ĐỀ MINH HỌA
PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Đồng dao mùa xuân
Có một người lính Đi vào núi xanh Những năm máu lửa.Một ngày hoà bình Anh không về nữa. Có một người lính Một lần bom nổ Mười, hai mươi năm |
Ba lô con cóc Tấm áo màu xanh Làn da sốt rét Cái cười hiền lànhAnh ngồi lặng lẽ Dưới cội mai vàng Dài bao thương nhớ Mùa xuân nhân gian Anh ngồi rực rỡ Tuổi xuân đang độ |
(Nguyễn Khoa Điềm, Tạp chí Thế giới mới, số 120 xuân Ất Hợi 1995, tr.71)
Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
Câu 2. Chỉ ra yếu tố thời gian, không gian, sự việc của câu chuyện được kể trong bài thơ.
Câu 3. Em hiểu như thế nào về những câu thơ:
“Có một người lính
Chưa một lần yêu
Cà phê chưa uống
Còn mê thả diều”
Câu 4. Sự lặp lại câu thơ “Có một người lính” trong bài thơ có tác dụng gì?
Câu 5. Qua bài thơ, em cảm nhận được thông điệp gì?
VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ trong đoạn thơ sau đây:
Bao giờ em về thăm
Mảnh đất quê anh một thời ngút lửa
Miền Trung mỏng và sắc như cật nứa
Chuốt ruột mình thành dải lụa sông Lam
(Trích Miền Trung – Hoàng Trần Cương, Trầm tích, NXB Hội nhà văn, 1996)
Câu 2. (4,0 điểm)
Hãy viết một bài văn nghị luận(khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh chị về sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống.
HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐỀ MINH HỌA
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 4,0 | |
1 | Nhân vật trữ tình: tác giả
Hướng dẫn chấm: – Trả lời như đáp án: 0,5 điểm – Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
0,5 | |
2 | Yếu tố không gian, thời gian, sự việc trong câu chuyện được kể trong bài thơ: Thời gian: Thời khói lửa (chiến tranh)– hòa bình; không gian: vào núi xanh, dưới cội mai vàng, rừng hoa đại ngàn; sự việc: Một người lính đi vào chiến trường khói lửa, khi đang còn trẻ , vào một buổi chiều bom nổ anh không về nữa, anh ở lại dưới cội mai vàng, nơi rừng hoa đại ngàn, để lại bao thương nhớ cho nhân gian.
Hướng dẫn chấm: – Trả lời như đáp án: 0,5 điểm – Trả lời tương đương như đáp án, diễn đạt còn sơ sài: 0,25 điểm – Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm |
0,5 | |
3 | -Hiểu về những câu thơ:
+ Người lính ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, tâm hồn vô tư, trong sáng, chưa biết yêu, chưa biết vị cà fe đắng, còn mê chơi thả diều… + Nhà thơ ngợi ca, tiếc thương cho những người lính trẻ + Gián tiếp phê phán chiến tranh đã cướp đi tuổi thanh xuân của những chàng trai trẻ Hướng dẫn chấm: – Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm – Trả lời được 1 ý tương đương như đáp án: 0,5 điểm – Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm |
1,0 | |
4 | Sự lặp lại câu thơ “Có một người lính” trong bài thơ có tác dụng:
+ Nhấn mạnh, gây ấn tượng cho người đọc về hình tượng người lính được miêu tả trong bài thơ… + Tạo sự liên kết các khổ thơ và nhịp điệu cho đoạn thơ. Hướng dẫn chấm: – Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm – Trả lời tương đương như đáp án được 1/2 số ý: 0,5 – 0,75 điểm – Trả lời tương đương như đáp án được 1/3 số ý: 0,25 – 0,5 điểm – Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
1,0 | |
5 | – Suy nghĩ về thông điệp: Từ cuộc đời của người lính trẻ, em thấy bản thân mình cần biết ơn sự hi sinh to lớn của những thế hệ cha anh, trân trọng nền hoà bình hiện tại; ra sức học tập để đóng góp sức mình xây dựng quê hương, đất nước
Hướng dẫn chấm: – Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm – Trả lời tương đương như đáp án 2 ý: 0,75 điểm – Trả lời tương đương như đáp án 1 ý: 0,5 điểm – Trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm. (Lưu ý: HS có thể có cách diễn đạt khác, miễn là lí giải hợp lí, thuyết phục thì vẫn cho điểm) |
1,0 | |
II | VIẾT | 6,0 | |
1 | Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) | 2,0 | |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn
Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Yếu tố ngôn ngữ thơ trong văn bản trích “ Miền Trung” |
0,25 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận
Sau đây là một gợi ý –Ngôn ngữ thơ nói riêng và ngôn ngữ văn học nói chung đều có tính hình tượng và tính thẩm mĩ. Mõi chữ viết ra nhà văn, nhà thơ phải chọn lựa kĩ lưỡng, phải có tính đa nghĩa, tính tạo hình và biểu cảm. – Đoạn thơ trích “Miền Trung” của Hoàng Trần Cương viết về miền Trung, với ngôn ngữ giàu hình ảnh, giản dị trong sáng nhưng cũng rất trau chuốt đã góp phần diễn tả vẻ đẹp của mảnh đất miền Trung và tính yêu của nhà thơ với quê hương mình. – Những từ ngữ: “một thời khói lửa, mỏng, sắc như cật nứa, chuốt, dải lụa” là những từ giàu sức gợi. Đó là từ gợi lên hình ảnh mảnh đất miền Trung trong thời kháng chiến chịu nhiều đạn bom khốc liệt, mảnh đât gánh hai đầu đất nước, một bên giáp biển, một bên tựa vào dãy Trường Sơn được tác giả ví như cật nứa mỏng mà sắc. Ở đó sông Lam được ví như dải lụa mềm ôm ấp, quấn lấy mảnh đất này. Hình ảnh con sông Lam đôi bờ thương nhớ, nơi anh tắm mát tuổi thơ.. – Những từ ngữ cô đọng đã gói gém vẻ đẹp của mảnh đất miền Trung vừa kiên cường bất khuất trong chiến đấu, dữ dội trong thời chiến nhưng cũng đẹp, dịu dàng, tha thướt trong đời thường, trong những áng thơ… |
0,5 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: Phân tích vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ – Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. – Trình bày rõ quan điểm hệ thống các ý – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng. |
0,25 | ||
đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn |
0,25 | ||
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 | ||
2 | Hãy viết một bài văn nghị luận(khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh chị với chủ đề: | 4,0 | |
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài
Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống | 0,5 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết
– Xác định được các ý chính của bài viết – Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: * Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề. * Triển khai vấn đề nghị luận: * Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân Sau đây là một gợi ý: *Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống. *Triển khai vấn đề nghị luận a. Giải thích Sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống là những hành động, những con người dũng cảm, sẵn sàng giúp đỡ người khác từ những hành động nhỏ nhất với tình yêu thương chân thành và cũng là những con người luôn có ý thức vươn lên xây dựng một xã hội tốt đẹp. Sự hi sinh dù là nhỏ nhất cũng đáng trân trọng, đáng để tôn vinh, học tập và noi theo. b. Phân tích, đánh giá khẳng định những giá trị của sự hi sinh thầm lặng: * Ý nghĩa của sự hi sinh thầm lặng: -Hi sinh đồng nghĩa với việc có thể bản thân mình sẽ chịu thiệt thòi, nhưng sự hi sinh làm cho cuộc sống này tốt đẹp hơn. -Mỗi con người một hành động nhỏ, một ý thức sẽ giúp cho người khác tốt hơn và xã hội này phát triển tích cực hơn. -Khi mỗi con người sống có ích và trở thành “người hi sinh thầm lặng” sẽ lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra xã hội, được mọi người yêu quý, nể phục hơn. *Chứng minh Học sinh lấy dẫn chứng về những người hi sinh thầm lặng giữa đời thường làm minh chứng cho bài làm văn của mình. c. Phản đề Trong cuộc sống có những người ích kỉ, sống thờ ơ, vô cảm, bàng quan với mọi thứ xung quanh, chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình.,… *Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân. |
1,0 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Triển khai được ít nhất hai luận điểm để àm rõ quan điểm cá nhân – Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng. Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
1,5 | ||
đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 | ||
Tổng điểm | 10,0 |