ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: NGỮ VĂN 11 – BAN KHXH
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
XIN LỖI THƯƠNG YÊU
Con chảy vào mình năm tháng dần trôi Mặc cây sấu già bao lần trút lá
Mặc đồng làng mấy lần trơ cuống giạ Lúa cắt rồi gốc vẫn đứng lẻ loi
Mẹ nuôi con lớn lên thành người Như lúa chín con lại rời xa mẹ Mẹ như gốc giạ kia lặng lẽ
Gom hết thời xuân sắc sống cho con
Mỗi ngày qua tóc bạc da mòn Lại có nhiều vết nhăn trên trán Con thì vẫn luôn mải mê bận rộn
Sống hết mình cho những thứ không đâu
Chợt giật mình ngoảnh lại phía sau Giật thột mình khi con hai mươi tuổi Hai mươi năm sống bằng nông nổi Bao yêu thương con trót bỏ quên rồi
(Xin lỗi thương yêu – Hoài Vũ – Báo Hoa học trò, số 390, ngày 31/5/2001)
*Ghi chú: Hoài Vũ, tên thật là Nguyễn Hoài Vũ, sinh năm 1978. Anh là một cây bút đã gửi nhiều thơ trên báo Hoa học trò thời kì đầu. Trên báo Hoa học trò, anh còn dùng bút danh Tương Giang. Hiện nay, Hoài Vũ làm giảng viên và sống ở Hà Nội.
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản?
Câu 2. Ở khổ thơ thứ 3, sự thay đổi của mẹ mỗi ngày qua được thể hiện bằng những hình ảnh nào?
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp điệp cấu trúc được sử dụng trong các câu thơ sau:
Con chảy vào mình năm tháng dần trôi Mặc cây sấu già bao lần trút lá
Mặc đồng làng mấy lần trơ cuống giạ Lúa cắt rồi gốc vẫn đứng lẻ loi
Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa biểu tượng của các hình ảnh lúa chín và hình ảnh gốc giạ trong bài thơ?
Câu 5. Sự thức tỉnh của tác giả sau Hai mươi năm sống bằng nông nổi đem lại cho anh/chị bài học quan trọng nào? Vì sao?
PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ
Xin lỗi thương yêu (Hoài Vũ); từ đó, nhận xét về cấu tứ của bài thơ.
TRƯỜNG THPT …………
(Đáp án gồm 02 trang) |
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II MÔN: NGỮ VĂN 11
NĂM HỌC: 2023 – 2024 |
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 4.0 | |
1 | Thể thơ: Tự do | 0.75 | |
2 | Các hình ảnh thể hiện sự thay đổi của mẹ: tóc bạc, da mòn, vết nhăn trên trán.
*Chấm 0.25đ / 1 ý trả lời đúng. |
0.75 | |
3 | Tác dụng của biện pháp điệp cấu trúc:
– Điệp cấu trúc: Mặc +… – Nhấn mạnh sự vô tâm, vô tình của nhân vật trữ tình khi mải miết chạy theo thời gian năm tháng, chạy theo dòng chảy cuộc đời. – Tạo nhịp điệu cho lời thơ. * Ý (1): 0.25đ, ý (2): 0.25đ, ý (3): 0.25đ. |
0.75 | |
4 | Ý nghĩa biểu tượng của các hình ảnh:
– Lúa chín: Con lớn lên, trưởng thành. – Gốc giạ: Mẹ già nua, héo mòn sau khi dành cả cuộc đời chăm sóc, nuôi dưỡng con nên người. – Qua hai hình ảnh này, tác giả đã thể hiện lòng biết ơn của con trước những hi sinh của mẹ và sự suy tư, băn khoăn của con khi rời xa mẹ. *Ý (1): 0.25đ, ý (2): 0.25đ, ý (3): 0.25đ |
0.75 | |
5 | Hs rút ra bài học phù hợp với nội dung bài thơ. VD: phải luôn quan tâm, chăm sóc mẹ; ghi nhớ công ơn của mẹ…
Hs lí giải hợp lí. *Bài học: 0.5đ, lí giải: 0.5đ |
1.0 | |
II | VIẾT | 6.0 | |
a, Xác định được yêu cầu của kiểu bài
Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận văn học. |
0.25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Xin lỗi thương yêu; nhận xét về cấu tứ của bài thơ. c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết Xác định được các ý chính của bài viết (0,25 đ/ý) Sắp xếp các ý hợp lí theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận văn học (0.25 đ) *Giới thiệu vấn đề nghị luận. *Triển khai vấn đề nghị luận: |
0.5
2.0 |
– Hs kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật để làm nổi bật tâm trạng của nhân vật trữ tình:
+ Nhận thức về sự vô tâm của chính mình khi mải miết chạy theo dòng chảy cuộc đời + Thấu hiểu những hi sinh của mẹ + Nhận thấy những thay đổi của mẹ theo dòng chảy thời gian: mẹ mỗi ngày một già yếu, vẫn lẻ loi chờ đợi con, trong khi đó, con vẫn vô tâm mải mê, bận rộn với những đam mê của riêng mình. + Nhận thức về mình của hiện tại, khi hai mươi tuổi: những tháng ngày đã qua sống nông nổi, vô tư, bỏ lỡ những yêu thương. => thấy được tình cảm yêu thương, biết ơn của con dành cho mẹ, sự hối lỗi của con khi đã không ở bên mẹ trong suốt những năm tháng đã qua. + Hs nhận diện và phân tích được hiệu quả của một số đặc sắc nghệ thuật: biện pháp tu từ so sánh, điệp cấu trúc; các yếu tố tượng trưng; giọng điệu… – Nhận xét về cách cấu tứ của bài thơ: + Cấu tứ của bài thơ vận động theo nhận thức và tâm trạng của nhân vật trữ tình từ cái “giật mình ngoảnh lại” khi hai mươi tuổi. Nhân vật trữ tình nhận thức được sự vô tâm của mình với mẹ khi tuổi còn nhỏ, vô tư, bồng bột và nông nổi; từ đó, bộc lộ sự cảm động, biết ơn trước những hi sinh của mẹ và tình yêu thương mẹ sâu sắc. + Cấu tứ mạch lạc, giúp tác giả thể hiện rõ tình cảm của nhân vật trữ tình cũng như thông điệp của bài thơ. *Đánh giá khái quát. Kết nối bài học từ văn bản với cuộc sống. |
|||
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu:
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng. |
2.5 | ||
e, Diễn đạt:
– Đảm bảo chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
0.25 | ||
g, Sáng tạo:
– Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ, hiệu quả. |
0.5 |