Đề cương ôn tập học kì 1 môn ngữ văn, lớp 10
TẤM CÁM
I/TÌM HIỂU CHUNG
1/Thể loại
a/ Khái niệm
-Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về các kiểu nhân vật. truyện có nhiều chi tiế kì ảo, thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng cyar cái thiện với cái ác, sự công bằng với sự bất công.
-Truyện cổ tích có 3 loại: cổ tích thần kì, cổ tích sinh hoạt, cổ tích về loài vật.
Truyện cổ tích thần kì có nội dung phong phú nhất và chiến số lượng nhiều nhất, là loại truyện tiêu biểu nhất cho truyện cổ tích nói chung.
-Tấm Cám thuộc kiểu truyện về người mồ coi trong truyện cổ tích thần kì
b/ Đặc trưng: truyện cố tích thần kì có một số đặc trưng sau:
-Các yếu tố thần kì: phép mày biến hóa: tiên, bụt
-Nhân vật chính: người bình thường hoặc bất hạnh
-Mô thuẫn thường gặp: gia đình (anh/chị – em, mẹ ghẻ – con chồng), xã hội (tốt – xấu, thiện – ác….)
-Kết thúc truyện: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
2/ Truyện Tấm Cám
a/ Đặc điểm
-Thể loại: cổ tích thần kì
-Kiểu truyện: phổ biến sâu rộng trên thế giới và ở Việt Nam: về người mồ coi bất hạnh.
-Trên thế giới: có 564 kiểu truyện Tấm Cám, ở Việt Nam có 30 truyện
b/Tóm Tắt: Tấm là cô gái mồ coi, ở với dì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ tên là Cám. Ở với dì ghẻ, Tấm không những phải làm việc vất vả mà còn bị mẹ con Cám đối xử tàn tệ (lừa giỏ tép, giết chết cá bống, tìm cách không cho Tấm đi dự hội…). Mỗi khi gặp chuyện bất hạnh, Tấm chỉ biết khóc. May sao có Bụt luôn hỗ trợ và giúp đỡ cô. Cuối cùng, Tấm được nhà vua cưới về cung làm Hoàng Hậu. Vào ngày giỗ cha, Tấm về nhà làm giỗ bố và bị mẹ Cám giết chết. Dì ghẻ đưa Cám vào cung thây Tấm làm hoàng hậu. Qua những lần bị mẹ Cám hãm hại, Tấm nhiều lần hóa thân thành chim Vàng Anh, cây xoan đào, khung cửi. Cuối cùng, Tấm hóa thân thành quả thị, được lão hàng nước đón về nhà, ở đây, nhờ có miếng trầu têm, nhà vua đã nhận ra Tấm. Vua đón Tấm về cung và yêu thương như xưa. Mẹ con cá đều phải chịu nhận cái chết.
c/ Chủ đề
-Truyện phản ánh những xung đột sâu sắc giữa cái thiện và cái ác, giữa nhân dân lao động và giai cấp bóc lột. nó thẻ hiện ước mơ và tinh thần lạc quan của nhân dân lao động về cuộc sống, thể hiện ước mơ cái thiện luôn chiến thắng cái ác và triết lí về hạnh phúc của nhân dân lao động xưa.
3/ Bố cục
-Phần 1: “ừ đầu đến hằn học của mẹ con Cám”: Cô gái mồ côi trở thành hoàng hậu: thân phận của Tấm và con đường đến với hạnh phúc của cô
-Phần 2; còn lại: tấm với 4 kiếp hồi sinh: Cuộc đấu tranh gian nan, quyết liệt để giành và giữ hạnh phúc của Tấm
Hành trình đi tìm hạnh phúc của cô Tấm chia làm 3 chặng:
Chặng 1: bắt tép à chăn trâu à đi hội à lên ngôi hoàng hậu
Chặng 2: hóa Vàng Anh à hóa xoan đào à hóa khung cửi à ẩn trong quả thị
Chặng 3: trở về cung à trả thù.
II/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1/ MÔ THUẪN GIỮA TẤM VÀ MẸ CON CÁM
Chặng 1: Khi Tấm ở nhà
Tấm | Mẹ con Cám |
Mồ côi, là phận gái Sống với dì ghẻ Làm lụng vất vả luôn canh Hiền lành, chăm chỉ, thật thà, có ước mơ được giao lưu với xã hội. Nhưng bị đối Xử tàn tệ => Nhỏ bé, yếu đuối, cô đơn. Hiền hậu và bị đối xử không công bằng Thiện |
– Ăn trắng mặc trơn Không phải làm việc nặng Hành vi: + Lừa Tấm lấy cắp giỏ Tép + Lén lút giết cá Bống + Lập mưu bắt Tấm ở nhà không được đi xem hội Ác |
=> Nhận xét:
– cô Tấm mồ côi, hiền lành, xinh đẹp >< mẹ con Cám độc ác, tàn nhẫn.
– xung đột trong gia đình -> tranh giành về quyền lợi vật chất và tinh thần.
– Mẹ con Cám tìm mọi cách để ngược đãi, hành hạ Tấm chứ chưa có hành động tiêu diệt.
* Cách giải quyết mâu thuẫn: Yếu tố thần kỳ
– Bụt xuất hiện, giúp đỡ:
Mỗi khi Tấm buồn, tủi thân, đau khổ và khóc.
– Con đường dẫn đến hạnh phúc:
– Cô gái mồ côi, nghèo hèn -> Hoàng hậu
=> Triết lí “Ở hiền gặp lành”
b/Chặng 2: Khi Tấm đã vào cung
Tấm | Mẹ con Cám |
-Trèo cau -Hóa thành chim Vàng Anh -Thành cây xoan đào -Thành khung cửi -Thành cây thị – quả thị -Trở lại làm người – sống hạnh phúc |
-Chặt cây ghết Tấm -Giết Vàng Anh -Chặt xoan đào Đốt khung cửi -Bị trừng phạt đích đáng |
Mâu thuẫn xã hội:Thiện – Ác, chính nghĩa – phi nghĩa trở nên một mất một còn
2/NHỮNG HÌNH THỨC BIẾN HÓA CỦA TẤM VÀ Ý NGHĨA CỦA QUÁ TRÌNH BIẾN HÓA
a/ Ý nghĩa những lần hóa thân
-Mượn hình thức thuyết luân hồi của đạo Phật để thể hiện tinh thần lạc quan của nhân dân
+Hóa thân thành Vàng Anh àSức sống mãnh liệt của con người
+Hóa thân thành cây xoan đào – khung cửi àtha thiết với hạnh phúc và tình yêu
+Hóa thân thành cây thị – quả thị à đấu tranh vạch mặt kẻ thù
+Trở về làm người à Ước mơ của nhân dân
ð– Thể hiện sức sống mãnh liệt của Tấm.
– Thể hiện ước mơ về chiến thắng của chính nghĩa
- b) Ý nghĩa việc trả thù của Tấm:
– Hành động trả thù của Tấm là hành động của cái thiện trừng trị cái ác.
– Phù hợp với quan niệm của nhân dân: “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”.
c/ Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân
-Về hạnh phúc: hạnh phúc chỉ có được khi ta biết giành và giữ lấy.
-Về sự chiến thắng của cái Thiện đối với cái ác
-Về lẽ công bằng trong xã hội
d/ Ý nghĩa của những vật hóa thân và hình ảnh “miếng trầu cánh phượng”:
– Những vật hóa thân như: chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi…rất gần gũi, quen thuộc với đời sống của người dân; là nơi Tấm gửi linh hồn để trở về đấu tranh quyết liệt với cái ác để giành lại hạnh phúc..
– “Miếng trầu cánh phượng”: Vật nối duyên, mang đậm đà bản sắc dân tộc.
III/ TỔNG KẾT
1/Nội dung
-Bản chất của mô thuẫn và xung đột àGiá trị hiện thực
-Cảm thông trước số phận của người dân lao động
–Sức sống và sự trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập, tấn công của cái Ác.
Ước mơ đổi đời -> niềm lạc quan trong cuộc sống
Tinh thần nhân đạo
2/ Nghệ thuật
-Cốt truyện li kì hấp dẫn, khắc hoạc tính cách nhân vật
-Yếu tố kì ảo: tạo sức hấp dẫn và kết thúc có hậu.
-Các câu văn cần: giàu chất thơ, khắc sâu cốt truyện
IV/ LUYỆN TẬP
1/ câu hỏi
Câu 1: tại sao nói: “Mô thuẫn giữa cô Tấm (truyện cổ tích “Tấm Cám”) mồ côi, xinh đẹp, hiền lành với mẹ con dì ghẻ độc ác, tàn nhẫn phát triển từ thấp đến cao”
Câu 2: Quá trình hóa thân của Tấm nói lên ý nghĩa gì?
Câu 3: Anh/ chị chỉ ra vai trò của yếu tố thần kì trong truyện “Tấm Cám”.
2/ đề văn
“Đặc sắc nghệ thuật của truyện thể hiện ở sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đâu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình. (SGK ngữ văn 10 tập 1 trang 72). Anh chị hãy phân tích truyện Tấm Cám để làm sáng tỏ điều đó.
Đây là đề thi của bạn Trần Thị Huyền Trang gửi tới website, http://vanhay.edu.vn/
Admin cảm ơn bạn, hi vọng sẽ nhận được nhiều tài liệu hữu ích của quý bạn đọc./.
TAM ĐẠI CON GÀ
NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY
(truyện cười)
I/ TÌM HIỂU CHUNG
1/ Truyện cười dân gian
a/khái niệm:
-Là những truyện dân gian ngắn có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ
-Kể về những sự việc, hành vi trái tự nhiên của con người, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí và phê phán xã hội.
b/ đặc trưng cơ bản
-Khai thác những sự việc, hành vi, thói xấu xủa một bộ phận đối tượng trong dân gian.
-Chứa đựng những mô thuẫn trái quy luật tự nhiên và tiềm ẩn những yếu tố gây cười.
-Dung lượng ngắn, kết cấu logic chặt chẽ và kết thúc bằng những sự việc hoặc liên tượng bất ngờ.
-Mang ý nghĩa giải trí và giáo dục
Truyện cười không chỉ là sản phẩm của óc khôi hài mà còn là một vũ khí đấu tranh đặc dụng của nhân dân ta.
c/Phân loại: Truyện khôi hài (giải trí), truyện trào phúng (phê phán).
2/ Văn bản: “Tam đại con gà”, “Nhưng nó phải bằng hai mày”
a/ Thể loại: trào phúng
b/Nội dung: Phê phán thầy đồi dốt nát (truyện Tam đại con gà), và quan lại tham những (nhưng nó phải bằng hai mày).
II/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1/TAM ĐẠI CON GÀ
a/ Đối tượng cười: anh học trò dốt làm thầy đồ.
b/Nội dung cười: phê phán thói giấu dốt.
c/Tình huống gây cười:
-Thầy đồ liên tiếp bị đưa vào những tình huống làm tăng mức độ phi lí trong hành động, lời nói của thầy đồ.
+Lần 1: hạy học mà chữ “kê” nghĩa là gà thầy cũng không biết. bị học trò hỏi dồn, thấy bí quá lại giấu dốt nên nói bừa àCười thầy dốt lại nói liều.
+Lần 2:Sợ có người biết, thầy thận trọng bảo học trò đọc khẽ à cười sự giấu dốt, thói sĩ diện hão của thầy.
+Lần 3: Thầy không chịu tìm hiểu lại xin quả âm dương rồi đắc chí bảo học trò đọc to (cái dốt vô tình được khuếch đại) à cười thói mê tin; cười thầy dốt lại thích huênh hoang.
+Lần 4: Biết mình dốt nhưng khi bị phát hiện lại cố tình tìm cách bào chữa cho cái dốt (lời biện minh)
cười cái dốt, ưa chống chế, bao biện cho cái dốt của thầy.
Nhận xét: Tiếng cười trào phúng bật lên từ mâu thuẫn trái tự nhiên: dốt ><khoe giỏi, dốt >< giấu dốt.
Tiểu kết:
-Thầy đồ đi dạy học mà dốt đến mức cái chữ tối thiểu trong sách cũng không biết, không đọc được.
-Dốt mà vẫn ham khỏe giỏi
-Dù đã biết mình dạy dốt vẫn cũ nhất quyết bao biện cho mình bằng lí sự cùn hàng toàn không thể tin tưởng được.
Bản chất dốt của thầy đồ đã được bộc lộ rõ.
Tất cả những hành động cố gắng lấp liếm cái dốt này, chỉ làm cho thầy đồ càng thảm bại hơn.
d/ Ý nghĩa phê phán
-Truyện phê phán một loại người, một thói xấu trong xã hội: Đó là thói dốt hay nói chữ, dốt học làm sang, dốt lại bảo thủ.
-Khuyên mọi người phải mạnh dan học hỏi, không nên che giấu cái dốt của mình.
e/Nghệ thuật
-Kết cấu ngắn gọn, kết cấu chặt chẽ chỉ xoay quanh một mâu thuẫn gây cười là “dốt – giấu dốt. Mọi chi tiết đều hướng vào mục đích gây cười.
-Cách vào truyện tự nhiện, cách kết thúc truyện rất bất ngờ.
-Thủ pháo “Nhân vật tự bộc lộ”: cái dốt của nhân vậy tự hiện ra tăng dần thao mạch phát triển truyện
2/ NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY
a/ Giới thiệu thầy Lý
-Là một viên quan xử kiện, đại diện cho sự công bằng của luật pháp.
-Có tật ăn hối lộ nhưng lại được tiếng xử kiện giỏi.
b/Việc xử kiện của thầy Lý
-Cải và Ngô đánh nhau và cũng tìm đến thầy Lý để kiện, ai cũng sợ kém thế.
-Kết quả xử kiện của thầ Lý căn cứ vào số tiền mà Cải và Ngô đút lót:
+Cải: lót trước 5 đồng
+Ngô: biện chè lá 10 đồng (gấp đôi cải)
-Lẽ phải mà thầy xử thuộc về Ngô, vì Ngô đút lót tiền cho thầy bằng hai lần số tiền của Cải đót lót quan.
c/ Nghệ thuật gây cười trong việc xử kiện của thầy Lý
-Cách tạo các mâu thuẫn gây cười đầy kịch tính thông qua cử chỉ và hành động gây cười.
+Cử chỉ của Cải khi xòe 5 ngón tay và nhìn thầy Lý khẽ bẩm.
+Cử chỉ của thầy Lý cũng xòe 5 ngón tay trái úp lên 5 ngón tay mặt.
Giống màn kịch câm
-Hình thức chơi chữ gây cười được thể hiện qua câu nói của thầy Lý ở cuối truyện
+Tao biết mày phải nhưng nó phải bằng hai mày.
- Phải thứ 1: chỉ lẽ phải
- Phải thứ 2: chỉ điều buộc cần phải có
-Thầy Lý xử kiện vừa bằng lời nói lại vừa bằng cử chỉ
+Xòe năm ngón tau trai úp lên năm ngón tay mặt.
- Ngón tay = đơn vị tiền
- Lẽ phải = tiền
Đồng tiền che mắt kẻ tham lam, làm mờ công lý.
Đồng tiền có sức mạnh vạn năng: biến trái thành phải, biến sai thành đúng, biến kẻ tội đồ thành kẻ vô tội…
d/ Nhân vật Cải và Ngô trong câu chuyện xử kiện
-Cải và Ngô là những người đi kiện nhau chỉ vì một xích mích nhỏ.
-Họ đã dùng tiền đút lót quan để rồi tự biến mình thành nạn nhân của thủ phạm trong tấn bi –hai của việc xử kiện. Nhất là Cải đã mất tiền lại còn bị phạt một chục roi.
Tiếng cười chua chat cũng dành cho họ
Họ vùa đáng thương vùa đáng trách.
e/ Ý nghĩa phê phán của truyện cười
-Phê phán một cách trào lộng mà thâm thúy nạn tham nhũng của những viên quan lại xử kiện trong XHPK.
-Đưa ra bài học cho những người dân thường: đừng vì quyền lợi riêng mà tự biến mình thành nạn nhân và thủ phạm bị kịch cho những viên uant ham nhũng.
III/ TỔNG KẾT
1/ NỘI DUNG
-Truyện vạch trần bản chất tham nhũng của quan lại thời xưa.
-Truyện ít nhân vật, bố cục chặt chẽ, ngắn gọn hấp dẫn người đọc người nghe.
2/ NGHỆ THUẬT
-Tình huống gây cười dần dần phát triển và bộc lộ qua hành động và lời nói nhân vật.
-Xây dung được những cử chỉ và hành động gây cười mang nhiều ý nghĩa.
-Kết hợp giữa cử chỉ gây cười và lời nói gây cười (giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cử chỉ)
-Dùng hình thức chơi chữ để gây cười.
IV/ LUYỆN TẬP
Câu 1: Ý nghĩa phê phán của truyện “Tam đại con gà”
Câu 2: Ý nghĩa của truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày”.
Câu 3:Từ hai truyện cười trên, anh/chị hãy cho biết đặc điểm nghệ thuật của truyện cười dân gian.
CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA
I/ TÌM HIỂU CHUNG
1/ Ca dao.
a/Khái niệm
-Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường két hợp với âm nhạc khi diễn xướng.
-Ca dao diễn tả thế giới nội tâm con người.
b/Nội dung của ca dao:Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tình cảm của nhân dân trong các mối quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước…, thể hiện tinh thần lạc quan của người dân lao động
c/ Nghệ thuật
-Thể thơ: lục bát (lục bát biến hình) chủ yếu
– Ngôn ngữ:
+Giản dị, gần gũi với lời nói hàng ngày, giàu hình ảnh.
+Có lỗi diễn đạt mang tính motip
-Các BPNT: so sánh, ẩn dụ, hoán duh, nhân hóa, phép lặp, câu hỏi tu từ…
d/ Phân loại: ca dao than thân, ca dao hài hước, ca dao yêu thương tình nghĩa.
2/ Văn bản
-Ca dao than thân: bài 1, 2
Ca dao yêu thương tình nghĩa: 3, 4, 5, 6
Ca dao là hòn ngọn quý của nhân dân
Các nhà thơ, nhà văn học tập được nhiều ở ca dao.
II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN
1/ NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
vNét chung
-Chủ đề than thân: người phụ nữ
-Mở đầu: thân em
Tiếng than thân ngậm ngùi
Thân phận nhỏ nhoi, đáng thương
-Hình ảnh: Tấm lựa đào, ruột trong thì trắng
Giá trị, phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ.
-Nghệ thuật: so sánh – ẩn dụ
Giàu hình tượng, tạo sức liên tưởng
vNét riêng
Bài 1:
-Phất phơ giữa chợ:
+Vẻ đẹp giá trị ><Thân phận
Không được trân trọng
-Biết vào tay ai
Cảm giác đắng cay của thân phận bếp bênh trong xã hội xưa
Bài ca dao là lời than thân của cô gái không thể làm chủ được tương lai, hạnh phúc của mình.
Bài 2:
-Sự đối lập:
Ruột trong ><Vỏ ngoài
Trắng >< Đen
Hình thức ><Tâm hồn
Khẳng định phẩm chất tốt đẹp
-“Ai ơi nếm thử mà xem” lời bộc bạch và mời gọi da diết tìm hiểu vẻ đẹp thực sự.
Bài ca dao là lời than ngậm ngùi, xót xa của người con gái khao khát tình yêu và hạnh phúc
Tiểu kết: cả hai bài ca dao không chỉ nói lên thân phận bị lệ thuộc của người phụ nữ trong XHPK mà còn lên tiếng khẳng định vẻ đẹp và giá trị phẩm chất của họ. Vang lên cả hai bài ca dao là nỗi đau, sự ngậm ngùi chua xót nhưng vẫn mang giá trị nhân văn sâu sắc.
2/TIẾNG HÁT YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA
Bài 3:
-Đại từ phiếm chỉ “ai”: Thế lực chia rẽ tình duyên, ngăn cản hạnh phúc con người
-“Khế ơi” Lời gọi than tha thiết à khế chua, lòng người cũng đầy chua xót
-Các Hình ảnh sóng đôi:
Mặt trăng – mặt trời
Sao Hôm – sao Mai
Hình ảnh vĩnh hằng, khẳng định tình cảm thủy chung
-Câu hỏi tu từ “Có nhớ ta chăng”
Nỗi nhớ thường trực, mỏi mòn
-Câu thơ cuối: với nghệ thuật so sánh khẳng định sự thủy chung đinh ninh của nhân vật trữ tình
Bài ca dao thể hiện nỗi buồn vì tình duyên lỡ dở nhưng tình nghĩa thì mãi bền vững.
Bài 4:
-Điệp ngữ: thương nhớ
-Hình ảnh nhân hóa, hoán dụ: khăn, đèn, mắt
Tâm trạng nhớ nhung da diết của người đang yêu
-Các từ chỉ trạng thái:
+Rơi xuống
+Vắt lên
+Chùi nước mắt
+Đèn không tắt
+Mắt không yêu
Nỗi nhớ được nén chặt tâm trạng rối bời, ngổn ngang trăm mối.
-Hai câu cuối:
+Tâm trạng:Lo phiền
+Đại từ: Em
Giãi bày trực tiếp. Lo phiền vì thương nhớ, lo lắng cho thân phận, hạnh phúc lứa đôi.
Lo phiền vì yêu, vì tình yêu còn bị ngăn cản bởi những trở ngại
Bài 5:
-Nhân vật trữ tình: cô gái
-Lời nói: sông rộng một gang, bắc câu dải yếm
Tính chất phóng đại, hóm hỉnh.
-Hình ảnh biểu tượng:
+Sông: sự cách trở
+Cây cầu: sự đoàn viên, hạnh phúc
+Dải yếm: mềm mại, gần gũi mang hơi ấm con người
Cầu dải yếm không có thực, nó được dệt nên bằng ước mơ táo bạo của con người
Ước muốn được gần nhau, thể hiện tình cảm rất táo bạo nhưng cũng rất đầm thắm và đầy nữ tính
Tình yêu mãnh liệt và sự chủ động, táo bạo của cô gái vượt lên mọi tỏa chiết của lễ giáo phong kiến hà khắc.
Bài 6
-Nhân vật trữ tình: vợ chồng
-Hình ảnh: muối mặn – gừng cay
Tượng trưng cho tình nghĩa mặn mà nồng nàn
-Tình nghĩa con người: ba vạn sáu ngàn ngày mới xa
-Hình ảnh: muối mặn – gừng cay
Thủy chung trọn đời
Bài ca dao thể hiện sự gắn bó thủy chung, son sắt, bền vững của tình cảm vợ chồng
III/ TỔNG KẾT
1/NỘI DUNG
Những bài ca dao đã vẻ lên bức tranh tâm tình của người bình dân trong cuộc sống, nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương chung thủy trong xã hội cũ được nộ lộ chân thành và sâu sắc.
2/ NGHỆ THUẬT
-Hình ảnh so sánh, ẩn dụ, tượng trưng
-Ngôn ngữ: giản dị, gần gũi, mộc mạc
-Giọng điệu: nhẹ nhàng, tình cảm
IV/ LUYỆN TẬP
1/ Câu hỏi
Câu 1: nét chung và nét riêng của bài ca dao 1, 2
Câu 2:Tác giả dân gian đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì để diễn tả nỗi nhớ trong bài ca dao số 4? Hiệu quả của thủ pháp nghệ thuật này?
Câu 3: vì sao khi nói đến tình nghĩa của con người, ca dao lại dùng hình ảnh “muối – gừng”
Câu 4: Nét chung về NT trong các bài ca dao trên? Tìm trong kho tang ca dao VN những bài ca dao thể hiện rõ những nét chung nghệ thuật.
2/ Đề văn
Phân tích một số bài ca dao đã học và học thêm để làm rõ ý kiến sau: “ca dao trữ tình là tiếng hát than thân, những lời ca dao yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân Việt Nam” (SGK Ngữ văn 10 – tập 1)
CA DAO HÀI HƯỚC
I/ GIỚI THIỆU VỀ CA DAO HÀI HƯỚC
1/ Phân loại
-Ca dao tự trào: là những bài ba dao vang lên tiếng tự cười bản thân mình, cười hoàn cảnh của mình…
-Ca dao châm biếm: dùng lời lẽ sắc sải thâm thúy để phê phán, chê bai, chê giễu những thói hư tật xấu những kiểu người xấu trong xã hội.
2/ Vị trí, ý nghĩa
Tiếng cười dân gian của ca dao hài hước là vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ dân gian: sự hóm hỉnh, thông minh, bao dung, lòng yêu đời, tinh thần lạc quan của con người binh dân xưa dù cuộc sống nhiều lo toan, cay cực.
3/ Nội dung
-Phản đối chính sách cai trị hà khắc
-Phê phán chế độ đa thê
-Cười cợt những thói hư tật xấu
-Cười cợt cái nghèo.
4/Nghệ thuật
-Phản ánh ngược
-Dùng các yếu tố đối lập, mâu thuẫn
-Khoa trương
-Chơi chữ
II/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1/Bài ca dao số 1
a/ Hình thức kết câu: kiểu đối đáp
-Từ nhân xưng: anh – em
+Lời chàng trai: 6 câu đầu
+Lời đáp cô gái: các câu con lại
-Dấu hiệu đối đáp: hai gạch đầu dòng tương ứng với 2 lượt lời.
àHình thức đối đáp được thể hiện rất nhiều trong ca dao. Nhất là trong những cuộc vui đùa hay hát giao duyên trai gái. ở đây, lời hát cất lên như trong chặng hát cưới của dân ca.
b/ Nội dung chính: Sính lễ dẫn cưới và thách cưới.
c/ Vật dẫn cưới của chàng trai
Dự định
Toan à Sợ
Dẫn voi à quốc cấm
Dẫn trâu à Họ máu hàn
Dẫn bò à Co gân
Lễ vật sang, to Lý do tuy có lý, có tình, chính đán nhưng
Tát, hứa hẹn một cũng có phần suy diễn hài hước
Đén cưới kinh đình
Quyết định dẫn cưới
–Miễn: cứ có là được
-Thú bốm chân: đảm bảo tiêu chuẩn số lượng
-Chuột béo: chất lượng đảm bảo
àChàng chọn được vật dẫn cưới độc đáo đến phi lí, xưa nay chưa từng có
àCách nói dí dỏm, hóm hỉnh, hài hước thông minh
àTinh thân lạc quan, yêu đời, vui vẻ, phóng khoáng của chàng trai
àQua cách nói này, chàng trai cũng đã khéo léo bày tở gia cảnh của mình để cô gái thông cảm
d/ Lời thách cưới của cô gái
-Người ta thách lợn, thách gà
-Còn em: thách một nhà khoai lang
-Sử dụng lễ vật để:
+Củ to: mời làng
+Củ nhỏ: họ hàng ăn chơi
+Củ mẻ: cho trẻ con
+Củ rím, củ hà: cho lợn, cho gà
à Trong cách lo toan chu tất của cô gái, ngay cả những thứ bỏ đi cũng trở nên hữu dụng
àVật thách cưới giản dị thể hiện tấm lòng đôn hậu, thông cảm, bao dung của cô gái. Chẳng những đã không buồn sâu, mặc cảm mà còn rất vui vẻ bằng lòng.
àCoi trọng tình nghĩa hơn của cái vật chất
e/ Yếu tố nghệ thuật tạo nên sự hài hước cho bài ca dao
-Lối nói khoa trương, phóng đại: dẫn voi, trâu, bò
-Lối nói giản dần:
+voiàtrâuà bòà chuột
+Củ toàcủ nhỏàcủ mẻàcủ rím, củ hà
-Cách nói đối lập
-Chi tiết độc đáo: con chuột béo
f/ ý nghĩa phê phán: đằng sau tiếng cười ấy là sự phê phán tục dẫn cưới, thách cưới nặng nề của người xưa
2/ Bài ca dao số 2, 3, 4
a/ Bài ca dao số 2
-Đối tượng châm biếm là nam nhi yếu đuổi, lười biếng
-Nghệ thuật: kết hợp biện pháp đối lập với cách nói ngoa dụ. Cách nói ngoa dụ có tác dụng phóng đại, tô đậm đối tượng châm biếm.
-Tiếng cười có ý nghĩa nhắc nhở: làm trai cho đáng nên trai.
b/ Bài ca dao số 3
-Đối tượng châm biếm: là người đàn ông vô tích sự, lười nhắc, sống nhờ vợ, không có chí lớn.
-Nghệ thuật:Chi tiết nghệ thuật đặc sắc: sờ đuôi con mèo, chi tiết diễn ra một việc làm vô ích. Tác giả dân gian đã thâu tóm thần thái nhân vật trong một chi tiết thật đắt có giá trị khái quát cao cho một loại đàn ông èo uột, lười nhác, ăn bám vợ.
-Tiếng cười có ý nghĩa nhắc nhở.
c/ Bài ca dao số 4
-Chế giễu những người phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên
-Nghệ thuật: phóng đại, trí tưởng tượng phong phú
-Tiếng cười có ý nghĩa nhắc nhở
III/ TỔNG KẾT
1/ Nội dung
-Phong phú, phản ánh nhiều khía cạnh đáng thương trong cuộc sống
2/Nghệ thuật
-Biện pháp tu từ: ngoa dụ, khoa trương, phóng đại, đối lập, trùng điệp, giảm dần, tương phản…
-Hư cấu tài tình, khắc hoạc nhân vật diển hình bằng những chi tiết nghệ thuật đặc sắc có giá trị khái quát cao.
IV/ LUYỆN TẬP
Câu 1:Tiếng cười trong bài ca dao số 1 có khác gì tiếng cười trong bài ca dao số 2?
Câu 2: những biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng trong các bài ca dao hài hước trên?
ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
I/ TÌM HIỂU CHUNG
1/ Đặc trưng của văn học dân gian
– Nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
– Sáng tạo tập thể.
Þ VHDG gắn bó với các sinh hoạt trong đời sống cộng đồng ; phục vụ các sinh hoạt của nhân dân.
- Thể loại của VHDG :
- Thể loại chính :
– Truyện dân gian (thần thoại, truyền thuyết, sử thi, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn).
– Câu nói dân gian (tục ngữ, câu đố)
– Thơ ca dân gian (ca dao, dân ca, vè)
– Sân khấu dân gian (chèo).
- Đặc trưng chủ yếu : Sử thi, Truyền thuyết, Cổ tích,truyện cười, Ca dao,truyện thơ.
Thể loại |
Mục đích sáng tác | HT lưu truyền | ND phản ánh | Kiểu NV chính | Đặc điểm NT |
Sử thi anh hùng |
Ghi lại cs và ước mơ phát triển cộng dồng của người dân TN xưa | Hát, Kể |
XH TN cổ đại đang ở thời công xã thị tộc | Người ah sử thi cao đẹp, kì vĩ. | NT: so sánh, phóng đại, trùng điệp, hình tượng hoành tráng |
Truyền thuyết |
Thể hiện thái độ và cách đánh giá của ND-> sự kiên và các NV lịch sử | Kể, diễn xướng ( lễ hội ) |
– Kể về các sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử có thật nhưng được khúc xạ -> cốt chuyện hư cấu | – Nhân vật lịch sử được truyền thuyết hoá ( An Dương Vương, Mị Châu – Trọng Thuỷ | – Từ cốt lõi lịch sử -> hư cấu thành câu chuyện mang yếu tố hoang đường, kì ảo. |
Truyện cổ tích |
Thể hiện ước mơ của ND trong XH có g/c, chính nghĩa sẽ thắng gian tà | Kể |
Xung đột xã hội cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, chính nghĩa và gian tà | Người con riêng, người con út, người lao động nghèo khổ, bất hạnh … | – Truyện hư cấu không có thật kết cấu theo đường thẳng… theo 3 chặng cuộc đời. |
Truyện cười |
mua vui, giải trí, châm biếm, phê phán XH. GD trong nội bộ ndvà lên án tố cáo g/c thống trị | Kể |
Những điều trái tự nhiên, những thói hư tật xấu đáng cười trong xã hội | – Kiểu nhân vật có thói hư tật xấu ( Anh học trò dấu dốt, thầy lý tham lam | – Ngắn gọn tình huống bất ngờ >< phát triển nhanh, kết thúc đột ngột -> gây cười. |
- So sánh các thể loại : Sử thi, truyền thuyết, truyện cười.
- Nội dung nghệ thuật của ca dao :
- a) Nội dung :
– Ca dao than thân : Lời người phụ nữ nói về thân phận của mình trong xã hội PK.
– Ca dao yêu thương tình nghĩa : Đề cập đến tình cảm, phẩm chất của người lao động (tình bạn, tình yêu).
– Ca dao hài hước : Tâm hồn lạc quan yêu đời của người lao động.
- b) Nghệ thuật :
– Thể thơ : Lục bát, lục bát biến thể, song thất lục bát.
– Ngôn ngữ : Giản dị, gần với ngôn ngữ nói
– Biện pháp tu từ : ẩn dụ, so sánh, điệp từ ngữ …
II/ LUYỆN TẬP
Bài tập 1 và 2 trong sgk
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X
ĐẾN HẾT THẾ KỶ XIX
I/ CÁC THÀNH PHẦN CỦA VĂN HỌC TỪ THẾ KỶ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX
-Văn học Việt Nam thời trung đại gồm hai thành phần chủ yếu là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Giai đoạn cuối, văn học chữ quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa có thành tựu đáng kể.
Văn học chữ Hán | Văn học chữ Nôm |
-Bao gồm những sáng tác về chữ Hán của người Việt -Xuất hiện sớm (trước TK X) -Thể loại: chủ yếu các thể loại văn học TQ như: cáo, chiếu, biểu, hịch, thơ Đường luật… -Bao gồm cả thơ và văn xuôi |
-Bao gồm những sáng tác về chữ Nôm của Người Việt -Cuối TK XIII -Thể loại: một số loại tiếp thu từ văn học TQ còn phần lớn là thể loại văn học của dân tộc (song thất lục bát, lục bát, hát nói, ngâm khúc, truyện thơ…) -Chủ yếu là thơ, rất ít tác phẩm văn xuôi |
II/ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THÉ KỶ XIX
Giai đoạn Đặc điểm |
Từ TK X đến hết TK XIV |
Từ TK XV đến hết TK XVII |
Từ TK XVIII đến hết TK XIX |
Nửa cuối TK XIX |
– Hoàn cảnh lịch sử |
-Chống ngoại xâm (Tống, Mông Nguyên) | -Chống quân Minh, nội chiến |
-Nội chiến phân tranh, chống Xiêm, Thanh | -Chống thực dân Pháp |
-Tác giả |
-Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Tuấn, Lý Công Uẩn… |
-Nguyễn Trãi, Nguyễn Dữ, Nguyễn Bỉnh Khiêm… |
-Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ |
-Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương…. |
-Tác phẩm -Nội dung |
-Thuật hoài, Hịch tướng sĩ, Chiếu dời đô… | -Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo… | -Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm… | -Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Lục Vân Tiên…. |
-Yêu nước (âm hưởng hào hùng) |
-Yêu nước (ca ngợi, phản ánh hiện thực) |
-Chủ nghĩa nhân đạo |
-Yêu nước (bi tráng, hào hùng) |
|
-Nghệ thuật |
-Văn chính luận, thơ phú…Chữ Nôm bắt đầu phát triển |
-Văn chính luận, văn xuôi tự sự , Đường luật… |
-Văn xuôi, văn vần, khúc ngâm , hát nói, truyện thơ…. |
-Văn thơ chữ Hán, Nôm, văn xuôi Quốc Ngữ |
III/ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LỚN VỀ NỘI DUNG CỦA VĂN HỌC TỪ TK X ĐẾN HẾT TK XIX
1/ Chủ nghĩa yêu nước
-Là nội dung lớn, xuyên suốt
-Đặc điểm: gắn liền với tư tưởng “trung quân ái quốc”
-Biểu hiện:
+Ý thức độc lập tự chủ, tự hào dân tộc
+Căm thù giặc sâu sắc
+Tự hào trước những chiến thắng lịch sử
+Biết ơn, ca ngợi anh hùng hi sinh vì nước
+Tình yêu thiên nhiên đất nước…
2/ Chủ nghĩa nhân đạo
-Là nội dung lớn, xuyên suốt
-Đặc điểm:
+Bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của người Việt
+Chịu ảnh hưởng từ những điểm tích cực của nho gia
-Biểu hiện:
+Lòng thương người
+Lên án, tố cáo thế lực chà đạp con người
+Đề cao, ca ngợi con người
+Đề cao quan hệ đạo đức, đào lí làm người
3/ Cảm hứng thế sự
-Phát triển mạnh trong 2 thế kỉ XVII, XIX
-Nội dung: phản ánh hiện thực xã hội, cuộc sống đau khổ của nhân dân
àGắn liền với lịch sử dân tộc và đời sống của nhân dân
- NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LỚN VỀ NGHỆ THUẬT CỦA VĂN HỌC TỪ TK X ĐẾN THẾ KỈ XIX
1/ Tính quy phạm và sự phá vỡ quy phạm
–Biểu hiện của tính quy phạm
+Quan niệm văn học: thi dĩ ngôn chí, văn dĩ tải đạo
+Tư duy nghệ thuật: Theo công thức có sẵn
VD: nhắc đến: Tùng, cúc, trúc, mai: là nhắc đến phẩm chất, cốt cách, khí tiết của người quân tử, của bậc trượng phu.
Hoặc: nhắc đến: long, lân, quy, phụng: nhắc đến tồng lớp quý tộc PK
+Thể loại văn học: quy định chặt chẽ và kết cấu
+Cách sử dụng thi liệu: theo công thức có sẵn: vay mượn những điển tích, điển cố có sẵn của TQ
-Sự phá vỡ quy phạm để phát huy tính sáng tạo trong cả nội dung và nghệ thuật
2/ Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị
-Tính trang nhã:
+Đề tài, chủ đề: hướng đến cái cao cả, trang trọng
+Hình tượng nghệ thuật: Vẻ đẹp tao nhã, mĩ lệ, phi thường
+Ngôn ngữ nghệ thuật: trau chuốt, hoa mĩ
-Xu hướng bình dị: Gần gũi với đời sống hiện thực, tự nhiên, bình dị
3/ Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa văn học nước ngoài
-Tiếp thu tinh hoa văn học TQ:
+Ngôn ngữ, thể loại, thi liệu
-Quá trình dân tộc hóa hình thức văn học:
+Sáng tạo và sử dụng chữ Nôm
+Việt hóa thơ Đường
+Sáng tạo các thể thơ dân tộc
+Thi liệu Việt Nam
V/ LUYỆN TẬP
Câu 1: Những điểm chung và nét riêng của hai nền văn học chữ Hán và chữ Nôm
Câu 2: Văn học Việt Nam từ TK X đến TK XIX có những điểm chung nào về nội dung và nghệ thuật?
THUẬT HOÀI
(TỎ LÒNG)
-Phạm Ngũ Lão-
I/TÌM HIỂU CHUNG
1/ Tác giả
-Phạm Ngũ Lão (1255-1320) người làng Phù Ùng, huyện Duong Hào, tỉnh Hải Dương
-Là người văn võ song toàn
-Có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quan Mông –Nguyên
2/ Tác phẩm
a/ Hoàn cảnh ra đời
-Trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông –Nguyên xâm lược của vua tôi nhà Trần
b/ Nhan đề
-Thuật: kể, bày tỏ
-Hoài: hoài bão, chí hướng, khát vọng
àThuật hoài: nghĩa là bày tỏ hoài bão, bày tỏ khát vọng
àThuộc thể loại: thi dĩ ngôn chí trong văn học trung đại
c/ Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt
d/ Bố cục: 2 phần
-Phần 1: 2 câu đầu: hình tượng người tráng sĩ nhà Trần
-Phần 2: 2 câu cuối: tâm sự người tráng sĩ
II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN
1/Hình ảnh người tráng sĩ nhà Trần
a/ Câu thơ 1: “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
-Tư thế: Hoành sóc (cầm ngang ngọn giáo)
àTư thế hiên ngang, lẫm liệt, người tráng sĩ sẵn sàng chiến đấu
–Không gian: giang sơn
àKhông gian rộng lớn của vũ trụ
-Thời gian: kháp kỉ thu
àThời gian dài đằng đẵng
àCâu 1: khắc họa hình tượng người tráng sĩ nhà trần hiên ngang lẫm liệt nổi bật giữa không gian và thời gian.
b/ Câu 2: Tam quân tỉ hồ khí thôn ngưu
-Hình ảnh: “tam quân” hình ảnh ước lệ tượng trưng đại diên cho đội quân nhà Trần
-So sánh, ẩn dụ: tì hổ
-Thủ phấp thậm xưng: khí thôn ngưu
àSức mạnh khí thế của quân đội dân tộc
vHào khí Đông A
-Lỗi chơi chữ:
Chữ đông + Bộ A = Chữ Trần
東 + 陳
àHào khí thời nhà Trần nói lên được:
-Tư tưởng độc lập tự cường, tự hào dân tộc
-Ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược
àQua hai câu thơ hình ảnh người tráng sĩ lồng vào hình ảnh dân tộc, đậm chất sử thi hoàng tráng. Qua đó hình ảnh người trai đời Trần được khắc họa đậm nét
2/Tâm sự của người tráng sĩ
Câu 3:
-Hình ảnh: nam nhi – công danh trái
-Ý thức được việc lập công danh gắn liền với bảo vệ đất nước.
-Tự cảm thấy mình chưa trả được món nợ công danh, chưa hoàn thành được nghĩa vụ đối với đất nước “Còn vương nợ”
àKhát vọng lập công để đem đến cho non sống đấn nước một cuộc sống ấm no hạnh phúc, lập danh để lại tiếng thơm muôn đời
Câu 4: tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu
àLý tưởng cao đẹp, và rất khiêm nhường
à Nâng cao phẩm giá và nhân cách
III/TỔNG KẾT
1/Nghệ thuật
-Thể thơ đường luật ngắn gọn, súc tích
-Hình ảnh giàu sức biểu cảm
-Giọng thơ tràn đầy cảm xúc
2/ Nội dung
-Hình tượng người anh hùng vệ quốc hiên ngang lẫm liệt với lí tưởng và nhân cách caođẹp.
-Vẻ đẹp và khí thế hào hùng của thời đại
IV/ LUYỆN TẬP
Câu 1: phân tích bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão
Câu 2: SGK lớp 10 cơ bản tập 1 nhận định: “Tỏ lòng là bài thơ Đường luật ngắn gọn đạt đến độc súc tích cao, khắc họa được vẻ đẹp của con người có sức manhj, có lí tưởng, nhân cách cao đẹp cùng khí thế hào hùng của cả thời đại”. phân tích bài thơ để lài sáng rõ nhận định trên.
CẢNH NGÀY HÈ
-Nguyễn Trãi-
I/ TÌM HIỂU CHUNG
1/ Tác giả
-Nguyễn Trãi (1380 – 1442) Quê ở Chi Ngại – Chí Linh –Hải Dương
-Là nhà quân sự, chính trị, ngoại giao tài ba
-Là nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc
2/ Tập thơ “Quốc âm thi tập”
–Vị trí: là tập thơ Nôm sớm nhất Việt nam – Mở đường cho sự phát triển của thơ Nôm tiếng Việt
-Số lượng: 254 bài gồm 4 phần:
+ Vô đề: 192 bài thơ với tựa đề: Ngôn chí, mạn thuật, tự than, báo kính cảnh giới…
+Môn thì lệnh (thời tiết) 21 bài
-Môn hoa mộc (cây cỏ) 34 bài
+Môn cầm thú (thú vật) 7 bài
-Nội dung: Phản ánh vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi dựa trên 2 phương diện như:
+Người anh hung với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.
+Nhà thơ với tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, cuộc sống, con người
-Nghệ thuật: Sáng tạo thể thơ Nôm Đường luật, xem câu lục ngôn với thất ngôn
3/ Tác phẩm: Cảnh ngày hè
a/ Xuất xứ: Bài thơ số 43 trong mục “Bảo kính cảnh giới”
b/ Hoàn cảnh sáng tác:
–Khoảng những năm 1438 – 1439 khi tác giả về nghỉ ở Côn Sơn
c/ Thể thơ: Thất ngôn đường luật xem lẫn lục ngôn
d/ Bố cục: 2 phần
– 6 câu đầu: Bức tranh cảnh ngày hè
-2 câu cuối: Tấm lòng Nguyễn Trãi
II/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1/ BỨC TRANH CẢNH NGÀY HÈ
a/ câu 1: Hoàn cảnh của tác giả
-Rồi: rỗi rãi, nhàn rỗi
Hành động: hóng mát
-Thời gian: ngày trường
-Câu lục: ngắt nhịp 1/2/3
àCâu thơ vẽ ra tâm thế của tác giả: Rảnh rỗi hóng mát, tâm trạng bất đắc chí. Chính trong tâm trạng thu thái đó ông đã mở rộng tâm hồn để đón nhận cảnh vật, thưởng thức thiên nhiên.
b/ câu 2, 3, 4: bức tranh ngày hè
-Hình ảnh: Hòe lục, thạch lưu, hồng liên trì à Gần gũi, bình dị
-Màu sắc: lục của hòe, lựu đỏ, sen hồng à sSnh động đầy mày sắc, tươi tắn
-Động từ mạnh:
+Hòe lục – đùn đùn táp rợp giương
+Thạch lựu – phun thức đỏ
+Hồng liên trì – tiễn mùi hương
à Cảnh vật sinh động, căng tràn sức sống
àNghệ thuật: miêu tả, động từ mạnh, ngắt nhịp ¾ àBức tranh ngày hè tươi tắn, căng tràn sức sống.
c/ Bức tranh cuộc sống
-Từ láy: lao xao, dắng dỏi
-Đảo ngữ (lao xao chợ cá, dắng dỏi cầm ve)
-Biến pháp đối ngẫu:
+Lao xao><dắng dỏi
+Chợ cá><Cầm ve
+Làng ngu phủ><Lầu tịnh dương
àNhấn mạnh âm thanh đặc trưng của ngày hè
àBức tranh cuộc sống tươi vui, no đủ, thanh bình
Tiểu kết: bức tranh ngày hè hội đủ màu sắc, đường nét, hương vị ,âm thanh và bóng dáng của con người, tất cả đã tạo nên một bức tranh hài hòa tươi tắn và tràn đầy sức sống. Cội nguồn sâu xa của những nét vẽ tài hoa ấy là tấm lòng tha thiết với cuộc sống, thiên nhiên của nhà thơ .Qua đó ta thấy tác giả quan sát thiên nhiên bằng tất cả giác quan. à Tình yêu thiên thiên cuộc sống của tác giả
2/ Tấm lòng Nguyễn Trãi
-Điển tích “Ngu cầm”
àThể hiện ước mơ của Nguyễn Trãi:
-Vua thanh minh
-Dân có cuộc sống, no đủ hạnh phúc
-Câu kết (lục ngôn), nhịp 3/3
à Dồn nén cảm xúc
àĐiểm kết tụ hồn thơ Ức Trai không phải ở thiên nhiên tạo vật và ở cuộc sống của con người – một tấm lòng ưu ái với dân, với nước.
III/ TỔNG KẾT
1/ Nội dung
–Bức tranh cảnh ngày hè đẹp, sinh động và đầy sức sống
-Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi
2/ Nghệ thuật
-Thể thơ Đường luật phá cách, xen vào các câu lục ngôn
-Tả cảnh ngụ tình
-Ngôn ngữ bình dị, gần gũi
IV/ Luyện tập
-Câu 1: phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi”
-Câu 2: SGK lớp 10 cơ bản tập 1 nhận định: “Bài thơ Cảnh ngày hè cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yên thiên nhiên, yêu đời, yêu dân, yêu nước”. Em hãy phân tích bài thơ để làm sang tỏ ý kiến trên.
NHÀN
-Nguyễn Bỉnh Khiêm-
I/ TÌM HIỂU CHUNG
1/ Tác giả
a/ Xuất thân
-Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) quê ở Trung Am, Vĩnh Bảo, hải Phòng
-Đậu Trạng Nguyên, làm quan triều Mạc
-Hiệu Bạch Vân cư sĩ, người đời suy tôn Tuyết Giang Phu Tử
b/ Con người
-Học vấn uyên thâm
-Tính ngang tang, cương trực
-Thanh liên, chính trực
c/ Sự nghiệm văn chương
-Chữ Hán: Bạch Vân am thi tập (khoảng 700 bài)
-Chữ Nôm: Bạch Vân quốc ngữ thi (khoảng trên 170 bài)
àNhà thơ lớn của dân tộc
-Đặc sắc của thơ ông:
+Mang đậm triết lý, giáo huấn
+Ca ngợi của kẻ sĩ, thú thanh nhàn
+Phê phán chiến tranh, sự mục nát của giai cấp thống trị với thới đời suy đạo.
2/ Tác phẩm
a/ Xuất xứ: Bài thơ Nôm số 73 trong tập Bạch vân quốc ngữ thi
b/ Chủ đề: Ca ngợi chữ Nhàn trong cuộc sống ẩn dật, khắc hoạc vẻ đẹp chân dung của Nguyễn Bỉnh Khiêm
c/ Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật
d/ Bố cục: 4 phần
-Hai câu đề: Giới thiệu cuộc sống nhàn
-Hai câu thực: Triết lí dại khôn
-Hai câu luận: Bàn luận lối sống nhàn
-Hai câu kết: quan niệm sống nhàn
II/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1/ Hai câu đề: Giới thiệu cuộc sống nhàn
“Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”
-Nhịp thơ: 2/2/3 chậm, thong thả
-Điệp từ “một” kết hợp với liệt kê các danh từ “mai”, “cuốc”, “cần câu”
àCái gì cũng có, cũng sẵn sàng, chú đạo à Một cuộc sống giản dị mà đạm bạc khi về quê ở ẩn
-Từ láy “thơ thẩn” Trạng thái thảnh thơi, nhàn rồi
-Cụm từ “dầu ai vui thú nào” Sự kiên định với lối sống đã lựa chọn
àSống ung dung, tự tại
Tiểu kết: qua hai câu thơ đầu, Nguyễn Bỉnh Khiêm toát lên một vẻ ung dung, tự tại của một con người đã hòa mình vào chốn cây cỏ, điền viên, khẳng định lối sống tự do mình đã chọn.
2/ Triết lí dại khôn
“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao”
-Nghệ thuật đối lập:
+Ta – người
+Dại – khôn
+Nơi vắng vẻ – chốn lao xao
àNhấn mạnh quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm
-Từ láy:
+Vắng vẻ: nơi thôn quê yên tĩnhàThảnh thơi, thoải mái trong tâm hồn
+Lao xao: chốn quan trường, danh lợi àCon người phải bon chen, luồn cúi
-Cách nói ngược: “ta dại” – “người khôn” hóm hỉnh pha chút mỉa mai, châm biếm
Tiểu kết: hai câu thơ đã nêu bật triết lí sống của một bậc trí giả: tìm về nơi thiên nhiên yên tĩnh để giữ cho sự thanh cao, trong sạch cho tâm hồn
3/ Hai câu luận: Bàn luận lối sống nhàn
“Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
-Thức ăn:
+Thu: măng trúc
+Đông: Giá
àCuộc sống đạm bạc, dân dã
-Sinh hoạt:
+Xuân: tắm hồ sen
+Hạ : tắm ao
àLối sống thanh cao, thuần hậu
Tiểu kết: Hai câu thơ toát lên niềm vui với cuộc sống đạm bạc, thanh cao, hòa hợp với tự nhiên.
4/ Hai câu kết: Quan niệm sống nhàn
“Rượu đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”
–Điển tích: “Rượu đến cội cây, ta sẽ uống” về Thuần Vu Phần
àTriết lí nhân sinh: công danh phú quý chỉ là giấc mộng
-Hai chữ “nhìn xem”
àthế đứng cao hơn
àThái độ coi thường công danh lợi lộc, tìm lối sống thanh cao cho riêng mình.
vTriết lí nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
-Sống nhàn là sống thanh thản, tự tại bởi những thú vui riêng của mình
-Sống thuậ theo tự nhiên, hòa hợp với tự nhiên
-Không tranh đua, không mành danh lợi, không bon chen, không cơ mưu, toan tính
àNhàn cả về thể xác lẫn tâm hồn
Tiểu kết: Thể hiện thái độ coi thường công danh phú quý – triết lí nhân sinh tích cực của tác giả trong thời đại bấy giờ.
III/ TỔNG KẾT
1/ Nội dung
–Khẳng định quan niệm sống nhàm
-Vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm
2/Nghệ thuật
-Kết hợp giữ trữ tình và triết lý
-Giọng thơ thâm trầm, sâu sắc
-Ngôn ngữ giản dị, cách ngắt nhịp tài hoa
IV/ Luyện tập
Câu 1: Quan niệm sống nhàn của NBK được thể hiện như thế nào trong bài thơ Nhàn
Câu 2: Theo em, quan niệm sống đó tích cực hay tiêu cực? Vì sao? Nếu chọn cho mình một lối sống trong cuộc sống hiện tại em có chọn lối sống của NBK hay không? Lí giải nguyên nhân
Câu 3: Từ triết lí sống của NBK, em có suy nghĩ gì về quan niệm sống nhàn của một bộ phận thanh niên học sinh trong xã hội ngày nay? Em rút ra được bài học sâu sắc gì cho sự tu dưỡng bản thân?
BÀI TẬP NÂNG CAO
-Viết đoạn văn bình về triết lí sống “nhàn” của NBK trong bài thơ.
ĐỌC TIỂU THANH KÍ
(ĐỘC TIỂU THANH KÍ)
-Nguyễn Du-
I/ TÌM HIỂU CHUNG
1/ Tác giả
–Nguyễn Du (1765 – 1820) là đại thi hào lừng danh của dân tộc
-Thơ của Nguyễn Du thẫm đẫm tinh thần nhân đạo
2/ Tác phẩm “Độc tiểu thanh kí”
a/Xuất xứ: Trích trong Thanh hiên thi tập
b/ Hoàn cảnh sáng tác
-Tạm giả định: Nguyễn Du sáng tác bài thơ trước khi ông ra làm quan cho nhà Nguyễn ông đã đọc được câu chuyện này và sáng ta ra nó.
c/ Tìm hiểu về Tiểu Thanh
-Phùng Tiểu Thanh là một cô gái TQ sống khoảng thời Minh, co nhà gia thế, tên chữ Phùng Huyền Huyền
-Từ nhỏ nàng đã thông hiểu các môn nghệ thuật cầm kì thi họa, lại có phong tu lộng lẫy hơn người.
-Năm 16 tuổi được gả làm vợ lẽ cho Phùng Sinh, một côn tử nhà gia thế.
-Vợ cả tính hay ghen lại cay đội, bắt ra sống riêng trên Cô Sơn, gần Tây Hồ
-Vì đau buồn, nàng sinh bệnh rồi qua đời khi mới tròn 18 tuổi.
d/ Nhan đề: có 2 cách hiểu
Cách 1: Tiểu Thanh kí: tập thơ của ngà Tiểu Thanh sáng tác àVậy tựa bài thơ sẽ hiểu là đọc tập thơ của nàng Tiểu Thanh
Cách 2: Tiểu Thanh kí: tên truyện viết về nàng Tiểu Thanh à Đọc câu chuyện về nàng Tiểu Thanh.
àNếu đặt bài thơ trong hoàn cảnh sáng tác, trong tập thơ thì cách hiểu thứ 2 là hợp lý hơn cả
e/ Thể thơ: Thế ngôn bát cú Đường luật
f/ Bố cục 4 phần
–Hai cầu đề: Cảm hứng sáng tác
-Hai câu thực: Cuộc đời và số phậm nàng Tiểu Thanh
-Hai câu luận: Suy ngẫm về tài mệnh
-Hai câu kết: tâm sự của Nguyễn Du
II/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1/ Hai câu đề: cảm hứng sáng tác
- Cảnh Tây Hồ
-Nghệ thuật đối lập, tương phản
Vườn hoa >< Gò hoang
Tươi đẹp nên thơ >< Hoang phế, tàn lụi
Quá khứ >< hiện tại
Mất >< còn
-Động từ: “tẫn” sự thay đổi triệt để của cảnh vật nơi đây
àVới Động từ mạnh, Nghệ thuật đối lập đã cho thấy sự thay đổi cảnh vật của Tây Hồ khiến tác giả ngỡ ngàng xót xa.
b/ Tâm trạng Nguyễn Du
–Độc điếu: viếng một mình
-Nhất chỉ thư: một tập sách
àSự trang trọng, thành kính đối với người đã khuất.
àNgười chết cô đơn, người viếng cũng cô đơn-> mối tri âm
Tiểu kết: hai câu đề vừa là ngoại cảnh, vừa là tâm cảnh. Nó nhấn mạnh cái đẹp bị hủy diệt theo thời gian, đồng thời nó hé mở đề tài của bài thơ.
2/ Hai câu thực: cuộc đời và số phận của nàng Tiểu Thanh
-Nghệ thuật ẩn dụ
+Chi phấn:
- sắc đẹp của Tiểu Thanh
- cái đẹp ở đời
+Văn chương:
- tài năng của Tiểu Thanh
- người tài hoa nói chung
-Nghệ thuật nhân hóa:
+Liên tử hậu
+Lụy còn vương
à “Liên”, “Lụy” diễn tả nỗi đau đớn, xót xa, phẫn uất của tác giả trước cái tài, cái sắc con người bị vùi dập, trà đạp phũ phàng
àTài sắc vẹn toàn nhưng chịu nhiều bất hạnh ngang trái của nàng Tiểu Thanh. Qua đó nói lên sự thương xót cho số phận của Tiểu Thanh, phẫn nộ trước quy luật cuộc đời.
-Nghệ thuật đối lập:
Vô mệnh><Hữu thần
àCái đẹp và cái cái tài có sức sống mãnh liệt bất tử đến ngàn đời
àTiểu kết: Sự trân trọng của ND đối với người tài sắc. Qua đó tố cáo xã hội bất công, ngang trái.Đây là chủ nghĩa nhân đạo trong sáng tác của ND
3/Hai câu luận: Suy ngẫm của Nguyễn Du
–Cổ kim hận sự: sự bấy công từ xưa tới nay
-Thiên nan vấn ®Đinh mệnh, sự tuyệt vọng
àSự bất công chung của người tài sắc
-Phong vận kì oan: nỗi oan của người phong lưu, tài tình
-Ngã tự cư: ta tự mang
àĐồng cảm đấm mức tri âm về nỗi đau thân phận
àNhận thức sâu sắc của ND về hiện thực xã hội, về cuộc đời. Đồng thời bày tỏ nỗi xót xa, căm phẫn, bất bình và bế tắc trước hiện thực đó.
4/ Hai câu kết: tâm sự của ND
-Từ “bất tri”: chẳng biết: Sự băn khoăn
-Cụm từ: Tam bách dư niên hậu
-Hà nhân: người nào (số ít) àKhao khát tìm kiếm sự đồng cảm
-Động từ Khấp: khóc nghẹn, không thành tiếng(giọt nước mắt chảy ngược vào trong)
Câu hỏi tu từ: “Thiện hạ hà nhân khắp Tố Như” à Nỗi cô độc, lẻ loi trong thực tại
–Xưng tên: Tố Như àSự đột phát của cái tôi cá nhân
à Tiếng gọi bạn tri kỉ
àTiểu kết: Hai câu kết diễn tả cái tôi cô đơn đến tột độ của nhà thơ thương người, khóc người cũng chính là thương mình, khóc mình
III/ TỔNG KẾT
1/ Nội dung
-Niềm cảm thương mà Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh và tâm sự khao khát tri âm hướng về hậu thế
– vẻ đẹp chủ nghĩa nhân đạo
2/Nghệ thuật
-Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những mặt đối lập trong hình ảnh, ngôn từ
-Ngôn từ trữ tình, triết lý
IV/ Luyện tập
Câu 1: Dựa vào nội dung bài thơ để lí giải vì sao ND có sự đồng cảm, tri âm sâu sắc với Tiểu Thanh
Câu 2: Em hiểu tâm sự của ND gửi gắm trong bài thơ này?
-Đề văn: em hãy phân tích giá trị nhân đạo thể hiện trong bài “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du?
Đây là đề thi của bạn Trần Thị Huyền Trang gửi tới website, http://vanhay.edu.vn/
Admin cảm ơn bạn, hi vọng sẽ nhận được nhiều tài liệu hữu ích của quý bạn đọc./.
TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG
-Lí Bạch-
I/ TÌM HIỂU CHUNG
1/Tác giả
a/ Cuộc đời
-Lí Bạch (701-762) tự Thái Bạch, quê ở Lũng tây nay thuộc tỉnh Cam Túc.
-Là nhà thơ lãng mạn vĩ đại Trung Quốc, được mệnh danh là “thi tiên”.
-Ông là người ham đọc sách, tính tình phóng khoáng, thích ngao du sơn thủy.
b/ Sự nghiệp sáng tác
-Số lượng: khoảng trên 1000 bài thơ.
-Nội dung thơ: Lí tưởng cao cả, khát vọng giải phóng cá tính, bất bình với hiện thực tầm thường, thể hiện cảm tình phong phú, mãnh liệt
-Phong cách thơ: Hào phóng, bay bổng, tự nhiên, tinh tế và giản dị.
-Đặc trưng thơ: Sự thống nhất giữa cái cao cả và cái đẹp.
2/ Bài thơ
a/ Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào năm 728 khi Lí Bạch tiễn Mạnh Hạo nhiên đi Dương Châu tại Hoàng Hạc.
b/ Đề tài: Đề tài “Tống biệt” phổ biến trong thơ Đường.
àBài thơ là tác phẩm tiêu biểu của Lí Bạch về cảnh tình bạn trong cảnh tiễn biệt
c/Thể loại: thất ngôn tứ tuyệt
d/ Bố cục: 2 phần
-Phần 1: 2 câu đầu: cảnh tiễn biệt
–Phần 2: hai câu sau: tâm trạng nhà thơ
II/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1/ cảnh tiễn biệt
“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc Lâu
Yên Hoa tam nguyệt há Dương Châu”
– Không gian:
+Nơi đưa tiễn: Lầu Hoàng Hạc: Thắng cảnh thần tiên, chốn thanh cao, thoát tục
+Nơi đến: Dương Châu: chốn phồn hoa đô hội
àKhông gian bao la
-Điểm nối: Sông Trường Giang
-Thời gian: tháng 3, mùa yên hoaàCảnh sắc thiên nhiên nơi phồn hoa đô hộiàMùa cuân trong sáng, đẹp trời
-Con người: Cố nhân (bạn cũ)
àTình bạn tri âm, thắm thiết
-Nghệ thuật đối lập:
+ Cảnh >< tình
Người đi Kẻ ở
â â
Đi về chốn tiên cảnh phồn hoa Lẻ loi, ngậm ngùi nuối tiếc
+Vui >< buồn
+Cái có >< Cái không
+Miêu tả chính xác cụ thể chân thực
+Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc hàm súc.
àCảnh đưa tiễn đẹp, nhưng lưu luyến, bịn rịn, vấn vương. àẨn chứa nỗi buồn li biệt
Tiểu kết: Là mối quan hệ vừa có sự đối lập vừa hoà hợp với nhau tạo ra một khung cảnh chia ly buồn và đẹp, nói lên tình bạn trong sáng và sâu nặng của nhà thơ trong buổi đưa tiễn.
vĐối chiếu bản phiên âm và dịch thơ trong SGK
-Cố nhân” dịch chưa chính xác
-Thiếu từ “tây” trong nguyên tác
-Chưa dịch từ “tam nguyệt”
2/ Hai câu thơ : Tâm trạng nhà thơ
vĐối chiếu phiên âm với dịch thơ
–Mất chữ “cô” trong nguyên tác”
-Bỏ qua chữ “bích không tận”
-Chưa chính xác từ duy kiến
vNội dung
-Cô phàm: cánh buồm lẻ loi àTâm trạng bâng khuâng tiếc nuối
-Duy kiến (chỉ thấy) ¹ trông theo: Dòng Trường Giang àÝ thơ kín, không mang cảm xúc
-“Cô” + “Duy”: sự cô đơn, lẻ loi của người ở và kẻ đi.
-Trường Giang: sự kì vĩ mênh mông, vô tận của dòng sông
àCánh buồm: ẩn dụ cho người ra đi âm thầm, lặng lẽ
-Hành trình: cánh buồm – xa dần –mất hút
àSự quan sát tinh tế:Diễn tả nối mong dài theo hành trình
-Nghệ thuật:
+Bút pháp chấm phá” cố nhân, cô phàm
+Thủ pháp đồng nhất và đối lập cao độ:
- Đồng nhất:
Cánh buồm tự do = con người phóng khoáng
Cánh buồm xa dần = nỗi nhớ tăng dần
- Đối lập:
Con người nhỏ bé><vũ trụ rộng lớn
Dòng sông hữu hạn><Bầu trời vô hạn
Cảnh còn><Người mất
àTình cảm nhớ nhung tha thiết, cô đơn, lẻ loi – tấm lòng của Lí Bạch dành cho bạn.
Tiểu kết: Nỗi lòng của người đưa tiễn: Lưu luyến nhớ thương, lo lắng cho bạn,…Qua bút nghệ thuật tả cảnh ngụ tình độc đáo. Hình ảnh thơ tế gợi cảm, lớn lao, kì vĩ, cùng với nghệ thuật đối, ngôn ngữ thơ, hàm súc gợi cảm…
III/ TỔNG KẾT
1/ Nội dung:
-Tình bạn sâu sắc, chân thành – điều không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của con người ở mọi thời đại
2/ Nghệ thuật
-Hình thức chọn lọc, ngôn ngữ thơ gợi cảm, giọng điệu trầm lắng
-Tình hòa trong cảnh; kết hợp giữa yếu tố trữ tình, tự sự và miêu tả
-Quân hệ đối lập; vô hạn – hữu hạn – cảnh tình
IV/ LUYỆN TẬP
Câu 1: vì sao bài thơ có 28 chữ mà riêng nhan đề có tới 10 chữ
Câu 2: Ý tại ngôn ngoại thể hiển thế nào trong bài thơ.
Câu 3: chủ đề bài thơ là gì? Tác giả đã thể hiện chủ đề đó như thế nào?
CẢM XÚC MÙA THU
(Thu hứng)
-Đỗ Phủ-
I/ TÌM HIỂU CHUNG
1/ Tác giả
a/ Cuộc đời
-Đỗ Phủ (712 – 770) quê ở huyện Củng, tỉnh Hà Nam. Cả cuộc đời nghèo khổ, lưu lạc, chí lớn phò vua giúp nước nhưng không thành, chết trong bệnh tật.
-Là một nhà thơ hiện thực, vĩ đại TQ, là danh nhân văn hóa thế giới.
-Ông có ảnh hướng lớn đến các nhà thơ trung đại VN (Nguyễn Du, Nguyễn Trãi…)
- Nội dung thơ Đồ Phủ
–Là nhà thơ hiện thực vĩ đại, danh nhân văn hóa thế giới được tôn vinh là “thi thánh”
-Thơ ông phản ánh hiện thực sinh động, chân thực “thi sử” (những vần thơ về lịch sử)
-Giọng thơ thường trầm uất, nghẹo ngào chan chứa tình đời, tình người.
2/ bài thơ
a/ Ví trí
-Là bài thơ số 1 trong chùm thơ 8 bài Thu hứng
-Được coi là cương lĩnh sáng tác của cả chùm thơ
b/ Hoàn cảnh sáng tác
-Cuộc binh biến An Lộc Sơn – Sử Tư Minh (755 – 763) lúc đất nước TQ chìm ngập liên mien trong cảnh loạn li. Nội chiến phong kiến đã làm cho cuộc soogns nhân dân vô cùng điêu đứng
-Năm 766 lúc ông lưu lạc ở Quỳ Châu ông đã sáng tác chùm thơ thu 8 bài
c/ Thể thơ : thất ngôn bát cú Đường luật
II/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1/ Cảnh mùa thu ở Quỳ Châu
a/ câu 1, 2
–điểm nhìn:từ rừng núi xuống dòng sông, bao quát theo chiều rộng
–Hình ảnh ước lệ: “phong thụ lâm”
àBáo hiệu thu về
-Hình ảnh “ngọc lộ”
àCảnh rừng phong xác xơ, lạnh lẽo
-Hình ảnh: “Vu sơn, vu giáp”
-Cụm từ: “khí tiêu sâm”
àHơi thu hiu hắt, ảm đạm
-Không gian
+Chiều dài, rộng: rừng phong
+Chiều cao: núi Vu
+Chiều sâu: Kẽm Vu
àSự tiêu điều hiu hắt, bi thương lan tỏa khắp không gian khác với không khí êm dịu mơ màng của mùa thu trong thơ ca truyền thống.
b/ câu thơ 3, 4
-Điểm nhìn: xoay ngược theo chiều dọc từ lòng sông lên miền quan tái (gần à xa)
-Động từ mạnh “kiêm”, “tiếp”
-Hình ảnh đối lập
+Sóng vọt lên tận trời >< mây sà sầm xuống mặt đất
(thấp) (cao)
â â
Cao Thấp
àSự vận động trái chiều và triệt để
àCảnh thu chuyển động dữ dội tạo nen bức tranh thu vừa hùng vĩ vừa bi tráng
àSự chao đảo của cảnh vật cũng là sự chao đảo của XH tao loạn lúc bất giờ. Lời thơ thể hiện nỗi lòng trước thời thế và tình cảm nhớ thương đến tuyệt vọng của nhà thơ
Tiểu kết: cảnh sắc thu mang dấu ấn của vùng Quỳ Châu (vừa âm u, vừa hùng vĩ) nhưng chan chứa tình người. Cảnh sắc ấy mang phong cách thơ Đỗ Phủ: trầm uất, bí tráng
2/ Tình thu (tình cảm của tác giả”
a/ câu 5, 6
-Điểm nhìn:
+Ngoại cảnh (không gian gần) à Tâm cảnh (không gian nội tâm)
Cúc nở hoa tuôn rơi nước mắt
Con thuyền lẻ loi ước vọng được trở về
Tiếng chày đập áo nhớ quê da diét
-Hình ảnh ước lệ tượng trưng tùng cúc à mùa thu, và còn tượng trưng vẻ đẹp, phẩm chất của người quân tử của tác giả
-Cụm từ:” lưỡng khai”:
+Báo hiệu hai lần nở
+Hai lần xa quê
-Hình ảnh: “tha nhật lệ”
+Giọt sương
+Giọt lệ
àKhóc cho đất nước điêu tàn khóc cho nỗi niềm xa quê
-Hình ảnh: “cô chu” bút pháp vừa tả trưng vừa tả thực:
+Con thuyền chở gia đình Đổ Phủ đi lánh nạn
+Cuộc sống lênh đênh chìm nổi, cô đơn
-Cụm từ “Cố viên tâm”: nhớ vườn cũ
àKhắc sâu thêm nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.’
-Nghệ thuật tiểu đối: (đối từ, đối thanh, đối ý):
+tùng cúc – cô chu
+Lưỡng khai – nhật hệ
+Tha nhật lệ – cố viên tâm
Tiểu kết: – Nghệ thuật:
+ Đồng nhất sự vật, hiện tượng: nước mắt của cảnh cũng là của con người.
+ Hiện tại và quá khứ: giọt lệ hiện tại và giọt lệ quá khứ
+ Sự vật và con người: dây buộc thuyền cũng là dây thắt lòng
+ Tình và cảnh: nước mắt và hoa cúc nở
=> biểu hiện sâu sắc sinh động nỗi lòng nhớ quê hương của tác giả.
b/ Hai câu thơ 7, 8
-Thời gian: mộ
-Không gian: Bạch đế thành cao
-Âm thanh: thôi đao xích, cấp cấp mộ châm
àĐặc trưng của cuộc sống sinh hoạt khi thu về
àBút pháp tả cảnh ngụ tình làm tăng thêm nỗi nhớ quê, nhớ nhà và nhớ người thân da diết
vCấu tứ vận động của bài thơ
Điểm nhìn bên ngoài Câu 1,2,3,4à điểm nhìn bên trong: câu 5,6 àđiểm nhìn bên ngoài: câu 7,8
Tả cảnh hiện tại à Nói đến quá khứ à Nói đến cuộc sống hiện tại và tương lai
àViệc di chuyển điểm nhìn chứng tỏ sự cách tân độc đáo của Đổ Phủ
-Bức tranh thiên nhiên à Bức tranhTâm trạng thi nhân à Bức tranh xã hội
(rừng phong, núi, sông, mây…) à ( rơi nước mắt, nhớ nơi vườn cũ) à (tiếng dao thước may áo rét, tiếng chày đập áo)
àTâm trạng vừa hoài cổ vừa thế sự, chứa chan tình đời, tình người sâu sắc.
III/ TỔNG KẾT
1/ Nội dung
–Vẽ lên bức tranh mùa thu ở Quỳ Châu
-Nỗi lòng nhớ quê, tâm sự yêu nước, thương đời của Đỗ Phủ
2/ Nghệ thuật
-Bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình, hình ảnh ước lệ tượng trưng
-Cách tân độc đáo:
+Chuyển đổi giọng kể, ngôi kể
+Đối xứng, tiểu đối, tách từ, ẩn dụ…
IV/ LUYỆN TẬP
Câu 1: Cảnh thu, mùa thu trong bài “Thu Hứng” mang những nét riêng, rất độc đáo, em hãy nêu những nét nổi bật nhất?
Câu 2: tình thu trong bài thơ được thể hiện khéo léo điêu luyện như thế nào?
Câu 3 Đề văn: Qua “Thu Hứng” Đỗ Phủ đã thể hiện nỗi lo âu cho đất nước, nỗi nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi cho thân phận mình. Anh chị hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên?