Đề đọc hiểu NLXH viết bài văn với chủ đề: Ngọn lửa của niềm hi vọng

VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI

(Con người và cuộc sống xung quanh)

BỘ KẾT NỐI

Đề bài

ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

Hy vọng là một thứ rất tuyệt diệu. Hy vọng cong, xoắn, thỉnh thoảng nó khuất đi, nhưng hiếm khi nó tan vỡ… Hy vọng duy trì cuộc sống của chúng ta mà không có gì có thể thay thế được… Hy vọng cho chúng ta có thể thể tiếp tục, cho chúng ta can đảm để tiến lên phía trước, khi chúng ta tự nhủ là mình sắp bỏ cuộc…

          Hy vọng đặt nụ cười lên gương mặt chúng ta khi mà trái tim không chủ động được điều đó…

          Hy vọng đặt đôi chân chúng ta lên con đường mà mắt chúng ta không nhìn thấy được …

          Hy vọng thúc giục chúng ta hành động khi tinh thần chúng ta không nhận biết được phương hướng nữa… Hy vọng là điều kỳ diệu, một điều cần được nuôi dưỡng và ấp ủ và đổi lại nó sẽ làm cho chúng ta luôn sống động… Và hy vọng có thể tìm thấy trong mỗi chúng ta, và nó thể mang ánh sáng vào những nơi tăm tối nhất…

          Đừng bao giờ mất hy vọng!

(Trích: “Luôn mỉm cười với cuộc sống”, Nhã Nam tuyển chọn, NXB Trẻ, 2011, tr.05)

Trả lời các câu hỏi: (Luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng, yếu tố bổ trợ)

Câu 1: Luận đề của văn bản trên là gì?

Câu 2: Văn bản trên đưa ra bao nhiêu luận điểm lập luận?

Câu 3: Trong luận điểm hai, tác giả chủ yếu sử dụng bao nhiêu lí lẽ?

Câu 4: Hình ảnh “Hy vọng” được tác giả miêu tả qua những từ ngữ nào?

Câu 5: Phân tích tác dụng một biện pháp tu từ đặc sắc nhất trong văn bản.

Câu 6: Anh/chị hiểu như thế nào về câu văn: Hy vọng đặt nụ cười lên gương mặt chúng ta khi mà trái tim không chủ động được điều đó…

Câu 7: Anh/chị hiểu như thế nào về câu văn: Hy vọng đặt đôi chân chúng ta lên con đường mà mắt chúng ta không nhìn thấy được …

Câu 8: Rút ra những thông điệp mà anh/chị tâm đắc từ văn bản?

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn với chủ đề: Ngọn lửa của niềm hi vọng!

 

ớng dẫn đáp án chi tiết

ĐỌC – HIỂU

Câu 1: Luận đề của văn bản: niềm hi vọng.

Câu 2: Văn bản trên đưa ra ba luận điểm lập luận:

– Thế nào là hi vọng.

– Vai trò của hi vọng

– Làm thế nào để tìm và nuôi dưỡng hi vọng.

Câu 3. Trong luận điểm hai, tác giả chủ yếu sử dụng bốn lí lẽ?

Hi vọng giúp ta duy trì cuộc sống.

– Hi vọng giúp ta tiến về phía trước.

– Hi vọng giúp ta vui vẻ lạc quan.

– Hi vọng giúp ta tìm thấy cách giải quyết.

Câu 4: Trong văn bản, tác giả chủ yếu sử dụng yếu tố bổ trợ: dấu câu, các biện pháp tu từ.

Câu 5: Biện pháp tu từ đặc sắc nhất trong văn bản là điệp ngữ “ Hy vọng”

– Tác dụng hình thức: Giúp văn bản trở nên nhịp nhàng cân đối hài hòa, sinh động hơn.

– Tác dụng nội dung: làm rõ chủ đề văn bản- niềm hi vọng.

Câu 6: Hy vọng đặt nụ cười lên gương mặt chúng ta khi mà trái tim không chủ động được điều đó được hiểu là Hi vọng sẽ giúp ta tìm thấy niềm vui, tinh thần lạc quan.

Câu 7: Hy vọng đặt đôi chân chúng ta lên con đường mà mắt chúng ta không nhìn thấy được được hiểu là Hi vọng sẽ giúp ta tìm thấy hướng giải quyết khi gặp khó khăn.

Câu 8: Những thông điệp mà anh/chị tâm đắc từ văn bản:

– Sống là phải hi vọng.

– Biết nhìn ra giá trị của bản thân và nỗ lực hằng ngày.

LÀM VĂN

Mở bài: Giới thiệu vấn đề trong cuộc sống cần bàn luận.

– Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận về vai trò của niềm hi vọng tỏng cuộc sống.

Thân bài:

* Trình bày bản chất của vấn đề đời sống : Giải thích thế nào là niềm hi vọng

* Xem xét vấn đề dưới nhiều góc nhìn khác nhau, bàn về các khía cạnh của vấn đề.

– Vì sao phải có niềm hi vọng?

+ Niềm hi vọng giúp bản thân mỗi người tìm thấy vẻ đẹp bản thân, có ý chí nghị lực vượt qua khó khăn thử thách, tin yêu con người và cuộc đời.

+ Niềm hi vọng gắn kết các thành viên trong một tập thể để tập thể phát triển lớn mạnh.

– Hi vọng và thực hiện niềm hi vọng bằng cách nào?

* Bàn luận vấn đề từ góc nhìn trái chiều

– Hi vọng không có nghĩa là tham vọng hay ảo tưởng.

– Phê phán những người sống bi quan, tuyệt vọng.

* Phân tích tác động của việc nhận thức đúng đắn về vấn đề đối với cá nhân hoặc cộng đồng: Mỗi cá nhân và tập thể cần có niềm hi vọng và có những hành động, việc làm nỗ lực để thực hiện được niềm hi vọng ấy.

Kết bài: Rút ra ý nghĩa của việc bàn luận vấn đề.

Bài học bản thân rút ra về sống và hi vọng.

Bài viết tham khảo

Giả sử nếu bạn lạc vào một con hầm tăm tối thì bạn sẽ làm gì? Sợ hãi, lùi bước hay tiến về phía trước. thật ra con hầm tăm tối ấy chỉ là một phép thử cho niềm tin và sự hi vọng của bạn về con đường phía trước mà thôi. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan niệm rằng: “ Vượt qua mùa đông giá rét, chúng ta sẽ có mùa xuân ấm áp” đúng như vậy, nếu chúng ta  mang trong mình một “ngọn lửa của niềm hy vọng”, chắc chắn bạn sẽ vượt qua không chỉ là con hầm tăm tối đầy đáng sợ mà còn là tất cả khó khăn, thử thách trong cuộc sống để rồi tìm thấy những tia sáng xuất hiện trong bóng tối.

Vậy “Ngọn lửa của niềm hi vọng” là gì? “Ngọn lửa” là biểu hiện của của sự nhiệt huyết, đam mê luôn cháy bỏng trong tâm hồn.”Niềm hi vọng” được hiểu là “giấc mơ khi đang thức” nói như Aristotle. Như vậy, câu” Ngọn lửa của niềm hi vọng” được hiểu là sự tin tưởng, niềm tin, và khả năng thay đổi tích cực trong tương lai. Nó biểu tượng cho tinh thần lạc quan, sự quyết tâm và khả năng vượt qua khó khăn trong các nghịch cảnh, những tình huống khó khăn trong cuộc sống. niềm hi vọng tạo ra động lực để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để từ đó tâm trạng chúng ta thư thái và ổn định hơn.

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao mỗi người lại cần có một “ngọn lửa của niềm hi vọng” cháy rực trong mình chưa? Bởi lẽ, nếu không có hi vọng, chúng ta sẽ mất niềm tin vào cuộc sống, để rồi suy sụp và trở nên tiêu cực.  Và liệu rằng, đôi lúc bạn sẽ phải mắc kẹt trong đống suy nghĩ tiêu cực đó? Nếu bạn không thoát ra được trong những khoảng thời gian đó thì bạn sẽ làm như thế nào? Trong những lầnrời xuống bờ vực sâu thẳm ấy, niềm hi vọng như là cứu tinh trong những sợi tơ rối bởi Thomas Fuller đã từng quan niệm rằng “ Nếu không phải nhờ hi vọng, trái tim ta sẽ tan vỡ.” Đúng  vậy, trái tim ta sẽ vụn vỡ bởi đống suy nghĩ không nên có trong đầu.  Những lúc đó, hi vọng vào những điều tích cực trong tương lai sẽ giúp con người ta thư thái và hạnh phúc hơn cả. Đó cũng chính là liều thuốc để chữa lành tâm hồn.

Bất kì ai có niềm hi vọng đều sẽ có một mục tiêu cụ thể để hướng tới để rồi gieo những hi vọng và niềm tin đặt vào mục tiêu đó. Mặc dù, để đi đến thành công sẽ luôn có những trở ngại bởi ai đó đã từng nói “trên con đường ta đi, không phải lúc nào cũng bằng phẳng”  “ngọn lửa của niềm hi vọng” trong ta sẽ giải quyết điều đó. Niềm hi vọng sẽ tạo ra động lực và năng lượng để con người ta có thể thắp sáng “ngọn lửa” để rồi phủi đi những trở ngại đeo bám trong cuộc đời.

Niềm hi vọng đem đến cho chúng ta vô vàn những lợi ích về mặt tinh thần. Nếu mỗi chúng ta thắp lên trong mình những “ngọn lửa của niềm hi vọng” thì cuộc đời sẽ chuyển biến tích cực và lạc quan hơn.

Trong cuộc sống, người có hi vọng và dám phấn đấu để vươn lên thường nhận được tình yêu và sự kính trọng của mọi người xung quanh. Chắc hẳn ai cũng biết hay đã từng nghe qua cô bé Sakado Sasaki – một cô bé nhiễm chất phóng xạ từ sự kiện Mỹ thả 2 quả bom vào 2 thành phố Hirosima và Nagasaki của Nhật Bản, cô bé đã tin lời bố gấp 1000 con hạc sẽ đổi được một điều ước. Như Jonas salk từng quan niệm “hi vọng nằm trong ước mơ, trong trí tưởng tượng và long dung cảm của những người dám biến ước mơ thành hiện thực” cô bé đã thắp lên cho mình một ngọn lửa hi vọng cháy rực rỡ trong tim và sống lạc quan để chạm tới điều ước nhỏ nhoi của mình. Mặc dù ông trời đã không ban cho cô điều ước ấy nhưng lại ban cho cô sự lạc quan, sự hi vọng và niềm tin mạnh liệt để rồi câu chuyện ấy đã nhận được sự đồng cảm và trân quý từ mọi người, truyền cảm hứng và lan tỏa đến biết bao thế hệ.

Truyền thống đấu tranh để giữ lấy hòa bình và độc lập của dân tộc ta đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho thế hệ ngày nay, bên cạnh sự chiến thắng đó là biết bao ngọn lửa hi vọng cháy trong tim của những người tham gia hoạt động cách mạng, những người tham gia chiến trường, những người hậu phương vững chắc,… những ngọn lửa riêng biệt sẽ cháy độc lập nhưng cùng một lí tưởng, ngọn lửa nhỏ chẳng mấy chốc sẽ thành ngọn lửa lớn, ngọn lửa khổng lồ thiêu rụi quân giặc, những thế lực phản động tồn tại trong xã hội. Trong thời đại hiện nay, một tập thể cũng cần có chung lí tưởng, đặt ra mục tiêu chung và không ngừng nỗ lực, hi vọng và phấn đấu để đạt được những kết quả tốt đẹp.

Soi chiếu với thực tại, Không phải lúc nào cũng tồn tại những bộ phận tích cực trong xã hội, những bộ phận trái ngược đó là những người coi lối sống thiếu hi vọng và bi quan làm bạn, một thứ tình bạn “độc hại”. Họ cũng có mục tiêu như bao người nhưng rất dễ bỏ cuộc khi chỉ mới cắn phải một hạt sạn nhỏ. Họ không có động lực để phấn đấu, không có năng lượng để thực đi tìm kim chỉ nam của đời mình, chỉ biết lợi dụng và dựa dẫm vào người khác. Có nhiều người rất hay mơ mộng và ảo tưởng mình sẽ có một cuộc sống tốt đẹp nhưng nếu không có hi vọng và những hành động cụ thể, liệu rằng cuộc sống ấy có xứng đáng nhận được? Từ đó giá trị con người dần bị mai một, tách li ra dần với xã hội. Trường hợp này cần được xã hội thẳng thắn lên án

“Ngọn lửa của niềm hi vọng” rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta , mỗi cá thể nên “ sỡ hữu” cho bản thân ít nhất một “ngọn lửa của niềm hi vọng”. Bên cạnh đó, hãy biến mình thành một đóa hướng dương không ngừng hi vọng, vươn mình theo ánh nắng mặt trời và lan tỏa những hương thơm của sự lạc quan và tích cực đến cho mọi người để cuộc sống được tô điểm thêm những gam màu tươi mới, những gam màu được yêu thích nhất.

Chúng ta ai rồi cũng sẽ phải lạc trong con hầm tăm tối một lần nữa nhưng nếu ta lại thắp lên “ngọn lửa của niềm hi vọng” của chính mình thì ánh sáng của “ngọn lửa” ấy sẽ soi sáng và làm kim chỉ nam để bạn đối diện, dẫn lối để bước tiếp trên con đường tối tăm. Vì thế đừng để “ngọn lửa” ấy tắt nếu bạn muốn thực hiện ước mơ và hoài bão của chính mình và “sống một cuộc đời đáng sống”

 

 

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *