Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn , đề số 83

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN III
NĂM HỌC 2016- 2017
MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
(Thời gian 120 phút- không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: …../ 05/ 2017

I. PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Nếu ngày mai em không làm thơ nữa
Cuộc sống trở về bình yên
Ngày nối nhau trên đường phố êm đềm
Không nỗi khổ, không niềm vui kinh ngạc

Trận mưa xuân dẫu làm ướt áo
Nhưng lòng em còn cảm xúc chi đâu
Mùa đông về quên nỗi nhớ nhau
Không xôn xao khi nắng hè đến sớm
Chuyện hôm nay sẽ trở thành kỉ niệm
Màu phượng chẳng nồng nàn trên lối ta đi.

Gió thổi nơi này không lạnh tới nơi kia
Lời nói tâm tình trở nên nhạt nhẽo
Nghe tiếng con tàu em không thể hiểu
Tấm lòng anh trong mỗi chuyến đi xa
Em không còn thấy nhớ những sân ga
Những nơi đã đi, những nơi chưa hề đến
Khát vọng anh dẫu hoà trong sóng biển
Sóng xô bờ chẳng rộn đến tâm tư

(Trích “Nếu ngày mai em không làm thơ nữa” – Xuân Quỳnh,

Xuân Quỳnh thơ và đời, NXB Văn hóa 1998, tr.15)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ ?
Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để thể hiện suy tưởng của mình trong đoạn thơ thứ hai và thứ ba?
Câu 3. Nhân vật trữ tình hình dung mình sẽ thay đổi như thế nào nếu không làm thơ nữa?
Câu 4. Nêu giả định “Nếu ngay mai em không làm thơ nữa”, qua đoạn thơ tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu , anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của thơ ca đối với đời sống con người?
Câu 2( 5.0 điểm)
Người ta không bao giờ biết hết mọi thứ cần biết về con ng¬ười. Nh¬ưng có một điều ng¬ười ta biết chắc rằng: nó, cái bản chất ấy sẽ không thôi làm con người bất ngờ. Văn học là nỗ lực không ngừng trong việc khám phá những bất ngờ ấy trong bản chất con ng¬ười.(Môset)
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Từ cảm nhận về một nhân vật trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, anh (chị) hãy làm rõ sự nỗ lực của Nguyễn Minh Châu trong việc khám phá những bất ngờ trong bản chất con người.

………………………………..Hết……………………………………
Họ và tên thí sinh…………………………. Số báo danh…………………………
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN III
NĂM HỌC 2016- 2017
MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
(Thời gian 120 phút- không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: …../ 05/ 2017
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Hướng dẫn chung
1. Cán bộ chấm thi cần nắm vững Đáp án –Thang điểm và yêu cầu trong Hướng dẫn chấm thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên cần chủ động, linh hoạt trong quá trình chấm.
2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Đáp án – Thang điểm phải được thống nhất trong ban chấm thi và bảo đảm không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu.
3. Bài thi được chấm theo thang điểm 10; lấy đến 0,25; không quy tròn điểm.
B. Hướng dẫn cụ thể:
Phần Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm)
Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là: biểu cảm.
0.5
Câu 2 Biện pháp tu từ và hiệu quả:
– Trong đoạn thơ thứ hai và thứ ba để thể hiện suy tưởng của mình, tác giả sử dụng biện pháp tu từ: liệt kê
– Hiệu quả: Sự sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại trong khổ 2,3 của đoạn thơ nhằm diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn cuộc sống vô vị trống rỗng và tâm hồn nhà thơ trở nên xa lạ với cuộc sống và mọi người trong mọi thời khắc. 0,75
Câu 3 – Hình dung của nhân vật trữ tình:
+ Cuộc sống sẽ trở nên trống rỗng, vô vị.
+ Tâm hồn nhà thơ không thể giao cảm kết nối với cuộc sống và con người xung quanh
(HS có thể diễn đạt khác hoặc trích dẫn một số biểu hiện từ văn bản nhưng khái quát đúng ý vẫn cho điểm tối đa)
Câu 4 – Thông điệp tác giả gửi gắm trong đoạn thơ:
+ Thơ là phần không thể thiếu của đời sống
+Thơ là phương tiện để nhà thơ giao cảm với cuộc sống và con người.
(HS có thể diễn đạt khác nhưng đúng và đủ ý vẫn cho điểm tối đa) 1,0
II LÀM VĂN ( 7,0 điểm)
Câu 1 Viết một đoạn văn ngắn(khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề
1. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận 200 chữ ( tổng – phân – hợp).
– Có đủ kết cấu của đoạn văn gồm: mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn.
+Phần mở đoạn: Giới thiệu được vấn đề nghị luận.
+Phần phát triển đoạn: Triển khai được vấn đề nghị luận.
+Phần kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai trò của thơ ca đối với đời sống con người. 0,25
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần bám sát nội dung phần đọc hiểu:
HS bày tỏ suy nghĩ/quan điểm của cá nhân một cách hợp lí/thuyết phục:
* Câu mở đoạn: Thơ có vai trò quan trọng đối với đời sống tinh thần con người
* Thân đoạn: Trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của thơ ca đối với đời sống con người:
– Thơ làm cho tâm hồn ta trở nên phong phú, tinh tế.
– Thơ giúp mỗi con người biết lắng nghe mình và nhạy cảm hơn trước đời sống
– Đọc những vần thơ lên, tâm hồn ta như được rộng mở trước thế giới vừa thực, vừa mộng. Chính thế giới ấy mới thực sự là điều để ta vươn tới, từ đó con người có những định hướng đúng đắn trên bước đường của mình.
– Vai trò của thơ ca là làm sáng tỏ sự thật, phơi bày sự thật, bởi thế thiếu thơ ca, không gì có thể trở thành chính nó
* Câu kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề.
– Trong rất nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, văn chương là một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi con người. trong mỗi chúng ta. Thơ ca là mới mẻ, sáng tạo trên cái nền của hiện thực cuộc sống. Đó là mảnh đất màu mỡ để các nhà thơ gieo mầm tư tưởng, để tác phẩm của họ mãi mãi là của nhân loại
 
4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
5.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
Câu2:
Ng¬ười ta không bao giờ biết hết mọi thứ cần biết về con ng-ười. Nh¬ưng có một điều ng¬ười ta biết chắc rằng: nó, cái bản chất ấy sẽ không thôi làm con người bất ngờ. Văn học là nỗ lực không ngừng trong việc khám phá những bất ngờ ấy trong bản chất con ng-ười.(Môset)
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Từ cảm nhận về một nhân vật trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, anh (chị) hãy làm rõ sự nỗ lực của Nguyễn Minh Châu trong việc khám phá những bất ngờ trong bản chất con người
* Yêu cầu chung
– Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận văn học.
– Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; thể hiện năng lực cảm thụ văn học tốt; lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.
– Thí sinh có thể phân tích và bình luận theo nhiều cách khác nhau nhưng phải xuất phát từ việc hiểu đúng ý kiến và bám sát tác phẩm; kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận
* Yêu cầu cụ thể
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,25đ)
– Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
– Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết luận, thân bài chỉ có một đoạn văn, hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề nghị luận (0,5 điểm)
– Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận về một nhân vật trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa từ đó thấy được sự nỗ lực của Nguyễn Minh Châu trong việc khám phá những bất ngờ bên trong bản chất con người.
– Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề nghị luận, nêu chung chung.
– Điểm 0: Xác định sai vấn đề nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có các thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa việc nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. (2,5 điểm)
– Điểm 2,5: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
0,5
1. Dẫn dắt để giới thiệu ý kiến đã cho, trích ý kiến (0,25 điểm) 0,25
2. Giải thích (0,25)
+ Người ta không bao giờ biết hết mọi thứ cần biết về con ng¬ười. Nhưng có một điều người ta biết chắc rằng: nó, cái bản chất ấy sẽ không thôi làm con người bất ngờ. Nói về sự phong phú, phức tạp với chiều sâu khôn cùng trong tâm hồn con người, chính vì vậy luôn tạo nên sự bất ngờ trong việc nhận thức, khám phá.
+ Văn học là nỗ lực không ngừng trong việc khám phá những bất ngờ ấy trong bản chất con
người. Nói về nhiệm vụ của văn học và sứ mệnh, thiên chức của nhà văn trong việc khám phá bản chất bên trong con người.
→ Từ việc nói về bản chất con người, ý kiến dẫn dắt tới nhiệm vụ của văn học, thiên chức của nhà văn là phải nỗ lực không ngừng để khám phá những bất ngờ trong bản chất con người.
3. Cảm nhận về một nhân vật trong Chiếc thuyền ngoài xa. Từ đó, nhận xét về sự nỗ lực của Nguyễn Minh Châu trong việc khám phá những bất ngờ bên trong bản chất con người. (3,0 điểm)
3.1. Chọn một nhân vật trong tác phẩm để cảm nhận (1,75 điểm)
VD nhân vật người đàn bà hàng chài: Cuộc đời, số phận (nghèo khổ, bất hạnh…); tính cách, phẩm chất (nhẫn nhục, cam chịu, bao dung, vị tha, sâu sắc, thấu trải lẽ đời… và trên hết là tình yêu con vô bờ bến); Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.2. Nhận xét về sự nỗ lực của Nguyễn Minh Châu trong việc khám phá những bất ngờ bên trong bản chất con người. (1,25 điểm)
+ Hành trình sáng tác của Nguyễn Minh Châu là một quá trình không ngừng mở rộng, đào sâu sự nhận thức khám phá bản chất bên trong tâm hồn con người. Đặc biệt là giai đoạn sáng tác sau 1975.
+ Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã khám phá bản chất của con ng¬ười trong sự đối lập giữa dáng vẻ bên ngoài với bản chất đẹp đẽ bên trong; trong sự đối lập giữa bản chất với hiện t¬ượng; trong những hoàn cảnh nghịch lí. (Ví dụ: về việc xây dựng nhân vật người đàn bà hàng chài là những nỗ lực của Nguyễn Minh Châu trong việc khám phá bản chất con người thông qua: sự đối lập giữa dáng vẻ bề ngoài: Xấu xí, thô kệch, lam lũ, quê mùa với bản chất tốt đẹp bên trong (tình yêu con vô bờ bến, bao dung, vị tha); đối lập giữa bản chất và hiện tượng: Có vẻ nhịn nhục, thất học, kém hiểu biết với sự sâu sắc thấu trải lẽ đời. → Nhân vật người đàn bà hàng chài tiêu biểu cho số phận đau khổ, đáng thương của người lao động, đồng thời cũng là hình tượng kết tinh chất ngọc tâm hồn khuất lấp mà Nguyễn Minh Châu xây dựng thành công để đưa người đọc đến những khám phá thú vị về sự bất ngờ bản chất bên trong con người).
+ Văn học có nhiều cách để khám phá một cách bất ngờ bản chất của con người. Đây chính là sức mạnh, sự lôi cuốn riêng của văn học vì khác các ngành nghệ thuật khác, văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tư¬ợng và bằng nghệ thuật ngôn từ. Sự sáng tạo của người nghệ sĩ tạo nên sức cuốn hút, sức hấp dẫn riêng, giá trị lâu bền, sức sống cho văn học. 3,0
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0,25
e.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
Lưu ý:
– Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
– Giám khảo linh hoạt khi chấm bài. Thưởng điểm cho bài viết sáng tạo, giàu chất văn.
(Đề sưu tầm)
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *