Đề thi thử THPT quốc gia môn Văn – THPT Lê Hồng Phong – Phú Yên 2015
Đây là đề soạn theo cấu trúc cũ, các em vào link này để cập nhật những đề thi mới nhất nhé :Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn văn có đáp án
Xem thêm :Tuyển tập bộ đề đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia ngữ văn
Câu 1. ( 3,0 điểm )
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi :
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
( Tương tư, Nguyễn Bính )
- Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ. Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của nhân vật trữ tình ?
- Phân tích hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ đầu của đoạn thơ.
- Những yếu tố nào trong đoạn thơ thể hiện chất dân gian trong thơ Nguyễn Bính ?
Câu 2. ( 3,0 điểm )
Bổn phận và hạnh phúc là cốt sống cho người khác.
( Auguste de Comte )
Viết một bài văn ( khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh ( chị ) về quan niệm trên.
Câu 3. (4,0 điểm )
Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn “vợ nhặt ” ( Kim Lân ).So sánh cách kết thúc “Vợ nhặt” với cách kết thúc truyện ngắn “ chí phèo ( Nam Cao ).
Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Văn 2015
Câu |
Nội dung |
1 |
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi : Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, Một người chín nhớ mười mong một người. Gió mưa là bệnh của giời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. ( Tương tư, Nguyễn Bính )
tình cảm gì của nhân vật trữ tình ?
|
|
– Biểu cảm ; Tâm trạng tương tư- nhớ nhung- Biện pháp tu từ : Nhân hóa, hoán dụ – Tác dụng : + Cách biểu đạt tình cảm kín đáo, ý nhị . + Tạo ra 2 nỗi nhớ song hành, chuyển hóa: người nhớ người, thôn nhớ thôn ; biểu đạt được qui luật tâm lí: khi tương tư thì cả không gian sinh tồn xung quanh chủ thể cũng nhuốm nỗi tương tư. – Chất dân gian thể hiện : + Nội dung : Tâm trạng tương tư- đề tài quen thuộc xuất hiện nhiều trong ca dao, dân ca. + Hình thức : Thể thơ lục bát; địa danh , nghệ thuật nhân hóa, hoán dụ, thành ngữ, cách nói vòng, giọng điệu kể lể… |
2 |
Bổn phận và hạnh phúc là cốt sống cho người khác. ( Auguste de Comte ) Viết một bài văn ( khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh ( chị ) về quan niệm trên. |
|
– Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận.- Giải thích, bình luận, chứng minh câu nói : + Sống cho người khác là bổn phận, là trách nhiệm mà mỗi người cần thực hiện . Vì có sống cho người khác, hi sinh cho người khác, mang những điều tốt đẹp đến cho người khác…thì người khác cũng sẽ sống cho mình, đem lại những điều tốt đẹp cho mình.( HS lấy dẫn chúng cụ thể : cha mẹ yêu thương, chăm sóc con cái; con cái yêu thương , hiếu thảo với bố mẹ….). + Sống cho người khác là niềm hạnh phúc của mỗi người. Vì khi đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người khác thì chính mình cũng tìm thấy niềm vui và hạnh phúc. (HS lấy dẫn chứng cụ thể : HS ngoan ngoãn, tiến bộ, thành đạt là niềm hạnh phúc của thầy cô….). + Những tấm gương sống vì người khác, vì cộng đồng ( dẫn chứng ). + Phê phán những người chỉ biết sống cho riêng mình ( dẫn chứng ) – Khẳng định tính đúng đắn, ý nghĩa giáo dục của câu noisvaf rút ra bài học cho bản thân. |
3 |
Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn “ Vợ nhặt” ( Kim Lân ).So sánh cách kết thúc “Vợ nhặt” với cách kết thúc truyện ngắn “Chí Phèo” ( Nam Cao ). |
|
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm , nêu vấn đề nghi luận.2. Phân tích giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của truyện * Giái thích khái niệm: – Giá trị hiện thực chính là bức tranh hiện thực đời sống được miêu tả trong tác phẩm… – Giá trị nhân đạo là thái độ, tình cảm của nhà văn thể hiện trong tác phẩm. Giá trị nhân đạo được tạo nên bỡi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau khổ của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người, lòng tin vào khả năng vươn dậy của con người… * Giá trị hiện thực trong tác phẩm “Vợ nhặt” : Phản ánh chân thực bối cảnh nông thôn ViệtNam trong nạn đói và thân phận người dân nghèo trong cảnh đói. (HS lựa chọn các chi tiết phân tích làm rõ : những xác người nằm còng queo bên đường, những khuôn mặt u ám, tiếng quạ thét, tiếng hờ khóc…..). * Giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Vợ nhặt”: _ Niềm xót xa thương cảm đối với tình cảnh sống của người dân nghèo trong nạn đói. Qua đó lên án tố cáo tội ác của bọn thưc dân phát xít ( Nội dung này HS có thể khái quát sau khi phân tích giá trị hiện thực ). – Phát hiện và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người dân nghèo trong nạn đói : Niềm khao khát sống, khao khát hạnh phúc; tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau ; niềm hi vọng vào tương lai ( HS phân tích vẻ đẹp tâm hồn các nhân vật : Tràng, bà cụ Tứ, người vợ nhặt). _ Cách kết thúc tác phẩm : Kết thúc mở với hình ảnh “ đám người đói và lá cờ đỏ phấp phới trên đê Sộp”- gợi xu hướng phát triển theo chiều tích cực : những con người nghèo khổ bị dồn vào bước đường cùng sẽ vùng lên đi theo ngọn cờ ấy ( Cách mạng) và họ sẽ có một tương lai tươi sáng, tốt đẹp…( Nhà văn đã chỉ ra được con đường để thay đổi cuộc đời những người dân nghèo) 3. So sánh với cách kết thúc tác phẩm “ Chí Phèo”. – Cùng viết về hiện thực đời sống của người dân lao động trước Cách mạng tháng Tám nhưng cách kết thúc ở 2 tác phẩm khác nhau. – Cách kết thúc truyện“Chí Phèo”: Chí Phèo chết. Nhớ lại những lúc ăn nằm với hắn, Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và trong đầu thị hiện ra hình ảnh “ Cái lò gạch cũ bỏ không xa nhà cửa và vắng người qua lại”. + Cách kết thúc tạo nên một kết cấu vòng tròn cho tác phẩm gợi nhiều suy nghĩ : Lại sẽ có một Chí Phèo con ra đời – tình trạng lưu manh hóa, tha hóa vẫn còn tiếp diễn nếu không thay đổi thực tại. + Chí Phèo chết. Đó là kết cục tất yếu khi con người ( đã thức tỉnh ) bị dồn đẩy đến bước đường cùng buộc phải lựa chọn giữa cái chết và sống lưu manh, tha hóa. – Cách kết thúc thể hiện cái nhìn bi quan, bế tắc trước hiện thực. Nhà văn chưa tìm ra được lối thoát cho số phận những người dân nghèo.
Do yếu tố thời đại nên cách nhìn hiện thực và cách giải quyết hiện thực của 2 tác giả khác nhau ( 2 tác phẩm thuộc 2 thời kì văn học khác nhau : Trước và sau cách mạng tháng Tám…; được viết theo hai nguồn cảm hứng khác nhau : hiện thực và sử thi lãng mạng…) |
(Tài liệu sưu tầm )