Cách làm dạng đề phân tích,cảm nhận nhân vật trong tác phẩm

Cách làm dạng đề phân tích,cảm nhận nhân vật trong tác phẩm

Đây là dạng đề không mới, nhưng hiện nay, xu hướng đề bài chỉ tập trung phân tích một vài khía cạnh của nhân vật, nhất là nghệ thuật xây dựng nhân vật, nên ít nhiều gây bỡ ngỡ cho học sinh.

Dàn ý chung:

Mở bài :

+Giới thiệu tác giả tác phẩm, nhân vật

+Giới thiệu vấn đề nghị luận

Thân bài :

1/ Ý khái quát : Vài nét về tác giả tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính của tác phẩm
2/ Phân tích nhân vật theo yêu cầu đề. Có thể chia nhỏ thành các luận điểm :

+ Cuộc đời, Số phận, hoàn cảnh gia đình

+ Ngoại hình

+ Tài năng

+ Tính cách, quan điểm sống,..

+ Phẩm chất

+ Diễn biến tâm trạng.

+ Hành động, lời nói

+ Mối quan hệ với cộng đồng, xã hội

+…

Mỗi nhân vật được nhà văn xây dựng theo một phương thức riêng.. Có nhân vật thiên về hành động ( ví dụ Trương Phi- Tam quốc diễn nghĩa ) , có nhân vật thiên về  diễn biến tâm trạng và hành động ( Mị- Vợ chồng A phủ ), hoặc có nhân vật lại thiên về diễn biến tâm trạng ( Bà cụ Tứ- Vợ Nhặt ), hoặc có những nhân vật kịch ( Trương Ba, Vũ Như Tô) lại thiên về lời nói và hành động kịch. Bởi vậy khi phân tích nhân vật, chúng ta không nhất thiết phải phân tích hết những luận điểm trên. Phân tích nhân vật phải đặt trong mối tương quan với các nhân vật khác, với toàn bộ thiên truyện.

 Đề bài yêu cầu phân tích một khía cạnh của nhân vật ( Ví dụ phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao Duyên) thì chỉ chú ý phân tích kĩ khía cạnh đó để làm nổi bật vấn đề. Không sa đà kể lể về cuộc đời, hoàn cảnh sống, ngoại hình,… của nhân vật.

Đề bài yêu cầu phân tích nhân vật để chứng minh nhận định  thì cần chú ý phân tích những khía cạnh của nhân vật để làm nổi bật vấn đề, chứng minh, làm rõ nhận định đó.

Trong quá trình phân tích có thể so sánh với nhân vật  khác để làm nổi bật vấn đề. Lưu ý : so sánh với các nhân vật  có điểm tương đồng hoặc cùng thời kì, cùng chủ đề…
3/  Đánh giá về nhân vật:
+ Ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: thành công ở mặt nào: tâm lí, số phận, tính cách phẩm chất, tư tưởng; những thủ pháp và hình ảnh chi tiết đi gắn liền, làm nên nhân vật; ngôn ngữ nhân vật; cách kể về nhân vật…

Kết bài: Có thể đánh giá chung về nhân vật đó,  khẳng định giá trị của tác phẩm.

Ví dụ minh họa :

1/ Cảm nhận của em về hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Đáp án :hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

2/ Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong “ Chữ người tử tù”của Nguyễn Tuân?

Đáp án:Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong “ Chữ người tử tù”của Nguyễn Tuân

3/ Tuỳ bút Sông Đà là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi của Tổ quốc, nơi ông đã khám phá ra chất vàng của thiên nhiên cùng “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở tâm hồn của những người lao động.
Anh (chị) hãy làm rõ “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở nhân vật người lái đò trong tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân
Đáp án :thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở nhân vật người lái đò
4. Nhân vật Mị :
Trong bài cảm nghĩ về chuyện ” Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài viết:
” Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt”
( Tác phẩm văn học 1930- 1975, Tập hai, NXB Khoa học Xã hội, 1990, trang 71)
Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn ” Vợ chồng A Phủ” ( đoạn trích được học) của Tô Hoài để làm sáng tỏ nhận xét trên.
Đáp án :Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn ” Vợ chồng A Phủ”
5. Nhân vật Phùng :
Về nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, có ý kiến cho rằng, nét nổi bật ở người nghệ sĩ này là một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: vẻ đẹp sâu xa của nghệ sĩ Phùng chính là một tấm lòng trăn trở, lo âu về thân phận con người.
Anh/chị có suy nghĩ gì về những ý kiến trên?
Định hướng cách làm :http://vanhay.edu.vn/nghi-luan-hai-y-kien-ban-ve-nhan-vat-phung-chiec-thuyen-ngoai-xa-nguyen-minh-chau
6. Về các nhân vật Tràng, Thị, Bà cụ Tứ trong Vợ Nhặt Kim Lân:
Đán án:http://vanhay.edu.vn/ve-cac-nhan-vat-trang-thi-ba-cu-tu-trong-vo-nhat-kim-lan
7. Đề bài :Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ sóng của Xuân Quỳnh
Đáp án :http://vanhay.edu.vn/phan-tich-hinh-tuong-song-trong-bai-tho-song-cua-xuan-quynh
8.
Đề bài: ” Phân tích hình tượng nhân vật Lor-ca trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo.
Bài làm:http://vanhay.edu.vn/phan-tich-hinh-tuong-nhan-vat-lor-ca-trong-bai-tho-dan-ghi-ta-cua-lor-ca-cua-thanh-thao
Còn nhiều ví dụ nữa, các em tìm trên website http://vanhay.edu.vn/ nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *