SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH
(Đề thi có 02 trang, gồm 02 câu) CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VỚI THIÊN NHIÊN
|
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
|
CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VỚI THẾ GIỚI TỰ NHIÊN
Câu 1. (8.0 điểm)
“Người ta làm chủ tự nhiên bằng cách tuân phục nó“. (Francis Bacon)
(Dẫn theo Các vấn đề tư tưởng căn bản, Michael W.Alssid & Willam Kenney tuyển chọn, giới thiệu, NXB Từ điển bách khoa, 2007, tr.481)
Anh/ chị hãy bình luận ý kiến trên.
Câu 2. (12,0 điểm)
“Sau tấm màn hoang đường, thần thoại chứa đựng một nội dung hiện thực”.
(Dẫn theo Văn học dân gian Việt Nam, Đinh Gia Khánh, NXB Giáo dục, 1997, tr. 277)
Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng việc phân tích văn bản dưới đây, hãy làm sáng tỏ điều đó.
NỮ THẦN LÚA
Từ thời vua Hùng dựng nước đã truyền lại câu truyện về nữ Thần Lúa, một vị thần xinh đẹp, dáng người ẻo lả, và có tính hay hờn dỗi.
Nàng là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất, sai nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người. Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông vào nồi là lúa sẽ thành cơm.
Một hôm cô con gái nhà kia đang bận việc. Sân chưa quét dọn, cửa kho cũng chưa mở, lúa ở ngoài đã ùn ùn kéo về. Cô gái cuống quít và đâm cáu. Sẵn tay đang cầm cái chổi, cô đập vào đầu bông lúa mà mắng:
– Người ta chưa dọn dẹp xong đã bò về. Gì mà hấp tấp thế?
Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu rác rưởi đã bực trong lòng, lại bị mang một cán chổi vào đầu, tức lắm. Cả đám lúa đều thốt lên:
– Muốn mệt thì ta cho mệt luôn. Từ nay có hái tre, liềm sắc cắt cổ ta, ta mới về.
Từ đó, nữ thần Lúa dỗi, nhất định không cho lúa bò về nữa. Người trần gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá, người ta mới chế ra liềm, hái để cắt lúa cho nhanh. Và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, mà phải phơi phóng, xay, giã cho ra gạo. Sự hờn dỗi của nữ thần Lúa còn đôi khi cay nghiệt hơn nữa. Nữ thần vẫn giận sự phũ phàng của con người, nên nhiều lần đã cấm không cho các bông lúa nảy nở. Có kết hạt cũng chỉ là lúa lép mà thôi. Vì thế sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng hồn Lúa, cũng là cúng thần Lúa. Có nơi không gọi như thế thì gọi là cúng cơm mới. Cúng hồn Lúa, cơm mới, do các các gia đình tổ chức trong nhà mình. Các làng, các bản cũng phải mở những ngày hội chung để cúng thần Lúa. Trong những ngày hội ấy, mở đầu cho các cuộc tế tự và trò vui, là một ”tiết mục” hấp dẫn, gọi là: Rước bông lúa. Các trò Trám (Vĩnh Phú), trò Triềng (Thanh Hóa), trò thổi tù và cây Hống (Nghệ Tĩnh), v.v… đều có rước bông lúa như vậy.
(Nữ thần lúa, theo Thần thoại Việt Nam chọn lọc, NXB Thanh Niên, 2019)
—————————— Hết ——————————
Họ và tên thí sinh: ………………………..……………… Số báo danh: ………………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH
|
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm có 06 trang) |
Hướng dẫn chung
– Do đặc trưng của kì thi nên Giám khảo cần nắm vững được nội dung, yêu cầu của đề bài để đánh giá một cách tổng quát năng lực của thí sinh: Năng lực hiểu biết, vận dụng, sáng tạo và khả năng tạo lập văn bản.
– Chủ động, vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, cân nhắc từng trường hợp cụ thể để cho điểm: nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản hoặc có những kiến giải một cách sáng tạo, thuyết phục thì giám khảo vẫn có thể cho điểm tối đa; tránh việc đếm ý cho điểm.
– Khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo, giàu chất văn, có lối tư duy phản biện; kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.
– Những bài viết mắc vào lỗi kiến thức, chính tả, dùng từ, ngữ pháp thì tùy vào mức độ để cho điểm.
Hướng dẫn cụ thể
Câu | Hình thức, kĩ năng và nội dung kiến thức | Điểm |
1 | Trình bày suy nghĩ về vấn đề “Người ta làm chủ tự nhiên bằng cách tuân phục nó“. (Francis Bacon) | 8.0 |
Yêu cầu về kĩ năng: HS phải biết huy động vốn hiểu biết về đời sống và kĩ năng làm văn nghị luận xã hội để hoàn chỉnh bài viết. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, lưu loát, không mắc lỗi chính tả và ngữ pháp. | 2.0
|
|
Yêu cầu về kiến thức: Bài viết cần đảm bảo một số ý cơ bản sau đây | 6.0 | |
1. Giải thích ý kiến
– “Làm chủ” ở đây không phải là sự thống trị, chế ngự hay kiểm soát tự nhiên một cách tàn bạo, mà là việc hiểu biết và sử dụng tri thức về tự nhiên một cách khôn ngoan. – “Tuân phục” tự nhiên không phải là sự nhượng bộ mà là sự tôn trọng và hòa nhập => Quan điểm này không chỉ là một tuyên ngôn về sự cân bằng, mà còn là một bài học sâu sắc về cách mà con người chúng ta tương tác, ứng xử và ảnh hưởng lẫn nhau với thế giới tự nhiên. |
1.0 | |
2. Bình luận | 4.0 | |
a. Vì sao con người làm chủ tự nhiên bằng cách tuân phục nó: Bên cạnh các quan hệ với xã hội, quan hệ với chính mình, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên rất bền chặt, gắn bó trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình. Ở đó, con người vừa là một phần, vừa là chủ thể của thế giới. Đó là quan hệ tương tác, cho và nhận, ảnh hưởng hai chiều cả tích cực và tiêu cực phụ thuộc vào tính chất ứng xử của chúng ta trước mẹ thiên nhiên.
b. Khi con người làm chủ tự nhiên: – Con người học cách quan sát, nghiên cứu và hiểu được những quy luật tự nhiên để có thể phát triển những công nghệ và phương pháp tiếp cận phù hợp nhằm tối ưu hóa lợi ích từ tự nhiên. Điều này thể hiện rõ trong lĩnh vực nông nghiệp, nơi mà việc hiểu biết về chu kỳ mùa vụ, điều kiện thổ nhưỡng và sinh học của cây trồng đã dẫn đến những phương pháp canh tác tiên tiến, tăng năng suất mà vẫn duy trì sự cân bằng sinh thái. – Làm chủ tự nhiên giúp con người biết cách bảo vệ môi trường cũng là bảo vệ sự tồn vong và tương lai của loài người. c. Khi con người tuân phục tự nhiên: – Khi con người chấp nhận rằng có những giới hạn và điều kiện không thể thay đổi, chúng ta học cách thích nghi và làm việc trong khuôn khổ mà tự nhiên đặt ra. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, nơi mà sự hiểu biết và tôn trọng các quy luật tự nhiên không chỉ là vấn đề của sự phát triển bền vững, mà còn là sự sống còn của chính chúng ta và các hệ sinh thái mà chúng ta phụ thuộc. – Ngoài ra, quan điểm này còn thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới. Trong nỗ lực để “tuân phục” tự nhiên, con người đã phát minh ra nhiều công nghệ và giải pháp sáng tạo, từ năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió, cho đến các phương pháp bảo tồn nước và tái chế chất thải. Những phát kiến này không chỉ giúp chúng ta sử dụng hiệu quả nguồn lực tự nhiên, mà còn giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường. |
||
3. Mở rộng, phản đề | 0.5 | |
– Quan điểm “làm chủ tự nhiên bằng cách tuân phục nó” còn là một lời nhắc nhở về trách nhiệm của chúng ta đối với thế giới tự nhiên. Sự tôn trọng này không chỉ thể hiện qua việc bảo vệ môi trường, mà còn qua cách chúng ta xây dựng và duy trì mối quan hệ hài hòa với tự nhiên. Điều này yêu cầu một sự thay đổi trong tư duy: từ việc xem tự nhiên như một nguồn tài nguyên vô tận để khai thác, sang việc coi tự nhiên như một đối tác quý giá cần được tôn trọng và bảo vệ.
– Phê phán nhận thức, hành động, ứng xử đi ngược lại các quy luật tự nhiện làm tổn hại đến thiên nhiên. Nhất là trong bối cảnh thế giới với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, toàn cấu hóa, nhiều cá nhân, tổ chức, quốc gia quá coi trọng lợi nhuận, lợi ích trước mắt mà không ý thức được hậu họa lâu dài. |
||
4. Bài học nhận thức và hành động
– Quan điểm “Con người làm chủ tự nhiên bằng cách tuân phục nó” giúp con người nhận thức được vai trò quan trọng của tự nhiên. Nó nhấn mạnh sự cần thiết của việc học hỏi, tôn trọng và thích nghi với tự nhiên. – Quan điểm này cũng gợi ý về một mô hình phát triển bền vững, nơi con người không chỉ là kẻ chiếm đoạt, mà là người bảo tồn và cộng tác viên của tự nhiên. Đây không chỉ là một chiến lược thông minh mà còn là một nghĩa vụ đạo đức của con người với tương lai của nhân loại. |
0.5 | |
Câu 2 | Bàn luận về ý kiến: “Sau tấm màn hoang đường, thần thoại chứa đựng một nội dung hiện thực”. | 12.0 |
|
Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh cần xác định đây là kiểu bài nghị luận văn học để triển khai bài làm đúng kiểu văn bản và văn phong phù hợp. Cần phát huy đồng thời các năng lực: nắm bắt, đánh giá một vấn đề lí luận văn học, cụ thể là lí luận về đặc trưng của thần thoại; kĩ năng đọc hiểu một văn bản thần thoại để soi sáng cho một vấn đề lý luận. | 2.0 |
Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể triển khai bài làm theo nhiều cách thức khác nhau. Tuy nhiên, bài làm cần đạt được một số yêu cầu cơ bản sau: | 10.0 | |
2.1. Làm rõ nội dung nhận định
– Khái niệm thần thoại: là thể loại truyện kể ra đời sớm nhất kể về thế giới thần linh, thể hiện quan điểm về vũ trụ và nhân sinh của người xưa. – Hoang đường: Yếu tố kì ảo, huyễn hoặc không có thật. – Ý cả câu: Ý kiến nhấn mạnh đặc trưng của thể loại thần thoại, đằng sau tấm màn hoang đường, kỉ ảo, thần thoại bao giờ cũng chứa đựng một cách nhìn về hiện thực, gửi gắm những quan niệm nhân sinh và khát vọng của người nguyên thủy. |
1.0 | |
2.2. Bình luận | 3.0 | |
a. Vì sao Thần thoại là một “tấm màn hoang đường”
+ Do trình độ nhận thức về thế giới, về vũ trụ của người nguyên thủy còn ngây thơ, chất phác, kỹ thuật sản xuất còn hạn chế. Con người chưa thể lý giải, chế ngự được các thế lực tự nhiên. Từ chỗ sợ hãi các lực lượng tự nhiên con người đi đến chỗ sùng bái tự nhiên, thần thánh hoá tự nhiên. Bắt buộc phải giải thích những vấn đề vượt lên trên khả năng trí tuệ của mình, người nguyên thuỷ đã đi đến những quan niệm huyễn hoặc về thực tại. + Tư duy người nguyên thủy không chỉ chất phác, ngây thơ mà còn giàu trí tưởng tượng, đầy chất lãng mạn, thi vị về thế giới. Qua tư duy ấy, họ gửi gắm ước mơ chinh phục thiên nhiên, khát vọng về một thế giới “ nên có” theo trí tưởng tượng bay bổng của mình. b. Vì sao sau tấm màn hoang đường, thần thoại luôn chứa đựng một nội dung hiện thực + Thần thoại nảy sinh từ cuộc sống của người nguyên thủy, phát triển, đáp ứng theo nhu cầu của cộng đồng. Thế nên, dù hoang đường thần thoại vẫn luôn gắn với hiện thực đời sống của con người. + Tư duy của người nguyên thủy dù còn hồn nhiên, chất phác ngây thơ thì cũng nảy sinh trên cơ sở phản ánh những mối liên hệ giữa các hiện tượng của thế giới khách quan với nhau và với thế giới loài người thông qua lao động, sản xuất. Vì vậy, nó vẫn phản ánh hiện thực. Sau tấm màn hoang đường, kỳ ảo, thần thoại luôn chứa đựng một nội dung hiện thực là vì vậy. |
1.5
1.5
|
|
2.3. Phân tích văn bản Nữ Thần Lúa để làm sáng tỏ vấn đề | 5.0 | |
a. Chỉ ra yếu tố hoang đường kỳ ảo trong văn bản Nữ Thần Lúa.
Học sinh chỉ ra các yếu tố hoàng đường, kỳ ảo: + Nhân vật hoang đường: Lúa có linh hồn, có nguồn gốc xuất thân, tính nết, hành động… + Sự việc, chi tiết hoang đường, biến hóa kỳ ảo: Lúa tự về nhà, tự nhảy vào nồi hoá thành cơm… b. Nội dung hiện thực + Phản ánh quan niệm của nhân dân về nguồn gốc thiêng liêng của cây lúa và vị trí của người phụ nữ trong nền sản xuất nông nghiệp. + Cắt nghĩa, phản ánh quá trình thuần hóa cây lúa của cư dân người Việt cổ, chuyển từ thời kỳ hái lượm sang trồng trọt. + Phản ánh ước mơ của con người nguyên thuỷ về một cuộc sống no đủ và gửi gắm những quan niệm nhân sinh của con người: khuyên con người chăm chỉ, có ý thức lao động, có làm thì mới có ăn. + Lý giải những hành vi của cộng đồng như cắt lúa bằng liềm hái, xay thóc, giã gạo…và những niềm tin, tín ngưỡng dân gian (lễ cúng hồn lúa, cúng thần lúa, cúng cớm mới; các trò Trám, trò Triềng, lễ rước bông lúa ở một số cộng đồng dân tộc). c. Nghệ thuật Học sinh phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật như: + Cốt truyện đơn tuyến; thời gian, không gian mang tính phiếm chỉ, ước lệ. + Thủ pháp nhân cách hóa làm cho hình tượng thần Lúa hiện lên sống động, đẹp đẽ. + Các chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế. + Lối tư duy hồn nhiên, chất phác; trí tưởng tượng bay bổng, lãng mạn. |
1.0
3.0
1.0 |
|
3. Đánh giá, mở rộng | 1.0 | |
+ Yếu tố hoang đường đem lại sức lôi cuốn, hấp dẫn, làm nên vẻ đẹp lãng mạn “một đi không trở lại” của thần thoại.
+ Yếu tố hiện thực làm nên sự gần gũi và sức sống lâu bền cho thể loại thần thoại. + Thần thoại trở thành nơi lưu giữ những di sản văn hóa nguyên thủy của cộng đồng và có ảnh hưởng lâu dài trong đời sống nhân loại. |
—– HẾT —–