Đề đọc hiểu và nghị luận Trẻ con không được ăn thịt chó -Nam Cao

VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN

(Giới hạn:Truyện ngắn hiện đại Việt Nam)

Đề bài

BỘ CHÂN TRỜI

Đề số 1

ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: (Trắc nghiệm)

(Dẫn nội dung truyện)

[…]

Người mẹ rất còm cõi và bốn đứa con gầy ốm, quây quần với nhau trong xó bếp. Trong gia đình này, năm mẹ con thường giống như một bọn dân hèn yếu cùng chung phận con sâu, cái kiến dưới cái ách một ông bạo chúa.

Thấy lũ con đứa nào cũng nhăn nhăn, nhó nhó, người mẹ thương đứt ruột. Thị biết rằng chúng đói. Khi người ta đã đói mà lại ngửi thấy mùi thịt chó, thì bụng càng đói thêm. Thế mà bữa rượu của người bố với ba ông khách cứ kéo dài mãi. Nghĩ mà bực quá! Cái thể không chết được, chứ giá chết được thì thị chỉ thắt cổ đi cho rồi….Thị dỗ con:

Cố mà nhịn lúc nữa, các con ạ. Đợi trên nhà ăn xong, còn thừa thì ta ăn.

Rồi muốn cho chúng quên đi, thị sổ tóc ra cho chúng xúm vào bắt chấy. Úi chà! Nhiều chấy quá! Chỉ việc rẽ một đám tóc ra là đủ thấy bốn, năm con bò lổm ngổm. Cái Gái và cu Nhớn, cu Nhỡ thi nhau bắt. Chúng cho cu Con mấy con chấy kềnh làm trâu. Mới đầu cái trò chơi ấy cũng hay hay. Nhưng chỉ một lúc là chúng chán. Thằng cu Con ra hiệu đình công trước. Nó lăn vào lòng mẹ, oằn oại vừa hụ hị kêu:

Đói!…Bu ơi! Đói…

Tức khắc những đứa kia cũng nhớ ra rằng chúng đói. Chúng không bắt chấy cho mẹ nữa. Chúng thở dài. Chúng nuốt bọt nhem nhép. Chúng thừ mặt ra. Chúng nằm ẹp xuống đất và lật áo lên để khoe cái bụng. Bụng đứa nào đứa nấy cũng gần dính lưng.

Mắt thị rơm rớm nước. Cũng may, tiếng người bố trên nhà gọi:

Cái Gái đâu! Dẹp mâm đi, này!

Bốn đứa trẻ cùng nhỏm dậy: mặt chúng đột nhiên tươi tỉnh lại. Gái “vâng” một tiếng thật to và chạy lên. Cu Nhớn, cu Nhỡ ngồi chồm chỗm đợi…Một lát sau, Gái bê mâm xuống. Nó cũng nâng lên ngang mặt như cha lúc nãy. Các em nó đứng cả lên, chực đu lấy cái mâm. Nó càng nâng cao hơn, mồm thét:

Khoan! Khoan! Kẻo vỡ…

Cu Nhớn thét:

Thì bỏ xuống!

Cái Gái vênh mặt lên, trêu nó:

Không bỏ. Không cho chúng mày ăn.

Có sợ thành tật không?

Không cho ăn thật đấy.

Cu Nhỡ sốt ruột, khoặm mặt lại, vằng nhau với chị:

Làm trò mãi! Có bỏ xuống đây không nào?

Gái hạ nhanh mâm xuống đất bảo:

Này, ăn đi.

Nó ngẩng mặt nhìn các em, cười the thé. Người mẹ xịu ngay xuống. Trong mâm, chỉ còn bát không. Thằng cu Con khóc òa lên. Nó lăn ra, chân đạp như một người giãy chết, tay cào xé mẹ. Người mẹ đỏ mũi lên và mếu xệch đi, rưng rưng khóc. Cái Gái và cu Nhớn, cu Nhỡ cũng khóc theo.

                              (Trích Trẻ con không được ăn thịt chó(1) – Nam Cao)

Tóm tắt truyện: “Trẻ con không được ăn thịt chó” là một trong những truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nam Cao. Tác phẩm được viết vào năm 1942 với cốt truyện xoau quanh một gia đình có người bố nghiện rượu cùng thói quen ăn nợ thịt chó khắp nơi. Đến một ngày, không thể thiếu nợ, người bố đã giết chính con chó của nhà rồi mời những người bạn nhậu về đánh chén, bỏ mặc vợ con đói khát. Không dừng lại ở đó, trong nhà đến gạo cũng chẳng còn mà ăn, ấy vậy mà người vợ buộc phải đi mua chịu gạo, nước mắm, rượu chỉ để phụ vụ bữa thịt chó xa xỉ của người chồng. Thông qua những hình ảnh đau lòng ấy, tác giả cũng gửi gắm thực tại xã hội, hoàn cảnh, cuộc sống khốn cùng của người dân Việt Nam giai đoạn trước cách mạng tháng Tám năm 1945 và cũng không quên thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn thông qua tác phẩm.

 

Đề 1: Trắc nghiệm + Tự luận

Lựa chọn đáp án đúng ( Mỗi câu 0.5 điểm): Điểm nhìn, ngôi kể… bám sát nội dung tri thức bài 1

Câu 1. Đoạn trích trên được kể theo ngôi:

Thứ nhất. Thứ hai.         C.Thứ ba.          D.Kết hợp ngôi thứ nhất và thứ ba.

Câu 2. Đoạn trích trên xoay quanh các nhân vật:

Thị, cu Nhớn, cái Gái, cu Nhỡ.

Thị, cái Gái, cu Nhớn, cu Nhỡ, cu Con.

Ông bố, ba ông bạn nhậu, người mẹ.

Ông bố, thị, cái Gái, cu Con, cu Nhỡ.

Câu 3.Vì sao cuối đoạn trích Thằng cu Con khóc òa lên. Nó lăn ra, chân đạp như một người giãy chết, tay cào xé mẹ?

Mẹ không cho ăn thịt chó.

Cái Gái không cho nó ăn.

Nó giành ăn không lại với các anh chị.

. Trong mâm không còn gì để ăn.

Câu 4. Chi tiết “thị sổ tóc ra cho chúng xúm vào bắt chấy”, hành động đó của người mẹ nhằm mục đích gì?

Giúp đàn con quên đi cái đói.

Giúp thị đỡ ngứa đầu.

C . Giúp thằng cu Con có con chầy kềnh để chơi.

D. Để gắn kết đàn con lại với nhau.

Câu 5. Đoạn trích trên viết về đề tài:

Người nông dân nghèo trước Cách mạng.

Người trí thức nghèo trước Cách mạng.

Người nghiện rượu bê tha.

D. Người tham ăn, lười lao động

Câu 6. Cốt truyện của đoạn trích trên :

Người bố nghiện rượu, đi ăn chịu khắp các cửa hàng và tình thương của người mẹ dành cho con.

Gia đình đông con và cái nghèo, cái đói làm tha hóa nhân cách con người đến báo động.

Bố mổ chó mời bạn bè đến ăn nhậu, trong khi đó vợ con đứng nhìn cùng những giọt nước mắt.

Cuộc ăn nhậu tưng bừng của người bố và nhân phẩm con người trước bi kịch của cái đói.

Câu 7. Ông bố trong đoạn trích là người như thế nào?

Tham ăn, không mảy may thương xót vợ con.

Tham ăn nhưng thương vợ con.

Nhiệt tình với bạn nhậu và thương vợ.              

  D. Lạnh lùng, tàn ác đến ghê sợ.

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 8. Vì sao cuối đoạn trích Người mẹ đỏ mũi lên và mếu xệch đi, rưng rưng khóc?

Câu 9. Qua hình ảnh nhân vật người mẹ trong văn bản trên, nhà văn muốn ca ngợi điều gì?

Câu 10. Đoạn trích trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về miếng ăn trong cuộc sống?

Đề 2: Tự luận

Câu 1: Xác định điểm nhìn trần thuật qua đoạn trích trên.

Câu 2: Chỉ ra thành ngữ có trong đoạn truyện trên.

Câu 3: Đoạn trích trên viết về đề tài nào?

Câu 4: Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua hành động của nhân vật “hắn”?

Câu 5: Cho biết chủ đề của đoạn truyện trên.

Câu 6: Nếu được ban một điều ước cho gia đình trong truyện, anh/chị sẽ ước gì? Giải thích lí do chọn điều ước ấy.

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm trên.

Hướng dẫn đáp án chi tiết  

ĐỌC – HIỂU

Đề 1: Trắc nghiệm + Tự luận

1 C ĐIỂM
2 B 0,5
3 D 0,5
4 A 0,5
5 A 0,5
6 C 0,5
7 A 0,5
8 Cuối đoạn trích Người mẹ đỏ mũi lên và mếu xệch đi, rưng rưng khóc, vì:

–         Thương đàn con đói khát đến quặn lòng.

–         Cay đắng, chua chát trước sự vô lương tâm của người chồng, người cha.

1,0
9 Qua hình ảnh nhân vật người mẹ trong văn bản trên, nhà văn muốn khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ nông dân trong cảnh ngộ khốn cùng. 1,0
10 Học sinh trình bày suy nghĩ của mình về miếng ăn trong cuộc sống theo nhiều cách khác nhau miễn là hợp lí, phù hợp với thuần phong mĩ tục, chuẩn mực đạo đức,… 0,5

 

Đề 2: Tự luận:

Câu 1: Điểm nhìn toàn tri từ ngôi kể thứ ba. (0,75 điểm)

Câu 2: Thành ngữ “phận con sâu, cái kiến”. (0,75 điểm)

Câu 3: Đề tài: người nông dân nghèo trước cách mạng tháng Tám. (0,75 điểm)

Câu 4: Qua hành động của nhân vật “hắn”, tác giả muốn phê phán thói hư tật xấu của một bộ phận người nông dân. (1,0 điểm)

Câu 5: Thông qua những hình ảnh đau lòng trong truyện, tác giả phản ánh thực tại xã hội, cuộc sống khốn cùng của người dân Việt Nam giai đoạn trước cách mạng tháng Tám năm 1945 và cũng không quên thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn Nam Cao. (1,25 điểm)

Câu 6: Học sinh trình bày suy nghĩ của mình về điều ước cho gia đình người nông dân trong đoạn truyện theo nhiều cách khác nhau miễn là hợp lí, phù hợp với thuần phong mĩ tục, chuẩn mực đạo đức,… (1,5 điểm)

 

LÀM VĂN (Đảm bảo các luận điểm cơ bản dưới đây, hướng dẫn yêu cầu chi tiết)

Mở bài:

Giới thiệu tác phẩm (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,…); nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.

– Giới thiệu tác giả Nam Cao, tác phẩm “Trẻ con không được ăn thịt chó”

Nêu nội dung đoạn trích văn bản trong đề bài.

Thân bài:

Xác định chủ đề của tác phẩm

Qua đoạn truyện, Nam Cao bộc lộ sự cảm thông, thương xót trước những đau khổ, bất hạnh của con người. Đó cũng là lời kết án đanh thép xã hội thực dân nửa phong kiến bất công chà đạp nhân phẩm của con người, đồng thời là tiếng kêu khẩn thiết: hãy cứu lấy nhân phẩm con người.

Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm

+ Đề tài: Trẻ con không được ăn thịt chó là tác phẩm xuất sắc của Nam Cao viết về đề tài người nông dân nghèo. Nó đã khắc họa một cách chân thực khung cảnh làng quê nghèo và tình cảnh bi kịch trước cái đói của nhân dân Việt Nam trước năm 1945.

+ Cốt truyện: Truyện xoay quanh một gia đình đông con, người bố thì nghiện rượu đi ăn chịu khắp các cửa hàng, thậm chí hắn còn mổ nốt con chó trong nhà và mời bạn bè đến ăn nhậu, trong khi đó vợ con chỉ biết đứng nhìn cùng những giọt nước mắt.

+ Nam Cao là cây bút hiện thực, ông thường xuyên viết về cái đói, cốt truyện cũng như những vấn đề đều xoay quanh miếng ăn thế nhưng lại khái quát được cả một thời kì khốn khó của dân tộc.

Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm

+ Sự đối lập giữa hai nhân vật trong truyện. Nhân vật “hắn” là một kẻ hám ăn uống, chơi bời, không quan tâm gì đến vợ con, không đếm xỉa gì đến những vất vả lo toan của vợ. Hắn ngồi ăn nhậu cùng bạn bè mặc cho người vợ gầy và những đứa con còm cõi nheo nhóc dưới bếp, không hề mảy may thương xót hay động lòng. Còn nhân vật “thị” là một người mẹ sống trong cảnh nghèo khó, người chồng “ăn tàn phá hại”, vũ phu. Chị là người phụ nữ tần tảo, gánh vác lo toan cho cả gia đình. Chị cũng là người mẹ thương con hết mực. Nhân vật “thị” với những tính toán, lo toan cho gia đình, con cái cũng đã góp phần khắc sâu thêm ấn tượng về cái đói.

+ Chi tiết tiêu biểu, chọn lọc, có sức chứa lớn về nội dung tư tưởng của tác phẩm- chi tiết “cái mâm rỗng” chẳng còn gì có sức mạnh tố cáo hiện thực của cái đói, của sự tha hoá nhân cách và lương tâm con người trước miếng ăn, trước cái đói. Xây dựng chi tiết độc đáo, tác động mãnh đến tình cảm của người đọc. Miếng ăn là thử thách ghê gớm với tính cách con người và người cha trong tác phẩm là nhân vật điển hình không thể vượt qua được chướng ngại vật ấy. Hắn làm tất cả chỉ để thỏa cái miệng thèm ăn. Nhân cách của hắn cũng vì thế mà dần bị xói mòn.

+ Điểm nhìn trần thuật:

Trong truyện, điểm nhìn  được tổ chức theo cách thức trần thuật ở ngôi thứ ba, toàn tri vừa giữ vai trò dẫn dắt mạch truyện kể vừa có cái nhìn bao quát về các tình huống truyện, các chi tiết đặc sắc để rồi mở lòng ra để thấu hiểu cuộc sống khó khăn đầy bế tắc. Nhà văn đã cảm thông sâu xa với éo le, bất hạnh mà nhân vật “thị” cùng những đứa con đáng thương phải trải qua trước cảnh đen tối của xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

Đánh giá  tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

Nhân vật, chi tiết tiêu biểu và điểm nhìn trần thuật góp thần thể hiện chủ đề của tác phẩm. Nam Cao mô tả những nét hiện thực của cuộc đời lại xuất phát từ lòng thương xót con người nghèo khổ đồng thời cũng là từ lòng căm ghét bọn thống trị. Ngòi bút của ông hướng về đời sống của những người nông dân nghèo với tấm lòng nhân đạo bao la. Điều đó làm nên giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc cho tác phẩm.

Kết bài:

– Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của tác phẩm

– Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm tác phẩm.

Bài viết tham khảo:

Xuất hiện trên văn đàn cùng thời với rất nhiều nhà văn khác, Nam Cao mang một dấu ấn rất riêng. Không trào lộng như Vũ Trọng Phụng, không hài hước như Nguyễn Công Hoan, không nhẹ nhàng Thạch Lam nhẹ nhàng và tinh tế. như Thạch Lam, văn Nam Cao đầy góc cạnh và triết lí.  Sáng tác của Nam Cao tập trung vào hai đề tài: người nông dân và người trí thức nghèo trước cách mạng tháng tám. Dù ở đề tài người nông dân hay người trí thức Nam Cao đều bộc lộ sự cảm thông, thương xót trước những đau khổ, bất hạnh của con người. Tác phẩm của ông là lời kết án đanh thép xã hội thực dân nửa phong kiến bất công chà đạp nhân phẩm của con người, đồng thời là tiếng kêu khẩn thiết: hãy cứu lấy nhân phẩm con người. Trẻ con không được ăn thịt chó là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài người nông dân của Nam Cao mà đoạn trích dưới đây là một ví dụ tiêu biểu “Người mẹ rất còm cõi và bốn đứa con gầy ốm, quây quần với nhau trong xó bếp…………..Cái Gái và cu Nhớn, cu Nhỡ cũng khóc theo”.

Tác phẩm đã tạo được một sự đồng cảm sâu sắc của người đọc bởi chủ đề gần gũi, ý nghĩa cùng những hình thức nghệ thuật như khắc hoạ nhân vật, chi tiết tiêu biểu cùng điểm nhìn trần thuật đặc sắc, hấp dẫn.

Qua đoạn truyện, Nam Cao bộc lộ sự cảm thông, thương xót trước những đau khổ, bất hạnh của con người. Đó cũng là lời kết án đanh thép xã hội thực dân nửa phong kiến bất công chà đạp nhân phẩm của con người, đồng thời là tiếng kêu khẩn thiết: hãy cứu lấy nhân phẩm con người.

Trẻ con không được ăn thịt chó là tác phẩm xuất sắc của Nam Cao viết về đề tài người nông dân nghèo. Nó đã khắc họa một cách chân thực khung cảnh làng quê nghèo và tình cảnh bi kịch trước cái đói của nhân dân Việt Nam trước năm 1945. Truyện xoay quanh một gia đình đông con, người bố thì nghiện rượu đi ăn chịu khắp các cửa hàng, thậm chí hắn còn mổ nốt con chó trong nhà và mời bạn bè đến ăn nhậu, trong khi đó vợ con chỉ biết đứng nhìn cùng những giọt nước mắt. Nam Cao là cây bút hiện thực, ông thường xuyên viết về cái đói, cốt truyện cũng như những vấn đề đều xoay quanh miếng ăn thế nhưng lại khái quát được cả một thời kì khốn khó của dân tộc.

Những nét đặc sắc trong phong cách viết truyện ngắn của Nam Cao thể hiện ở nhiều phương diện, nhưng trong đoạn truyện này, có lẽ người đọc ấn tương nhất vẫn là khắc hoạ nhân vật, chi tiết tiêu biểu cùng điểm nhìn trần thuật đặc sắc, hấp dẫn.

Trước hết là nghệ thuật khắc hoạ nhân vật có nét riêng, độc đáo. Sự đối lập giữa hai nhân vật trong truyện. Nhân vật “hắn” là một kẻ hám ăn uống, chơi bời, không quan tâm gì đến vợ con, không đếm xỉa gì đến những vất vả lo toan của vợ. Miếng ăn là thử thách ghê gớm với tính cách con người và người cha trong tác phẩm là nhân vật điển hình không thể vượt qua được chướng ngại vật ấy. Hắn lừa hàng xóm để bán mấy cây chuối, ăn chịu thịt chó nhà mụ Tam đến ba lần và hắn còn mổ nốt con chó trong nhà để thỏa cái miệng thèm ăn. Hắn ngồi ăn nhậu cùng bạn bè mặc cho người vợ gầy và những đứa con còm cõi nheo nhóc dưới bếp, không hề mảy may thương xót hay động lòng. Miếng ăn là thử thách ghê gớm với tính cách con người và người cha trong tác phẩm là nhân vật điển hình không thể vượt qua được chướng ngại vật ấy. Hắn làm tất cả chỉ để thỏa cái miệng thèm ăn. Nhân cách của hắn cũng vì thế mà dần bị xói mòn. “Người mẹ rất còm cõi và bốn đứa con gầy ốm, quây quần với nhau trong xó bếp. Trong gia đình này, năm mẹ con thường giống như một bọn dân hèn yếu cùng chung phận con sâu, cái kiến dưới cái ách một ông bạo chúa.” Nam Cao so sánh tình cảnh của gia đình này như những thân phận con sâu, cái kiến bị áp bức bởi một ông bạo chúa, để lột tả hết cái cùng cực của thân phận phụ nữ trong xã hội còn trọng nam khinh nữ lại ở tình cảnh bi đát, khốn cùng của cái đói.

Còn nhân vật “thị” là một người mẹ sống trong cảnh nghèo khó, người chồng “ăn tàn phá hại”, vũ phu. Chị là người phụ nữ tần tảo, gánh vác lo toan cho cả gia đình. Chị cũng là người mẹ thương con hết mực. Nhân vật “thị” với những tính toán, lo toan cho gia đình, con cái cũng đã góp phần khắc sâu thêm ấn tượng về cái đói.

Người đọc không cầm được nước mắt khi chứng kiến:“Thấy lũ con đứa nào cũng nhăn nhăn, nhó nhó, người mẹ thương đứt ruột. Thị biết rằng chúng đói. Khi người ta đã đói mà lại ngửi thấy mùi thịt chó, thì bụng càng đói thêm. Thế mà bữa rượu của người bố với ba ông khách cứ kéo dài mãi. Nghĩ mà bực quá! Cái thể không chết được, chứ giá chết được thì thị chỉ thắt cổ đi cho rồi….Thị dỗ con:

Cố mà nhịn lúc nữa, các con ạ. Đợi trên nhà ăn xong, còn thừa thì ta ăn.

Rồi muốn cho chúng quên đi, thị sổ tóc ra cho chúng xúm vào bắt chấy.”

Ngòi bút của Nam Cao thực sự rất tài tình khi qua cảnh mẹ con gắng gượng chịu đựng cho qua cơn đói đã khái quát được không chỉ những bi kịch của xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám mà còn nói lên được số phận khốn khổ của con người, đặc biệt là phụ nữ.

Đặc sắc tiếp theo về nghệ thuật còn phải kể đến chi tiết tiêu biểu, chọn lọc, có sức chứa lớn về nội dung tư tưởng của tác phẩm- chi tiết “cái mâm rỗng”. Cái “Gái hạ nhanh mâm xuống đất bảo:

Này, ăn đi.

Nó ngẩng mặt nhìn các em, cười the thé. Người mẹ xịu ngay xuống. Trong mâm, chỉ còn bát không. Thằng cu Con khóc òa lên. Nó lăn ra, chân đạp như một người giãy chết, tay cào xé mẹ. Người mẹ đỏ mũi lên và mếu xệch đi, rưng rưng khóc. Cái Gái và cu Nhớn, cu Nhỡ cũng khóc theo”. Ở cảnh cuối cùng này, khi những đứa con khóc lóc nhìn mâm cơm rỗng tuếch, mặt người vợ mếu xệch đi không phải bởi thị đói mà do lòng người mẹ quá xót xa cho con và tủi hổ cho thân phận mình. Chẳng còn gì có sức mạnh tố cáo hiện thực của cái đói, của sự tha hoá nhân cách và lương tâm con người trước miếng ăn, trước cái đói. Xây dựng chi tiết độc đáo, tác động mãnh đến tình cảm của người đọc.

Ngoài ra, điểm nhìn trần thuật cũng làm nên thành công cho đoạn trích truyện nói riêng và tác phẩm “Trẻ con không được ăn thịt chó” nói chung. Trong truyện, điểm nhìn  được tổ chức theo cách thức trần thuật ở ngôi thứ ba, toàn tri vừa giữ vai trò dẫn dắt mạch truyện kể vừa có cái nhìn bao quát về các tình huống truyện, các chi tiết đặc sắc để rồi mở lòng ra để thấu hiểu cuộc sống khó khăn đầy bế tắc. Nhà văn đã cảm thông sâu xa với éo le, bất hạnh mà nhân vật “thị” cùng những đứa con đáng thương phải trải qua trước cảnh đen tối của xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

Nhân vật, chi tiết tiêu biểu và điểm nhìn trần thuật góp thần thể hiện chủ đề của tác phẩm. Nam Cao mô tả những nét hiện thực của cuộc đời lại xuất phát từ lòng thương xót con người nghèo khổ đồng thời cũng là từ lòng căm ghét bọn thống trị. Ngòi bút của ông hướng về đời sống của những người nông dân nghèo với tấm lòng nhân đạo bao la. Điều đó làm nên giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc cho tác phẩm.

Truyện để lại trong trái tim bạn đọc ấn tượng sâu đậm về hình ảnh người nông dân nghèo khổ, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em với số phận khổ đau, bế tắc. Đồng thời qua đó người đọc cũng trân trọng phẩm chất của nhân vật, tấm lòng của Nam Cao và góp tiếng nói tố cáo hiện thực xã hội đương thời. Truyện còn cho ta ngưỡng mộ thêm tài năng của Nam Cao qua một vài hình thức nghệ thuật đặc sắc khi viết truyện ngắn. Đóng góp của Nam Cao không chỉ ở nghệ thuật mà còn ở phương diện nuôi dưỡng tinh thần. Nó giúp ta thanh lọc tâm hồn. Có thể nói, nghệ thuật chân chính phải là nghệ thuật vị nhân sinh, vì con người và cuộc đời. Nhà văn chân chính phải biết lấy chất liệu từ cuộc sống mà “dệt” nên những trang văn để đời. Nam Cao là nhà văn như thế./.

Đề 3

 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

     (Tóm tắt đoạn trước đó: Câu chuyện kể về một kẻ nghiện rượu bỗng một ngày lên cơn thèm thịt chó. Khi nhìn thấy con chó nhà mình nằm ở bờ rào hắn đã viện đủ lí do để thịt nó. Đám con đói lâu ngày cũng háo hức chờ được ăn. Người vợ đành đi mua chịu thêm gạo, rượu, mắm để về nấu. Thế nhưng khi nấu xong, gã chồng mời bạn bè về nhậu. Dưới bếp mấy mẹ con còm cõi nheo nhóc ngồi chờ.)

Người mẹ rất còm cõi và bốn đứa con gầy ốm, quây quần với nhau trong xó bếp. …Thằng cu Con khóc òa lên. Nó lăn ra, chân đạp như một người giãy chết, tay cào xé mẹ. Người mẹ đỏ mũi lên và mếu xệch đi, rưng rưng khóc. Cái Gái và cu Nhớn, cu Nhỡ cũng khóc theo.

(Trích Trẻ con không được ăn thịt chó, viết năm 1942, in trong Tổng tập văn học Việt Nam– tập 32.)

* Chú thích:

– Tác giả: Nam Cao (1915-1951), quê tại làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Trước Cách mạng tháng 8, ông sáng tác chủ yếu hai đề tài: về người nông dân nghèo, và về người trí thức nghèo. Sau Cách mạng tháng 8, ông tham gia vào cuộc kháng chiến chống Pháp.

Nam Cao là nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc của văn học Việt Nam. Ngòi bút hiện thực tỉnh táo, nghiêm ngặt, sắc lạnh, vừa chan chứa yêu thương.

– Tác phẩm: Trẻ con không được ăn thịt chó, viết năm 1942, in trong Tổng tập văn học Việt Nam– tập 32.

Câu 1.(1,0 điểm): Xác định ngôi kể, đề tài của đoạn trích trên.

u 2.(1,0 điểm): Việc sử dụng kết hợp điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật trong truyện có tác dụng gì?

Câu 3.(1,0 điểm): Đoạn văn: “Người mẹ xịu ngay mặt xuống. Trong mâm, chỉ còn bát không. Thằng cu Con khóc òa lên. Nó lăn ra, chân đập như một người giẫy chết, tay cào xé mẹ. Người mẹ đỏ mũi lên và mếu xệch đi, rưng rưng khóc. Cái Gái và cu Nhớn, cu Nhỡ cùng khóc theo.” gợi cho anh/chị cảm xúc gì?

Câu 4.(1,0 điểm): Nêu hiệu quả của phép liệt kê được sử dụng trong đoạn văn: Tức khắc những đứa trẻ kia cũng nhớ ra rằng chúng đói. Chúng không bắt chấy cho mẹ nữa. Chúng thở dài. Chúng nuốt nước bọt nhem nhép. Chúng thừ mặt ra. Chúng nằm ẹp xuống đất và lật áo lên để khoe cái bụng. Bụng đứa nào cũng gần dính lưng.

Câu 5.(1,0 điểm): Chỉ ra những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết trong đoạn văn sau: Người mẹ rất còm cõi và bốn đứa con gầy ốm, quây quần với nhau trong xó bếp. Trong gia đình này, năm mẹ con thường giống như một bọn dân hèn yếu cùng chung phận con sâu, cái kiến dưới cái ách một ông bạo chúa.

Câu 6.(1,0 điểm): Anh/ chị có đồng tình với cách hành xử của người chồng/cha trong câu chuyện đối với vợ con không? Vì sao?  (đoạn văn 5-7 câu).

PHẦN II: VIẾT ( 4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận ( khoảng 400- 500 chữ) phân tích và đánh giá nét nổi bật trong nghệ thuật kể chuyện của nhà văn Nam Cao qua đoạn trích: “Trẻ con không được ăn thịt chó”.

  HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11

(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

YÊU CẦU CHUNG

– Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá chính xác, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.

– Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn.

ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6.0
1 – Đoạn trích trên sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ ba.

– Đề tài:  Người nông dân nghèo trước CMT8

0.5

0,5

2 Việc sử dụng kết hợp điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật trong truyện có tác dụng: Vừa giúp cho người đọc có được cái nhìn khách quan, bao quát, nắm được các sự kiện của câu chuyện; đồng thời lại giúp người đọc biết được những chuyển biến trong nội tâm của nhân vật người mẹ.

 

1,0

 

 

 

 

 

3 – Đoạn văn nói lên sự cam chịu, uất ức, bất lực của người mẹ; sự thất vọng của những đứa con khi chờ đợi, hi vọng mãi mà bố và các bạn ăn hết chẳng còn gì.

– Gợi cảm xúc:

+ Thương xót cho tình cảnh khốn khổ của mẹ con họ.

+ Đau đớn, day dứt trước sự tha hóa của con người.

0.5

 

 

0,5

4 – Liệt kê những trạng thái, hành động của những đứa trẻ; không bắt chấy cho mẹ nữa; thở dài; nuốt nước bọt nhem nhép; thừ mặt ra; nằm ẹp xuống đất và lật áo lên để khoe cái bụng

– Hiệu quả

+ Chỉ ra một cách đầy đủ những trạng thái cảm xúc, hành động của những đứa trẻ bị đói mà phải chứng kiến người khác đang ăn uống, từ đó, nhấn mạnh sự khốn khổ của những đứa trẻ trong nạn đói; sự tham lam, độc ác của một số người lớn.

+ Thể hiện sự xót thương của tác giả với những đứa trẻ đang bị cơn đói hành hạ và sự lên án với nhứng người lớn vô tâm, tham lam…   + Làm cho câu văn giàu nhạc điệu, được liên kết chặt chẽ.

 

 

0.25

 

 

0,75

5  

– Phương tiện sử dụng: ngôn ngữ viết.

– Từ ngữ được lựa chọn, trau chuốt giàu hình ảnh: còm cõi, năm mẹ con thường giống như một bọn dân hèn yếu cùng chung phận con sâu, cái kiến dưới cái ách một ông bạo chúa.

– Câu chuẩn ngữ pháp. Sử dụng các câu dài, nhiều thành phần.

– Tình huống và hoàn cảnh giao tiếp: gián tiếp, chỉ có người viết, người đọc không trực tiếp có mặt.

( Học sinh chỉ cần chỉ ra được một vài đặc điểm vẫn cho điểm tối đa)

1,0

 

6  Gợi ý:

– Không đồng tình.

– Cách ứng xử của người bố trong truyện cho thấy ông ta đã đánh mất tư cách trước con chỉ vì miếng ăn.

– Rút ra bài học về cách ứng xử trong gia đình: ưu tiên cho gia đình, yêu thương, chia sẻ.

– Đảm bảo cấu trúc đoạn văn số câu theo quy định và đảm bảo sự kết nối từ văn học đến cuộc sống. Đáp án mở, chấm dựa trên sự hợp lý, thuyết phục.

 

0,25

0,75

II   VIẾT 4.0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát được vấn đề

0.5
  b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Phân tích và đánh giá nét nổi bật trong nghệ thuật kể chuyện của nhà văn Nam Cao qua đoạn trích: “Trẻ con không được ăn thịt chó”

0.5
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

2.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   

 1. Khái quát về tác giả, tác phẩm:

 2. Nét nổi bật trong nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao được thể hiện qua những phương diện sau:

Tóm tắt cốt truyện:

Học sinh tóm tắt được cốt truyện à Cốt truyện đơn giản, bất ngờ

Nghệ thuật xây dựng tình huống.

Tình huống xoay quanh bữa ăn của gia đình, người cha mời bạn đến ăn thịt chó, đám trẻ con ngồi dưới bếp chờ đợi, và không tin nổi khi người chị bê mâm xuống chỉ còn bát không.

→ Tình huống đơn giản, bất ngờ, khắc hoạ tính cách của nhân vật qua cách ứng xử, và tình cảm, thông điệp của nhà văn: Thấm thía về cái đói, miếng ăn bào mòn nhân cách của con người.

Nghệ thuật trần thuật: Lời đối thoại của các nhân vật tự nhiên, giản dị, ngôn ngữ đa thanh. Giọng điệu trần thuật thản nhiên, lạnh lùng nhưng chan chứa yêu thương.

 

Ngôi kể và điểm nhìn trong việc khắc họa nhân vật:

++ Ngôi kể thứ ba cho phép người kể chuyện quan sát được tất cả các nhân vật.

++ Người kể chuyện nương theo điểm nhìn của nhân vật người mẹ, điểm nhìn bên ngoài và bên trong

    ( Học sinh xác định, phân tích được ý nghĩa tác dụng của việc kết hợp các điểm nhìn )

+Từ mối liên hệ giữa người kể chuyện trong đoạn trích với nhà văn, cách đặt nhan đề thấy được tư tưởng của tác giả

( Học sinh rút ra được tư tưởng của tác giả gửi gắm qua truyện).

* Lời trần thuật:

+ Lời kể còn có sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật, sự kết hợp giữa các phương thức tự sự, biểu cảm và miêu tả, khiến cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn, giúp khắc họa rõ nét nội tâm nhân vật

+ Nét riêng trong lời kể, giọng điệu của Nam Cao:

  ( Học sinh nhận xét được lời kể và giọng điệu của tác giả)

*Nhân vật

Nhân vật “hắn”- người chồng, người cha

→ Người chồng, người cha tham ăn, thờ ơ, vô tâm, nhân cách dần trở nên tha hoá trước miếng ăn.

Nhân vật “người vợ

→  Tâm trạng tủi hờn, đắng cay trước cách hành xử vô tâm của người chồng. Trái tim người mẹ là tình mẫu tử thiêng liêng và cảm động.

Những đứa trẻ:

→ đáng thương, ám ảnh của cái đói, và thói vô tâm của người lớn làm tội nghiệp con trẻ.

3. Đánh giá giá trị của tác phẩm:

+ Giàu tính nhân văn và giá trị phê phán.

+ Cách kể chuyện mang đặc trưng nghệ thuật tự sự của Nam Cao.

  d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0.25
  e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0.25
Tổng điểm 10.0

                                     

                                      BÀI VIẾT THAM KHẢO

Truyện ngắn là một tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, thường phản ánh, khắc họa một lát cắt của đời sống. Cốt truyện thường diễn ra trong không gian, thời gian hạn chế. Truyện ngắn thường thu hút người đọc bởi nội dung cô đúc, hấp dẫn được thể hiện qua nghệ thuật tự sự. Và tác phẩm ”Trẻ con không được ăn thịt chó” của nhà văn Nam Cao đã gắt hái thành công nhờ vào nghệ thuật kể chuyện đặc sắc.

Tác giả Nam Cao (1915-1951) quê tại làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Trước Cách mạng tháng Tám, ông sáng tác chủ yếu hai đề tài : cuộc sống khốn khổ của người nông dân và bi kịch của tầng lớp tri thức nghèo. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia vào cuộc kháng chiến chống Pháp. Nam Cao được đánh giá là nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc của văn học Việt Nam. Ngòi bút hiện thực, tỉnh táo, nghiêm ngặt sắc lạnh, vừa chan chứa yêu thương. Truyện ngắn”Trẻ con không được ăn thịt chó” là một trong số các tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao.Tác phẩm này được viết vào năm 1942, in trong “Tổng tập văn học Việt Nam – tập 32”.

Truyện ngắn này kể về một kẻ nghiện rượu bỗng một ngày lên cơn thèm thịt chó. Khi nhìn thấy con chó nhà mình nằm ở bờ rào, hắn đã viện đủ lý do để thịt nó. Đám con đói lâu ngày cũng háo hức chờ được ăn. Người vợ đành đi mua chịu thêm gạo, rượu, mắm về để nấu. Thế nhưng khi nấu xong, gã chồng mời bạn bè về nhậu. Dưới bếp mấy mẹ con còm cõi nheo nhóc ngồi chờ. Đứa nào cũng gầy ốm, mặt nhăn nhó. Người mẹ xót xon nên dỗ chúng, sổ tóc ra cho chúng bắt chấy. Nhưng được một lúc, chúng nhớ chúng đang đói nên lăn ra khóc, thở dài khoe cái bụng gần dính lưng. Lúc này, người bố trên nhà gọi chúng lên dẹp mâm. Cả lũ em háo hức chờ ăn.Nhưng khi hạ mâm xuống, trong mâm chỉ còn bát không. Cả đám trẻ ngồi khóc.Cốt truyện đơn giản, mạch kể chuyện theo trình tự thời gian phù hợp với diễn biến câu chuyện.

Nhịp điệu trần thuật của đoạn trích ban đầu nhẹ nhàng rồi nhanh dần và cuối cùng đi đến cái kết buồn. Nam Cao đã sử dụng ngôi kể thứ ba – điểm nhìn toàn tri. Nhưng có những lúc, điểm nhìn được di chuyển vào nhân vật người mẹ. Việc thay đổi điểm nhìn này đã soi chiếu nhân vật dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Từ điểm nhìn của người kể chuyện, bối cảnh, không gian, thời gian trong truyện được xây dựng một cách cụ thể. Và có lúc, điểm nhìn được Nam Cao di chuyển vào nhân vật người mẹ, đó là khi tác giả muốn người đọc hiểu được những tâm tư,tình cảm của Thị : thương con đứt ruột, muốn con quên đi cái đói đang giày vò. Việc thay đổi điểm nhìn cũng góp phần khắc họa tính cách của nhân vật người chồng/cha : là một người sống ích kỷ, không biết thương vợ xót con, không biết làm lụng để chăm lo cho gia đình mà suốt ngày rượu chè. Như vậy truyện ngắn “Trẻ con không được ăn thịt chó” đã sử dụng điểm nhìn phức hợp giúp tác giả có thể xâm nhập vào nội tâm nhân vật, chuyển từ vai này sang vai khác một cách tự nhiên. Đồng thời cũng giúp người đọc thấu hiểu những tâm tư, tình cảm, những ý nghĩ thầm kín nhất của nhân vật.

Lời kể chuyện trong tác phẩm có sự kết hợp giữa lời kể của người kể chuyện và lời của nhân vật. Sự kết hợp các phương thức biểu đạt đã làm cho câu chuyện trở nên sinh động và hấp dẫn người đọc. Ngôn ngữ nửa trực tiếp đã góp phần bộc lộ nội tâm, suy nghĩ của nhân vật. Đó là lòng thương con của Thị, sự chịu đựng trong suy nghĩ của Thị. Ngôn ngữ của Nam Cao giản dị, giọng điệu lạnh lùng mà cũng ẩn chứa đầy sự xót thương, đồng cảm.

Qua nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của Nam Cao, các nhân vật được hiện lên vô cùng rõ nét. Về nhân vật người chồng, hắn là kẻ nghiện rượu. Chỉ vì lên cơn thèm thịt chó mà hắn để viện đủ mọi lý do để thịt nó. Dù nhà hắn nghèo, con cái còn thiếu thốn, hắn vẫn mời bạn bè đến nhậu, sai vợ đi mua chịu gạo, rượu, mắm về để nấu. Hắn ăn uống no say với bạn bè để mặc vợ con còm cõi nheo nhóc ngồi chờ dưới bếp. Hắn và bạn bè ăn hết, để lại bát không,không để phần cho vợ con một chút gì. Điều đó thể hiện ở hắn là một người sống ích kỷ, không biết chăm lo cho gia đình, không biết thương xót cho vợ con mình. Hắn là đại diện cho một bộ phận người nông dân bị tha hóa trong xã hội nửa phong kiến cổ hủ, lạc hậu. Còn về nhân vật người mẹ, Thị là người phụ nữ tần tảo, chăm lo cho gia đình, thương yêu con cái. Mặc dù trong gia đình này, Thị và các con giống như một bọn dân hèn yếu cùng chung phận con sâu, cái kiến dưới cái ách một ông bạo chúa. Thế nhưng Thị vẫn chịu đựng, sống để chăm lo cho các con. Khi thấy các con đói tới mức bụng dính vào lưng, Thị thương đến đứt ruột. Thị nghĩ các giúp chúng quên đi cái đói. Có thể thấy, Thị là nhân vật điển hình cho người phụ nữ ngày xưa : biết chịu đựng, tần tảo, chăm lo cho gia đình và yêu thương con cái.

Thông qua nghệ thuật tự sự vô cùng đặc sắc, Nam Cao đã khắc họa một xã hội nửa phong kiến đã đẩy người nông dân vào tình cảnh tha hóa, đẩy các gia đình vào tình thế khó khăn, thiếu thốn. Đồng thời cũng phê phán, tố cáo những con người sống ích kỷ và ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *