Mục lục
Cách làm bài văn tự sự Ngữ văn 10
Các dạng đề văn tự sự lớp 10
Dạng 1: Tự sự bám sát
Kể lại một câu chuyện đã được học bằng lời văn của em
-Đây là dạng bài đơn giản nhất, học sinh chỉ cầm nắm được cốt truyện là có thể làm được.
-Diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân cho linh hoạt trong sáng.
Ví dụ : Nhập vai nhân vật An Dương Vương, kêt lại Truyện an Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy theo ngôi kể thứ nhất.
Dạng 2: Tự sự sáng tạo
Ví dụ 1 : Kể lại kỉ niệm về người thân trong gia đình
-Chú ý tránh nhầm sang tả người thân ,tránh sa đà vào bày tỏ tình cảm của cá nhân về nhân vật đó.
Ví dụ 3: Kể về sự việc xảy ra trong cuộc sống thường ngày
Ví dụ 4 : kể một câu chuyện tưởng tượng
Bài tập minh họa :
-Thay đổi hay thêm phần kết cho Truyện an Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
-Hình dung cuộc gặp gỡ dưới thủy cung của hai nhân vật Mị Châu và Trọng Thủy trong Truyện an Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy.
-Tưởng tượng gặp gỡ những người anh hùng trong giấc mơ….
Cách làm bài văn tự sự:
Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện
+Hình thành ý tưởng
– Định ra một chủ đề, một nội dung gắn liền với chủ đề ấy
Ví dụ: Nguyên Ngọc định ra việc viết một câu chuyện về cuộc khởi nghĩa của anh Đề, về cuộc đời, số phận của anh Đề trong mối liên hệ với cuộc đời, số phận chung của dân tộc, đất nước.
+Dự kiến cốt truyện
– Chọn và xây dựng quan hệ giữa các nhân vật
-Chọn và triển khai tình huống
-Chọn chi tiết
Lập dàn ý
Dàn ý chung
a) Mở bài
Giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật…)
b) Thân bài
Những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến của câu chuyện
c) Kết bài
Kết thúc câu chuyện (nêu cảm nghĩ của nhân vật hoặc một chi tiết đặc sắc, có ý nghĩa).
Lưu ý: muốn lập dàn ý, cần dự kiến đề tài, xác định các nhân vật, chọn và sắp xếp các sự việc, chi tiết tiêu biểu một cách hợp lí.
Bài tập vận dụng :
Bạn bè thường giễu cợt tôi :”Đồ cha câm điếc”. Tôi muốn mình có một người cha tốt hơn, không phải là một người cha bị câm điếc. Tôi chẳng cần gì hết. Tôi không muốn sống trên đời này nữa…
Dựa theo những lời tâm sự trên, anh/ chị hãy viết một bài văn tự sự theo ngôi kể thứ nhất. hãy kể về số phận, sự ân hận của một người con đã đối xử không tốt với cha mình chỉ vì cha bị câm điếc
Hướng dẫn làm bài:
Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện
+Hình thành ý tưởng: Sẽ kể về câu chuyện mình đối xử không tốt với người cha bị câm điếc
+Dự kiến cốt truyện : Sẽ mở đầu câu chuyện như thế nào?diễn biến ra sao?chuyện kết thúc như thế nào?
-Hình dung diễn biến các sự việc xảy ra giữa tôi và cha
-Chọn và triển khai tình huống : con đã có những hành động đối xử như thế nào đối với người cha bị câm điếc của mình ?Bạn bè giễu cợt ra sao?
-Chọn chi tiết :Những cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ của cha và con khi giao tiếp ( lưu ý đây là người cha bị câm điếc )
Lập dàn ý
a) Mở bài
Giới thiệu câu chuyện:
Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện :Chuyện diễn ra ở đâu? khi nào?
Chọn nhân vật : nhân vật chính là tôi, người cha, bạn bè, ngoài ra còn có những nhân vật phụ tùy theo diễn biến cốt truyện
b) Thân bài
Những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến của câu chuyện:
Giai đoạn đầu: tôi sống tiêu cực buồn chán vì bị bạn bè chê cười
+Giới thiệu về người cha câm điếc
+Kể sơ qua về hoàn cảnh gia đình : anh chị em, mẹ , cha bị câm điếc
+Bạn bè giễu cợt như thế nào?
+Thái độ của tôi khi bị họ giễu cợt : tôi xấu hổ, tức giận như thế nào?tôi than thân trách phận mình, về nhà đối xử không tốt với cha…
+Thái độ , hành động của cha như thế nào?
+Những dằn vặt, đau khổ, chán nản của nhân vật tôi: tôi không muốn sống trên đời này nữa
Giai đoạn sau: Tôi nhận ra lỗi lầm và cảm thấy ân hận
+Nguyên nhân khách quan : tôi được mọi người giải thích->> thấu hiểu , thương cha và ân hận vì mình đã đối xử không tốt với cha
+Nguyên nhân chủ quan : do bản thân tôi tự nhận ra lỗi lầm và sửa chữa
+Thái độ và hành động của tôi bày tỏ sự ân hận: tôi kính trọng, quan tâm , chăm sóc cha nhiều hơn
+Niềm vui của cha khi tôi thay đổi thái độ…
c) Kết bài
Kết thúc câu chuyện :nêu cảm nghĩ của nhân vật ( tôi tự hào vì có người cha tốt, mặc dù cha không thể nghe , không thể nói nhưng cha là người yêu thương tôi nhất, cha luôn quan tâm và thấu hiểu tôi…)
Phần kết bài có thể đưa vào một chi tiết đặc sắc, có ý nghĩa
Lưu ý : Người cha bị câm điếc nên chỉ giao tiếp được bằng cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, nụ cười…Các em cần hình dung các cử chỉ của người câm để miêu tả sao cho chân thực.
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm : Tuyển tập đề thi ngữ văn 10
dai qua
hay hoi dai