Đáp án đề nguồn thi HSG duyên hải Bắc Bộ Ngữ văn 11 năm 2019 Chuyên Lê Thánh Tông Quảng Nam

 

SỞ GD – ĐT QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
LÊ THÁNH TÔNG
(Đề thi gồm 01 trang)
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XII, NĂM HỌC 2018 – 2019

 
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 11
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
 

Câu1. (8.0 điểm)
Cuộc sống luôn có ranh giới của sự an toàn. Bước qua ranh giới ấy là điều đáng sợ, nhưng điều ngược lại càng đáng sợ hơn.
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu2. (12.0 điểm)
Người nghệ sĩ tự tôi luyện mình trong sự giao lưu không ngừng với kẻ khác, ở cái vị trí luôn luôn nằm giữa, một bên là cái đẹp anh ta không thể thiếu và bên kia là cái cộng đồng anh ta không thể dứt bỏ.
(Diễn từ Nobel văn chương 1957,Albert Camus)
          Anh/chị hãy làm sáng tỏ “cái vị trí luôn luôn nằm ở giữa” của Thạch Lam và Nguyễn Tuân thông qua hai tác phẩm Hai đứa trẻ Chữ người tử tù.
 
—————————— Hết ——————————a
                                                                                    Giáo viên ra đề: Nguyễn Hữu Vĩnh
                                                                                              

SỞ GD – ĐT QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
LÊ THÁNH TÔNG
——————–
(HDC gồm 04 trang)
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XII, NĂM HỌC 2018 – 2019

 
HƯỚNG DẪN CHẤM: NGỮ VĂN 11
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
 

Câu 1 (8,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng
– Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận, lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục để làm sáng tỏ yêu cầu của đề.
– Bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, không mắc các loại lỗi.
Yêu cầu về kiến thức
Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau:
Giải thích
– “ranh giới của sựu an toàn” là những giới hạn làm cho cuộc sống của con người được bình yên, không nguy hiểm.
– “bước qua ranh giới ấy” là dám phá bỏ những giới hạn, dám bứt phá, vượt ra khỏi sự an toàn để chinh phục một chân trời mới.
– “điều ngược lại” nghĩa là sống yên phận với sự an toànấy.
=> Câu nói chỉ ra rằng trong cuộc sống luôn có những giới hạn để chúng ta sống trong sự bình yên. Nếu ta dám bước qua giới hạnấy để khám phá, chinh phục nhữngđiều mới mẻ thì ta sẽ gặp nhiều nguy hiểm, thách thức. Đó làđiềuđáng sợ. Thế nhưng, nếu  bằng lòng sống ttrong sự bình yên ấy thìđó làđiềuđáng sợ hơn.
=> Thực chất câu nói khuyên chúng ta hãy mạnh dạn vượt qua giới hạn của sự an toàn để chinh phục những chân trời mới.
Bàn luận
Mọi sự vật hiện tượng đều có xu hướng vận động đến chỗ cân bằng, ổnđịnh. Con người cũng vậy. Và khi có được sự an toàn nàođó, con người thường tự bằng lòng với cuộc sống.
– Khi con người dám mạo hiểm bước qua ranh giới của sự an toàn thì họ phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Bởi lẽ cuộc sống vốn không bằng phẳng.
– Ngược lại những người không dám thay đổi cuộc sống, bằng lòng với hiện tại, sống an phận thì cuộc sống của họ cũng chỉ dậm chân một chỗ. Và nếu ai cũng như vậy thì thế giới này không thể phát triển, mọi thứ trở nên cũ kỹ, đơn điệu và nhàm chán, nên điều này càngđáng sợ hơn.
– Sống là phải hành động. Khi bước qua ranh gới của sự an toàn, con người có thể gặp nguy hiểm, nhưng con người sẽ khám phá được sức mạnh, tiềm năng của bản thân, chinh phục được những vùng đất mới, góp phần tạo ra những giá trị mới cho bản thân và nhân loại.
– Để bước qua ranh giới của sự an toàn, con người cần phải có khát khao và mục tiêu cụ thể, có những hiểu biết nhấtđịnh chứ không phải mù quáng, liều lĩnh, đồng thời cần phải có một bản lĩnh vững vàng, một nghị lực phi thường.
– Phê phán những kẻ chỉ biết sống an phận thủ thường, bằng lòng, tự mãn chẳng khác gì tự phủđịnh bản thân và cản trở sự vận động phát triển chung của nhân loại.
Rút ra bài học, liên hệ bản thân.
– Nhận thức rằng cuộc sống luôn vận động thay đổi và phát triển. Mọi sự an phận đồng nghĩa với tụt hậu. Phải biết mạo hiểm thì mới thành công.
– Chủ động bứt phá trong công việc, đời sống, sẵn sàng bước qua cái ngưỡng an toàn để thay đổi bản thân, thay đổi thế giới.
III. Biểu điểm
Điểm 7- 8: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Hành văn có cảm xúc, lập luận thuyết phục.
Điểm 5- 6: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản, hầu như không mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt.
Điểm 3- 4: Bài viết chỉ trình bày được một nửa yêu cầu về kiến thức, còn mắc lỗi  về kĩ năng và diễn đạt.
Điểm 1- 2: Bài viết chưa hiểu rõ về vấn đề hoặc không biết cách lập luận, mắc lỗi nhiều về kĩ năng và diễn đạt.
Điểm 0: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc học sinh không viết bài.
 
Câu 2 (12,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng
– Biết cách làm bài nghị luận văn học; hiểu và giải quyết những vấn đề lí luận về quá trình sáng tạo của nhà văn, phong cách tác giả và chức năng, giá trị của văn học…, biết dùng những tác phẩm cụ thể để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận đó.
– Bài viết có bố cục rõ ràng, hệ thống luận điểm, luận cứ thuyết phục, trình bày sạch sẽ. Hành văn trôi chảy, linh hoạt, có chất văn, không mắc các loại lỗi.
Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
Giải thích
– “cái đẹp anh ta không thể thiếu”: Đó là thế giới nghệ thuậtđặc trưng trong tác phẩm in đậm cá tính sáng tạo, phong cách của nhà văn.
– “cái cộng đồng anh ta không thể dứt bỏ”: Nghĩa là nhà văn phải bám sát hiện thực đợi sống, tác phẩm phải mang hơi thở của thờiđại, nói được tâm tư khát vọng của cộng đồng, đặt ra những vấn đề của nhân loại.
– “vị trí luôn ở giữa”: là sự hài hòa hai yêu cầu trên.
=>Ý kiến nêu rõ yêu cầu đối với người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật.  Tác phẩm của anh ta vừa phải là một thế giới nghệ thuật riêng, mang đậm phong cách cá nhân, vừa chứa đựng tiếng nói của cộng đồng, nhân loại, thỏa mãn nhu cầu, khát vọng, lợiích của cộng đồng.
2.Bàn luận
– Yêu cầu quan trọng nhất đối với nhà văn là phong cách. Phong cách là thướcđo tài năng của người nghệ sĩ. Viết nhiều hay ít không quan trọng, quan trọng là phải có tiếng nói riêng không thể lẫn. Nếu không có phong cách, nhà văn không có chỗ đứng trên văn đàn.
– Văn học là một hình tháiý thức xã hội, nó ra đời từ đời sống và phải quay lại phục vụ đời sống. Cho nên, nhà văn phải có sự va chạm, trải nghiệm sâu sắc đời sống để từđó anh ta nói lên những vấn đề bức thiết của cộng đồng. Nếu dứt bỏ cộng đồng thì  văn học chỉ là một trò chơi vô nghĩa.
Chứng minh
Vị trí đứng giữa của Thạch Lam trong truyện Hai đứa trẻ.
   a.1.  Cái đẹp không thể thiếu trong Hai đứa trẻ.
– Truyện không có cốt truyện. Thạch Lam tập trung khai thác những cảm xúc mong manh, tinh tế mơ hồ và những chi tiết vụn vặt nhưng giàu sức gợi cảm vàý nghĩa khái quát.
– Kết hợp nhuẫn nhuyễn giữa bút pháp lãng mạn và hiện thực, chất thơ và chất đời.
– Thế giới nhân vật trong truyện là kiểu con người nhỏ bé.
– Giọngđiệu thủ thỉ tâm tình.
– Sử dụng thủ pháp đối lập đặc sắc: bóng tối – ánh sáng, hiện thực – mơ ước…
   a.2. Cái cộng đồng không thể dứt bỏ trong Hai đứa trẻ.
– Niềm xót thương của nhà văn đối với những kiếp người nhỏ bé, sống trong nghèo khổ, tam tối tù quẩn.
– Trân trọng ước mơ dù nhỏ bé nhưng chínhđáng và thiêng liêng của những kiếpsốngnghèo khổ nơi phố huyện nhỏ.
– Ca ngợi những phẩm chất tốtđẹp của các nhân vật.
=> Từđó, tác phẩmđánh thức mối đồng cảm sâu sắcở độc giả.
Vị trí đứng giữa của Nguyễn Tuân trong truyện Chữ người tử tù.
   b.1. Cái đẹp không thể thiếu trong Chữ người tử tù.
– Đó là thế giới cáiđẹp thuộc về một thời thời vang bóng.
– Nhân vật được Nguyễn Tuân quan sát và miêu tảở phương diện văn hóa thẩm mỹ nên có vẻđẹp tài hoa, nghệ sĩ.
– Sử dụng kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc: thủ pháp lý tưởng hóa, nghệ thuật xây dựng tình huống độcđáo, nghệ thuật tương phản, đối lập…
   b.2. Cái cộng đồng không thể dứt bỏ trong Chữ người tử tù.
– Trân quý những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
– Ca ngợi, đề cao vị trí và vai trò to lớn của cáiđẹp trong đời sống.
– Bày tỏ niềm khao khát về cuộc sống, xã hội tốtđẹp.
Đánh giá, nâng cao
– Quan điểm của Albert Camus là rất xácđáng và cóý nghĩa quan trọng đối với người cầm bút. Nhà văn phải luôn đứng giữa cái cá nhân và cái cộng đồng, tác phẩm của anh ta phải hài hòa cái riêng và cái chung.
– Câu nói của Albert Camus cũng là sựđịnh hướng quan trọng đối với quá trình tiếp nhận của độc giả.
III. Biểu điểm
– Điểm 10- 12: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Hành văn có cảm xúc, lập luận rõ ràng, phân tích bình luận có ý sâu sắc…
– Điểm 7- 9: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản, hầu như không mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt.
– Điểm 4- 6: Bài viết chỉ trình bày được một nửa yêu cầu về kiến thức, hoặc phân tích tác phẩm đơn thuần. Còn mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt.
– Điểm 1- 3: Bài viết chưa hiểu rõ về vấn đề, chủ yếu diễn xuôi văn bản. Diễn đạt và kĩ năng viết văn nghị luận yếu.
– Điểm 0: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc học sinh không viết bài.
* Lưu ý chung:
 – Giám khảo nắm  yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo.
– Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25 điểm.
——-HẾT——-
 
 

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *