ĐỀ THAM KHẢO THEO CẤU TRÚC CỦA BỘ GD&ĐT
PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
LÀM VIỆC ĐỂ SỐNG, ĐỪNG SỐNG ĐỂ LÀM VIỆC
Có một thời gian, cuộc sống của tôi biến thành công thức lặp đi lặp lại hằng sáng đây vô cảm. Cứ thế, tôi tỉnh dậy sau tiếng chuông báo thức, lên cơ quan theo một hành trình quen thuộc; mở máy tính, lên danh sách việc cần làm ra sổ, lặng lẽ tích dần từng ô việc đã hoàn thành theo nhịp rất chậm, ăn trưa, ngủ trưa, dọn dẹp nốt công việc buổi chiều rồi về đến nhà tầm chín, mười giờ tối và lẳng lặng đi ngủ chờ tiếng chuông báo thức của ngày hôm sau. Tôi quên hẳn mình còn rất nhiều mảng đời khác cần sống. Tôi quên hẳn chính tôi đang tồn tại đây vô thức và vô nghĩa. Đó là thời gian, tôi sống chỉ để làm việc, làm việc và làm việc.
Thời gian trôi qua, tôi chùng xuống. Cột pin năng lượng chẳng thể đủ để gắng gượng thêm một giây nào cho lịch trình đằng đẵng đó. Đột nhiên, tôi nhận ra, mình đã lãng phí quãng thời gian đó như thế nào.
Kể từ ấy, tôi luôn tự dặn lòng mình cần làm việc để sống chứ không phải chỉ sống để làm việc. Tôi giảm bớt khối lượng công việc nhận vào lịch của mình một tuần, chọn thêm cho mình một vài sở thích bên ngoài công việc, một vài hội nhóm ngoài đồng nghiệp để giao du, một vài buổi chỉ mình tôi lãng đãng giữa lòng thành phố tôi đã từng bỏ quên một thời.
Công việc từ ấy nhẹ nhàng hơn, chẳng còn tiếng thở dài mỗi sáng khi nghĩ đến chuyện đi làm, chẳng còn những nôn nao chiều thứ Sáu khi việc còn một núi mà “TGIF” đang chờ, chẳng còn những mệt mỏi đến rũ người sau tám hay mười tiếng làm việc liên tục,… và mọi thứ tôi làm từ sau ấy dường như mang tới nhiều niềm vui, hạnh phúc nhỏ xinh hơn rất nhiều những ngày mải sống như “robot”.
Bạn thân mến, cuộc sống công việc luôn cần gắn với kế hoạch, nhưng cuộc đời bạn đang sống cũng cần có những biến số, những bí ẩn để thêm phần thi vị và có cảm giác đang sống chứ không chỉ là tồn tại. Hãy cứ để những kế hoạch vạch ra được quyền có lỗ hổng, để bạn có thể ngẫu hứng xen lẫn các biển số vào dù vô tình hay hữu ý. Hạnh phúc sẽ quẩn quanh cuộc sống bận rộn của bạn khi bạn làm việc để sống chứ không phải sống để làm việc, bạn nhé!
(Trích Cửa tiệm Hạnh phúc. Lê Di, NXB Thanh Niên, trang 180, 181).
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1: Xác định luận đề của văn bản.
Câu 2: Tìm các dẫn chứng để làm sáng tỏ cho luận điểm “Có một thời gian, cuộc sống của tôi biến thành công thức lặp đi lặp lại hằng sáng đầy vô cảm.”
Câu 3: Lí giải quan điểm của người viết trong câu văn sau: “Hãy cứ để những kế hoạch vạch ra được quyền có lỗ hổng, để bạn có thể ngẫu hứng xen lẫn các biến số vào dù vô tình hay hữu ý.”
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Hạnh phúc sẽ quẩn quanh cuộc sống bận rộn của bạn khi bạn làm việc để sống chứ không phải sống để làm việc” ? Vì sao?
Câu 5: Quan niệm của tác giả trong bài viết có đi ngược với nhu cầu sống năng động của xã hội hiện đại? Anh/chị hãy trả lời bằng một đoạn văn 5-7 dòng.
PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) vè ý nghĩa của việc tìm thấy niềm vui trong công việc.
Câu 2. (4.0 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích cấu tứ và hình ảnh bài thơ Bà Bủ của Tố Hữu.
BÀ BỦ
Tố Hữu
(1) Bà Bủ nằm ổ chuối khô
Bà Bủ không ngủ bà lo bời bời… Đêm nay tháng chạp mồng mười Vài mươi bữa nữa Tết rồi hết năm. Bà Bủ không ngủ bà nằm Bao giờ thằng út về thăm một kỳ? Từ ngày nó bước ra đi Nó đi giải phóng đến khi nào về? Bao giờ hết giặc về quê? Đêm đêm bà Bủ nằm mê khấn thầm…
(2) Bà Bủ không ngủ, bà nằm Càng lo càng nghĩ, càng căm càng thù
|
Ngoài hiên gió núi ù ù
Mưa đêm mưa tự chiến khu mưa về… Đêm nay bộ đội rừng khe Mưa ướt dầm dề, gió buốt chân tay Nó đi đánh giặc đêm nay Bước run, bước ngã, bước lầy, bước trơn Nhà còn ổ chuối lửa rơm Nó đi đánh giặc, đêm hôm sưởi gì? Năm xưa cơm củ ngon chi Năm nay cơm gié nhà thì vắng con!
(3) Bà Bủ gan ruột bồn chồn Con gà đã gáy đầu thôn sáng rồi… 1948 Việt Bắc, NXB Văn học, 1962 |
Chú thích: Bà Bủ: là cách gọi người già theo tiếng địa phương của vùng Hạ Hòa, Phú Thọ. Những năm 1947 – 1948, nhà thơ Tố Hữu cùng với cơ quan văn nghệ Việt Nam do ông phụ trách đóng ở nhà bà bủ Gái ở xóm Gốc Gạo, xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa. Bà bủ Gái dọn xuống bếp ở để nhường nhà trên cho các văn nghệ sĩ ở làm việc và sáng tác. Ngày ngày, bà bủ Gái đi làm nương, làm đồng, trồng sắn, hái măng. Tối về các văn nghệ sĩ cứ nghe thấy tiếng khóc thút thít của bà ở trong bếp. Hỏi ra mọi người mới biết bà bủ khóc vì quá nhớ thương người con trai đi vệ quốc lâu ngày không thấy tin tức gì. Vì thương cho nỗi lòng người mẹ nhớ con xa, nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài thơ này.
ĐÁP ÁN
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | Câu 1: Luận đề: Làm việc để sống là quan điểm cần thiết cho một cuộc đời hạnh phúc.
Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời đúng hoặc tương đương với đáp án: 0.5 điểm. – Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm |
0,5 | |
2 | Câu 2: Các dẫn chứng để làm sáng tỏ cho luận điểm “Có một thời gian, cuộc sống của tôi biến thành công thức lặp đi lặp lại hằng sáng đầy vô cảm.”
– tỉnh dậy sau tiếng chuông báo thức, lên cơ quan theo một hành trình quen thuộc; – mở máy tính, lên danh sách việc cần làm ra sổ, lặng lẽ tích dần từng ô việc đã hoàn thành. – ăn trưa, ngủ trưa, dọn dẹp nốt công việc buổi chiều – về đến nhà tầm chín, mười giờ tối và lẳng lặng đi ngủ chờ tiếng chuông báo thức của ngày hôm sau. Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm. – Học sinh trả lời đúng 2 ý đúng: 0,25 điểm. – Học sinh trả lời sai: 0 điểm |
0,5 | |
3 | Câu 3: Quan điểm của của người viết trong câu văn sau: “Hãy cứ để những kế hoạch vạch ra được quyền có lỗ hổng, để bạn có thể ngẫu hứng xen lẫn các biến số vào dù vô tình hay hữu ý.”
– Ai cũng cần vạch ra kế hoạch cho cuộc đời hay công việc của mình, nhưng không phải mọi kế hoạch đều hoàn hảo, kế hoạch nào cũng cần những “lỗ hổng”, vượt ngoài dự tính của con người. – Chính những “lỗ hổng” trong các kế hoạch chính là nơi để ta có một cuộc đời phong phú với những biến số đầy ngẫu hứng, tạo nên ý nghĩa và sắc màu cho cuộc sống của ta. Nếu không, ta chỉ như những cỗ máy vô cảm được lập trình để làm việc và làm việc. Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời như đáp án: 1.0 điểm. – Học sinh trả lời đúng 1 trong 2 ý: 0.5 điểm. – Học sinh trả lời ý 2 đúng được 1 phần: 0,25 điểm – Học sinh trả lời sai: 0 điểm |
1,0 | |
4 | HS có thể đồng tình hoặc không đồng tình hoặc không đồng tình. Cần có lí giải phù hợp.
Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời đồng tình hoặc không đồng tình: 0,25 điểm. – Học sinh có cách kiến giải hợp lí: 0, 75 điểm – Kiến giải sơ sài: 0,25 – 0,5 điểm. |
1,0 | |
5 | Câu 5: Quan niệm của tác giả trong bài viết không đi ngược với nhu cầu sống năng động của xã hội hiện đại ngày nay, bởi vì:
– Làm việc để sống là quan điểm nêu cao vai trò của một lối làm việc khoa học, có sự điều tiết cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, thư giãn, tạo điều kiện để tái tạo năng lượng thể chất và tinh thần, giúp con người làm việc có hiệu quả hơn. – Làm việc để sống cũng là quan điểm giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp con người sống hạnh phúc, có ý nghĩa. Xét cho cùng thì đó là mục đích cao nhất của mỗi con người trong cuộc đời. Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. – Học sinh chỉ trả lời được đúng 1 trong 2 ý: 0,5 điểm. – Học sinh trả lời tương đối cả 2 ý nhưng diễn đạt chưa tốt hoặc chưa hoàn chỉnh: 0,5 điểm – Học sinh trả lời sai, không thuyết phục: 0 điểm |
1,0 | |
II | VIẾT | 6.0 | |
Câu 1. | Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) vè ý nghĩa của việc tìm thấy niềm vui trong công việc.
|
||
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn
Xác định đúng yêu cầu về hình thức, dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân- hợp, móc xích hoặc song hành. Hướng dẫn chấm: – Học sinh xác định đúngyêu cầu: 0,25 điểm. – Học sinh xác định chưa xác định đúng vấn yêu cầu về hình thức, dung lượng: 0,0 điểm |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Ý nghĩa của việc tìm thấy niềm vui trong công việc Hướng dẫn chấm: – Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. – Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. |
0,25 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận
– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận, sau đây là một số gợi ý: Công việc là việc làm không những để nuôi sống bản thân của mỗi người mà còn tạo ra của cải vật chất để góp phần phát triển xã hội. Công việc chỉ thực sự hiệu quả khi bạn tìm thấy niềm vui trong công việc. – Khi tìm thấy niềm vui trong công việc sẽ mang lại nhiều ý nghĩa tích cực trong cuộc sống của mỗi người: + Bạn sẽ có động lực để phát triển bản thân mỗi ngày, tận tâm trong công việc, giá trị mang lại ngày càng cao cho bản thân và cơ quan nơi bạn làm việc. + Được sự công nhận của những người xung quanh. + Niềm vui giúp bạn tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất trong công việc, thoát khỏi những khó khăn, bế tắt. + Lạc quan, yêu đời, tạo sự gắn kết với đồng nghiệp… ……. – Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn. Hướng dẫn chấm: – Hệ thống ý đầy đủ, sâu sắc: 0,5 điểm. – Suy nghĩ chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 0,25 điểm
|
0,5
|
||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: ý nghĩa của việc tìm thấy niềm vui trong công việc. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. Hướng dẫn chấm: – Viết đầy đủ, sâu sắc: 0,5 điểm. – Suy nghĩ chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 0,25 điểm – 1,0 điểm. |
0,5 | ||
đ. Diễn đạt:
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, vận dụng kiến thức lí luận văn học. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm không có sáng tạo. |
0,25 | ||
|
Câu 2 | Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích cấu tứ và hình ảnh bài thơ Bà Bủ của Tố Hữu. | 4,0 |
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận văn học | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: phân tích cấu tứ và hình ảnh bài thơ Bà Bủ của Tố Hữu
Hướng dẫn chấm: – Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. – Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. |
0,5 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết
– Xác định được các ý chính của bài viết – Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận văn học: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. * Phân tích cấu tứ: Cấu tứ thơ được triển khai theo mạch thời gian tự sự trong một đêm dài bà Bủ không ngủ được. Tâm trạng của người mẹ đầy ắp nỗi lo bời bời, trong nỗi trông ngóng đếm ngày, đếm tháng mong gặp lại con, lo lắng đến cháy lòng vì những vất vả hiểm nguy của con mình ở nơi xa. Tứ thơ còn được khơi dậy bởi sự đối lập giữa cái ấm áp trong ngôi nhà và cái lạnh lẽo, bão tố trong lòng người mẹ đang nhớ thương con. * Hình ảnh được triển khai qua từng khổ thơ: Các khổ thơ được triển khai theo mạch cảm xúc tâm trạng của nhân vật trữ tình: – Khổ 1: Nỗi nhớ thương, mong mỏi, đợi chờ + Hoàn cảnh nhân vật trữ tình: Người mẹ tuổi cao sức yếu ở vùng Trung du, một đêm đông tháng chạp mồng mười, năm hết Tết đến mà vẫn chưa thể gặp lại con. + Câu hỏi tu từ được sử dụng liên tiếp tạo âm hưởng trăn trở, băn khoăn: bao giờ con trở về? Ngày đất nước hòa bình, vắng bóng thù mới là ngày mẹ được gặp lại con. – Khổ 2: Nỗi lo lắng, thương xót cho con: + Phép điệp từ càng, phép liệt kê làm nổi rõ tâm trạng rối bời của người mẹ: lo nghĩ cho con, căm thù kẻ xâm lược đã gây bao cảnh trái ngang. + Nằm trong ổ chuối ấm mà lòng mẹ buốt giá từng đợt gió đợt mưa từ chiến khu thổi về. Nơi ấy, những hình ảnh gian khổ của cuộc hành quân hiện ra rõ mồn một trong tâm trí mẹ. – Khổ 3: khổ cuối có hai câu, một câu nêu tâm trạng, một câu tả thời gian, kết thúc bằng dấu chấm lửng: đêm đã qua, bài thơ đã khép lại, mà gan ruột bà Bủ vẫn bồn chồn, ngổn ngang. * Đánh giá chung: – ND: Hình tượng cao đẹp và xúc động về người mẹ kháng chiến với lòng yêu nước lớn lao và tình thương con vô bờ bến. – NT: Thể thơ lục bát giàu tính dân tộc, âm điệu da diết, thiết tha, hình ảnh và cấu tứ đặc sắc. Hướng dẫn chấm: – Suy nghĩ đầy đủ, sâu sắc: 1.0 điểm. – Suy nghĩ chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 0,5 điểm – 0,75 điểm. |
1,0
|
||
|
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
-Xác định đúng cấu tứ và hình ảnh được triển khai trong từng khổ thơ. – Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khi vấn đề nghị luận. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục người đọc… Hướng dẫn chấm: – Viết đầy đủ, sâu sắc: 1,5 điểm. – Suy nghĩ chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 0,75 điểm – 1,0 điểm. – Bài làm chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75điểm. |
1,5 | |
d. Diễn đạt:
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
|
0,25 | ||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, vận dụng kiến thức lí luận văn học.
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm không có sáng tạo. |
0,5 | ||
I + II | 10 |