Đọc hiểu đoạn tríchThuý Kiều báo ân báo oán

 

  1. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

…Cho gươm mời đến Thúc lang (1)

Mặt như chàm đổ mình dường dẽ run(2)

Nàng rằng: “Nghĩa nặng nghìn non,

Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?

Sâm Thương (3) chẳng vẹn chữ tòng,

Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?

Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân,

Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là.

Vợ chàng quỷ quái tinh ma,

Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.

Kiến bò miệng chén chưa lâu,

Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa

[…]

Thoắt trông nàng đã chào thưa:

“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây

Đàn bà dễ có mấy tay,

Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan

Dễ dàng là thói hồng nhan,

Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”

Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,

Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca…

(Nguyễn Du – Truyện Kiều, NXB Văn học, 2022).

Chú thích

Trải qua hết bao kiếp nạn, nếm đủ mùi cay đắng, Kiều đã may mắn gặp Từ Hải. Từ Hải đã cứu vớt cuộc đời Kiều, đưa nàng lên địa vị phu nhân quyền quý. Từ Hải còn giúp Thuý Kiều trả nghĩa những người cứu giúp nàng và thẳng tay trừng trị những kẻ đã hại nàng. Đoạn trích là cảnh Thuý Kiều báo ân, báo oán, nằm ở cuối phần thứ hai – Gia biến và lưu lạc (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).

(1) Thúc lang: Thúc Sinh

(2) Dẽ run: người run lên như chim dẽ (có khi viết là giẽ hoặc rẻ), vì chim dẽ có cái đuôi luôn phay phảy như run.

(3) Sâm Thương: chính là sao Kim, một hành tinh trong hệ mặt trời. Dùng Sâm Thương là để chỉ sự cách biệt không bao giờ gặp nhau.

(4) Gác Quan Âm ở nhà Hoạn Thư, nơi Hoạn Thư để cho Kiều ra đó viết kinh gặp nhau.

 

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 (trả lời ngắn gọn)

Câu 1. Trong đoạn trích trên, để báo ân, báo oán, Thuý Kiều đã cho gọi những nhân vật nào tới?

Câu 2. Chỉ ra từ ngữ miêu tả thái độ và hành động của Hoạn Thư khi nghe những lời buộc tội của Thuý Kiều?

Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về tâm trạng của Thuý Kiều qua những câu thơ sau:

Thoắt trông nàng đã chào thưa:

“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây

Đàn bà dễ có mấy tay,

Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan

Dễ dàng là thói hồng nhan,

Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”

Câu 4. Nhận xét về một phẩm chất nổi bật của Thuý Kiều qua đoạn trích trên?

Câu 5. Anh/ chị có đồng tình với suy nghĩ của Thuý Kiều “Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều” không? Vì sao?

Câu 6. Qua đoạn trích Thúy Kiều báo ân, báo oán, hãy nêu một lối sống, cách ứng xử có ý nghĩa nhất với cuộc sống hôm nay và giải thích lí do?

 

PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
I   ĐỌC HIỂU 5,0
1 Để báo ân báo oán, Thuý Kiều đã cho gọi: Thúc Sinh và Hoạn Thư Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án: 0,5 điểm.

– HS trả lời đúng một nhân vật: 0,25 điểm

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: không được điểm.

0,5
2 Từ ngữ miêu tả thái độ và hành động của Hoạn Thư

Hồn lạc phách xiêu

– Khấu đầu, liệu điều kêu ca.

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án: 0,5 điểm.

– HS trả lời được 2 cụm từ: 0,25 điểm

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: không được điểm.

0,5
3 Tâm trạng của Thuý Kiều qua những câu thơ:

– Mỉa mai, chế giễu Hoạn Thư: cũng có ngày phải trả giá cho những hành vi của mình

– Giận giữ, oán trách, kiên quyết trừng phạt những nỗi đau, oan trái mà Hoạn Thư đã gây nên cho mình.

– Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời được 1 trong 2 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,5 điểm.

– Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm.

1,0
4 Nhận xét một phẩm chất

– Chỉ ra một phẩm chất nổi bật của Thuý Kiều (sống sâu sắc, ân nghĩa, có trước có sau, biết trả ơn những người giúp đỡ mình, nghiêm khắc trừng trị những kẻ gây đau khổ cho mình…)

– Nhận xét phẩm chất nổi bật đã chỉ ra (ý nghĩa, tác động của phẩm chất ấy đến học sinh).

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời được 1 trong 2 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,5 điểm.

– Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm.

1,0
5 – Học sinh thể hiện quan điểm, thái độ đồng tình hoặc không đồng tình, diễn đạt hợp lí thuyết phục. Sau đây là gợi ý.

+ Thể hiện quan điểm: đồng tình hoặc không đồng tình

+ Đồng tình: Vì đó là suy nghĩ về luật nhân quả trong quan điểm của người xưa: khi gây ra những khổ đau cho người khác thì sẽ phải trả giá đắt cho những hành vi của mình. Vì vậy mỗi người phải luôn cẩn trọng trong hành động, và hướng thiện trong cuộc đời.

+ Không đồng tình: cần lí giải thuyết phục.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời 2 ý như đáp án, diễn đạt hợp lí, sâu sắc, thuyết phục:  1,0 điểm (nêu quan điểm: 0,25, lí giái: 0,75)

– Học sinh lí giải chưa thực sự sâu sắc, còn chung chung ở ý 2:  0,5 điểm.

– Học sinh lí giải sơ sài, chưa thuyết phục ở ý 2: 0,25 điểm

– HS không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm.

1,0 điểm
6 Học sinh nêu được lối sống, cách ứng xử có ý nghĩa nhất đối với cuộc sống ngày nay

– Lí giải hợp lí, thuyết phục.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời 2 ý như đáp án, diễn đạt hợp lí, sâu sắc, thuyết phục:  1,0 điểm. (nêu lối sống, quan điểm 0,5 điểm, lí giái: 0,5 điểm)

– Học sinh lí giải chưa thực sự sâu sắc, còn chung chung ở ý 2:  0,25 điểm.

– HS không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm.

1,0 điểm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *