Xây dựng chủ đề dạy học. Chủ đề môn Ngữ văn lớp 12 : Nghị luận văn học, các bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Giáo án theo phương pháp mới, định hướng phát triển năng lực học sinh.
Tuần theo chủ đề |
Số tiết | Chủ đề | Tiết PPCT | Tiết theo chủ đề | Tên bài |
9 | 2 | Chủ đề 9 Nghị luận văn học |
18 | 27 | Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. |
10 | 21 | 28 | Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. |
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức-Kĩ năng-Thái độ
a.Kiến thức
Sau bài học, người học hiểu được:
– Mục đích, yêu cầu của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ;
– Cách thức triển khai bài nghị luận về một tác phẩm thơ.
– Đối tượng của dạng đề nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
– Cách thức triển khai bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
Kĩ năng
Sau bài học, người học có thể:
-Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
– Huy động kiến thức và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
– Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
– Huy động kiến thức và những cảm xúc, những trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
Thái độ:
Sau bài học, người học ý thức:
–Nâng cao ý thức trau dồi kĩ năng làm văn nghị luận nói chung và nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ nói riêng.
-Ý thức tự đọc văn bản, tiến hành luyện tập tích cực.
Hình thành năng lực:
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến các kiểu bài nghị luận văn học
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về các kiểu bài nghị luận văn học
– Năng lực phân tích, so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa các kiểu bài nghị luận văn học
– Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.
Phát triển phẩm chất:
-Biết nhận thức được ý nghĩa của việc thực hiện các thao tác nghị luận trong bài văn nghị luận văn học
-Có ý thức tìm tòi về kiểu bài nghị luận văn học .
B. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Thời gian thực hiện
-Thực hiện trong 02 tuần: 09, 10
-Số tiết thực hiện trên lớp: 02
+ 1 tiết: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
+ 1 tiết: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a/Chuẩn bị của giáo viên
-Giáo án
-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
-Những ngữ liệu để hướng dẫn học sinh làm bài
-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
b/Chuẩn bị của học sinh
-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
-Đồ dùng học tập
Lập bảng mô tả mức độ nhận thức
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng | |
Thấp | Cao | ||
Nắm được khái niệm kiểu bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; một ý kiến bàn về văn học. | Xác định đúng vấn đề cần nghị luận trong văn bản nghị luận về về một bài thơ, đoạn thơ; một ý kiến bàn về văn học. | Xây dựng được dàn ý cho bài văn nghị luận về về một bài thơ, đoạn thơ; một ý kiến bàn về văn học. | Viết được bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; một ý kiến bàn về văn học có bố cục mạch lạc, logic. |
-Nhận thức được những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ. -Nhận thức được những vấn đề đặt ra trong một ý kiến bàn về văn học |
Giải thích được các từ ngữ, khái niệm,… dùng để diễn đạt ý kiến bàn về văn học, từ đó hiểu đúng về vấn đề văn học cần bàn | Trình bày được dàn ý bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; một ý kiến bàn về văn học bằng văn bản nói hoặc văn bản viết phù hợp với các tình huống thực tế. | Trình bày bài văn bằng miệng Sử dụng đúng phong cách ngôn ngữ văn học, diễn đạt trôi chảy để tạo lập văn bản nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; một ý kiến bàn về văn học. |
Biết được kỹ năng làm bài. | Xây dựng, xác định được hệ thống luận điểm, luận cứ làm sáng tỏ tư tưởng, đạo lý (luận đề);hiện tượng đời sống | Viết câu chủ đề, câu chuyển đoạn | Bộc lộ được quan điểm, thái độ, nêu được những nhận xét, đánh giá xác đáng của bản thân về một bài thơ, đoạn thơ; một ý kiến bàn về văn học. |
Xác định được phạm vi dẫn chứng, đối tượng và chủ thể. | Biết cách sử dụng phối hợp các thao tác lập luận khi trình bày vấn đề. | Viết được các đoạn văn: mở bài, kết bài và các đoạn văn triển khai từng luận điểm ở phần thân bài. | Đưa ra được những bàn luận mở rộng, nâng cao về một bài thơ, đoạn thơ; một ý kiến bàn về văn học. |
Chọn được dẫn chứng phù hợp | – Biết cách đọc- hiểu những văn bản thơ ngoài chương trình |
THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài bằng câu hỏi trắc nghiệm sau:
1/Đề bài nào sau đây thuộc kiểu bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ?
a. Suy nghĩ về câu tục ngữ :”Lá lành đùm lá rách”
b. Lòng nhân ái
c. Cảm nhận của anh/ chị về bài thơ Đồng Chí (Chính Hữu)
- Về những dòng sông bị ô nhiễm hiện nay.
2/Đề bài nào sau đây không thuộc kiểu bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ?
a. Suy nghĩ về câu nói :”Văn học là nhân nhân học” ( Gorki)
b. Phân tích bài thơ Chiều tối ( Hồ Chí Minh)
- Bình luận phong cách văn chính luận của HCM qua Tuyên ngôn Độc lập.
- Giải thích ý kiến: Phong cách chính là người.
Gợi ý trả lời: 1c;2a-c-d
Từ đó, giáo viên giới thiệu vào bài: Ở chương trình Ngữ văn 9,10,11, các em đã từng nắm lí thuyết và thực hành những bài làm văn mà đối tượng chính là nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ hoặc ý kiến bàn về văn học. Qua 2 bài trắc nghiệm trên, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn 2 dạng bài nghị luận văn học nà
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Tiết 16
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
Nội dung | Mô tả hoạt động của thầy và trò | Tư liệu, phương tiện, đồ dùng | |
Hoạt động của thầy | Hoạt động của trò | ||
Họat động 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN NGHỊ LUẬN -NGHỊ LUẬN VĂN HỌC(10 phút). | |||
A. KHÁI QUÁT VỀ VĂN NGHỊ LUẬN 1.Văn nghị luận : 2. Yêu cầu bài văn nghị luận: 3. Những thao tác chính của văn nghị luận: 4. Nghị luận văn học là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề về văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại văn học,… Họat động 2: TÌM HIỂU NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ( 20 PHÚT) B. CÁC DẠNG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ I. Cách làm một bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ: 1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý: Đề 1: Phân tích bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. a. Tìm hiểu đề: – Hoàn cảnh ra đời: – Yêu cầu đề bài và định hướng giải quyết: b. Lập dàn ý: * Mở bài: * Thân bài: – Phân tích, chứng minh vẻ đẹp của đêm trăng khuya nơi núi rừng Việt Bắc – Phân tích nghệ thuật bài thơ: vừa có tính chất cổ điển vừa hiện đại: + Tính cổ điển: + Tính hiện đại: hình tượng nhân vật trữ tình: – Nhận định giá trị tư tưởng và nghệ thuật bài thơ: + Tư tưởng: + Nghệ thuật: * Kết bài: Thực hành đề 2 – SGK: Phân tích đoạn thơ trong bài “Việt Bắc” của Tố Hữu a. Tìm hiểu đề: – Yêu cầu kiểu đề: – Yêu cầu về nội dung: b. Lập dàn ý: * Mở bài: – Nêu hoàn cảnh sáng tác, giới thiệu khái quát bài thơ. – Nêu xuất xứ đoạn trích – Trích dẫn nguyên văn đoạn trích * Thân bài: – Phân tích khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc (8 câu đầu): + Nghệ thuật: + Nội dung: – Phân tích khí thế chiến thắng ở các chiến trường khác (4 câu sau): + Nghệ thuật: + Nội dung: – Phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật: c. Kết bài: |
* Thao tác 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung về văn nghị luận và nghị luận văn học. GV: -Văn nghị luận là gì? -Yêu cầu bài văn nghị luận là gì? – Nêu những thao tác chính của văn nghị luận? -Nghị luận văn học là gì? * Thao tác 2 : Thảo luận nhóm Nhóm 1,3: -Học sinh đọc đề bài 1 trong SGK. Thảo luận nhóm ghi kết quả vào phiếu học tập, đại diện nhóm trả lời. Gợi ý: – Khi tìm hiểu đề, ta cần xác định những vấn đề gì? – Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh như thế nào? – Vấn đề cần giải quyết, làm rõ trong bài viết là gì? – Phần mở bài ta cần giới thiệu những gì? – Phần thân bài ta cần làm rõ điều gì trước tiên? – Vẻ đẹp của núi rừng trong đêm trăng khuya được miêu tả qua những thủ pháp nghệ thuật nào? Gợi lên những điều gì? – Hình ảnh nổi bật nhất trong bài thơ là hình ảnh gì? – Nhân vật trữ tình trong bài thơ có gì khác hình ảnh ẩn sĩ trong thơ cổ? – Vì sao lại nói bài thơ vừa có tính chất cổ điển, vừa hiện đại? – Nêu nhận đinh chung về giá trị tư tưởng và nghệ thuật bài thơ? – Khẳng định lại những giá trị bài thơ? Nhóm 2,4: Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề bài 2 Gợi ý: – Khi tìm hiểu đề trong đề bài này, ta cần xác định những vấn đề gì? – Mở bài, ta cần giới thiệu điều gì? Có gì khác với cách giới thiệu về một bài thơ? – Khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc được miêu tả qua những thủ pháp nghệ thuật nào trong 8 câu thơ đầu? – Khí thế hiện lên như thế nào? – Khí thế chiến thắng ở các chiến trường khác (4 câu sau) được diễn đạt bởi những thủ pháp nghệ thuật nào? – Khí thế đó tạo nên điều gì cho bức tranh công cuộc kháng chiến chống Pháp? – Hệ thống từ ngữ nào đã được vận dụng trong đoạn thơ? – Nhà thơ còn vận dụng những biện pháp tu từ nào? – Giọng thơ của đoạn thơ có âm hưởng như thế nào? – Hãy nêu ý để chốt lại đoạn thơ? |
* HS trả lời cá nhân 1.Văn nghị luận là dùng ý kiến lí lẽ của mình để bàn bạc, để thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó. Để thuyết phục được ý kiến phải đúng và thái độ phải đúng. Có thể gọi ý kiến là lý còn thái độ là tình. Có khi ý kiến đúng mà thái độ không đúng thì cũng kém giá trị và tác dụng. Có ý kiến đúng và thái độ đúng rồi lại phải có cách nghị luận hợp lý nữa. HS: Phải đúng hướng, phải trật tự, phải mạch lạc, phải trong sáng, phải sinh động, hấp dẫn, sáng tạo. HS: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ, so sánh,… Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, góp ý. Nhóm 1,3: a. Tìm hiểu đề: – Hoàn cảnh ra đời: + Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp + Địa điểm là vùng chiến khu Việt Bắc. + Lúc này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đang trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến đầy gian khổ nhưng vô cùng oanh liệt của nhân dân ta. – Yêu cầu đề bài và định hướng giải quyết: + Từ phân tích vẻ đẹp của bức tranh phong cảnh Việt Bắc thấy được vẻ đẹp tâm hồn thi nhân, vẻ đẹp của thơ ca Hồ Chí Minh. + Từ vẻ đẹp tâm hồn thi nhân, vị lãnh tụ tối cao của dân tộc, của cuộc kháng chiến để thấy được vẻ đẹp tâm hồn Việt Nam – sự tất thắng của cuộc kháng chiến. b. Lập dàn ý: * Mở bài: – Giới thiệu bài thơ (hoàn cảnh sáng tác) – Nhận định chung về bài thơ (Định hướng giải quyết) * Thân bài: – Phân tích, chứng minh vẻ đẹp của đêm trăng khuya nơi núi rừng Việt Bắc: + Thủ pháp so sánh: Tiếng suối trong như tiếng hát xa” à tiếng suối cộng hưởng với tiếng người, tiếng đời tươi trẻ, vang vọng tràn đầy niềm tin + Hình ảnh: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa à Điệp từ lồng: tạo nên hình ảnh huyền ảo, lung linh, thơ mộng => Cảnh vật mang vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng à tâm hồn yêu thiên nhiên của Bác. – Phân tích, chứng minh vẻ đẹp tâm hồn thi nhân qua hình ảnh nhân vật trữ tình: + Nổi bật giữa bức tranh thiên nhiên là người chiến sĩ nặng lòng lo nỗi nước nhà. à tấm lòng yêu nước sâu sắc của Bác. + Khác với hình ảnh người ẩn sĩ lánh mình chốn thiên nhiên, xa lánh cõi trần à Tinh thần ung dung tự tại lo việc nước, tràn đầy sự lạc quan, kiên định và tất thắng – Phân tích nghệ thuật bài thơ: vừa có tính chất cổ điển vừa hiện đại: + Tính cổ điển: thể thơ Đường luật, những hình ảnh thiên nhiên tiếng suối, trăng, cổ thụ, hoa. + Tính hiện đại: hình tượng nhân vật trữ tình: thi sĩ – chiến sĩ, lo nỗi nước nhà, sự phá cách trong hai câu cuối (không tuân thủ luật đối) – Nhận định giá trị tư tưởng và nghệ thuật bài thơ: + Tư tưởng: Tình yêu thiên nhiên, đất nước sâu đậm + Nghệ thuật: cổ điển và hiện đại * Kết bài: – Sự hài hoà giữa tâm hồn nghệ sĩ và ý chí chiến sĩ: Mang cốt cách thanh cao, tấm lòng vì nước vì dân, khí chất ung dung của vị lãnh tụ – Đây là một trong những bài thơ hay của Bác Nhóm 2,4: a. Tìm hiểu đề: – Yêu cầu kiểu đề: phân tích một đoạn thơ. – Yêu cầu về nội dung: Làm rõ hai vấn đề: + Khí thế dũng mãnh và khí thế chiến thắng của quân ta trên khắp chiến trường + Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ độc đáo của đoạn thơ b. Lập dàn ý: * Mở bài: – Nêu hoàn cảnh sáng tác, giới thiệu khái quát bài thơ. – Nêu xuất xứ đoạn trích – Trích dẫn nguyên văn đoạn trích * Thân bài: – Phân tích khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc (8 câu đầu): + Nghệ thuật: Sử dụng từ láy (rầm rập, điệp điệp trùng trùng), so sánh (Đêm đêm rầm rập như là đất rung), hoán dụ (mũ nan), cường điệu (bước chân nát đá), đối lập (Nghìn đêm thăm thẳm sương dày >< Đèn pha bật sáng như ngày mai lên) + Nội dung: Khí thế chiến đấu sôi động, hào hùng với nhiều lực lượng tham gia (dân công, bộ đội, binh chủng cơ giới), hình ảnh con đường bộ đội hành quân, dân công đi tiếp viện, đoàn quân ô tô quân sự nối tiếp nhau… – Phân tích khí thế chiến thắng ở các chiến trường khác (4 câu sau): + Nghệ thuật: Điệp từ vui, biện pháp liệt kê các địa danh của mọi miền đất nước + Nội dung: Tin vui chiến thắng đồn dập bay về, vì Việt Bắc là thủ đô, là đầu não của cuộc kháng chiến. Niềm vui của đất nước hoà cùng Việt Bắc tạo nên bức tranh kháng chiến thắng lợi toàn diện và toàn vẹn. – Phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật: Rất điêu luyện trong việc sử dụng thể thơ lục bát + Các từ láy, động từ (rầm rập, rung, nát đá, lửa bay), tính từ gợi tả (Quân đi điệp điệp trùng trùng, Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan, Dân công đỏ đuốc từng đoàn, Nghìn đêm thăm thẳm sương dày, Đèn pha bật sáng)… + Các biện pháp tu từ: so sánh, hoán dụ, cường điệu, trùng điệp… + Giọng thơ: âm vang, sôi nổi, hào hùng c. Kết bài: Đoạn thơ ngắn như thể hiện được không khí của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta một cách cụ thể, sinh động. |
|
Họat động 3: TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI( 10 PHÚT) | |||
2. Đối tượng và nội dung của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ: – Đặc điểm : – Đối tượng: – Nội dung: + Giới thiệu khái quát bài thơ, đoạn thơ + Bàn luận về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ + Đánh giá chung bài thơ, đoạn thơ |
* Thao tác 1 : -Dựa vào bài tập đã làm, rút ra các bước làm bài: 4 bước. Tìm hiểu đối tượng và nội dung của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ – Thế nào là nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ ? – Em có nhận xét gì về đối tượng nghị luận về thơ? Xuất phát từ điều này, chúng ta cần phải thao tác như thế nào khi nghị luận? – Nội dung cơ bản của một bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ ? |
* HS trả lời cá nhân – Đặc điểm : Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là trình bày ý kiến, nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ đó. – Đối tượng: bài thơ, đoạn thơ, hình tượng thơ… Cách làm: cần tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ… – Nội dung: + Giới thiệu khái quát bài thơ, đoạn thơ + Bàn luận về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ + Đánh giá chung bài thơ, đoạn thơ. |
|
Họat động 3: Luyện tập (10 PHÚT) | |||
II. Luyện tập 1. Mở bài: – Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Từ cảm hứng trước một buổi chiều đìu hiu, văng lặng buồn, khi lặng ngắm sông Hồng ngoại thành Hà Nội – Giới thiệu xuất xứ đoạn thơ: Khổ cuối trong bài thơ Tràng giang – Nhận xét chung về khổ thơ: Một bài thơ buồn – đẹp vào bậc nhất của Huy Cận, của văn học lãng mạn Việt Nam – Dẫn văn bản khổ thơ 2. Thân bài: – Nhận xét tổng quát bài thơ, phân tích chung ba khổ thơ đầu để thấy mối liên hệ, thống nhất với khổ thơ cuối: + Nhận xét: Thơ Huy Cận trước CMTT là nỗi buồn của thế hệ thanh niên mất nước, tương lai mờ mịt. Bài thơ mở vào khoảng trời đất cao rộng, vắng lặng để nỗi buồn thấm sâu tận cõi lòng + Phân tích ba khổ đầu bài thơ: . Cảnh buồn mênh mang, tâm hồn cô đơn không nguồn san sẻ (sóng gợn tràng giang, sông dài trời rộng, mênh mang sông nước với tâm trạng, tâm tình sầu trăm ngả, cô liêu, không chút niềm thân mật ) – Phân tích hai câu thơ đầu: Trong ba khổ thơ trước: buồn trải ra xa, trong khổ cuối: buồn lên cao trong cánh chim nhỏ và dường như nhiều bơ vơ, không tìm ra phương hướng trong buổi chiều tắt nắng – Phân tích hai câu thơ cuối: + Cảnh hoàn toàn không còn dấu người. Ở thời điểm này, quê hương là nơi neo đậu của lòng người. Câu thơ buồn nhưng sáng lên tình yêu quê hương đất nước sâu đậm. – Một vài nét về nghệ thuật: + Mượn một số cách diến đạt thơ Đường nhưng vẫn giữ được nét riêng của Huy Cận: o Các hình ảnh: mây cao đùn núi bạc, chim nghêng cánh nhỏ, bóng chiều, con nước, nhớ nhà… đậm chất thơ Đường o Nét riêng: cách dùng từ láy (lớp lớp, dợn dợn), cảm xúc lãng mạn tinh tế (chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa), cách nói ngược so với thơ Đường (Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà) + Âm hưởng Đương thi cộng với những hình ảnh cô đơn, nỗi buồn thế hệ tạo nên vẻ đẹp cổ điển, hiện đại của khổ thơ, bài thơ. 3. Kết bài: Tổng hợp chung: – Đoạn thơ có nét cổ kính, trang nghiêm, đậm chất Đường thi nhưng vẫn giữ được cái hồn Việt Nam – Thể hiện tình yêu quê hương đất nước sâu đậm của tác giả. |
* Thao tác 1 : Hướng dẫn luyện tập – GV: Chia lớp làm 4 nhóm. – Các nhóm thảo luận làm bài tập trong 15 phút. – Đại diện các nhóm lần lượt trả lời. – GV: Chốt lại các ý đúng. * Mở bài: – Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ – Giới thiệu xuất xứ đoạn thơ – Nhận xét chung về khổ thơ – Dẫn văn bản khổ thơ * Thân bài: – Nhận xét tổng quát bài thơ, phân tích chung ba khổ thơ đầu để thấy mối liên hệ, thống nhất với khổ thơ cuối – Phân tích hai câu thơ đầu – Phân tích hai câu thơ cuối – Một vài nét về nghệ thuật + Thôi Hiệu: Quê hương khuất bóng hoàng hôn Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai (Hoàng Hạc Lâu) + Huy Cận: Lòng quê dơn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà Thao tác 2: Hướng dẫn HS tổng kết bài học |
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, góp ý. * Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV. |
|
Họat động 4: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC – DẶN DÒ ( 5 PHÚT) –Hãy trình bày các bước làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ? -Hãy cho biết đối tượng và nội dung của một bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ? |
|||
– Chuẩn bị bài: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC |
Tiết 19
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC
Nội dung | Mô tả hoạt động của thầy và trò | Tư liệu, phương tiện, đồ dùng | |
Hoạt động của thầy | Hoạt động của trò | ||
Họat động 1: Tìm hiểu đề 1(10 phút). | |||
I. Tìm hiểu đề – lập dàn ý: 1. Tìm hiểu đề 1: – Tìm hiểu nghĩa của các từ : + Phong phú, đa dạng: + Chủ lưu: + Quán thông kim cổ: – Tìm hiểu ý nghĩa của câu: – Thao tác: Giải thích, bình luận, chứng minh… – Phạm vi tư liệu: 2. Lập dàn ý: * Mở bài: * Thân bài: – Giải thích ý nghĩa của câu nói: – Bình luận, chứng minh về ý nghĩa câu nói: * Kết bài: Khẳng định giá trị của ý kiến trên. |
* Thao tác 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và lập dàn ý. – GV chia lớp thành 4 nhóm và tiến hành thảo luận các yêu cầu: + Nhóm 1, 3 : Tìm hiểu đề 1, lập dàn ý Đề 1: Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng: “Nhìn chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng; nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước” Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) đối với ý kiến trên |
+ Nhóm 1, 3 : Tìm hiểu đề 1, lập dàn ý 1. Tìm hiểu đề: – Tìm hiểu nghĩa của các từ : + Phong phú, đa dạng: có nhiều tác phẩm với nhiều hình thức thể loại khác nhau + Chủ lưu: dòng chính (bộ phận chính), khác với phụ lưu, chi lưu + Quán thông kim cổ: thông suốt từ xưa đến nay. – Tìm hiểu ý nghĩa của câu: + Văn học VN rất đa dạng, phong phú + Văn học yêu nước là chủ lưu – Thao tác: Giải thích, bình luận, chứng minh… – Phạm vi tư liệu: Các tác phẩm tiêu biểu có nội dung yêu nước của VHVN qua các thời kỳ. 2. Lập dàn ý: * Mở bài: Giới thiệu câu nói của Đặng Thai Mai * Thân bài: – Giải thích ý nghĩa của câu nói: + Văn học Việt Nam rất phong phú và đa dạng (Đa dạng về số lượng tác phẩm, đa dạng về thể loại, đa dạng về phong cách tác giả). + Văn học yêu nước là một chủ lưu, xuyên suốt. – Bình luận, chứng minh về ý nghĩa câu nói: + Đây là một ý kiến hoàn toàn đúng + Văn học yêu nước là chủ lưu xuyên suốt lịch sử VH Việt Nam: Văn học trung đại ; Văn học cận – hiện đại. + Nguyên nhân: · Đời sống tư tưởng con người Việt Nam phong phú đa dạng · Do hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử VN thường xuyên phải chiến đấu chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước. + Nêu và phân tích một số dẫn chứng: Nam quốc sơn hà, Cáo bình Ngô, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tuyên ngôn độc lập … * Kết bài: Khẳng định giá trị của ý kiến trên. – Giúp đọc hiểu hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm văn học dân tộc. – Biết ơn, khắc sâu công lao của cha ông trong cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước. – Giữ gìn, yêu mến, học tập những tác phẩm văn học có nội dung yêu nước của mọi thời đại. |
|
Họat động 2: Tìm hiểu đề 2( 10 PHÚT) | |||
2. Tìm hiểu đề 2: * Thể loại: * b. Nội dung: – Tìm hiểu nghĩa của các hình ảnh ẩn dụ trong ý kiến của Lâm Ngữ Đường. + Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ: + Lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân: + Tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài: – Tìm hiểu nghĩa của câu nói: Càng lớn tuổi, có vốn sống, vốn văn hoá và kinh nghiệm… càng nhiều thì đọc sách càng hiệu quả hơn. * Phạm vi tư liệu: Thực tế cuộc sống. 2. Lập dàn ý: * Mở bài: * Thân bài: – Giải thích hàm ý của ba hình ảnh so sánh ẩn dụ trong ý kiến của Lâm Ngữ Đường. – Bình luận và chứng minh những khía cạnh đúng của vấn đề: – Bình luận và bổ sung những khía cạnh chưa đúng của vấn đề: * Kết bài: |
* Thao tác 1 : Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: + Nhóm 2, 4 : Tìm hiểu đề 2, Lập dàn ý: Bàn về đọc sách, nhất là đọc các tác phẩm văn học lớn, người xưa nói: “Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài.” Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? + Ví dụ: Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du: · Tuổi thanh niên: Có thể xem là câu chuyện về số phận đau khổ của con người. · Lớn hơn: Hiểu sâu hơn về giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm, hiểu được ý nghĩa xã hội to lớn của Truyện Kiều · Người lớn tuổi: Cảm nhận thêm về ý nghĩa triết học của Truyện Kiều. |
* Nhóm 2,4 * Thể loại: Nghị luận (giải thích – bình luận) một ý kiến bàn về văn học. * b. Nội dung: – Tìm hiểu nghĩa của các hình ảnh ẩn dụ trong ý kiến của Lâm Ngữ Đường. + Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ: chỉ hiểu trong phạm vi hẹp + Lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân: khi kinh nghiệm, vốn sống nhiều hơn theo thời gian thì tầm nhìn được mở rộng hơn khi đọc sách. + Tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài: Theo thời gian, con người càng giàu vốn sống, kinh nghiệm và vốn văn hóa thì khả năng am hiểu khi đọc sách sâu hơn, rộng hơn. – Tìm hiểu nghĩa của câu nói: Càng lớn tuổi, có vốn sống, vốn văn hoá và kinh nghiệm… càng nhiều thì đọc sách càng hiệu quả hơn. * Phạm vi tư liệu: Thực tế cuộc sống 2. Lập dàn ý: * Mở bài: Giới thiệu ý kiến của Lâm Ngữ Đường. * Thân bài: – Giải thích hàm ý của ba hình ảnh so sánh ẩn dụ trong ý kiến của Lâm Ngữ Đường. Khả năng tiếp nhận khi đọc sách (tác phẩm văn học) tùy thuộc vào điều kiện, trình độ, và năng lực chủ quan của người đọc. – Bình luận và chứng minh những khía cạnh đúng của vấn đề: + Đọc sách tùy thuộc vào vốn sống, vốn văn hóa, kinh nghiệm, tâm lý, của người đọc. – Bình luận và bổ sung những khía cạnh chưa đúng của vấn đề: + Không phải ai từng trải cũng hiểu sâu sắc tác phẩm khi đọc. Ngược lại, có những người trẻ tuổi nhưng vẫn hiểu sâu sắc tác phẩm (do tự nâng cao vốn sống, trình độ văn hóa, trình độ lý luận, ham học hỏi,…. ) + Ví dụ: Những bài luận đạt giải cao của các học sinh giỏi về tác phẩm văn học (tự học, ham đọc, sưu tầm sách, nâng cao kiến thức). * Kết bài: Tác dụng, giá trị của ý kiến trên đối với người đọc: – Muốn đọc sách tốt, tự trang bị sự hiểu biết về nhiều mặt – Đọc sách phải biết suy ngẫm, tra cứu. |
|
Họat động 3: RÚT RA BÀI HỌC-LUYỆN TẬP ( 20 PHÚT) | |||
II. Bài học: 1. Đối tượng của một bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng 2. Cách làm: Tùy từng đề để vận dụng thao tác một cách hợp lí nhưng thường tập trung vào: + Giải thích + Chứng minh + Bình luận III. Luyện tập: Bài tập 1/93: 1. Tìm hiểu đề: a. Thể loại: b.Nội dung: c.Phạm vi tư liệu: 2. Lập dàn ý: a. Mở bài: – Giới thiệu tác giả Thạch Lam. – Trích dẫn ý kiến của Thạch Lam về chức năng của văn học. b.Thân bài: – Giải thích về ý nghĩa câu nói: – Bình luận và chứng minh ý kiến: c: Kết bài: |
* Thao tác 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học và cách làm kiểu bài này. +Từ các đề bài và kết quả thảo luận trên, đối tượng của bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là gì? +Theo em, đối với kiểu bài đó, cách làm như thế nào? Hướng dẫn luyện tập Đề bài: Trình bày những suy nghĩ của anh chị đối với ý kiến của nhà văn Thạch Lam: ” Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vàthay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn” |
* HS trả lời cá nhân 1. Đối tượng của một bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: về văn học lịch sử, về lí luận văn học, về tác phẩm văn học… 2. Cách làm: Tùy từng đề để vận dụng thao tác một cách hợp lí nhưng thường tập trung vào: + Giải thích + Chứng minh + Bình luận * HS trả lời cá nhân 1. Tìm hiểu đề: a. Thể loại: Nghị luận (Giải thích, bình luận, chứng minh) một ý kiến bàn về một vấn đề văn học. b.Nội dung: +Thạch Lam không tán thành quan điểm văn học thoát li thực tế: Thế giới dối trá và tàn ác +Khẳng định giá trị cải tạo xã hội và giá trị giáo dục của văn học c.Phạm vi tư liệu: -Tác phẩm Thạch Lam -Những tác phẩm văn học tiêu biểu khác. 2. Lập dàn ý: a. Mở bài: – Giới thiệu tác giả Thạch Lam. – Trích dẫn ý kiến của Thạch Lam về chức năng của văn học. b.Thân bài: – Giải thích về ý nghĩa câu nói: Thạch Lam nêu lên chức năng to lớn và cao cả của văn học. – Bình luận và chứng minh ý kiến: + Đó là một quan điểm rất đúng đắn về giá trị văn học: · Trứơc CM Tháng Tám: quan điểm tiến bộ. · Ngày nay: vẫn còn nguyên giá trị. + Chọn và phân tích một số dẫn chứng (Truyện Kiều, Số đỏ, Chí Phèo, Hai đứa trẻ, Nhật ký trong tù…) để chứng minh 2 nội dung: · Tác dụng cải tạo xã hội của văn học. · Tác dụng giáo dục con người.của văn học c: Kết bài: – Khẳng định sự đúng đắn và tiến bộ trong quan điểm sáng tác của Thạch Lam. – Nêu tác dụng của ý kiến trên đối với người đọc: +Hiểu và thẩm định đúng giá trị của tác phẩm văn học. +Trân trọng, yêu quý và giữ gìn những tác phẩm văn học tiến bộ của từng thời kỳ. * Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV. |
|
Họat động 4: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC – DẶN DÒ ( 5 PHÚT) – Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận về ý kiến bàn về văn học |
|||
– Chuẩn bị bài: CHỦ ĐỀ LUẬT THƠ |
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Điền vào bảng sau:
Cấu trúc | Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ | Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học |
Mở bài | ||
Thân bài | ||
Kết bài |
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
1/Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết:
“Thái độ toàn tâm toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến sự thành công của thơ anh”.
Làm rõ ý kiến trên bằng cách trả lời các câu hỏi:
- Những từ ngữ nào cần chú ý? Tại sao?
2.Theo anh (chị), ý kiến của Hoài Thanh có đúng không? Tại sao?
Trả lời:
- Từ “chính” trong cụm từ “là nguyên nhân chính đưa đến sự thành công của thơ anh”, vì để trở thành một nhà thơ có những sáng tác “thành công”, nhà thơ cần phải có năng khiếu, vốn sống và niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật. Với nhà thơ Tố Hữu thì việc nhà phê bình Hoài Thanh nhấn mạnh “Thái độ toàn tâm toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh” là phù hợp vì Tố Hữu vốn là một nhà thơ trữ tình chính trị.
- Có thể nói, với nhà thơ Tố Hữu thì ý kiến của nhà phê bình Hoài Thanh là hoàn toàn đúng đắn vì thơ của Tố Hữu là tiếng nói cảm xúc, ước mơ và hi vọng của dân tộc.
HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
Bài tập viết đoạn văn: Viết một đoạn văn giải thích câu nói sau của Gorki : “Văn học là nhân học”
Trả lời:
“Văn học là nhân học” là bộ môn khoa học về con người, góp phần xây dựng tâm hồn, tính cách, nhân cách của con người.Văn học phản ánh đời sống muôn màu. Văn học thể hiện sự rung cảm, đồng cảm sâu sắc trong tâm hồn của con người với con người bởi giá trị của Chân – Thiện- Mỹ. Vì vậy, văn học không chỉ dừng lại ở giá trị văn chương mà còn góp phần xây đắp tình yêu thương giữa con người với con người trong xã hội.
Tài liệu sưu tầm
Xem thêm : Trọn bộ giáo án Ngữ văn soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá
Giáo án ngữ văn 10
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12
Xem thêm những đề thi về : Nghị luận ý kiến bàn về văn học