Soạn giáo án Ngữ văn 11 theo chủ đề dạy học, soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ, Tràng Giang, Vội Vàng theo định hướng phát triển năng lực
CHUYÊN ĐỀ: THƠ LÃNG MẠN 1930-1945
BƯỚC 1: CHUYÊN ĐỀ: THƠ LÃNG MẠN 1930-1945
BƯỚC 2: XÂY DỰNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ BÀI HỌC
Gồm các văn bản thơ: Vội vàng– Xuân Diệu, Tràng giang– Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ– Hàn Mặc Tử, Chiều xuân- Anh Thơ, Tương tư- Nguyễn Bính.
Thời gian: 5 tiết
BƯỚC 3: XÂY DỰNG MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức:
- Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm thơ lãng mạn 1930-1945.
- Đặc điểm cơ bản của các tác phẩm thơ lãng mạn 1930-1945.
Kĩ năng:
- Huy động tri thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, ngôn ngữ…để đọc hiểu văn bản.
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại:
+ Nhận diện thể thơ và giải thích ý nghĩa của việc sử dụng thể thơ
+ Nhận diện sự phá cách trong việc sử dụng thể thơ (nếu có)
+ Nhận diện đề tài , chủ đề , cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
+ Nhận diện và phân tích tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
+ Phân tích được vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của một bài thơ trữ tình hiện đại Việt Nam.
+ Đánh giá những sáng tác độc đáo của mỗi nhà thơ qua các bài thơ đã học.
- Đọc diễn cảm, đọc sáng tạo những đoạn thơ hay.
- Nhận diện , phân tích và đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của các bài thơ trong chủ đề (hình ảnh, chi tiết, biện pháp tu từ, vần nhịp…)
- Nhận biết được sự giống nhau và khác nhau giữa thơ trung đại và hiện đại về đề tài, cảm hứng, thể loại và ngôn ngữ.
- Vận dụng những kiến thức , kĩ năng đã học đề đọc những bài thơ lãng mạn 1930-1945 khác của Việt Nam; nêu những kiến giải, suy nghĩ về các phương diện nội dung nghệ thuật của các bài thơ được học trong chủ đề; viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận về những bài thơ đã học trong chủ đề rút ra những bài học về lý tưởng sống, cách sống từ những bài thơ đã học và liên hệ, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân.
Thái độ:
- Giáo dục một thái độ sống tích cực, một nhân cách sống trong sáng, yêu đời, biết cống hiến tuổi trẻ cho lý tưởng và xã hội.
- Yêu đời, yêu thiên, yêu cuộc sống, yêu nước.
- Có ý thức xác định lẽ sống, lý tưởng sống cao đẹp.
Năng lực:
Định hướng góp phần hình thành các năng lực: năng lực giao tiếp (nghe nói, đọc, viết), năng lực thẩm mĩ (cảm thụ và sáng tạo) năng lực hợp tác, năng lực tự học, …
BƯỚC 4: XÁC ĐỊNH VÀ MÔ TẢ MỨC ĐỘ YÊU CẦU CỦA MỖI LOẠI CÂU HỎI/BÀI TẬP CÓ THỂ SỬ DỤNG ĐỂ KIỂM TRA , ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT HỌC SINH TRONG DẠY HỌC.
Mức độ nhận biết | Mức độ thông hiểu | Mức độ vận dụng và vận dụng cao |
Nêu những nét chính về tác giả | Chỉ ra những biểu hiện về con người tác giả được thể hiện trong tác phẩm. | Nêu những hiểu biết thêm về tác giả qua việc đọc hiểu bài thơ. |
Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. | Phân tích tác động của hoàn cảnh ra đời đến việc thể hiện nội dung tư tưởng của bài thơ. | Nêu những việc sẽ làm nếu ở hoàn cảnh tương tự của tác giả. |
Chỉ ra ngôn ngữ được sử dụng để sáng tác bài thơ | Lý giải một số từ ngữ, hình ảnh…trong các câu thơ. | Đánh giá việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả trong bài thơ. |
Xác định thể thơ | Chỉ ra những đặc điểm về bố cục, vần, nhịp… | Đánh giá tác dụng của thể thơ trong việc thể hiện nội dung bài thơ. |
Xác định nhân vật trữ tình. | – Nêu cảm xúc của nhân vật trữ tình trong từng câu/cặp câu thơ. – Khái quát bức tranh tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ. |
Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong câu/cặp câu/ bài thơ. |
Xác định hình tượng nghệ thuật được xây dựng trong bài thơ. | -Phân tích những đặc điểm của hình tượng nghệ thuật thơ. -Nêu tác dụng của hình tượng nghệ thuật trong việc giúp nhà thơ thể hiện cái nhìn về cuộc sống và con người |
-Đánh giá cách xây dựng hình tượng nghệ thuật. – Nêu cảm nhận/ ấn tượng riêng của bản thân về hình tượng nghệ thuật. |
Chỉ ra câu/ cặp câu thơ thể hiện rõ nhất tư tưởng của nhà thơ. | Lí giải tư tưởng của nhà thơ trong câu/ cặp câu thơ đó. | Nhận xét về tư tưởng của tác giả được thể hiện trong bài thơ. |
BƯỚC 5: BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI/ BÀI TẬP CỤ THỂ THEO CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU ĐÃ MÔ TẢ.
Với bài thơ Vội vàng có thể sử dụng các câu hỏi sau:
Mức độ nhận biết | Mức độ thông hiểu | Mức độ vận dụng và vận dụng cao |
Nêu những nét chính về tác giả Xuân Diệu. | Xuân Diệu là người như thế nào? | Bài thơ giúp em hiểu thêm gì về tác giả? |
Nêu xuất xứ của bài thơ. | – Trình bày những hiểu biết của em về tập thơ? | Tập thơ đó có vị trí như thế nào trong đời thơ Xuân Diệu. |
Nhan đề của bài thơ là gì? | Giải thích ý nghĩa của nhan đề đó | Lý giải tại sao nhà thơ lại đặt nhan đề là “Vội vàng” |
Đọc và xác định thể thơ? | Em hiểu thế nào về thể thơ tự do. | Hãy kể tên một số bài thơ cùng loại. |
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? | -Những từ ngữ nào trong bài thơ giúp em xác định được nhân vật trữ tình. – Cảm hứng chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì? |
Em có nhận xét gì về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ? |
1. Tình yêu cuộc sống tha thiết: |
||
– Mở đầu bài thơ, tác giả thể hiện một khát vọng kì là đên ngông cuồng. Đó là khát vọng gì? Từ ngữ nào thể hiện điều này? |
– Vậy bức tranh mùa xuân hiện ra như thế nào? Chi tiết nào thể hiện điều này? Nghệ thuật đó có tác dụng gì? |
Có gì mới trong cách sử dụng nghệ thuật của tác giả? – Hãy cho biết tâm trạng của tác giả qua đoạn thơ trên? |
2. Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người: |
||
Chi tiết nào thể hiện được điều đó? | – Từ quan niệm thời gian là tuyến tính, nhà thơ đã cảm nhận được điều gì? |
– Quan niệm về thời gian của người xưa và Xuân Diệu có gì khác? |
– Quan niệm sống của Xuân Diệu là gì qua đoạn thơ đó? |
||
3.Lời giục giã cuống quýt vội vàng để tận hưởng tuổi xuân của mình |
||
– Đọc đoạn thơ 3 | – Cảm nhận được sự trôi chảy của thời gian, Xuân Diệu đã làm gì để níu giữ thời gian? – Hãy nhận xét về đặc điểm của hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu trong đoạn thơ mới? |
–Giáo dục KNS: Trình bày những ấn tượng sâu đậm của cá nhân về hồn thơ Xuân Diệu ? |
–Giáo dục KNS: Bài thơ thể hiện quan niệm sống đẹp của một tâm hồn khao khát sống hay chỉ là lối sống tiêu cực gấp gấp. |
||
Tổng kết | – Hãy nêu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? | – Hãy rút ra ý nghĩa của văn bản ? |
Với bài thơ Tràng giang có thể sử dụng các câu hỏi sau:
Mức độ nhận biết | Mức độ thông hiểu | Mức độ vận dụng và vận dụng cao |
Nêu những nét chính về tác giả Huy Cận. | Huy Cận là người như thế nào? | Bài thơ giúp em hiểu thêm gì về tác giả? |
– Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. |
– Hoàn cảnh đó sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến tâm trạng của tác giả? | Em hãy kể vắn tắt một số hiểu biết của em về giai đoạn lịch sử lúc bây giờ? |
Nêu xuất xứ của bài thơ. | – Trình bày những hiểu biết của em về tập thơ? | Tập thơ đó có vị trí như thế nào trong đời thơ Huy Cận. |
Nhan đề của bài thơ là gì? | Giải thích ý nghĩa của nhan đề đó | Mối quan hệ giữa nhan đề và âm hưởng của bài thơ? |
Đọc và xác định thể thơ? | Em hiểu thế nào về thể thơ đó. | Hãy kể tên một số bài thơ cùng loại. |
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? | -Những từ ngữ nào trong bài thơ giúp em xác định được nhân vật trữ tình? – Cảm hứng chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì? |
Em có nhận xét gì về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ? |
1/Ba khổ thơ đầu:Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ | ||
Khổ 1: – Đọc khổ thơ |
– Nhận xét về hình ảnh,nhạc điệu,cách gieo vần của khổ thơ? | – Hãy phân tích những hình ảnh sông nước,thuyền,cành củi khô để thấy được biểu hiện tâm trạng của tác giả? |
Khổ 2: – Đọc khổ thơ |
– Cảnh sông được miêu tả như thế nào? – Từ “đâu” gợi ta có cảm giác gì về dấu hiệu sự sống? – Suy nghĩ của em về âm thanh được nói đến trong câu này? – Nhận xét về hình ảnh “trời sâu chót vót”? |
– Thủ pháp nghệ thuật tương phản phát huy tác dụng gì? – Tâm trạng của tác giả biểu hiện ntn? |
Khổ 3: – Đọc khổ thơ – Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? |
– Hình ảnh cánh bèo manh tính ước lệ tượng trưng cho điều gì? – Câu hỏi tu từ cho ta thấy gì về sự giao kết tình người? |
– Vì sao trong ba khổ thơ đầu nhà thơ bày tỏ nỗi buồn sâu lắng,thống thiết trước thiên nhiên? (Gv có thể gợi mở cho các em về bối cảnh đất nước) |
2/Tình yêu quê hương – Đọc khổ thơ – Xác định những từ ngữ mang vẻ đẹp cổ điển? |
– Vì sao nói thiên nhiên trong bài thơ đậm màu sắc cổ điển mà vẫn gần gũi thân thuộc? |
– Tình yêu thiên nhiên ở đây có thấm đượm lòng yêu nước thầm kín không? Vì sao? – Phân tích điểm khác nhau về nỗi nhớ trong thơ xưa và trong thơ HC(Gv giới thiệu bàiHoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu) |
Tổng kết: – Liệt kê những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ? |
– Hãynhận xét những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? |
Em hãy rút ra ý nghĩa văn bản? Giáo dục KNS Em hãy trình bày suy nghĩ, cảm nhận về vẻ đẹp của giọng điệu, gương mặt thơ Huy Cận trong dòng Thơ Mới. |
Với bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ có thể sử dụng các câu hỏi sau:
Mức độ nhận biết | Mức độ thông hiểu | Mức độ vận dụng và vận dụng cao |
Nêu những nét chính về tác giả Hàn Mặc Tử. | Hàn Mặc Tử là người như thế nào? | Bài thơ giúp em hiểu thêm gì về tác giả? |
– Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. |
– Hoàn cảnh đó sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến tâm trạng của tác giả? | Kể một số giai thoại về tình yêu củaHàn Mặc Tử liên quan đến hoàn cảnh sáng tác bài thơ. |
Nêu xuất xứ của bài thơ. | – Trình bày những hiểu biết của em về tập thơ? | Tập thơ đó có vị trí như thế nào trong đời thơ Hàn Mặc Tử. |
Nhan đề của bài thơ là gì? | – Giải thích ý nghĩa của nhan đề đó | Lý giải tại sao nhà thơ lại đổi nhan đề bài thơỞ đây thônVĩ thành Đây thôn Vĩ Dạ? |
Đọc và xác định thể thơ? | Em hiểu thế nào về thể thơ đó. | Hãy kể tên một số bài thơ cùng loại. |
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? | -Những từ ngữ nào trong bài thơ giúp em xác định được nhân vật trữ tình? – Cảm hứng chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì? |
Em có nhận xét gì về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ? |
1/Bức tranh thôn Vĩ | ||
a. Vĩ Dạ hừng đông | ||
– Đọc khổ thơ – Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? |
– Câu hỏi đầu tiên gợi điều gì? – Cảnh Thôn Vĩ hiện lên ra sao? |
– Bóng dáng của người con gái Huế xuất hiện gây thêm ấn tượng gì cho lời mời gọi? |
b. Vĩ Dạ đêm trăng | ||
– Đọc khổ thơ – Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? |
– Nhận xét về cách sử dụng biện pháp tu từ? – Tâm trạng của chủ thể trữ tình thay đổi ntn? – Hình ảnh bến sông trăng gợi cho em cảm giác gì về vẻ đẹp của thiên nhiên |
– Phân tích bức tranh thiên nhiên ở khổ 2,nó có sự khác biệt gì so với khổ 1? – Đằng sau phong cảnh ấy là tâm sự gì của nhà thơ? |
2/Tâm trạng của nhà thơ: | ||
– Đọc khổ thơ – Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? |
– Em hiểu ntn về câu thơ “Áo em….”? |
– Câu hỏi cuối cùng bộc lộ tâm trạng gì và nó có liên quan ntn với câu hỏi mở đầu? – Mối tình của tác giả có liên quan như thế nào đến những tâm sự trong bài thơ này? |
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
- Mục tiêu bài học:
- Kiến thức:
- Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của 5 tác phẩmthơ lãng mạn 1930-1945. Mỗi tác phẩm tập trung làm rõ cho một đặc điểm nổi bật của thơ mới
+ Vội vàng: Thơ mới luôn khẳng định, đề cao cái tôi cá nhân,thơ mới mang cảm hứng tình yêu và thiên nhiên.
+ Tràng giang: Thơ mới thấm thía nỗi buồn cô đơn.
+ Đây thôn Vĩ Dạ: Thơ mới thể hiện niềm khát khao hướng về cuốc sống trần thế.
+ Hai bài đọc thêm:….
- Khái quát đặc điểm cơ bản của các tác phẩm thơ lãng mạn 1930-1945.
- Kĩ năng:
Đọc hiểu một tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại.
Phân tích một bài thơ mới.
- Nhận biết được sự giống nhau và khác nhau giữa thơ trung đại và hiện đại về đề tài, cảm hứng, thể loại và ngôn ngữ.
- Vận dụng những kiến thức , kĩ năng đã học đề đọc những bài thơ lãng mạn 1930-1945 khác của Việt Nam; nêu những kiến giải, suy nghĩ về các phương diện nội dung nghệ thuật của các bài thơ được học trong chủ đề; viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận về những bài thơ đã học trong chủ đề rút ra những bài học về lý tưởng sống, cách sống từ những bài thơ đã học và liên hệ, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân.
Giáo dục KNS:-Tư duy sáng tạo: Phân tích, bình luận triết lí, khát vọng sống.
-Tự nhận thức về mục đích, giá trị cuộc sống đối với mỗi cá nhân.
-Giao tiếp: cảm thông chia sẻ cùng tâm trạng tác giả
- Thái độ:
- Giáo dục một thái độ sống tích cực, một nhân cách sống trong sáng, yêu đời, biết cống hiến tuổi trẻ cho lý tưởng và xã hội.
- Yêu đời, yêu thiên, yêu cuộc sống, yêu nước.
- Có ý thức xác định lẽ sống, lý tưởng sống cao đẹp.
4.Hình thành các năng lực cho học sinh
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
– Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản.
– Năng lực đọc – hiểu một tác phẩm thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Chuẩn bị của GV và HS:
- Chuẩn bị của GV
Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo, phiếu học tập, máy chiếu, tranh ảnh…
- Chuẩn bị của HS.
– Hs chủ động tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi sgk.
– Giấy Ao, bút phớt…
III. Tiến trình dạy học:
Bước 1 : Khởi động
– Em hãy kể tên một số nhà thơ trong phong trào thơ mới mà em biết ?
– Trả lời các câu hỏi
+Ai là nhà Nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới?
+ Trong dàn đồng ca đa điệu buồn của thơ mới ai được xem là điệu buồn ảo não nhất ?
+ Nhà thơ nào đã đề cập đến tôn giáo trong thơ.
+ Ai được mệnh danh là nhà thơ của đồng quê.
Học sinh trả lời, GV xác nhận kiến thức và dẫn dắt giới thiệu chung về chuyên đề, sau đó dẫn dắt giới thiệu về Xuân Diệu và bài Vội vàng.
Xuân diệu hồn nhiên yêu đời, yêu cuộc sống, say mê với cái đẹp, nhạy cảm với sự trôi chảy của thời gian. Nhưng càng yêu say đắm, Xuân Diệu sợ cuộc sống, sợ tình yêu và vẻ đẹp sẽ bỏ mình bay đi mất. Chính vì thế mà trong thơ ông có những thái độ hốt hoảng, lo âu, yêu sống một cách vội vàng cuống quýt, vồ vập.
“Vội vàng” tiêu biểu cho trạng thái cảm xúc ấy của Xuân Diệu.
Bước 2 : Hình thành kiến thức
VỘI VÀNG
(Xuân Diệu)
Hoạt động I: Tìm hiểu chung:
– Mục tiêu:
+ Giúp HS hiểu XD là nhà thơ lớn, nhà văn hóa lớn, có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và sự nghiệp văn học phong phú.
+ Giúp HS nắm được xuất xứ, bố cục của bài thơ.
– Nhiệm vụ: Học sinh làm việc cá nhân, phát huy kĩ năng đọc sgk
– Phương thức:Yêu cầu Hs đọc phần tiểu dẫn, gạch chân những chi tiết quan trọng về tác giả Xuân Diệu.
Gv hướng dẫn học sinh tự đọc sgk và tìm các ý cơ bản theo yêu cầu.
– Sản phẩm:
+ XD là nhà thơ lớn, nhà văn hóa lớn, có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và sự nghiệp văn học phong phú.
+ Xuất xứ, bố cục của bài thơ.
- 1. Tác giả.
GV:
– Yêu cầu Hs đọc phần tiểu dẫn, gạch chân những chi tiết quan trọng về tác giả XD
HS: thực hiện theo yêu cầu của GV.
GV: yêu cầu HS trình bày trước lớp nội dung quan trọng về XD.
HS: trình bày, Hs khác lắng nghe, nhận xét.
GV: nhận xét, bổ sung và chốt ý:
– Xuân Diệu (1916- 1985) tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu.
– Quê: Can Lộc – Hà Tĩnh nhưng sông với mẹ ở Quy Nhơn.
– Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.
– Là nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và có sự nghiệp văn học phong phú.
- Tác phẩm
GV: Hãy cho biết xuất xứ của bài thơ?Chia bố cục bài thơ và nêu nội dung chính từng phần?
HS: đọc tiểu dẫn và trả lời câu hỏi, các HS khác theo dõi và nhận xét.
GV: nhận xét khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp.
GV: nhận xét, bổ sung và chốt ý:
– Xuất xứ: In trong tập Thơ thơ (1938)- tập thơ đầu tay và cũng là tập thơ khẳng định vị trí của Xuân Diệu – “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.
-Bố cục: 3 đoạn.
+ 13 câu đầu: Tình yêu cuộc sống trần thế “tha thiết”.
+ 16 câu (câu 14à29): Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người.
+ 10 câu cuối: Lời giục giã cuống quýt vội vàng để tận hưởng tuổi xuân của mình…
PHƯƠNG ÁN KT ĐÁNH GIÁ | GV đánh giá học sinh về khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ và tốc độ làm việc, HS đánh giá lẫn nhau thông qua việc gọi học sinh nhận xét câu trả lời của bạn |
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc- hiểu văn bản( tập trung cho đặc điểm thơ mới khẳng định đề cao cái tôi cá nhân)
– Mục tiêu: Giúp HS cảm nhận được:
+ Tình yêu cuộc sống tha thiết:
. Khát vọng kì lạ đến ngông cuồng:
. Bức tranh mùa xuân hiện ra như một khu vườn tràn ngập hương sắc thần tiên, như một cõi xa lạ:
. Nghệ thuật và hiệu quả NT.
– Tâm trạng của tác giả qua đoạn thơ trên
– Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người:
– Quan niệm về thời gian của người xưa.
– Quan niệm về thời gian của Xuân Diệu.
– Từ quan niệm thời gian là tuyến tính, nhà thơ đã cảm nhận thời gian như 1 dòng chảy, thời gian trôi đi tuổi trẻ cũng sẽ mất. Thời gian tuyến tính à Xuân Diêu thể hiện cái nhìn biện chứng về vũ trụ, thời gian.
– Nhiệm vụ: Học sinh thảo luận nhóm, theo bàn, theo cặp đôi, kỹ thuật trình bày 1 phút, làm việc cá nhân.
– Phương thức:Gv giao nhiệm vụ, yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo nhóm, theo bàn, theo cặp đôi và làm việc cá nhân.
Gv hướng dẫn học sinh khai thác văn bản và tìm các chi tiết, hình ảnh …
– Sản phẩm:
+ Sản phẩm thảo luận của HS.
GV: Chia lớp thành 3 nhóm yêu cầu HS thảo luận.
Nhóm 1: Phiếu học tập số 1
– Mở đầu bài thơ, tác giả thể hiện một khát vọng kì lạ, ngông cuồng. Đó là khát vọng gì?
– Từ ngữ nào thể hiện điều này?
Nhóm 2: Phiếu học tập số 2
– Bức tranh mùa xuân hiện ra như thế nào trong 13 câu thơ đầu?
– Chi tiết nào thể hiện điều này?
Nhóm 3: Phiếu học tập số 3
– Để miêu tả bức tranh thiên nhiên đầy xuân tình, tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
– Có gì mới trong cách sử dụng nghệ thuật của tác giả?
– Nghệ thuật đó có tác dụng gì?
HS: tiến hành thảo luận, cử nhóm trưởng điều hành thảo luận, thư ký ghi chép sản phẩm thảo luận.
GV: theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh để giúp đỡ kịp thời.
HS: trình bày sản phẩm thảo luận trước lớp, HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
GV: nhận xét, đánh giá về kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh. Khả năng tiếp nhận, tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của Hs trong việc thực hiện nhiệm vụ.
GV: tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh. Chốt ý:
- Tình yêu cuộc sống tha thiết:
– Khát vọng kì lạ đến ngông cuồng:
“ Tắt nắng ; buộc gió” + điệp ngữ “tôi muốn” : khao khát đoạt quyền tạo hóa, cưỡng lại quy luật tự nhiên, những vận động của đất trời.
Cái tôi cá nhân đầy khao khát đồng thời cũng là tuyên ngôn hành động với thời gian.
– Bức tranh mùa xuân hiện ra như một khu vườn tràn ngập hương sắc thần tiên, như một cõi xa lạ:
+ Bướm ong dập dìu
+ Chim chóc ca hót
+ Lá non phơ phất trên cành.
+ Hoa nở trên đồng nội
Vạn vật đều căng đầy sức sống, giao hòa sung sướng. Cảnh vật quen thuộc của cuộc sống, thiên nhiên qua con mắt yêu đời của nhà thơ đã biến thành chốn thiên đường, thần tiên.
– Nghệ thuật:
+ Điệp ngữ: này đây tuần tháng mật.
kết hợp với hình ảnh, Hoa … xanh rì
âm thanh, màu sắc: Lá cành tơ …
Yến anh … khúc tình si
Ánh sang chớp hàng mi
+ So sánh: tháng giêng ngon nhứ cặp môi gần: táo bạo. Nhà thơ phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên và thổi vào đó 1 tình yêu rạo rực, đắm say ngây ngất.
Sự phong phú bất tận của thiên nhiên, đã bày ra một khu địa đàng ngay giữa trần gian – “một thiên đàng trần thế”
GV Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi(thời gian 1 phút): Hãy cho biết tâm trạng của tác giả qua đoạn thơ trên?
HS: trao đổi, thảo luận, và trình bày sản phẩm.
GV: tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.
GV: nhận xét khả năng tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. GV bổ sung và chốt ý:
– Tâm trạng đầy mâu thuẫn nhưng thống nhất: Sung sướng >< vội vàng: Muốn sống gấp, sống nhanh, sống vội tranh thủ thời gian.
Giáo viên hướng dẫn nắm đoạn “Xuân Diệu là nhà thơ …trong thơ” và cắt nghĩa từ “mới nhất” ở những phương diện nào? (nội dung và nghệ thuật).
- Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người:
GV Yêu cầu HS thảo luận theo bàn (thời gian 3 phút):
– Quan niệm về thời gian của người xưa như thế nào?
– Quan niệm về thời gian của Xuân Diệu có gì khác?
– Từ quan niệm thời gian là tuyến tính, nhà thơ đã cảm nhận được điều gì? Chi tiết nào thể hiện được điều đó?
HS: trao đổi, thảo luận, và trình bày sản phẩm.
GV: tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.
GV: nhận xét khả năng tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. GV bổ sung và chốt ý:
– Người xưa, các nhà thơ trung đại(HXH).
…”Xuân vẫn tuần hoàn” à Thời gian qua đi rồi trở lại, thời gian vĩnh cửu à quan niệm này xuất phát từ cái nhìn tĩnh, siêu hình, lấy sinh mệnh vũ trụ làm thước đo.
– Xuân Diệu lại cho rằng:
Xuân đương tới – đương qua
Xuân còn non – sẽ già
à thời gian như 1 dòng chảy, thời gian trôi đi tuổi trẻ cũng sẽ mất. Thời gian tuyến tính à Xuân Diêu thể hiện cái nhìn biện chứng về vũ trụ, thời gian.
GV yêu cầu HS sử dụng kỹ thuật trình bày 1 phút: Từ quan niệm thời gian là tuyến tính, nhà thơ đã cảm nhận được điều gì? Chi tiết nào thể hiện được điều đó?
HS: Động não suy nghĩ, trình bày sản phẩm.
GV: tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thực hiện của học sinh.
GV: nhận xét khả năng tham gia tích cực của học sinh trong quá trình trình bày về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. GV bổ sung và chốt ý:
– Cái nhìn động:
+ Xuân Diêu cảm nhận sự mất mát ngay chính sinh mệnh mình.
Xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
…tuổi trẻ chẳng 2 lần thắm lại
Mùa xuân, tuổi trẻ không tồn tại mãi, nó ngắn ngủi vô cùng, tuổi trẻ đẹp nhất của đời mỗi người. Xuân Diệu lấy tuổi trẻ làm thước đo thời gian. Thời gian mất nghĩa là tuổi trẻ cũng mất à Cảm nhận sâu sắc, thấm thía.
+Hình ảnh sự vật: Cơn gió xinh … phải bay đi
Chim rộn ràng … đứt tiếng reo.
tàn phai, héo úa, chia phôi, tiễn biệt.
– Mau: gấp gáp, vội vàng, cuống quýt, hưởng thụ.
Quan niệm mới, tích cực thấm đượm tinh thần nhân văn.
PHƯƠNG ÁN KT ĐÁNH GIÁ | GV đánh giá học sinh về khả năng tiếp nhận, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ và tốc độ làm việc, HS đánh giá lẫn nhau thông qua việc gọi học sinh nhận xét câu trả lời của bạn |
…………………..
(lần lượt các bài tiếp theo)
HOẠT ĐỘNG 3 : Củng cố- luyện tập
– Mục tiêu:Giúp HS củng cố kiến thức về tác giả, tác phẩm, đặc trưng của thơ lãng mạn 30-45.
– Nhiệm vụ: Học sinh trao đổi, thảo luận và làm việc nhóm.
– Phương thức:Gv giao nhiệm vụ, yêu cầu HS trao đổi thảo luận nhóm.
– Sản phẩm:
+ Đáp án của HS.
Yêu cầu:
- Chỉ ra những đặc trưng nổi bật của thơ lãng mạn30-45 (về nội dung và nghệ thuật).
- Để khai thác một bài thơ lãng mạn 30-45 ta cần phải chú ý những gì?
PHƯƠNG ÁN KT ĐÁNH GIÁ | GV đánh giá học sinh về khả năng tiếp nhận, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ và tốc độ làm việc, HS đánh giá lẫn nhau thông qua việc gọi học sinh nhận xét câu trả lời của bạn |
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (Có thể làm ở nhà)
– Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức, kĩ năng đã học đề để đọc những bài thơ lãng mạn 1930-1945 khác của Việt Nam; nêu những kiến giải, suy nghĩ về các phương diện nội dung nghệ thuật của các bài thơ được học trong chủ đề; viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận về những bài thơ đã học trong chủ đề rút ra những bài học về lý tưởng sống, cách sống từ những bài thơ đã học và liên hệ, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân.
– Nhiệm vụ: Học sinh trao đổi, thảo luận tìm tòi và làm việc cá nhân.
– Phương thức:Gv giao nhiệm vụ, yêu cầu HS trao đổi, làm việc cá nhân (Có thể làm ở nhà)
– Sản phẩm:
+ Bài viết của HS.
Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 100 từ) phát biểu cảm nhận của bản thân về hình ảnh thơ mà em ấn tượng nhất trong các bài thơ lãng mạn mà em đã học
PHƯƠNG ÁN KT ĐÁNH GIÁ | GV đánh giá học sinh về khả năng tiếp nhận, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ và tốc độ làm việc, HS đánh giá lẫn nhau thông qua ý thức tự giác làm việc và sản phẩm nộp Gv. |
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng sáng tạo (Có thể làm ở nhà)
– Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức, kĩ năng đã học đề để đọc những bài thơ lãng mạn 1930-1945 khác của Việt Nam; nêu những kiến giải, suy nghĩ về các phương diện nội dung nghệ thuật của các bài thơ được học trong chủ đề; viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận về những bài thơ đã học trong chủ đề rút ra những bài học về lý tưởng sống, cách sống từ những bài thơ đã học và liên hệ, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân.
– Nhiệm vụ: Học sinh trao đổi, thảo luận và làm việc cá nhân.
– Phương thức:Gv giao nhiệm vụ, yêu cầu HS trao đổi, làm việc cá nhân (Có thể làm ở nhà)
– Sản phẩm:
+ Bài viết của HS.
–So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa thơ trung đại và hiện đại về đề tài, cảm hứng, thể loại và ngôn ngữ.
PHƯƠNG ÁN KT ĐÁNH GIÁ | GV đánh giá học sinh về khả năng tiếp nhận, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ và tốc độ làm việc, HS đánh giá lẫn nhau thông qua ý thức tự giác làm việc và sản phẩm nộp Gv. |
Giáo án sưu tầm
Xem thêm :
Giáo án ngữ văn 10
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12
được
bài soạn công phu có sự đầu tư nhiều
bài soạn công phu