Đề văn 11 Kính gửi mẹ” của Ý Nhi, NLXH làm chủ bản thân

 

 

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG 8 TUẦN HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2023-2024

MÔN: NGỮ VĂN 11

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

MA TRẬN ĐỀ

TT Kĩ năng Nội dung kiến thức / Đơn vị kĩ năng Mức độ nhận thức  
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

 

Tổng

 

Đọc hiểu: Thơ trữ tình/ Truyện thơ Nôm Nguyễn Du. 2 2 1 5
Tỉ lệ (%) 15% 20% 5% 40%
Viết đoạn văn nghị luận văn học

Tỉ lệ (%)

5% 5% 10% 20%
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

Tỉ lệ %

7.5% 10% 22.5% 40%
Tổng 27.5% 35% 37.5% 100%

 

BẢNG ĐẶC TẢ

TT Kĩ năng Đơn vị kiến thức/

Kĩ năng

 

Mức độ đánh giá

                   Mức độ cần đạt Tổng

số

Nhận biết Thông

hiểu

Vận dụng

 

1 Đọc hiểu Thơ Nhận biết:

– Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, đề tài, nhân vật trữ tình trong bài thơ.

– Nhận biết được cấu tứ, vần, nhịp, những dấu hiệu thể loại của bài thơ.

– Nhận biết được yếu tố tượng trưng (nếu có) trong bài thơ.

– Nhận biết được những biểu hiện của tình cảm, cảm xúc trong bài thơ.

– Nhận biết đặc điểm của ngôn từ nghệ thuật trong thơ.

Thông hiểu:

– Hiểu và lí giải được ý nghĩa giá trị thẩm mĩ của ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ.

– Phân tích, lí giải được vai trò của yếu tố tượng trưng trong bài thơ (nếu có).

– Xác định được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ.

– Lí giải được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua bài thơ.

– Phát hiện và lí giải được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh của bài thơ.

– Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong bài thơ.

Vận dụng:

– Nêu được ý nghĩa hay tác động của bài thơ đối với quan niệm, cách nhìn của cá nhân về những vấn đề văn học hoặc cuộc sống.

– Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ bài thơ.

Vận dụng cao:

– Đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ.

– Đánh giá được ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tương trưng (nếu có) trong bài thơ.

– So sánh được hai văn bản thơ cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau.

– Mở rộng liên tưởng về vấn đề đặt ra trong bài thơ để hiểu sâu hơn bài thơ.

 

Theo ma trận ở trên

4.0
    Truyện thơ Nôm Nhận biết:

– Nhận biết được đề tài, câu chuyện, chi tiết tiêu biểu, nhân vật trong truyện thơ Nôm

– Nhận biết được người kể chuyện trong truyện thơ Nôm.

– Nhận biết được ngôn ngữ độc thoại, đối thoại, độc thoại nội tâm và các biện pháp nghệ thuật trong truyện thơ Nôm.

– Nhận biết một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong truyện thơ Nôm.

Thông hiểu:

– Tóm tắt được cốt truyện của đoạn trích/ tác phẩm.

– Phân tích được đặc điểm, vai trò của của cốt truyện, nhân vật, chi tiết trong truyện thơ Nôm.

– Phân tích, lí giải được ý nghĩa của ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật trong truyện thơ Nôm.

– Nêu được chủ đề (chủ đề chính và chủ đề phụ trong văn bản có nhiều chủ đề), tư tưởng, thông điệp của truyện thơ Nôm.

–  Phân tích và lí giải được thái độ và tư tưởng của tác giả trong truyện thơ Nôm.

– Phân tích được một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong truyện thơ Nôm.

– Phát hiện và lí giải được các giá trị nhân văn, triết lí nhân sinh từ truyện thơ Nôm.

Vận dụng:

– Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với quan niệm, cách nhìn của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.

– Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra truyện thơ Nôm.

Vận dụng cao:

– Vận dụng kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống, hiểu biết về lịch sử văn học để nhận xét, đánh giá ý nghĩa, giá trị của  truyện thơ Nôm.

– So sánh được sự giống và khác nhau giữa các văn bản truyện thơ; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn với tác phẩm.

   
2 Viết Nghị luận văn học Nhận biết:

– Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của đoạn văn nghị luận.

– Mô tả được vấn đề nghị luận.

– Đảm bảo cấu trúc của đoạn văn nghị luận.

Thông hiểu:

– Triển khai được vấn đề nghị luận.

– Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic trong đoạn.

Vận dụng:

– Đánh giá được ý nghĩa, vấn đề đối với con người, xã hội.

– Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

 

Theo ma trận ở trên 2.0
Nghị luận về một vấn đề xã hội Nhận biết:

Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.

– Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết.

– Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.

– Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận.

Thông hiểu:

– Giải thích được những khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm.

– Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

– Cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

– Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội.

– Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận.

Vận dụng cao:

– Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

– Vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt lớp 11 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết.

  Theo ma trận ở trên     4.0
Tỉ lệ %   27.5% 35% 37.5%

 

100
Tỉ lệ chung   62.5%       37.5%  

 

(Đề khảo sát gồm 02 trang) ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG 8 TUẦN HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2023- 2024

MÔN: NGỮ VĂN 11

(Thời gian làm bài: 120 phút)

ĐỀ KHẢO SÁT

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau:

KÍNH GỬI MẸ

(1)Con đã đi rất xa rồi

Ngoảnh nhìn lại vẫn gặp ánh đèn thành phố

 

(2)Sau cánh rừng, sau cù lao, biển cả

Một ánh đèn sáng đến nơi con

Và lòng con yêu mến, xót thương hơn

Khi con nghĩ đến cuộc đời của mẹ

Khi con nhớ đến căn nhà nhỏ bé

Mẹ một mình đang dõi theo con

 

(3)Giữa bao nhiêu mưa nắng đời thường

Đã có lúc lòng con hờ hững

Thấy hạnh phúc của riêng mình quá lớn

Ngỡ chỉ mình đau đớn xót xa thôi

 

(4)Giữa bao nhiêu năm tháng ngược xuôi

Đã có lúc lòng con đơn bạc

Quên có những điều tưởng không sao quên được

Như người no quên cơn đói của chính mình

 

(5)Sao đêm nay se thắt cả lòng con

Khi con gặp ánh đèn thành phố

Nơi mẹ sống, mẹ vui buồn, sướng khổ

Chỉ một mình tóc cứ bạc thêm ra

 

(6)Sao đêm nay khi đã đi xa

Lòng con bỗng bồn chồn quay trở lại

Bên đời mẹ nhọc nhằn dầu dãi

Nỗi mất còn thăm thẳm trong tim

 

(7)Đời mẹ như bến vắng bên sông

Nơi đón nhận những con thuyền tránh gió

Như cây tự quên mình trong quả

Quả chín rồi ai dễ nhớ ơn cây

Như trời xanh nhẫn nại sau mây

Con đường nhỏ dẫn về bao tổ ấm

 

(8)Con muốn có lời gì đằm thắm

Ru tuổi già của mẹ tháng năm nay.

Đà Nẵng – Hà Nội, 11-1978

(Ý Nhi, Văn chương một thời để nhớ (Thơ), NXB Văn học, 2006, tr.45)

Ghi chú: Ý Nhi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca Việt Nam đương đại. Thơ của bà giàu hình ảnh, ngôn từ cô đọng, gợi nhiều tầng ý nghĩa. Những bài thơ tiêu biểu: Người đàn bà ngồi đan, Trong ánh chớp số phận, Dẫu chỉ là cơn mưa,…

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Chỉ ra thể thơ của văn bản.

Câu 2. Xác định nhân vật trữ tình của văn bản.

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Đời mẹ như bến vắng bên sông

Nơi đón nhận những con thuyền tránh gió

 Như cây tự quên mình trong quả

Quả chín rồi ai dễ nhớ ơn cây

Như trời xanh nhẫn nại sau mây

Con đường nhỏ dẫn về bao tổ ấm 

Câu 4. Nhân vật trữ tình muốn bộc bạch điều gì qua hai khổ thơ (3) và (4)?

Câu 5. Bài thơ kết thúc bằng một ước muốn: Con muốn có lời gì đằm thắm/ Ru tuổi già của mẹ tháng năm nay. Anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 dòng) để gửi những lời đằm thắm dành tặng cho người mẹ của mình.

PHẦN II. VIẾT (6.0 ĐIỂM)

Câu 1 (2.0 điểm). Anh /chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận về cấu tứ của văn bản “Kính gửi mẹ” của Ý Nhi.

Câu 2 (4.0 điểm). Cuộc sống cần chúng ta phải làm chủ. Làm chủ bản thân cũng là một trong những yếu tố quan trọng.

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề làm chủ bản thân.

 

 

(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG 8 TUẦN HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2023- 2024

MÔN: NGỮ VĂN 11

 

 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câu                                 Nội dung Điểm
I Đọc hiểu 4.0
1 Thể thơ: Tự do

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 0.75 điểm

– Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm

0.75
2 – Nhân vật trữ tình của văn bản: con/ người con

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 0.75 điểm

– Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm

0.75
3  – Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ trên là:

Đời mẹ” được so sánh với “bến vắng bên sông”, “cây tự quên mình trong quả”, “trời xanh nhẫn nại sau mây”.

– Tác dụng:

+  Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, tạo sự kết nối giữa các câu thơ.

+ Cho ta thấy được tấm lòng của người mẹ đối với con: là nơi chở che con trong giông bão cuộc đời, là sự hy sinh quên mình để cho con khôn lớn, là nơi ấm áp yên vui mỗi khi con cất bước quay về. Qua đó, người đọc cũng cảm nhận được sự biết ơn, trân trọng của người con với mẹ.

Hướng dẫn chấm:

Học sinh chỉ ra được biểu hiện của biện pháp so sánh: 0.25điểm

Học sinh nêu được tác dụng về nghệ thuật: 0.25điểm

– Học sinh trả lời được 2 ý trong nội dung được 0.5 điểm, trả lời được 1 ý 0.25 điểm.

1.0
4 Qua hai khổ thơ (3) và (4), người con thể hiện sự day dứt về bản thân mình:

– Có những lúc đã sống quá ích kỉ, chỉ thấy hạnh phúc và nỗi đau của mình là quan trọng.

– Có những lúc sống quá bội bạc, quên cả những thứ không được phép quên.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời được đúng 2 ý đầy đủ : 1.0 điểm

– Học sinh trả lời được đúng  1 ý đầy đủ: 0.5 điểm

– Học sinh trả lời đúng 2 ý nhưng sơ sài: 0.5 điểm.

– Học sinh trả lời 1 ý sơ sài: 0.25 điểm.

1.0
5 Học sinh tự suy ngẫm và viết những lời nhắn gửi chân thành đến người mẹ của mình. Đó có thể là lời tri ân, lời hứa, lời xin lỗi,…

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh viết được đoạn văn hoàn chỉnh, đảm bảo nội dung: 0.5 điểm

– Học sinh viết được đoạn văn nhưng nội dung sơ sài: 0.25 điểm.

– Học sinh viết không đúng hình thức đoạn văn hoặc nội dung chưa đúng: 0 điểm

0.5
II Viết 6.0
1 Anh /chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận về cấu tứ của văn bản “Kính gửi mẹ” của Ý Nhi. 2.0
  a. Xác định được yêu cầu, hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu, hình thứ, dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo kiểu diễn dịch, quy nạp,…

0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận về cấu tứ của văn bản “Kính gửi mẹ” của Ý Nhi

0.25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận. Sau đây là một số gợi ý:

– Có thể hình dung cấu tứ của bài thơ như sau: Người con đi xa – nhìn thấy ánh đèn thành phố – ánh đèn đó gợi người con nhớ về nơi mẹ ở – từ đó nghĩ về mẹ (bởi thành phố là nơi mẹ sống: mẹ một mình cô đơn trong căn nhà nhỏ, đang dõi theo từng bước chân của đứa con mình), nghĩ về mình (đã có lúc hờ hững, ích kỉ, chỉ nghĩ đến mình; đã có lúc đơn bạc, vô ơn, quên cả những điều không được phép quên.). Từ suy ngẫm về mình trong đối sánh với mẹ, người con thấy thương mẹ của mình: mẹ sống cô đơn, mỗi ngày một già thêm, vất phải nhọc nhằn dãi dầu, giấu kín những mất còn, những đau khổ của cuộc đời trong sâu thẳm trái tim mình. Từ đó, người con muốn gửi lời yêu thương đến mẹ.

– Cấu tứ đã góp phần tạo ra giọng điệu thơ da diết, sâu lắng,…

Hướng dẫn chấm:

– Đoạn văn đảm bảo đầy đủ các ý trên: 1.0 điểm.

– Đoạn văn đảm bảo tương đối đầy đủ các ý:  0.5 điểm- 0.75 điểm.

Đoạn văn có nội dung sơ sài:  0.25 điểm

Đoạn văn không đúng nội dung: 0 điểm

1.0
d. Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 0.25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa. 0.25
2 Cuộc sống cần chúng ta phải làm chủ. Làm chủ bản thân cũng là một trong những yếu tố quan trọng.

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề làm chủ bản thân.

4.0

 

  a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài nghị luận

Xác định được yêu cầu của kiểu bài nghị luận: nghị luận xã hội

0,25

 

 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vấn đề làm chủ bản thân 0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý làm rõ vấn đề của bài viết:

– Xác định được các ý chính của bài viết

– Sắp xếp được các ý hợp lý theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

*Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.

*Triển khai vấn đề nghị luận:

– Giải thích vấn đề nghị luận: Làm chủ bản thân là làm chủ những gì xuất phát từ bản thân, thuộc về bản thân. Đó là làm chủ suy nghĩ, hành động, làm chủ tình cảm, cảm xúc… không để mình bị sự tác động của hoàn cảnh hay người khác.

– Thể hiện quan điểm của người viết: có thể theo một số gợi ý sau:  Đây là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân trong mọi hoàn cảnh, tình huống và các mỗi quan hệ

+ Tác dụng của việc làm chủ bản thân:

++ Giúp con người giúp con người kiểm soát được suy nghĩ và hành động của mình để kiên định đạt đến mục tiêu cuối cùng.

++ Giúp ta có được bản lĩnh ý chí, nghị lực vững vàng không bị cám dỗ, sa ngã bởi những tác động của ngoại cảnh.

++ Giúp ta tự tin, sống mạnh mẽ, tích cực

++Giúp ta xây dựng cho mình giá trị riêng, không theo tâm lí đám đông, có chính kiến, khẳng định được giá trị, vị thế trong xã hội, sống có ý nghĩa và lan tỏa trong cộng đồng

++ Làm chủ bản thân cũng là cách tốt nhất để con người đạt được mục đích của mình trong cuộc sống.

++Làm chủ bản thân không chỉ có ý nghĩa với cá nhân mà còn là vấn đề có ý nghĩa với cộng đồng. Trong xã hội nếu mỗi cá nhân biết làm chủ cá nhân, làm chủ cảm xúc và hành động thì mối quan hệ giữa người với người sẽ càng trở nên tốt đẹp, sẽ không còn những tranh chấp, bạo lực, hiện tượng tâm lí đám đông, … xã hội sẽ càng trở nên tốt đẹp, văn minh.

(HS lấy ví dụ và phân tích )

+ Bàn luận:

++ Làm chủ bản thân không có nghĩa là bảo thủ

++ Tác hại của việc không biết làm chủ bản thân: mất kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc, hành động dẫn đến những quyết định sai lầm, vội vàng ảnh hưởng đến công việc, các mối quan hệ, sức khỏe…

*Kết thúc vấn đề và rút ra bài học: Trang bị kiến thức và kĩ năng, sống khiêm tốn, trung thực, dũng cảm, dám chịu trách nhiệm…

Hướng dẫn chấm: 

– Học sinh đảm bảo đầy đủ các ý trên: 1.75điểm – 2.0 điểm.

– Học sinh đảm bảo tương đối đầy đủ các ý trên: 1.25- 1.5 điểm

– Học sinh viết nội dung còn sơ sài: 0.75- 1.0 điểm

– Học sinh  viết chung chung về vấn đề: 0.25-0.5 điểm

– Học sinh viết không đúng nội dung, hoặc không làm: 0 điểm

2.0
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai được các luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, các phương thức biểu đạt phù hợp để diễn đạt.

– Lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục, kết hợp giữa lí lẽ và bằng chứng.

0.5
đ. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

– Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *