Cách làm Đề nghị luận xã hội về một câu chuyện
Đề thi ngữ văn thường có 1 câu nghị luận xã hội chiếm khoảng 3-4 điểm .Nhiều em học sinh còn lúng túng khi làm bài nghị luận xã hội về một câu chuyện .Khi gặp đề này các em cần định hướng cách triển khai cụ thể để tránh lan man, lạc đề. Sau đây Admin sẽ hướng dẫn cụ thể cách làm bài.
1.Tìm hiểu đề
– Nhận biết: đề bài cho một câu chuyện và yêu cầu học sinh bàn luận về câu chuyện ấy
– Yêu cầu nội dung
Xác định vấn đề cần nghị luận: Câu chuyện ấy bàn về vấn đề gì?
– Yêu cầu thao tác lập luận.
– Yêu cầu phạm vi tư liệu, dẫn chứng.
2.Lập dàn ý
a. Mở bài:
– Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu câu chuyện trong đề bài
– Nêu vấn đề cần nghị luận
b. Thân bài:
* Bước 1: Phân tích,hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện để rút ra ý nghĩa vấn đề
– Nhấn mạnh, khẳng định ý nghĩa nội dung từ văn bản văn học đó.
– Từ đó, khái quát chính xác vấn đề xã hội cần nghị luận
* Bước 2: Thực hiện các thao tác nghị luận (tùy thuộc vào vấn đề nghị luận là một tư tưởng, đạo lí hay một hiện tượng đời sống HS áp dụng phương pháp làm bài cụ thể).
– Giải thích vấn đề (nếu cần thiết)
– Phân tích – chứng minh:
+ Đối với vấn đề xã hội là vấn đề tư tưởng, đạo lí : Làm rõ các biểu hiện của tư tưởng, đạo lí ở những phương diện khác nhau trong đời sống…; dùng thực tế xã hội để chứng minh. Đặt câu hỏi để xác định ý: Như thế nào? Ở đâu? Bao giờ? Người thật việc thật nào?….
+ Đối với vấn đề xã hội là một hiện tượng đời sống: Xác định đó là hiện tượng tích cực hay tiêu cực, mô tả những biểu hiện của hiện tượng đó….
– Bình luận: Bình luận, chỉ ra tầm quan trọng của vấn đề xã hội hiện nay
+ Đánh giá:
Quan niệm, tư tưởng ấy đúng đắn, sâu sắc như thế nào? Ý nghĩa đối với tâm hồn, nhân cách con người? (tư tưởng, đạo lí)
Hiện tượng ấy có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống con người ?
(Cần thể hiện thái độ đồng tình, biểu dương, trân trọng trước vấn đề xã hội có ý nghĩa tích cực; phê phán những biểu hiện sai trái, suy nghĩ, quan niệm lệch lạc so với quan niệm, tư tưởng, hiện tượng được nghị luận)
+ Mở rộng: Xem xét vấn đề ở những phương diện, góc độ khác nhau (phương pháp, góc nhìn, tính hai mặt của vấn đề nghị luận…)
* Bước 3: Rút ra bài học cho bản thân
– Về nhận thức: Vấn đề xã hội đó giúp ta hiểu sâu sắc về điều gì? Rút ra được điều gì có ý nghĩa?
– Về hành động: Xác định hành động bản thân phải làm gì? Việc làm cụ thể, thiết thực.
c. Kết bài:
Đánh giá ý nghĩa của vấn đề xã hội trong tác phẩm.
Xem thêm cách làm bài nghị luận về tư tưởng đạo lí
Cách làm bài văn nghị luận về hiện tượng xã hội
Bài tập minh họa dạng Đề nghị luận xã hội về một câu chuyện
Đọc câu truyện sau
NGƯỜI CHA ĐƯỢC TẠO RA NHƯ THẾ NÀO
Khi ông Trời bắt đầu tạo ra người cha đầu tiên trên thế gian, ngài chuẩn bị sẵn một cái khung thật cao. Một nữ thần đi ngang qua ghé mắt coi và thắc mắc: “Thưa ngài, tại sao người cha lại cao đến như vậy? Nếu ông ta đi chơi bi với trẻ con thì phải quỳ gối, nếu ông ấy muốn hôn những đứa con mình lại phải cúi nguời. Thật bất tiện!”. Trời trầm ngâm một chút rồi gật gù: “Ngươi nói có lý. Thế nhưng nếu ta để cho nguời cha chỉ cao bằng những đứa con, thì lũ trẻ sẽ biết lấy ai làm tầm cao mà vươn tới?”. Thấy Trời nặn đôi bàn tay nguời cha to và thô ráp, vị nữ thần lại lắc đầu buồn rầu: “Ngài có biết đang làm gì không? Những bàn tay to lớn thường vụng về. Với đôi bàn tay ấy, nguời cha chật vật lắm mới có thể găm kim băng đóng tã, cài nút áo cho con trai, thắt chiếc nơ hồng cho con gái. Bàn tay ấy không đủ khéo léo để lấy những mảnh dằm nằm sâu trong da thịt mềm mại của trẻ”. Ông Trời mỉm cuời đáp: “Nhưng đôi bàn tay to lớn vững chãi đó sẽ dìu dắt bọn trẻ qua mọi sóng gió, cho tới lúc chúng trưởng thành”.
Vị nữ thần đứng bên cạnh nhìn Trời nặn người cha với một đôi vai rộng, lực lưỡng. “Tại sao ngài phí thế?”, nữ thần thắc mắc. “Thế người cha sẽ đặt con ngồi đâu khi phải đưa nó đi xa? Lấy chỗ đâu cho đứa con ngủ gật gối đầu, khi đi xem xiếc về khuya?”. “Quan trọng hơn, đôi vai đó sẽ gánh vác cả gia đình”, ông Trời đáp.
Ông Trời thức trắng đêm để nặn cho xong người cha đầu tiên. Ngài cho tạo vật mới ít nói, nhưng mỗi lời phát ra là một lời quyết đoán. Tuy đôi mắt của người cha nhìn thấu mọi việc trên đời, nhưng lại bình tĩnh và bao dung. Cuối cùng khi đã gần như hoàn tất công việc, Trời thêm vào khóe mắt nguời cha vài giọt nuớc mắt. Nhưng sau một thoáng tư lự, Ngài lại chùi chúng đi. Thành ra người đời sau không mấy khi thấy được những giọt lệ hiếm hoi của người cha, mà chỉ có thể cảm và đoán được rằng ông ta đang khóc.
Xong việc, ông Trời quay lại nói với nữ thần: “Ngươi thấy đó, người cha cũng đáng yêu như người mẹ mà ta đã dồn bao công sức để tạo ra”
Viết bài văn nói lên suy nghĩ của anh/chị về vai trò của người cha trong gia đình.
Mở bài: nêu vấn đề : vai trò người cha trong gia đình,giới thiệu câu chuyện trong đề bài
Thân bài:
1. Tóm tắt câu chuyện: thí sinh tự tóm tắt khoảng 5 dòng.
2. Bàn luận về vai trò của người cha dựa trên câu truyện đã cho:
+ Người cha gánh vác mọi trọng trách của gia đình (dạy con, làm việc nặng, lao động tạo ra của cải vật chất nuôi sống gia đình…)
+ Người cha chỗ dựa lớn lao về mặt tinh thần (vì người cao lớn, đôi tay cứng cỏi, tâm hồn cao thượng, không yếu mềm…)
+ Cùng với người mẹ, người cha tạo ra một mái ấm hạnh phúc mang đến thuận hòa trong gia đình.
+ Phê phán những người cha thiếu trách nhiệm với gia đình, con cái và trở thành gánh nặng của gia đình, của xã hội. Lên án thói vũ phu, bạo hành của người cha, người chồng trong gia đình. Nhưng cũng cần thiết phải lên án hành động ngược đãi của con cái đối với cha mẹ mình.
3. Bài học rút ra từ câu chuyện:
+ Trân trọng và yêu thương người cha, người mẹ trong gia đình.
+ Bảo vệ người cha và lên án thói ngược đãi của con cái trong gia đình.
KẾT BÀI: Suy nghĩ của bản thân.
Bài tập 2:Trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp từ câu chuyện sau :
Một cậu bé nhìn thấy cái kén cùa con bướm. Một hôm cái kén hở ra một cái khe nhỏ, cậu bé ngồi và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gắng sức để chui qua khe hở ấy. Nhưng có vẻ nó không đạt được gì cả.
Do đó cậu bé quyết định giúp con bướm bằng cách cắt khe hở cho to hẳn ra. Con bướm chui ra được ngay nhưng cơ thể nó bị phồng rộp và bé xíu, cánh của nó co lại. Cậu bé tiếp tục quan sát con bướm, hi vọng rồi cái cánh sẽ đủ lớn để đỡ được cơ thể nó. Những chẳng có chuyện gì xảy ra cả.
Thực tế, con bướm đó sẽ phải bỏ ra suốt cả cuộc đời nó chỉ để bò trườn với cơ thể sưng phồng. Nó không bao giờ bay được.
Cậu bé không hiểu được rằng chính cái kén bó buộc làm cho con bướm phải cố gắng thoát ra là điều kiện tự nhiên để chất lưu trong cơ thể nó chuyển vào cánh, để nó có thể bay được khi nó thoát ra ngoài kén.
(Hạt giống tâm hồn, First New, NXB TP HCM, Tr 123)
Định hướng:
-Từ câu chuyện đặt ra hai vấn đề:
+ Những khó khăn thử thách trong cuộc sống chính là cơ hội cho con người tự rèn luyện, phấn đấu vươn lên để khẳng định bản thân và tự hoàn thiện mình. ( ý chính)
+ Lòng tốt nếu không thể hiện đúng cách, đúng chỗ có thể gây ra những hậu quả, những hệ lụy nghiêm trọng (ý phụ).
– Yêu cầu thao tác lập luận: Giải thích, bình luận, chứng minh…
– Phạm vi tư liệu: Thực tế xã hội.
Lập dàn ý
a. Mở bài:
Giới thiệu câu chuyện.
b. Thân bài:
Phân tích văn bản:
– Tóm tắt câu chuyện
-Câu chuyện đặt ra hai vấn đề:
+Những khó khăn thử thách trong cuộc sống chính là cơ hội cho con người tự rèn luyện, phấn đấu vươn lên để khẳng định bản thân và tự hoàn thiện mình (ý chính).
+Lòng tốt nếu không thể hiện đúng cách, đúng chỗ có thể gây ra những hậu quả, những hệ lụy nghiêm trọng (ý phụ).
Bàn luận:
* Tại sao những khó khăn thử thách trong cuộc sống là những cơ hội cho con người vươn lên?
– Khó khăn thử thách buộc con người phái phấn đấu không ngững; khó khăn thử thách rèn cho con người bản lĩnh,ý chí; khó khăn nhiều khi là động lực khích lệ 1con người hành động… Khi vượt qua thử thách, con người sẽ trưởng thành hơn (dẫn chứng).
– Nêu không có khó khăn thử thách, con người sẽ ỷ lại, không có môi trường để rèn luyện, phấn đấu, không có động lực để vươn lên… (dẫn chứng).
* Tại sao lòng tốt không thể hiện đúng cách, đúng chỗ có thể gây ra những hậu quả, những hệ lụy nghiêm trọng?
– Lòng tốt rất cần trong cuộc sống…
– Những lòng tốt phải thể hiện đúng cách, đúng chỗ, đúng lúc, hợp hoàn cảnh thì mới có tác dụng… (dẫn chứng).
Bài học nhận thức và hành động:
– Mối quan hệ giữa khó khăn và sự trợ giúp…
– Liên hệ bản thân.
c. Kết bài:
Khẳng định ý nghĩa của vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm.
Xem thêm : Những bài văn nghị luận xã hội hay lớp 12
suy nghĩgạo cuả anh chị về câu chuyện “chuột xa hũ gạo”
‘
Cô có thể giúp em viết dàn bài về một bộ phim nghị luận xã hội được không ạ. Em cảm ơn cô nhiều
Anh chị hãy kể lại một câu chuyện thường gặp trong cuộc sống để lại nhiều bài học sâu sắcvwef đạo lí làm người