Soạn giáo án theo định hướng phát triển năng lực, xây dựng chủ đề dạy học
CHỦ ĐỀ: LÀM VĂN NGHỊ LUẬN
Bước 1:Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
Rèn luyện một số kĩ năng làm văn nghị luận.
Bước 2:Xây dựng nội dung chủ đề bài học
Gồm các đơn vị bài học: Lập dàn ý cho bài văn nghị luận; Lập luận trong văn nghị luận; Các thao tác nghị luận; Luyện tập viết đoạn văn nghị luận. Bài làm văn số 3; Trình bày một vấn đề.
Bước 3:Xác định mục tiêu bài học
– Kiến thức: dàn ý bài văn nghị luận, lập luận trong văn nghị luận, thao tác nghị luận, đoạn văn nghị luận, trình bày một vấn đề.
– Kĩ năng: Kĩ năng lập dàn ý, sử dụng các tháo tác lập luận, viết đoạn văn nghị luận. Biết vận dụng kiến thức về văn nghị luận để đọc hiểu văn bản nghị luận. Viết được bài văn nghị luận hoàn chỉnh.
– Thái độ: Có quan điểm, lập trường khoa học, rõ ràng, khách quan trước các vấn đề xã hội và văn học. Thái độ thẳng thắn, trung thực và hợp tác trong đối thoại, giao tiếp…
Bước 4:Xác định và mô tả mức độ, yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.
Mức độ Nội dung |
Mức độ nhận biết | Mức độ thông hiểu | Mức độ vận dụng và vận dụng cao |
Lập dàn ý bài văn nghị luận |
Xác định được luận đề? |
Hãy chỉ ra các khía cạnh cơ bản trong vấn đề nghị luận của đề bài? |
Hãy triển khai luận đề thành các luận điểm, luận cứ cụ thể trong phần thân bài? |
Nhận diện được dàn ý bài văn nghị luận? Xác định nhiệm vụ của mở bài/ thân bài/ kết bài của bài văn nghị luận? |
Phân tích bố cục, chỉ ra vai trò của từng phần trong dàn ý? | Hãy lập dàn ý cho bài văn? |
|
Lập luận trong văn nghị luận | Chỉ ra các yếu tố của một lập luận? | Hãy chỉ ra vai trò của từng yếu tố trong lập luận: luận điểm, luận cứ, phương pháp lập luận? | Xây dựng lập luận theo ngữ liệu đã cho? |
Các thao tác nghị luận | Nêu các thao tác nghị luận? | Chỉ ra được đặc điểm của các thao tác nghị luận: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh? | Hãy viết đoạn văn sử dụng thao tác nghị luận theo yêu cầu? |
Luyện tập viết đoạn văn NL | Nhận diện được đoạn văn NL? |
Chỉ ra đặc điểm của đoạn văn nghị luận? | Hãy viết đoạn văn NL theo yêu cầu? |
Nhận diện câu chủ đề của đoạn văn? | Xác định được hình thức trình bày đoạn văn (dựa vào vị trí, nội dung câu chủ đề)? | ||
Lựa chọn những lí lẽ và dẫn chứng, thao thác nghị luận nào để viết đoạn văn? | Chỉ ra được lí lẽ dẫn chứng và các thao tác nghị luận |
Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/ bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả.
Hệ thống câu hỏi cho bài Lập dàn ý bài văn Nghị luận.
Mức độ nhận biết | Mức độ thông hiểu | Mức độ vận dụng, vận dụng cao |
Xác định vấn đề, chủ đề cần NL; quan điểm về vấn đề đó? |
Hiểu, giải thích được vấn đề cần nghị luận. |
Tìm được ý của bài văn NL. |
Dàn ý bài văn NL thường có mấy phần? | – Các cách mở bài, kết bài trong văn NL? – Xác định được luận điểm, luận cứ, luận chứng và sắp xếp chúng cho hợp lí? |
Lập được dàn ý. |
– Mô hình hoá dàn ý bài văn nghị luận? | – Mở bài: Nêu-giới thiệu- dẫn vào vấn đề (trực tiếp, gián tiếp) – Thân bài: + Luận điểm 1: Luận cứ1: dẫn chứng Luận cứ 2: dẫn chứng + Luận điểm 2:…. – Kết bài: Khái quát lại vấn đề cần NL, mở rộng vấn đề, rút bài học. |
Vận dụng lập được dàn ý cho các bài văn nghị luận. |
Hệ thống câu hỏi cho bài Lập luận trong văn Nghị luận
Mức độ nhận biết | Mức độ thông hiểu | Mức độ vận dụng, vận dụng cao |
Lập luận là gì? | Hiểu các yếu tố tạo thành lập luận có lí lẽ, dẫn chứng | Sử dụng lí lẽ, dẫn chứng như thế nào? Mục đích của lập luận? |
Cách xây dựng lập luận? | Luận điểm chính xác, minh bạch; luận cứ thuyết phục; phương pháp lập luận hợp lý. | Xây dựng được lập luận. |
Bước 6:Thiết kế tiến trình dạy học
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
Hoạt động 1- Khởi động | |
– Cho học sinh điền các phương thức biểu đạt trong các ngữ liệu được sử dụng trong phiếu học tập số 1. – Nếu như ở phương thức biểu đạt miêu tả, tự sự chủ yếu sử dụng tư duy hình tượng; biểu cảm là lối văn trữ tình; thì nghị luận là sản phẩm của tư duy logic, thể hiện trình độ cao trong tư duy ngôn ngữ. |
HS điền chính xác tên các phương thức biểu đạt. |
Hoạt động 2- Hình thành kiến thức (GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác dụng và cách lập dàn ý bài văn nghị luận) |
|
GV yêu cầu HS đọc thầm phần I SGK để thực hiện các yêu cầu sau: – Dàn ý là gì? Dàn ý trong bài văn nghị luận là như thế nào? – Hãy nêu tác dụng của việc lập dàn ý? |
I. Tác dụng của việc lập dàn ý – Dàn ý: là hệ thống ý được sắp xếp theo một trật tự nhất định.Dàn ý trong bài văn nghị luận: hệ thống ý là hệ thống luận điểm luận cứ. – Tác dụng: + Giúp người viết có bố cục bài rõ ràng (3 phần) + Giúp người viết bao quát được nội dung chủ yếu (luận điểm, luận cứ, luận chứng triển khai trong bài viết). + Tránh được xa đề, lạc đề, lập ý, bỏ sót ý hoặc không cân xứng giữa các ý. + Phân phối thời gian hợp lí cho từng phần trong bài NL. |
Hướng dẫn học sinh lập dàn ý bài văn nghị luận. – Trước khi lập dàn ý chúng ta phải thực hiện các thao tác nào? – Làm thế nào để tìm được ý cho bài văn nghị luận? |
+ Phân tích đề + Tìm ý + Lập dàn ý. 1. Tìm ý cho bài văn Tìm ý cho bài văn là tìm hệ thống luận điểm (ý lớn), luận cứ (ý nhỏ) cho bài văn. Muốn tìm ý phải căn cứ vào yêu cầu về thao tác. – Câu nói ấy (nhận định, ý kiến, vấn đề) ấy có nghĩa là như thế nào? – Vì sao lại nói như vậy? – Nội dung ý kiến (câu nói, vấn đề…) nêu ra được biểu hiện như thế nào trong đời sống ? – Ý kiến đó có đúng hay không? Ýnghĩa của nó? |
GV hướng dẫn Hs tìm hiểu ví dụ SGK: Đề bài: Bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người, nhà văn M. Gorki có viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên. – Xác định vấn đề và thao tác nghị luận ? – Tìm ý cho ví dụ: GV yêu cầu giáo viên làm việc theo nhóm (3 nhóm) – Nhóm 1: Luận điểm 1 (Sách là gì?), tìm các luận cứ để sáng tỏ luận điểm này? – Nhóm 2: Luận điểm 2 (Sách có tác dụng như thế nào?), tìm các luận cứ cho luận điểm này? – Nhóm 3: Luận điểm 3 (Thái độ đối với sách và việc đọc sách như thế nào?). GV đi lại quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ HS thảo luận nhóm. HS làm ghi ra giấy ý kiến của mình sau đó trình bày trước nhóm. Nhóm trưởng điều khiển thảo luận, thống nhất đáp án của nhóm trên giấy A0. Các nhóm treo kết quả thảo luận lên bảng, báo cáo kết quả thảo luận trước lớp (GV hướng dẫn HS tích hợp kĩ năng Trình bày một vấn đề), HS lần lượt nhận xét, bổ sung. GV dùng bút dạ chữa trực tiếp lên A0 của các nhóm, nhận xét. Sắp xếp các ý đã tìm được thành một dàn bài cụ thể? Từ ví dụ, em hãy khái quát mô hình dàn ý của bài văn nghị luận? |
2. Lập dàn ý a. Ví dụ – Phân tích đề: + ND: vai trò và tác dụng của sách đối với đời sống con người. + Thao tác: giải thích, bình luận-> NLXH) -Các ý cần đạt: Luận điểm 1: Sách là gì? Tại sao nói: sách mở cho tôi những chân trời mới? + Sách là gì? là sản phẩm tinh thần kì diệu (ghi lại những nhận thức, tình cảm của con người về tự nhiên, xã hội, bản thân), kho tang tri thức. + Chân trời mới là gì? (cung cấp thông tin tri thức nhiều mặt của cuộc sống muôn màu muôn vẻ cho người đọc) Luận điểm 2: Tại sao sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới. + Sách đem lại cho con người những hiểu biết về nhiều mặt tự nhiên, xã hội, con người, vượt qua mọi không gian, thời gian khiến ta có thể tiếp xúc với cuộc sống quá khứ, hiện tại, với những dân tộc, miền đất khác nhau… + Sách hé mở cuộc sống tương lai: giúp hoàn thiện bản thân (cách sống, tinh thần, tình cảm, ứng xử..) + Sách là người thầy vĩ đại, người bạn tâm tình Luận điểm 3: – Nêu rõ vấn đề cần bình luận, vai trò của sách đối với cuộc sống con người. +Ý kiến ấy đúng hay sai? Đúng vì từ những cuốn sách mở ra trước mắt chúng ta biết bao sự bí ẩn, phong phú của cuộc đời. + Biết chọn sách, biết cách đọc có hiệu quả, yêu quý sách. * Mở bài: Trực tiếp hoặc gián tiếp, song phải giới thiệu được câu nói của Mác -xim Go-rơ-ki. + Giới thiệu câu văn của Goorki dẫn vào vai trò của sách đối với con người. + Khẳng định đây là ý kiến đúng đắn. * Thân bài: + Lần lượt sắp xếp các luận điểm, luận cứ theo kết quả ở phần trên. * Kết bài: – Khái quát vấn đề nghị luận. – Rút ra bài học cho bản thân (đọc và lựa chọn, trân trọng sách…) b. Nhận xét 1. Mở bài: Nêu-giới thiệu- dẫn vào vấn đề 2. Thân bài: – Luận điểm 1: + Luận cứ1: dẫn chứng + Luận cứ 2: dẫn chứng – Luận điểm 2:…. 3. Kết bài: – Đánh giá khái quát vấn đề. – Mở ra vấn đề mới, rút ra bài học cho bản thân. * Kết luận: Cách lập dàn ý bài văn nghị luận. – Phân tích đề, xác định vấn đề nghị luận – Tìm ý cho bài văn (các luận điểm, luận cứ) – Sắp xếp luận điểm, luận cứ theo một trình tự hợp lí, có trọng tâm. |
Hoạt động 3- Luyện tập | |
GV giao bài tập: Bài tập 1- Trang 91- sgk Ngữ văn 10. Trong một lần nói chuyện với học sinh, CHủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Có tài mà không có đưcá là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Anh/chị nên hiểu và vận dụng lời dạy đó như thế nào? Một bạn đã tìm được một số ý: a. Giải thích khái niệm tài và đức b. Có tài không có đức là người vô dụng c. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó – Hãy bổ sung các ý còn thiếu. – Lập dàn ý cho bài văn. HS làm việc nhóm – 5 nhóm Nhóm 1: Lập dàn ý phần MB Nhóm 2: Tìm và sắp xếp luận cứ cho luận điểm 1: – Giải thích khái niệm “tài” và “đức” Nhóm 3: Lập dàn ý phần TB: Tìm và sắp xếp luận cứ cho luận điểm 2: – Mối quan hệ của “tài” và “đức” Nhóm 4: Tìm và sắp xếp luận cứ cho luận điểm 3 – Ý nghĩa lời dạy của Bác. Nhóm 5: Lập dàn ý cho phần KB. Sau 5 phút, nhóm trưởng trình bày kết qủa Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV bổ sung thêm để hoàn thiện. |
III. Luyện tập: (15ph) 1.Bài tập 1: 7ph *Bổ sung các luận điểm chính: – Tài và đức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong mỗi con người. – Cần phải thường xuyên rèn luyện, phấn đấu để có cả tài và đức. *Lập dàn ý: 1. Mở bài: – Giới thiệu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Khẳng định lời dạy ấy là hoàn toàn đúng đắn. 2. Thân bài: – Giải thích khái niệm “tài”, ‘đức” + “Tài”: khả năng đặc biệt tạo nên hiệu quả + “Đức”: phẩm chất đạođức, phù hợp với đạo lý – Giải thích mối quan hệ giữa tài và đức + Có tài mà không có đức là người vô dụng + Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó – Ý nghĩa lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh + Ý nghĩa nhận thức: mối quan hệ giữa tài và đức + Ý nghĩa thực tiễn: mỗi cá nhân không ngừng rèn luyện, tu dưỡng để có cả tài lẫn đức. 3. Kết bài: – Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề. – Mở ra vấn đề rèn luyện tài đức trong xã hội hiện đại |
Hoạt động 4- Vận dụng | |
Bài tập 2- sgk trang 91 HS đọc yêu cầu của bài tập GV yêu cầu HS thực hiện các bước để lập dàn ý HS lập dàn ý đề trên (thực hiện cá nhân trong 5 phút) HS trình bày, HS khác nhận xét dàn ý. |
* Xác định các yêu cầu của đề: – Kiểu bài: Nghị luận xã hội(2 thao tác GT và BL) – Nội dung: GT và BL câu tục ngữ – Phạm vi dẫn chứng: trong đời sống xã hội *Tìm ý: – Xác định luận đề – Xác định các luận điểm – Tìm luận cứ cho các luận điểm *Lập dàn ý: a. Mở bài – Giới thiệu câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn” – Đặt vấn đề về cách hiểu và vận dụng câu trên b.Thân bài – Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ + “cái khó”: những khó khăn, trở ngại trong thực tế + “Bó”: cản trở, hạn chế, trói buộc + “Cái khôn”: sự chủ động, sáng tạo của con người – Bình luận tính đúng đắn của câu tục ngữ + Mặt đúng: sự phát triển chủ quan chịu tác độngcủa hoàn cảnh khách quan + Mặt chưa đúng: chưa đánh giá đúng mức vai trò của sự nỗ lực chủ quan – Các bài học kinh nghiệm từ câu tục ngữ + Cần tính đến những khó khăn khách quan để tìm cách khắc phục + Nêu cao tinh thần,ý chí vượt qua khó khăn, thử thách c. Kết bài: – Khẳng định lại cách hiểu, vận dụng câu tục ngữ trên – Mở ra vấn đề rèn luyện bản lĩnh để đi tới thành công. |
Hoạt động 5- Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo | |
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Chuẩn bị dàn ý cho bài thuyết trình với chủ đề: “Có nên phán xét người khác?” GV cho học sinh bốc thăm ngẫu nhiên để xếp vào một trong hai nhóm: Nên/ Không nên. HS chuẩn bị ở nhà, thực hiện trong tiết học: Trình bày một vấn đề. |
Gợi ý: Mở bài: Giới thiệu chủ đề, quan điểm của nhóm. Thân bài: – Giải thích chủ đề – Trình bày những lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục mọi người hiểu/ tin/ tán đồng quan điểm của nhóm Kết bài: |
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Mức độ Chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Cộng |
1. Đọc hiểu |
– Nắm được nội dung, chủ đề và cách triển khai chủ đề của văn bản – Nhận biết được các biện pháp tu từ, phương thức biểu đạt của văn bản |
– Hiểu được ý nghĩa các phần của văn bản, từ đó hiểu được ý nghĩa chung của văn bản |
|
|
Số câu Phần trăm Điểm |
3 20 % |
10 % |
30% = 3điểm |
|
2. Làm văn Câu 1: Viết một bài văn NLXH |
Nhận biết được vấn đề nghị luận | Giải thích được vai trò của sách | Viết đoạn văn nghị luận bàn về vai trò của sách | |
Số câu Phần trăm Điểm |
1 10% |
10% |
20% = 2 điểm |
|
Tổng | 30% = 3đ | 20% = 2đ | 50% = 5đ | 100% = 10đ |
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:
(1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ… rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.
(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus… Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v… càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay…
(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại,13.4.2015)
Câu 1. Xác định câu văn chứa chủ đề của đoạn trích trên. Cho biết chủ đề đoạn trích được triển khai theo hướng nào?
Câu 2. Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì để triển khai, nối kết nội dung của hai đoạn văn (1) và (2)? Nêu tác dụng của thủ pháp nghệ thuật ấy.
Câu 3. Tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào trong đoạn trích? Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”?
Câu 4: Từ nội dung của đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn dài khoảng 200 chữ, trình bày suy nghĩ của bản thân về những lợi ích của việc đọc sách.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần | NỘI DUNG | Điểm |
1 | Đọc hiểu văn bản | 3,0 điểm |
Câu 1 – Câu văn chứa chủ đề đoạn trích: Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay – Hướng triển khai chủ đề: Quy nạp |
0.5 0.5 |
|
Câu 2 – Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng: đối lập, tương phản – Tác dụng của thủ pháp nghệ thuật: khắc họa cụ thể, sâu sắc một sự thật đáng buồn, đó là sự phôi pha của cái đạo đọc sách bằng việc đối lập việc đọc sách ở thời điểm hiện tại và quá khứ. |
0.5 0.5 |
|
Câu 3 – Phương thức biểu đạt: nghị luận – Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì ở thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể tiếp cận thông tin ở nhiều phương diện của đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào, nên việc đọc sách đã dần trở nên phôi pha. |
0.5 0.5 |
|
2 | Nghị luận xã hội | 7 điểm |
Yêu cầu chung: – Thí sinh biết huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm riêng của mình để viết đoạn văn nghị luận xã hội. – Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được bày tỏ quan điểm của mình, phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. |
||
Yêu cầu cụ thể : | ||
– Thực trạng của việc đọc sách hiện nay: Ngày nay, nhiều người sẵn sàng dành cả ngày để sử dụng các tiện ích trên điện thoại di động hay xem tivi nhưng lại tiếc chỉ 10 phút để đọc sách. | 2.0 | |
– Những lợi ích của việc đọc sách: Đọc sách đem lại rất nhiều lợi ích cho con người, tiêu biểu có thể kể đến như: + Đọc sách để mở rộng tri thức + Đọc sách giúp giảm căng thẳng + Đọc sách giúp nâng cao các kĩ năng xã hội + Đọc sách để rèn luyện trí nhớ và trí thông minh + Đọc sách để giải trí |
3.0 |
|
– Bài học: Mỗi người cần biết được vai trò quan trọng của việc đọc sách, sắp xếp thời gian đọc sách một cách hợp lý và biết cách lựa chọn những sách phù hợp với nhu cầu bản thân, có chất lượng. | 2.0 |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm:
Lớp:
Trường:
Bài học: Lập dàn ý cho bài văn nghị luận
Phương thức biểu đạt | Ngữ liệu |
“Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột ngột đến, không báo cho biết trước. Vừa mới hôm qua trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi…Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi ra gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.” (Trích “Gió lạnh đầu mùa”- Thạch Lam) | |
“Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học…Trong chiếc áo vải dù đên dài tôi cảm thấy mình sang trọng và đứng đắn. Dọc đường thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tuổi tôi quần áo tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm. Hai quyển vở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng…” (Trích “Tôi đi học”- Thanh Tịnh) | |
“Cha ơi! Sốt cả cuộc đời mình cha đã đi đưa thư cho người khác những chưa bao giờ cha nhận được một bức thư nào…Chắc đã từng có lúc cha ao ước được nhận thư. Và giờ đây con đang viết lá thư đầu tiên gửi cho cha…Khi nào lớn lên con sẽ mang chiếc túi thư của cha, đạp xe đi dọc theo những con đường quen thuộc mà cha vẫn đi và trở thành người mang tin cho những ai đang ngóng đợi thư. Cha ơi, cha đừng lo lắng. con sẽ làm nốt những công việc mà cha đang bỏ dở và cố gắng để trở thành một bưu tá giỏi như cha” (Trích bức thư gửi cha của một học sinh Trung Quốc đã đạt giải nhất cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 1994) | |
Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế mà thôi. Được thời có thế thì biến mất làm còn, nhỏ hóa lớn. Mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu, yên chuyển làm nguy, chỉ như khoảng trở bàn tay thôi. Nay các ông không rõ thời thế, lại trang sức bằng những lời dối trá, thế chẳng phải là những kẻ thất phu hèn kém ư? Sao đủ để cùng nói việc dùng binh được” (Trích “Quân trung từ mệnh tập”- Nguyễn Trãi) |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2.
Phiếu học tập số 1.
– Nhóm 1: Luận điểm 1 (Sách là gì?), tìm các luận cứ để sáng tỏ luận điểm này?
– Nhóm 2: Luận điểm 2 (Sách có tác dụng như thế nào?), tìm các luận cứ cho luận điểm này?
– Nhóm 3: Luận điểm 3 (Thái độ đối với sách và việc đọc sách như thế nào?).
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3.
Nhóm 1: Lập dàn ý phần MB
Nhóm 2: Tìm và sắp xếp luận cứ cho luận điểm 1:
– Giải thích khái niệm “tài” và “đức”
Nhóm 3: Lập dàn ý phần TB: Tìm và sắp xếp luận cứ cho luận điểm 2:
Giải thích mối quan hệ của tài và đức.
Nhóm 4: Lập dàn ý cho phần KB.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Thơ văn không lưu truyền hết ở đời là vì nhiều lí do:
Đối với thơ văn, cổ nhân ví như khoái chá, ví như gấm vóc; khoái chá là vị rất ngon trên đời, gấm vóc là mầu rất đẹp trên đời, phàm người có miệng, có mắt ai cũng quý trọng mà không vứt bỏ khinh thường. Đến như văn thơ, thì lại là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, không thể đem mắt tầm thường mà xem, miệng tầm thường mà nếm được. Chỉ thi nhân là có thể xem mà biết được sắc đẹp, ăn mà biết được vị ngon ấy thôi. Đấy là lí do thứ nhất làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời.
Nước ta từ nhà Lí, nhà Trần dựng nước đến nay, vẫn có tiếng là nước văn hiến,những bậc thi nhân, tài tử đều đem sở trườngcủa mình thổ lộ ra lời nói, lẽ nàokhông có người hay? Nhưng bậc danh nho làm quan to ở trong quán, các, hoặc vì bận việc không rỗi thì giờ để biên tập, còn viên quan nhàn tản chức thấp cùng những người phải lận đận về khoa trường, thì đều không để ý đến. Đấy là lí do thứ hai làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời.
Thỉnh thoảng, cũng có người thích thơ văn, nhưng lại ngại vì công việc nặng nề, tài lực kém cỏi, nên đều làm được nửa chừng rồi lại bỏ dở. Đấy là lí do thứ ba làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời.
Sách vở về đời Lí – Trần phần nhiều chỉ thấy công việc nhà chùa là được lưu hành, như thế đâu phải vì lòng tôn sùng Nho học không sâu sắc bằng tôn sùng Phật học, mà chỉ vì nhà chùa không ngăn cấm, cho nên sách được khắc vào ván để truyền mãi lại đời sau, còn như thơ văn, nếu chưa được lệnh vua, không dám khắc ván lưu hành. Đấy là lí do thứ tư làm cho thơvăn không lưu truyền hết ở trên đời.
Vì bốn lí do kể trên bó buộc, trải qua mấy triều đại lâu dài, dẫu đến những vật bền như đá, như vàng, lại được quỷ thần phù hộ, cũng còn tan nát trôi chìm. Huống chi bản thảo sót lại, tờ giấy mỏng manh để trong cái níp cái hòm, trải qua mấy lần binh lửa, thì còn giữ mãi thế nào được mà không rách nát tan tành?
(Tựa “Trích diễm thi tập” Hoàng Đức Lương, SGK Ngữ Văn 10, tập 2, NXB GD)
Xác định câu chủ đề, luận điểm, luận cứ trong đoạn văn trên?
Giáo án sưu tầm
Xem thêm : Trọn bộ giáo án ngữ văn theo chủ đề dạy học
Giáo án ngữ văn 10
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12