MA TRẬN ĐỀ
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng
% điểm |
||||||||
Nhận biết
(Số câu) |
Thông hiểu
(Số câu) |
Vận dụng
(Số câu) |
Vận dụng cao
(Số câu) |
|||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | |||||
1 | Đọc | 4 | 0 | 5 | 1 | 0 | 2 | 60 | ||||
2 | Viết | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1 | 40 | ||
Tỉ lệ điểm từng loại câu hỏi | 20% | 10% | 15% | 25% | 0 | 20% | 0 | 10% | 100 | |||
Tỉ lệ điểm các mức độ nhận thức | 30% | 40% | 20% | 10% | ||||||||
Tổng % điểm | 70% | 30% | ||||||||||
ĐẶC TẢ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
TT | Kĩ năng | Đơn vị kiến thức/
Kĩ năng |
Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận Dụng | |||||
1
|
1. Đọc hiểu | Văn bản văn xuôi trữ tình “Cơm mùi khói bếp”- Hoàng Công Danh
|
Nhận biết: Xác định phong cách ngôn ngữ; phương thức biểu đạt; ngôi kể; biện pháp tu từ.
Thông hiểu: Cảm xúc, từ ngữ, thái độ của tác giả; nhan đề bài thơ. Vận dụng: Nhận xét về nội dung hoặc nghệ thuật; Nêu được thông điệp của tác phẩm đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc. |
4 câu TN
|
3 câu TN
06 câu TL |
2 câu TL | |
2
|
Viết
|
Viết bài văn nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện | Viết được một văn bản nghị luận về một khía cạnh trong tác phẩm truyện | 1* | 1*
|
1* | 1 câu TL |
Đề bài:
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- ĐỌC – HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện theo yêu cầu
CƠM MÙI KHÓI BẾP
Bốn năm từ ngày lấy vợ, Tết này anh mới đưa được cả vợ và con về quê. Từ Sài Gòn về miền Trung không hẳn quá xa, nhưng vì có đứa con nhỏ nên chuyện đi lại khó khăn. Mấy lần trước anh chỉ về một mình, dăm hôm lại trở vào. Lần này cả nhà mới được về quê, cho đứa con ăn Tết quê nội lần đầu.
Bà mẹ ngoài sáu mươi đon đả chạy ra tận ngõ đón. Lưng bà đã bắt đầu cong hình đòn gánh. Tay phải bà cắp bồng đứa cháu nội, tay trái vẫn chèo móc thêm một túi xách. Đặt xong đồ đạc vào góc nhà, bà bảo:
“Chắc bây đói bụng rồi, để mẹ đi nấu cơm cho ăn”.
Cô con dâu còn mệt hơi xe đáp: “Chúng con ghé ăn trên thị xã rồi mới về đây”. Nói xong cô quay sang chồng: “Bún nuốt chả trôi nữa là cơm”. Bà hơi chạnh lòng: “Về tới xứ mình rồi còn ăn chi dọc đường dọc sá cho tốn tiền. Thôi ra rửa ráy, để mẹ đi pha nước chanh cho bây uống. Chanh vườn nhà mình chứ không phải chanh Tàu đâu. Uống vô cái khỏe liền”.
Anh cười, bảo mẹ khách sáo quá, con cái chứ có phải ai xa lạ mà cung rước mời mọc. Bà móm mém: “Thì bây đi cả, nhà vắng vẻ mấy lâu. Thấy có người mừng quá. Ba năm là cả ngàn ngày chứ có ít ỏi chỉ”.
Hôm sau bà lọ mọ dậy từ lúc trời chưa hửng sáng, nhóm lửa rơm, bắc nồi cơm. Thằng cháu nội ba tuổi chạy xuống thấy khói bếp bốc ngùn ngùn, khiếp quá hét toáng lên: “Cháy nhà”.
Anh chị đang ngủ giật mình vùng dậy. Anh bảo nhà đã có bếp gas, mẹ nấu gì thứ rơm đó nữa cho cực. Bà cười: “Tụi bây ăn cơm nồi cơm điện thành phố rồi, về quê mẹ nấu cơm lửa rơm cho thơm mùi đồng mùi rạ. Mà cơm nấu rơm mới có miếng cháy ăn giòn. Mấy hồi anh nhỏ, bữa ăn không có miếng cơm cháy là giãy nãy lên bướng bỉnh chẳng chịu ăn. Nhớ không.”
Trời rạng tưng tửng sáng, thấy khói bay lên lèn qua mái tranh, anh chợt bùi ngùi. Nhớ ngày xưa còn nhỏ, sáng sớm anh chạy xuống bếp nằm cuộn trong lòng mẹ ngủ nướng thêm một lúc. Thức giấc giở nắp nồi ngửi mùi cơm. Rồi lấy đũa xới hết cơm lên để lột miếng chảy ở đáy rồi ăn trước. Lớn lên vào Sài Gòn lập nghiệp, cưới vợ sinh con ở đấy, xa cái bếp quê dần thành quên. Với lại ở trong đó, đâu có mấy ai ăn sáng ở nhà. Cái bụng cũng “lười” và “yếu” đi, sáng phải bún hoặc cháo mới nuốt nổi. Giờ về thấy cơm, thèm thì thèm thật nhưng ăn chi vô.
Cô con dâu bảo: “Mẹ bày ra nấu bữa sáng làm gì cho cực. Chúng con ra quán ăn miếng là rồi việc”. “Bây nói chi lạ. Ăn uống phải đàng hoàng chớ. Bữa sáng là quan trọng lắm. Không ai thương bằng cơm thương đâu con. Ăn cơm chắc bụng no lâu. Mấy cái thứ bún cháo nước õng ệu, chỉ nhoáng là đói lại liền à.” – Bà vừa san cơm ra chén vừa nói.
Ba chén cơm trắng, đĩa cá đồng kho nghệ. Anh háy mắt qua vợ, ý bảo ăn đi, ăn lấy lòng mẹ một miếng. Chị lại háy mắt qua anh lắc đầu, có mà sức Thánh Gióng mới nuốt trôi. Thằng cu con nhìn chằm chằm chén cơm. Cuối cùng chỉ có anh trệu trạo làm được ba miếng, như là ăn tượng trưng cho mỗi người một miếng. Tranh thủ lúc mẹ đi ra giếng, anh lùa cả ba chén cơm trắng vào lại nồi.
Sáng hôm sau bà lại dậy sớm. Lại nhóm bếp rơm nấu cơm. Xong bữa nồi cơm không vơi được là mấy, vẫn đầy như lòng mẹ. Anh gắng ăn được nửa chén. Chén lòng san đôi cho mẹ cho vợ. Anh dối mẹ chở vợ con đi xem chợ Tết, đi thăm thú làng quê, thực chất là để ghé quán cho vợ con ăn bún ăn cháo.
Anh tự nhủ sáng mai phải thức sớm ngồi nấu bếp với mẹ như xưa. Tự nhủ sáng mai phải ăn chén cơm đầy với mẹ, nhai một miếng cơm cháy giòn thơm. Nhưng lâu ngày giờ về quê gặp lại bạn bè người thân, chỗ này mời chén rượu, chỗ kia mời bữa cơm. Cơm rượu quê hàn huyên câu chuyện ngày dài tới tận khuya. Hôm sau thức dậy đã sáng trọt sáng trời, cổ họng khô khốc không ăn nổi cơm dẻo, huống hồ là miếng cơm cháy.
Chưa hết Tết, mới ngày mùng bốn anh lại phải đưa vợ con vào Sài Gòn. Bà mẹ dậy sớm làm gà, nấu cơm. Vẫn một mình bà cặm cụi với cái bếp. Bà xúc đầy cơm vào chiếc ca mèn. Gà luộc cho vào hộp đựng. “Bây đem lên xe mà ăn. Cơm dọc đường dọc sá không ngon đâu”.
Con cháu lên taxi rồi bà còn dặn theo: “Vào trong nhớ ăn uống đàng hoàng nghe bây. Đừng bỏ bữa sáng. Không ai thương bằng cơm thương”.
Vào tới Sài Gòn ca mèn cơm vẫn còn một nửa. Vợ định đem đi đổ. Anh can, bảo để đấy, phơi khô cất giữ làm kỷ niệm.
Qua tháng ba nghe tin mẹ bệnh, anh tức tốc về nhà. Nằm trên giường, gặp con, câu đầu tiên bà hỏi: “Con ăn chi chưa. Mẹ không bắc cơm được. Thôi ra đầu chợ ăn tạm. Bữa nào khỏe mẹ nấu cơm cho ăn. Tội nghiệp”.
Nhưng mẹ không khỏe nữa, yếu dần, được thêm hai bữa thì nhắm mắt.
Đưa mẹ ra đồng xong, về nhà nhìn chén cơm trắng đặt trên bàn thờ, anh thấy nhói lòng. Ân hận. Thế là hết cơ hội được ăn với mẹ một chén cơm sáng thật đầy, để nghe mẹ nói câu “Không ai thương bằng cơm thương”. Tiếc nuối. Thèm miếng cơm cháy mẹ nấu quá. Giòn và thơm, mùi hương đồng mùi nước quê, cả mùi khói bếp. Chỉ có mẹ mới nấu được miếng cơm cháy ngon như thế.
Hôm lên đường vào Sài Gòn, anh dậy sớm nấu chén cơm đặt lên bàn thờ mẹ. Anh tự mình vo gạo, tự mình nhóm bếp rơm. Loay hoay một hồi. Bếp nhà đầy khói. Và khói…
(Theo Hoàng Công Danh, Chuyến tàu vé ngắn, NXB Trẻ, trang 49 – 54 2016, TPHCM)
ĐỀ 1: TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
- Trắc nghiệm (3.0 điểm)
Em hãy lựa chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi sau
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào?
- Tiểu thuyết
- Truyện ngắn
- Tùy bút
- Tản văn
Câu 2: Người kể chuyện trong văn bản trên là ai?
- Nhân vật “anh”
- Nhân vật cô con dâu
- Nhân vật bà mẹ
- Tác giả
Câu 3: Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?
- Ngôi thứ nhất
- Ngôi thứ hai
- Ngôi thứ ba
- Ngôi kể không xác định
Câu 4: Văn bản trên được kể dưới điểm nhìn của ai?
- Điểm nhìn toàn tri (của người kể)
- Điểm nhìn hạn tri (của nhân vật anh)
- Điểm nhìn hạn tri của (nhân vật mẹ)
- Điểm nhìn không xác định.
Câu 5: Thông điệp chính của tác phẩm văn học trong văn bản trên là gì?
- Cho dù lớn lên con người phải biết nâng niu kỉ niệm để không phải hối tiếc về sau.
- Chúng ta nên ăn thức ăn do mẹ nấu hơn là thức ăn ở ngoài đường.
- Làm con phải biết kính trọng ông bà cha mẹ.
- Cho dù lớn lên hãy trân trọng quá khứ và những người thân xung quanh để không phải hối tiếc về sau.
Câu 6: Tư tưởng văn học được thể hiện rõ nhất trong tác phẩm trên là gì?
- Gia đình trong xã hội hiện đại dễ xảy ra mâu thuẫn.
- Con người sẽ bị cuộc sống hiện đại và những mối quan hệ mới làm cho tha hóa.
- Con người sẽ bị cuộc sống hiện đại và những mối quan hệ mới kéo chúng ta xa gia đình.
- Người lớn tuổi cần được con cháu thấu hiểu và yêu thương nhiều hơn.
Câu 7: Trong câu nói: “Chén lòng san đôi cho mẹ cho vợ.”, từ “Chén lòng” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
- Ẩn dụ
- Hoán dụ
- So sánh
- Nhân hóa
- Câu hỏi đọc hiểu
Dựa vào nội dung văn bản hãy trả lời các câu hỏi sau
Câu 8: Chỉ ra một đoạn văn có sự đan xen giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản trên?
Câu 9: Vì sao sau khi mẹ mất, nhân vật anh thấy nhói lòng, ân hận?
Câu 10: Kết thúc câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong thời đại ngày nay?
ĐỀ 2: TỰ LUẬN
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? (0.5 điểm)
Câu 2: Ngôi kể của văn bản trên là ngôi thứ mấy? (0.5 điểm)
Câu 3: Chủ đề của văn bản trên là chủ đề gì? (0.5 điểm)
Câu 4: Em đồng tình với quan điểm của người con dâu: “Mẹ bày ra nấu bữa sáng làm gì cho cực. Chúng con ra quán ăn miếng là rồi việc”, hay với quan điểm của người mẹ: “Bây nói chi lạ. Ăn uống phải đàng hoàng chớ. Bữa sáng là quan trọng lắm. Không ai thương bằng cơm thương đâu con. Ăn cơm chắc bụng no lâu.” Vì sao? (0.5 điểm)
Câu 5: Chi tiết cuối truyện: “Hôm lên đường vào Sài Gòn, anh dậy sớm nấu chén cơm đặt lên bàn thờ mẹ. Anh tự mình vo gạo, tự mình nhóm bếp rơm. Loay hoay một hồi. Bếp nhà đầy khói. Và khói…” gợi cho em suy nghĩ? (0.5 điểm)
Câu 6: Bài học em rút ra được sau khi đọc văn bản trên là gì? (0.5 điểm)
- LÀM VĂN
Em hãy viết một bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Cơm mùi khói bếp.”
Cung cấp thông tin
Hoàng Công Danh sinh năm 1987 tại Triệu Phong, Quảng Trị Tốt nghiệp ngành Vật lý, Đại học tổng hợp quốc gia Belarus. Phong cách sáng tác: Chỉ trong chưa đầy 10 năm, Hoàng Công Danh đã kịp gây ấn tượng với bạn đọc, nhất là ở thể loại truyện ngắn. Không quá lời khi nhận định, anh là một trong những tác giả nổi bật và đáng đọc của thế hệ 8X. Quan điểm sáng tác: “Văn chương với tôi bây giờ là để “sống”, theo nhiều mặt: lao động chữ nghĩa để có tiền mà sống; đọc viết để hiểu thêm về cuộc sống; tư duy cảm xúc để có năng lượng tinh thần. Không đọc không viết thì thấy người mệt, ức chế”, hay “Người viết phải đổi mới để bạn đọc không chán mình, tôi muốn qua tập này (Con tin Stockhom) thăm dò sự đón nhận của bạn đọc như thế nào. Kể cả truyện ngắn “tương đối dài” ở cuối sách cũng là một sự thăm dò”.Công Danh chia sẻ. |
_HẾT_
ĐÁP ÁN GỢI Ý VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ 1 | ||
PHẦN | NỘI DUNG | ĐIỂM |
Đọc – hiểu | A.Trắc nghiệm
Câu 1: B Câu 2: D Câu 3: C Câu 4: A Câu 5: D Câu 6: C Câu 7: A |
3.0 điểm |
B. Câu hỏi đọc hiểu
Câu 8: Một đoạn văn có sự đan xen giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản trên. Ví dụ: “Anh chị đang ngủ giật mình vùng dậy. Anh bảo nhà đã có bếp gas, mẹ nấu gì thứ rơm đó nữa cho cực. Bà cười: “Tụi bây ăn cơm nồi cơm điện thành phố rồi, về quê mẹ nấu cơm lửa rơm cho thơm mùi đồng mùi rạ. Mà cơm nấu rơm mới có miếng cháy ăn giòn. Mấy hồi anh nhỏ, bữa ăn không có miếng cơm cháy là giãy nãy lên bướng bỉnh chẳng chịu ăn. Nhớ không.”
Câu 9: Sau khi mẹ mất, nhân vật cảm thấy nhói lòng, ân hận vì không thể ăn cơm cùng với mẹ, những hành động của anh lúc mẹ còn sống có thể đã khiến mẹ tổn thương.
Câu 10: Kết thúc câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong thời đại ngày nay? Thời hiện đại ngày nay con cái cần biết quan tâm thấu hiểu và trân trọng các suy nghĩ và hành động của cha mẹ. Vì xã hội hiện đại dễ khiến con người xa nhau, kể cả những vấn đề về khoảng cách thế hệ cũng gián tiếp gây ra bi kịch. Vì vậy con cái yêu thương cha mẹ, nhưng cha mẹ cũng nên biết yêu thương bản thân, sống vui sống khỏe để con cái an lòng.
|
1.0 điểm
1.0 điểm
1.0 điểm |
|
ĐỀ 2 | ||
Phần đọc hiểu | Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là tự sự
Câu 2: Ngôi kể của văn bản trên là ngôi thứ 3 Câu 3: Chủ đề của văn bản trên là chủ đề gia đình Câu 4: Học sinh trả lời theo cách suy nghĩ của mình, giáo viên linh động cho điểm. Đồng ý với nhân vật người mẹ: Nên ăn ở gia đình để sum vầy, đồ ăn sạch sẽ, để làm cho mẹ vui. Đồng ý với nhân vật người con dâu: Xã hội hiện đại cần nhanh gọn, nên ăn ở ngoài sẽ tiện hơn. Câu 5: Chi tiết cuối truyện mang ý nghĩa: Mùi khói bếp gắn với kí ức về người mẹ, trước giờ nhân vật con chỉ ăn cơm mẹ nấu nhưng chưa bao giờ thực nấu, hôm nay vào bếp mới biết mẹ vất vả thế nào. (Học sinh trả lời theo cách suy nghĩ của mình, giáo viên linh động cho điểm.) Câu 6: (Học sinh trả lời theo cách suy nghĩ của mình, giáo viên linh động cho điểm.) – Làm con phải biết hiếu thảo, yêu thương cha mẹ. – Phải trân trọng kí ức, quá khứ, đừng để mọi chuyện quá muộn. |
0.5
0.5 0.5 0.5
1.0
1.0 |
TỰ LUẬN | 1.Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,…); nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.
2. Thân bài: – Xác định chủ đề của tác phẩm: tác phẩm viết về chủ đề gia đình, đặc biệt là vấn đề gia đình trong xã hội hiện đại. – Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm: + Câu chuyện hướng đến cuộc sống của những người con xa gia đình và cha mẹ ở quê nhà, hoàn cảnh thường gặp trong cuộc sống hiện nay. + Khi con người ngày càng lớn càng bị chi phối bởi công việc, những mối quan hệ xung quanh, càng dễ lãng quên những người thân yêu, đặc biệt là cha mẹ của mình. – Phân tích nét đặc sắc về hình tượng nghệ thuật + Chuyện kể theo ngôi thứ ba, bao quát tác phẩm, nhìn nhận được tâm lý, tình cảm, hành động của tất cả các nhân vật + Điểm nhìn hạn tri giúp hiểu toàn bộ các nhân vật. + Xây dựng hình tượng nhân vật thân quen, mẹ, con, con dâu. + Câu thoại xúc tích ngắn gọn. – Suy nghĩ cảm nhận của người viết về tác phẩm + Cha mẹ luôn yêu thương, quan tâm con cái + Con cái có thể bỏ rơi cha mẹ, nhưng cha mẹ không bao giờ quên con +Những bữa cơm tuy đơn sơ nhưng lại chứa đựng tình cảm của cha mẹ + Hãy nói yêu thương và đồng hành cùng cha mẹ trước khi quá muộn. 3. Kết bài: – Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của tác phẩm. – Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm tác phẩm. |
6.0 điểm |
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TRUYỆN NGẮN “CƠM MÙI KHÓI BẾP” CỦA NHÀ VĂN HOÀNG CÔNG DANH
Nhà thơ Chế Lan Viên trong bài thơ “Con Cò” đã viết hai câu thơ giàu triết lý và ý nghĩa: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con” Quả thật như vậy, tình cảm của cha mẹ dành cho con cái là vô tận như dòng suối mát, biểu hiện bằng việc sẵn sàng yêu thương, bao dung và hi sinh. Dù con có lớn bao nhiêu, trong mắt cha mẹ vẫn là đứa trẻ cần được bảo bọc ngày nào. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, khi những đứa con bước chân ra khỏi gia đình, mưu sinh, thì những người cha, người mẹ lại trở nên cô đơn và lẻ loi hơn bao giờ hết. Đứng trước hiện thực cuộc sống ấy, nhà văn trẻ Hoàng Công Danh đã sáng tác truyện ngắn “Cơm mùi khói bếp” như một lời trăn trở về chữ hiếu và hạnh phúc gia đình trong thời đại ngày nay. Đôi nét về nhà văn Hoàng Công Danh, nhà văn sinh năm 1987 tại Triệu Phong, Quảng Trị. Tốt nghiệp ngành Vật lý, Đại học tổng hợp quốc gia Belarus. Anh là tác giả nổi bật và đáng đọc của thế hệ 8X. Với con mắt quan sát cuộc sống đầy tinh tế, sâu sắc, Hoàng Công Danh luôn cố gắng nhìn việc đời trên phương diện bản chất của nó để rồi truyền tải vào từng trang viết. Anh cũng quan niệm nhà văn thì luôn phải tự làm mới mình. Tất cả những điều trên biểu hiện phần nào trong tác phẩm “Cơm mùi khói bếp” trích tập truyện ngắn “Chuyến tàu vé ngắn”. Câu chuyện được kể với cốt truyện tương đối đơn giản, những nhân vật với cách gọi phiếm chỉ: mẹ, con, vợ tôi, con trai tôi, làm hiện lên khung cảnh gia đình quen thuộc của người Việt. Chủ đề về gia đình xoay quanh một bữa cơm, thứ mà hiện nay hiếm hoi trong các ngôi nhà hiện đại ở thành phố. Khi cuộc sống hối hả, con người ta thường hay tìm đến các thức ăn nhanh, thức ăn bán sẵn ngoài phố hơn là ăn cùng gia đình. Nhưng những người lớn của thế hệ trước lại vẫn giữ gìn truyền thống. Từ đó tạo ra mâu thuẫn khoảng cách thế hệ và nặng hơn là bi kịch. Câu chuyện kể về một lần nhân vật anh về quê, sau bốn năm từ ngày lấy vợ. Anh luôn nghe lời dặn dò của mẹ “Chắc bây đói bụng rồi, để mẹ đi nấu cơm cho ăn”. Tụi bây ăn cơm nồi cơm điện thành phố rồi, về quê mẹ nấu cơm lửa rơm cho thơm mùi đồng mùi rạ. Mà cơm nấu rơm mới có miếng cháy ăn giòn. Mấy hồi anh nhỏ, bữa ăn không có miếng cơm cháy là giãy nãy lên bướng bỉnh chẳng chịu ăn. Nhớ không.” Những gì mẹ nhớ thì vẫn rõ mồn một. Nhưng những gì nhân vật người con nhớ thì lại chỉ mơ hồ, có chút gì đó bùi ngùi vì món cơm cháy ngày xưa. Tuy nhiên, những kí ức ấy không đủ níu kéo anh giữa công việc bộn bề và những mối quan hệ chăng như tơ nhện. Người mẹ luôn nhắc: Không ai thương bằng cơm thương đâu con. Câu nói dân dã nhưng chất chứa tình cảm, không ai thương bằng cơm thương, hay không ai thương con bằng mẹ. Món cơm đậm đà tình cảm ấy là trở nên chán ngấy trước thế hệ trẻ. Do không quen hay không muốn nhận. Thâm tình của thế hệ trước phải chăng là vô vị với thế hệ trẻ quá nhiều bộn bề. Ngày nhân vật chính nhận ra mọi thứ thì đã quá muộn, khi mẹ rời xa trần thế: “Đưa mẹ ra đồng xong, về nhà nhìn chén cơm trắng đặt trên bàn thờ, anh thấy nhói lòng. Ân hận. Thế là hết cơ hội được ăn với mẹ một chén cơm sáng thật đầy, để nghe mẹ nói câu “Không ai thương bằng cơm thương”. Tiếc nuối. Thèm miếng cơm cháy mẹ nấu quá. Giòn và thơm, mùi hương đồng mùi nước quê, cả mùi khói bếp. Chỉ có mẹ mới nấu được miếng cơm cháy ngon như thế.” Sự tiếc nuối vì không làm tròn bổn phận, vì không nhìn thấy được tình yêu cao cả trong những thứ giản dị tầm thường. Hoàng Công Danh như nhìn sâu vào nội tâm của từng nhân vật để níu kéo từng mảnh vỡ trong tâm hồn. Bằng ngôn ngữ giản dị, cốt truyện đơn giản, Hoàng Công Danh đã kể một câu chuyện ngắn gọn nhưng dạt dào ý nghĩa. Với điểm nhìn toàn tri, tác giả giúp cho người đọc có thể nhìn thấy được câu chuyện gia đình của nhân vật nhưng đồng thời cũng là câu chuyện của chính bản thân mỗi chúng ta. Làn khói trắng mịt mù nơi bếp lửa vắng mẹ cuối truyện khiến ta hình dung dường như trên mí mắt nhân vật anh con trai đang ngấn lệ. Dẫu rằng cuộc sống bộn bề khó khăn, nhưng gia đình vẫn là nơi quay về không thể thiếu của mỗi con người. Được ngồi chung mâm cơm với cha mẹ mỗi ngày là hạnh phúc bình dị nhưng vô bờ bến , nó thể hiện được sự đầm ấm, yêu thương, quây quần. Kết thúc những dòng truyện ngắn là suy nghĩ miên man bất tận, liệu mỗi chúng ta đã là người con có hiếu đúng nghĩa hay chưa. Xin hãy một lần ngoảnh lại nhìn mái tóc đang bạc dần, tấm lưng còng và đôi vai nặng trĩu của những đấng sinh thành để hiểu, yêu và chăm sóc nhiều hơn. Mai này dù họ đi xa, những người làm con sẽ không phải hối tiếc như nhân vật chính trong câu truyện đầy ý nghĩa này. _HẾT_ |