải nghiệm, Mark Twain từng nói : “Đi khám phá là giết chết thành kiến, sự cố chấp và những đầu óc hạn hẹp”.

(Theo “Jonh đi tìm Hùng” – NXB Kim Đồng).

Suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên?

Câu 2 ( 12 điểm):

Bàn về thơ, có ý kiến cho rằng: Hành động sáng tạo trong thơ ca là một sự giải tỏa những cảm xúc tràn đầy trong tâm hồn nhà thơ.

Anh (chị) hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

HƯỚNG DẪN CHẤM:

Câu Nội dung Điểm
1 Bàn về giá trị của sự trải nghiệm, Mark Twain từng nói : “Đi khám phá là giết chết thành kiến, sự cố chấp và những đầu óc hạn hẹp”.

(Theo “Jonh đi tìm Hùng” – NXB Kim Đồng). Suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên?

8.0

điểm

Yêu cầu chung

–  Thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm riêng của mình để làm bài.

–  Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải

có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan điểm của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, khách quan…

0,5
Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo các nội dung sau  
Giới thiệu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng, chính xác, hấp dẫn 0,5
1. Giải thích được nội dung của câu nói: 1.5
–   Đi khám phá: là một hoạt động trải nghiệm, trong đó con người đi đến những không gian mới, trải nghiệm cuộc sống ở đó để phát hiện ra những cái ẩn giấu, bí mật đầy mới mẻ của cuộc sống. Đi khám phá hoàn toàn khác với hoạt động du lịch thông thường.

–   Thành kiến, sự cố chấp: là những ý nghĩ, tư tưởng tiêu cực, cứng nhắc đã thành cố định, khó thay đổi.

–  Đầu óc hạn hẹp: nhận thức và suy nghĩ nông cạn, lạc hậu.

–  Nội dung câu nói: Đi khám phá sẽ giúp con người thay đổi nhận thức và tư tưởng, hiểu biết sâu sắc hơn về con người và xã hội, mở rộng tầm nhìn và tri thức của mình.

 
2. Bàn luận (Học sinh có thể có những suy nghĩ và cách diễn đạt khác nhau, nhưng về cơ bản cần hướng đến những nội dung chủ yếu sau):

–  Nhận thức, tư tưởng của con người được hình thành chủ yếu từ trong thực tiễn đời sống. Nếu con người chỉ quẩn quanh trong những không gian chật hẹp, quen thuộc, nhận thức con người sẽ trở nên hạn hẹp, lạc hậu, dễ hình thành nên những thành kiến, những suy nghĩ cố chấp.

–   Những vùng đất mới và cuộc sống mới bao giờ cũng chứa đựng những bí mật sâu xa của đời sống. Khám phá nó sẽ đem đến cho con người những hiểu biết và nhận thức mới mẻ.

–  Sự trải nghiệm đòi hỏi con người phải thâm nhập cuộc sống [sống thực sự với không gian đó, với cuộc đời đó, trải qua những cảm xúc thực sự với nó], từ đó con người mới có khả năng thay đổi nhận thức, xóa bỏ những thành kiến, những suy nghĩ cố chấp.

–   Cuộc sống bên ngoài có khi khác xa với những lí thuyết trong sách vở, vì vậy sự trải nghiệm là cần thiết để con người hiểu đúng về bản chất đời sống.

44.0
3. Mở rộng nâng cao:

–  Xã hội hiện đại đòi hỏi con người, nhất là tuổi trẻ, phải biết trải nghiệm cuộc sống để mở rộng tầm nhìn, hình thành những tư tưởng mới mẻ, tiến bộ, có tính nhân loại.

–  Hoạt động trải nghiệm còn giúp con người hình thành những năng lực và kĩ năng sống cần thiết.

11.5
HƯỚNG DẪN CHẤM

–   Điểm 7-8: Bài viết hoàn chỉnh, tư duy sáng rõ; bố cục ba phần rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lời văn mạch lạc, chữ viết sạch đẹp

–  Điểm 5-6: Bài viết khá hoàn chỉnh, bố cục ba phần rõ ràng, lập luận khá, lời văn mạch lạc, chữ viết sạch đẹp

–  Điểm 3-4: Bài viết tương đối hoàn chỉnh, lập luận chưa vững

–  Điểm 2-1: Không hiểu đề, viết lan man chưa đi vào trọng tâm

–  Điểm 0: Không làm bài

 
2 Bàn về thơ, có ý kiến cho rằng: Hành động sáng tạo trong thơ ca là một sự giải tỏa những cảm xúc tràn đầy trong tâm hồn nhà thơ.

Anh (chị) hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên.

112.0

điểm

Yêu cầu chung: 0.5
–   Thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bình luận, cảm thụ văn chương của mình để làm bài.

–  Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo các cách khác nhau nhưng phải lập luận chặt chẽ, có lí lẽ, căn cứ xác đáng, giàu sức thuyết phục.

 
Yêu cầu cụ thể: Thí sinh cần đảm bảo những nội dung sau:  
Giới thiệu được vấn đề nghị luận rõ ràng, chính xác, hấp dẫn 0.5
1. Giải thích

–  Thơ là một hình thức sáng tác văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua tổ chức ngôn từ đặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm.

–  Hành động sáng tạo thi ca: là qúa trình làm thơ của người nghệ sĩ trước tác động của đời sống hiện thực

–   Sự giải phóng những cảm xúc tràn đầy được hiểu là: mỗi khi có điều gì chất chứa trong lòng, không nói ra, không chịu được, đó là lúc thi sĩ tìm đến thơ để giãi bày.

=> Ý kiến trên đã chỉ ra đặc trưng của thơ trữ tình và đề cao vai trò của tình cảm, cảm xúc trong thơ

22.0
2. Bình luận và chứng minh

Bình luận:

–   Khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn đúng, ý kiến đó đã xuất phát từ đặc trưng của thể loại thơ trữ tình và từ quy luật chung của sáng tạo nghệ thuật. Đã có nhiều ý kiến của các nhà thơ, nhà phê bình văn học xưa nay có những quan điểm tương đồng. Thơ chỉ bật ra khi tim ta cuộc sống đã tràn đầy (Tố Hữu), Hãy xúc động hồn thơ cho ngòi bút có thần (Ngô Thì Nhậm)… Xuân Diệu từng phát biểu: Một bài thơ hay là thơ chín đỏ trong cảm xúc.Thiếu tình cảm, cảm xúc chỉ có thể trở thành người thợ làm những câu chữ có vần chứ không làm được nhà thơ.

–  Thơ là tiếng nói của đời sống tình cảm con người trước cuộc sống. Thơ trữ tình lấy cảm xúc bên trong của đời sống tinh thần nhà thơ để biểu hiện. Khi rung động sâu sắc với cuộc sống, trong những trạng thái vui, buồn ở mức thăng hoa, con người có nhu cầu bộc lộ tình cảm, khi đó, người ta cần đến thơ.

–   Thơ ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại. Người ta làm thơ như một nhu cầu cần thiết trong cuộc sống. Con người dùng thơ để bộc lộ tâm tư tình cảm, nỗi niềm. Thơ là tiếng nói tha thiết của tâm hồn. Đó có thể là những cảm xúc, suy tư về nhân tình thế thái, về số phận con người, thăng trầm của xã hội, những cảm xúc về đất nước, nhân dân, nhân loại. Có khi đó chỉ là những tâm tư của cá nhân trong cuộc đời…

–   Tình cảm trong thơ phải là thứ tình cảm chân thật của nhà thơ. Tình cảm ấy là những trạng thái vui, buồn, sung sướng, đau khổ… mà người nghệ sĩ từng trải qua, từng sống trong những cung bậc ấy. Thơ không chấp nhận thứ tình cảm giả tạo, mờ nhạt. Nếu nhà thơ không viết thơ bằng nước mắt, bằng máu của chính mình, không sống sâu sắc với những tình cảm của con người thì thơ sẽ thiếu sức sống, chỉ có thể làm được những bài thơ vô hồn, chỉ là những câu chữ hoa mĩ được ép khô trên trang giấy.

–   Tình cảm, cảm xúc trong thơ phải có sức lay động lòng người. Thơ là kết quả của sự nhập tâm với đời sống. Chế Lan Viên có lí khi cho rằng: Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép. Như vậy, nhà thơ cần có tấm lòng với cuộc đời, mở lòng với cuộc sống để đón nhận những tình cảm, những rung động từ hiện thực cuộc đời. Đó cũng là cách để nâng tâm hồn mình lên, biết yêu thương, đồng cảm vui buồn với mọi người xung quanh. Nhà thơ phải biết sống đẹp, có trái tim mãnh liệt, phong phú, sâu sắc. Tình cảm là yếu tố ngọn nguồn củacái đẹp trong thơ, khi đó thơ sẽ có sức mạnh thanh lọc tâm hồn con người.

–  Tình cảm, cảm xúc trong thơ phải phải được truyền tải bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo, mang tính thẩm mỹ thể hiện trên các phương diện: Thể loại, ngôn ngữ thơ, hình ảnh, tứ thơ, tính nhạc, chất họa…. Điều đó đem lại cho thơ vẻ đẹp hoàn mĩ.

Chứng minh nhận định

–  Học sinh được tự do trong việc lựa chọn các dẫn liệu khác nhau về thể loại, tác phẩm trong nước hay nước ngoài, văn học trung đại hay văn học hiện đại

–  Khi đưa ra các dẫn liệu cần tiêu biểu, chính xác, hợp lí

Phân tích các dẫn liệu để làm nổi bật vai trò của nó trong việc thể hiện ý đồ, tư tưởng của tác giả và tạo nên tính nghệ thuật của tác phẩm

88.0
3. Nâng cao

–  Thơ gắn kết những tâm hồn đồng điệu. Nhà thơ cần nắm bắt cái riêng biệt để biểu hiện được cái phổ quát, qua cảm xúc, nỗi lòng của nhà thơ, người đọc thấy được mình ở trong đó.

–  Thơ không chỉ cần cảm xúc mà cần cả lí trí. Đó là chiều sâu của nhận thức. Nếu thơ chỉ thiên về cảm xúc, bài thơ sẽ thiếu chất trí tuệ, thiếu sự suy tưởng triết lí mang tính khái quát về cuộc sống.

–  Sự tiếp nhận ở người đọc thơ: cần sự tri âm, sự đồng cảm với tác phẩm, với nhà thơ để có thể sẻ chia những tình cảm đồng điệu. Khi ấy, thơ sẽ có sức sống lâu bền trong lòng nngười đọc nhiều thế hệ.

–  Bài học cho người nghệ sĩ: phải biết đề cao yếu tố tình cảm, cảm xúc trong việc sáng tác thơ.

Hướng dẫn chấm:

–  Điểm 11-12: Bài viết hiểu sâu sắc về vấn đề nghị luận, thể hiện khả năng cảm thụ và thẩm bình tác phẩm văn chương; Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phong phú; Diễn đạt lưu loát, có cảm xúc; Bài viết có dấu ấn cá nhân

–  Điểm 9-10: Bài viết hiểu đúng về vấn đề nghị luận, đáp ứng đủ các ý cơ bản. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt tốt

–  Điểm 7-8: Hiểu và nắm được yêu cầu đề, bố cục mạch lạc. Diễn đạt gãy gọn, còn một số sai sót về chính tả, trình bày

–  Điểm 5-6: Chỉ trình bày nửa số ý, bàn luận chưa có chiều sâu, diễn đạt còn hạn chế

–  Điểm 3-4: Bài làm sơ sài, chung chung hoặc chỉ viết đoạn văn ngắn, diễn đạt kém

Điểm 0: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc HS không viết bài

11.0

————————

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *