Đề đọc hiểu và NLXH về đoạn thơ Nói cùng anh- Xuân Quỳnh

Phần I. Đọc – hiểu (6.0 điểm)
            Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở phía dưới
Em biết đấy là điều đã cũ
Chuyện tình yêu, quan trọng gì đâu:
Sự gắn bó giữa hai người xa lạ
Nỗi vui buồn đem chia sẻ cùng nhau
… Em hiểu rằng mỗi lúc đi xa
Tình anh đối với em là xứ sở
Là bóng rợp trên con đường nắng lửa
Trái cây thơm trên miền đất khô cằn
Đấy tình yêu, em muốn nói cùng anh:
Nguồn gốc của muôn ngàn khát vọng
Lòng tốt để duy trì sự sống
Cho con người thực sự Người hơn

(Trích Nói cùng anh, dẫn theo Xuân Quỳnh – không bao giờ là cuối, NXB Hội nhà văn, 2013)
Câu 1(1.5 điểm): Xác định thể thơ và nêu ngắn gọn chủ đề của đoạn trích trên.
Câu 2 (1.0 điểm): Theo Xuân Quỳnh, tình yêu bắt nguồn từ nơi đâu?
Câu 3 (2.0 điểm): Phân tích tác dụng của 01 phép tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai trong đoạn trích.
Câu 4 (1.5 điểm): Anh/ chị có đồng tình với quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh ở khổ thơ thứ ba không? Vì sao? (Trả lời trong khoảng 5-7dòng).
Phần II. Làm văn (14.0 điểm)
Câu 1 (4.0 điểm): Từ nội dung của đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về đề tài tình yêu tuổi học trò.

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH

NĂM HỌC 2017 – 2018

Môn: NGỮ VĂN – Lớp: 12 THPT
Phần I. Đọc – hiểu (6.0 điểm)
Câu 1 (1.5 điểm)
– Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do (0.5 điểm)
– Chủ đề: thể hiện những quan niệm của Xuân Quỳnh về tình yêu đôi lứa cũng như giá trị cao đẹp của tình yêu đối với cuộc sống của mỗi con người (1.0 điểm)
* Lưu ý: Chấp nhận lối diễn đạt khác nhưng nói được bản chất vấn đề. Trả lời sai, không trả lời thì không cho điểm.
Câu 2 (1.0 điểm)
Theo Xuân Quỳnh, tình yêu bắt nguồn từ sự đồng cảm, quan tâm, thấu hiểu, gắn bó, sẻ chia giữa 2 người xa lạ (1.0 điểm).
* Lưu ý: Chấp nhận lối diễn đạt khác nhưng nói được bản chất vấn đề. Trả lời sai, không trả lời thì không cho điểm
Câu 3 (1.5 điểm)
– Ở khổ thơ thứ hai có sử dụng biện pháp tu từ so sánh: Tình anh đối với em là xứ sở – Là bóng rợp trên con đường nắng lửa – Trái cây thơm trên miền đất khô cằn.(0.5 điểm)
– Tác dụng: nhấn mạnh ý nghĩa của tình yêu mà anh dành cho em, khiến em cảm thấy được che chở, bảo vệ nâng niu…Đồng thời làm cho khổ thơ có nhịp điệu và gợi hình gợi cảm.
* Lưu ý: Chấp nhận lối diễn đạt khác nhưng nói được bản chất vấn đề. Trả lời sai, không trả lời thì không cho điểm
Câu 4 (1.0 điểm)
– HS phải nêu được quan niệm của Xuân Quỳnh về tình yêu: tình yêu làm nảy sinh những khát vọng, động lực để con người duy trì sự sống và sống nhân văn hơn.
– HS bày tỏ sự đồng tình/ không đồng tình hoặc vừa đồng tình vừa phản đối quan niệm trên.
Câu trả lời phải thuyết phục không đi ngược với những giá trị đạo đức nhân văn.
Phần II. Làm văn (14.0 điểm)
Câu 1 (4.0 điểm) .
Yêu cầu:
–  Học sinh biết viết thành một đoạn văn nghị luận bàn về chủ đề “Tình yêu tuổi học trò”  với lập luận rõ ràng và ý tứ phong phú, hợp lí
– Có ý thức liên hệ với gợi ý của bài thơ ở phần đọc hiểu, kết hợp với những trải nghiệm cá nhân
– Không viết đúng thành đoạn văn trừ 0.5 điểm
– Chấp nhận những cách triển khai khác nhau miễn sao hợp lí. Sau đây là một gợi ý :
– Giải thích :+ Tình yêu là gì? Là tình cảm nam nữ, rung động của trái tim, yêu mến, đồng cảm, sẻ chia, cảm thông giữa hai người xa lạ.
+ Tuổi học trò là gì? Lứa tuổi học sinh dưới 19 tuổi còn đang cắp sách tới trường, tâm lí còn hồn nhiên vô tư…
=> Tình yêu tuổi học trò là những rung động đầu đời trong sáng, tươi đẹp, ý nghĩa nhưng cũng bồng bột, dại khờ.
– Phân tích: mặt tích cực và tiêu cực của tình yêu tuổi học trò
+ Tích cực:
++ Là tình cảm đầu đời vô tư, trong sáng .
++ Là động lực học tập.
++ Giúp con người hoàn thiện bản thân, tâm sinh lý và thể chất phát triển tích cực.
+ Tiêu cực:
++ Ảnh hưởng tới thời gian và kết quả học tập
++ Chưa nhận thức chín chắn, chưa nhận thức được tình yêu đích thực.
++ Tác động xấu tới tâm lí: buồn giận, ghen tuông…
++ Không làm chủ được bản thân, vượt quá giới hạn
Đưa ra dẫn chứng cụ thể
– Bình luận: nên chăng có tình yêu trong tuổi học trò?.
+ Chưa xác định được rõ về tình yêu: tuổi trẻ suy nghĩ chưa chính chắn, phát triển về mọi mặt chưa hoàn thiện.
+ Nếu có yêu thì phải chân thành, trong sáng, không ảnh hưởng đến tâm lí, tính cách và kết quả học tập.
– Bài học nhận thức và hành động
+ Nêu lên nhận thức về tình yêu tuổi học trò.
+ Lấy tình yêu làm động lực cho bản thân.
+ Tình yêu phải phù hợp với lứa tuổi, đạo đức và không khuôn phép.
Gợi ý thang điểm theo định tính
– Điểm 3,5 -> 4,0: Bài tốt – Bài làm có sức thuyết phục cao với  ý tứ phong phú, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng …
– Điểm 2,75 -> 3,25: Bài khá – Bài làm có sức thuyết phục, làm sáng tỏ được vấn đề, đảm bảo về ý lập luận, diễn đạt  rõ
– Điểm 2,0 -> 2,5: Bài Trung bình – Đảm bảo cấu trúc đoạn, có triển khai vến đề nghị luận nhưng ý tứ còn hạn chế, lập luận chưa thực sự thuyết phục, còn có một và lỗi
– Điểm 0,25 – 1,75 : Bài yếu, kém – Bài làm còn nhiều hạn chế về ý tứ, lập luận
– Điểm 0,0: Làm sai hoặc không làm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *