Đề đọc hiểu+ nghị luận Tư cách mõ của Nam Cao

VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN

ĐỀ 1: TRẮC NGHIỆM KẾT HỢP TỰ LUẬN.

ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: (Trắc nghiệm)

TƯ CÁCH MÕ

– Nam Cao –

“…Lộ đến. Người ta kể tất cả những cái lợi ra mà nhử. Rồi người ta lại cố cắt nghĩa cho anh hiểu; làm sãi chẳng có gì mà nhục, cũng là làm việc họ đấy thôi; ai cũng ngại, không chịu đứng ra cáng đáng, thì mình đứng ra cáng đáng giùm cho cả họ; có phải mình tham lợi, tự nhiên đem trầu cau đến xin làm dâu đâu mà sợ tiếng?…

– Không, thế này anh cu ạ: giá như anh cầu cạnh để làm thì còn có người nói được. Đằng này anh không cầu cạnh. Chúng tôi gọi anh đến cho làm thì việc gì anh không làm? Ấy là tất cả các cụ, cùng quan viên trên, quan viên dưới đều mến cái bụng anh hiền lành… Anh cứ làm.

Lộ bùi tai, làm vậy. Và quả nhiên, hắn làm được ít lâu thì nhà đỡ xo dụi hơn trước thật. Bởi vì hắn chăm chỉ lắm. Mấy sào vườn họ cho, hắn cuốc xới rất kĩ càng. Hắn làm ngô, làm mía được mấy vụ tốt luôn. Tiền của họ cho, hắn bỏ ra lấy khô bã cho lợn ăn. Sưu thuế không mất một đồng trinh, làm được đồng nào được cả. Làm gì không dễ chịu?

Bấy giờ những anh khác trông thấy thế mới sinh ra tiếc. Họ thấy Lộ làm sãi ngon ăn quá. Họ ngấm ngầm ghen với hắn. Và chẳng người nào bảo người nào, họ vô tình về hùa với nhau để báo thù.

Những lời tiếng mỉa mai truyền từ người nọ đến người kia. Lộ thấy những bạn bè cứ lảng dần. Những người ít tuổi hơn, nói đến hắn, cũng gọi bằng thằng. Trong những cuộc hội họp, nếu hắn có vui miệng nói chõ vào một vài câu, nhiều người đã ra vẻ khinh khỉnh, không thèm bắt chuyện… Hắn nhận thấy sự thay đổi ấy, và bắt đầu hối hận. Nhưng sự đã trót rồi, biết làm sao được nữa? Hắn tặc lưỡi và nghĩ bụng: “Tháng ba này, thằng nào thằng ấy đến ba ngày không được một bát cơm, dãi nhỏ ra, hết còn làm bộ!…” Một ý phấn khích đã bắt đầu nảy mầm trong khối óc hiền lành ấy… Một hôm, trong một đám khao, Lộ vừa chực ngồi cỗ thì ba người ngồi trước đứng cả lên. Lộ ngồi trơ lại một mình. Mặt hắn đỏ bừng lên. Hắn do dự một lúc rồi cũng phải đứng lên nốt, mặt bẽn lẽn cúi gầm xuống đất. Chủ nhà hiểu ba anh kia có ý gai ngạnh không chịu ngồi chung với mõ. Ông tìm một người khác, xếp vào cho đủ cỗ, và an ủi Lộ:

– Chú ăn sau cũng được.

Lộ ầm ừ cho xong chuyện, rồi nhân một lúc không ai để ý, lẻn ra về. Hắn tấm tức rất lâu. Trông thấy vợ, hắn cúi mặt, không dám nhìn thị, làm như thị đã rõ cái việc nhục nhã vừa rồi. Hắn thở ngắn thở dài, lắm lúc hắn muốn bỏ phắt việc, trả lại vườn cho họ đỡ tức. Nhưng nghĩ thì cũng tiếc. Hắn lại tặc lưỡi một cái, và nghĩ bụng: “Mặc chúng nó!…” Hắn chỉ định từ giờ chẳng đi ăn cỗ đám nào nữa là ổn chuyện… Nhưng khổ một nỗi, không đi, không được. Đám nào có ăn, tất nhiên chủ nhân không chịu để hắn về. Làm cỗ cho cả họ ăn còn được, có hẹp gì một cỗ cho thằng sãi? Để nó nhịn đói mà về, nó chửi thầm cho. Mà thiên hạ người ta cũng cười vào mặt, là con người bủn xỉn… Ấy, người ta cứ suy hơn, tình thiệt như vậy, mà nhất định giữ thằng sãi lại. Không ai chịu ngồi với hắn, thì hắn sẽ ngồi một mình một cỗ trong bếp, hay một chỗ nào kín đáo cho hắn ngồi…

Mới đầu, Lộ tưởng ngồi như thế, có lẽ là yên ổn đấy. Nhưng người ta tồi lắm. Người ta nhất định bêu xấu hắn. Trong nhà đám, một chỗ dù kín đáo thế nào, mà chả có người chạy qua, chạy lại. Mỗi người đi qua lại hỏi hắn một câu:

– Lộ à, mày?

Cũng có người đế thêm:

– Chà! Cỗ to đấy nhỉ? Đằng ấy hoá ra lại … bở!

A! Thế ra họ nói kháy anh cu Lộ vậy, cáu lắm. Hắn tặc lưỡi một cái và nghĩ bụng: “Muốn nói, ông cho chúng mày nói chán! Ông cần gì!…” Hắn lập tức bê cỗ về sân, đặt lên phản, ung dung ngồi. Nói thật ra, thì hắn cũng không được ung dung lắm. Tai hắn vẫn đỏ như cái hoa mào gà, và mặt hắn thì bẽn lén muốn chữa thẹn, hắn nhai nhồm nhoàm và vênh vênh nhìn người ta, ra vẻ bất cần ai. Sau cái bữa đầu, hắn thấy thế cũng chẳng sao, và bữa thứ hai đã quen quen, không ngượng nghịu gì mấy nữa. Bữa thứ ba thì quen hẳn. Muốn báo thù lại những anh đã cười hắn trước, tự hắn đi bưng lấy cỗ, và chọn lấu một cỗ thật to để các anh trông mà thèm. Bây giờ thì đến lượt người chủ không được bằng lòng. Có một mình nó ăn mà đòi một cỗ to hơn bốn người ăn!…

– Mẹ kiếp! Không trách được người ta bảo: “Tham như mõ”.

A! Họ bảo hắn là mõ vậy… Tham như mõ vậy!… Đã vậy thì hắn tham cho mà biết!… Từ đấy, không những hắn đòi cỗ to, lúc ăn hắn lại còn đòi xin thêm xôi, thêm thịt, thêm cơm nữa. Không đem lên cho hắn thì tự hắn xông vào chỗ làm cỗ mà xúc lấy. Ăn hết bao nhiêu thì hết, còn lại hắn gói đem về cho vợ con ăn, mà nếu vợ con ăn không hết, thì kho nấu lại để ăn hai ba ngày… Hà hà! Phong lưu thật!… Cho chúng nó cứ cười khoẻ đi!

Cứ vậy, hắn tiến bộ mãi trong nghề nghiệp mõ. Người ta càng khinh hắn, càng làm nhục hắn, hắn càng không biết nhục. Hỡi ôi! Thì ra lòng khinh, trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến cái nhân cách của người khác nhiều lắm; nhiều người không biết gì là tự trọng, chỉ vì không được ai trọng cả; làm nhục người là một cách rất diệu để khiến người sinh đê tiện…

Bây giờ thì hắn mõ hơn cả những thằng mõ chính tông. Hắn nghĩ ra đủ cách xoay người ta. Vào một nhà nào, nếu không được vừa lòng, là ra đến ngõ, hắn chửi ngay, không ngượng:

– Mẹ! Xử bẩn cả với thằng mõ…”

Lựa chọn đáp án đúng (Mỗi câu 0.5 điểm)

Câu 1: Nhân vật Lộ không được khắc họa ở phương diện nào?

Ngoại hình.

Lời nói.

Hành động.

Nội tâm.

Câu 2: Xác định thể loại của văn bản trên?

Truyện dân gian.

Truyện trung đại.

Truyện ngắn.

Truyện ngụ ngôn.

Câu 3: Tác phẩm Tư cách mõ viết về đề tài gì?

Đề tài người nông dân.

Đề tài người trí thức.

Đề tài nông thôn.

Cả 3 đáp án trên.

Câu 4: Chủ đề của tác phẩm:

Phê phán chế độ sưu thuế của nông thôn Việt Nam ngày xưa.

Ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất của người nông dân.

Trân trọng ước mơ đổi đời của người nông dân.

Qua hình ảnh người nông dân bị tha hóa về nhân tính do miếng ăn, cái nghèo và định kiến, tác phẩm là tiếng nói thông cảm, xót thương cho người nông dân nghèo, ngoài ra còn tố cáo lên án xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy con người vào tình cảnh khốn cùng.

Câu 5: Nội dung chính của đoạn trích sau là:

  “…A! Thế ra họ nói kháy anh cu Lộ vậy, cáu lắm. Hắn tặc lưỡi một cái và nghĩ bụng: “Muốn nói, ông cho chúng mày nói chán! Ông cần gì!…” Hắn lập tức bê cỗ về sân, đặt lên phản, ung dung ngồi. Nói thật ra, thì hắn cũng không được ung dung lắm. Tai hắn vẫn đỏ như cái hoa mào gà, và mặt hắn thì bẽn lén muốn chữa thẹn, hắn nhai nhồm nhoàm và vênh vênh nhìn người ta, ra vẻ bất cần ai. Sau cái bữa đầu, hắn thấy thế cũng chẳng sao, và bữa thứ hai đã quen quen, không ngượng nghịu gì mấy nữa. Bữa thứ ba thì quen hẳn. Muốn báo thù lại những anh đã cười hắn trước, tự hắn đi bưng lấy cỗ, và chọn lấu một cỗ thật to để các anh trông mà thèm”…

Cho thấy gia cảnh nghèo khổ, khó khăn của Lộ.

Cho thấy mối quan hệ của Lộ với bạn bè của mình.

Cho thấy hoàn cảnh Lộ bị coi thường, khinh rẻ và cô lập.

Cho thấy hoàn cảnh trớ trêu của Lộ khi làm mõ, bị bạn bè xa lánh, khinh rẻ. Ban đầu Lộ buồn lòng, xấu hổ vì điều ấy nhưng dần dần Lộ thản nhiên và thậm chí ngang nhiên bộc lộ thói tham ăn của mình.

Câu 6: Giá trị hiện thực của truyện ngắn thể hiện ở?

Cho thấy một thảm cảnh thê thảm của những con người nghèo trong nạn đói 1945 do phát xít Nhật và thực dân Pháp gây nên.

Cho thấy cảnh ngộ khốn cùng của người nông dân nghèo Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, bị ám ảnh bởi cái nghèo và lo toan về cơm áo, gạo tiền dẫn đến tình trạng bị tha hóa, lưu manh hóa. Đồng thời lên án sự vô cảm, đố kị giữa người với người.

Thể hiện lòng cảm thông sâu sắc đối với số phận con người trong nạn đói.

Là bài ca ca ngợi sự sống, tình thương, sự cưu mang, đùm bọc, khát vọng của dân làng.

Câu 7: Tác phẩm mang đậm cảm hứng gì?

Hiện thực phê phán.

Lãng mạn.

Khuynh hướng sử thi.

Tất cả các đáp án trên.

Trả lời câu hỏi:

Câu 8 (0.5 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của 1 biện pháp tu từ trong những câu văn sau:

“…Từ đấy, không những hắn đòi cỗ to, lúc ăn hắn lại còn đòi xin thêm xôi, thêm thịt, thêm cơm nữa. Không đem lên cho hắn thì tự hắn xông vào chỗ làm cỗ mà xúc lấy…”

Câu 9 (1.0 điểm: Qua tác phẩm, Nam Cao đã thể hiện triết lí nhân sinh gì?

Câu 10 (1.0 điểm): Qua việc tìm hiểu tác phẩm, thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao?

LÀM VĂN (4.0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm trên.

 

ĐỀ 2: TỰ LUẬN

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:

Câu 1: Xác định đề tài của văn bản?

Câu 2: Qua tác phẩm, Nam Cao đã thể hiện triết lí nhân sinh gì?

Câu 3: Nêu ý nghĩa của văn bản tới quan niệm của em về cách nhìn nhận và đánh giá con người trong cuộc sống?

Câu 4: Nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm?

Câu 5: Triết lí, tư tưởng nghệ thuật của nhà văn được thể hiện ở đâu trong văn bản?

Câu 6: Đánh giá về điều mới mẻ của tác phẩm về hình tượng người nông dân so với tác phẩm Lão Hạc mà em đã học?

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm trên.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ 1: TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6.0
1 A 0.5
2 C 0.5
3 A 0.5
4 D 0.5
5 D 0.5
6 B 0.5
7 A 0.5
8 – Nghệ thuật liệt kê: “…không những hắn đòi cỗ to, lúc ăn hắn lại còn đòi xin thêm xôi, thêm thịt, thêm cơm nữa. Không đem lên cho hắn thì tự hắn xông vào chỗ làm cỗ mà xúc lấy…” đây đều là hàng loạt hành động của Lộ khi bị mọi người xa lánh, khinh rẻ – Lộ thản nhiên dựa vào và đòi hỏi quyền lợi của một người làm mõ.

– Tác dụng: Thông qua việc sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ, cụm từ để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn các khía cạnh khác nhau trong hàng loạt hành động của Lộ khi bị mọi người xa lánh, khinh rẻ – Lộ thản nhiên dựa vào và đòi hỏi quyền lợi của một người làm mõ. Ngoài ra, nghệ thuật liệt kê còn làm làm cho cách diễn đạt hiệu quả và sinh động hơn.

0.5
9 Qua tác phẩm, Nam Cao đã thể hiện triết lí nhân sinh gì?

“A! Họ bảo hắn là mõ vậy… Tham như mõ vậy!… Đã vậy thì hắn tham cho mà biết!”

Cả làng ghen, mọi người cứ lảng dần, vì thằng đấy “mõ”. Và thế là Lộ thành mõ, một thằng trơ trẽn, ăn tham, một thằng chẳng còn đáng để nhìn. Tại sao Lộ trở thành như thế? Đó là vì những người xung quanh, đã cho anh một niềm tin mạnh mẽ: Anh là Mõ. Ba chữ găm vào tâm trí anh, chi phối mọi suy nghĩ và hành động tha hoá sau này.

– “Hỡi ôi! Thì ra lòng khinh, trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến cái nhân cách của người khác nhiều lắm; nhiều người không biết gì là tự trọng, chỉ vì không được ai trọng cả; làm nhục người là một cách rất diệu để khiến người sinh đê tiện…”

Đó là khi con người Lộ bị mất gốc, bị cắt đứt những giá trị tốt đẹp và tách xa khỏi những chuẩn mực đạo đức xã hội mà anh từng theo đuổi, thành những cái khác đối nghịch lại bản tính ban đầu. Sự tha hóa này nhằm thích nghi với cuộc sống hiện tại, mà ở đây là thái độ của làng xóm, gạt bỏ đi những giá trị tốt đẹp vốn có.

Hoàn cảnh sống có khả năng làm tha hóa con người, con người muốn không bị tha hóa thì phải có ý thức chống lại những mặt tiêu cực của bản thân. Nhưng trớ trêu thay, họ lại là nạn nhân của hoàn cảnh. Nam Cao đã cho thấy áp lực của hoàn cảnh gây sức ép đẩy nhân vật vào cảnh ngộ bi đát. Như vậy qua những câu chuyện nhỏ nhặt, tầm thường, xoay quanh chuyện cái đói, miếng ăn Nam Cao đã phản ánh chân thực cuộc sống khốn khổ, bần cùng ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng, cảm thông, thương xót trước nỗi cơ cực của những người nông dân đồng thời đặt ra những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Đó là lời kêu khẩn thiết hãy cứu lấy nhân phẩm con người. Để rồi ông đau xót thốt lên ở cuối truyện.

Quả đúng vậy, cái kinh thường, xa lánh, miệt thị của cả làng, mà suy cho cùng là kết quả của định kiến cố hữu với nghề làm “mõ” và thói ghen ăn tức ở, đã đẩy Lộ vào đường cùng, khiến từng phần tự trọng trong anh mất đi. Để rồi đến một ngày, Lộ nhận ra bản tính “mõ” mà xã hội gán cho anh đã thành chính con người anh, anh thoả hiệp với tha hoá. Phải chăng nếu cái nhìn của làng xóm về anh khoan dung hơn, nhìn anh với chính con người anh trước kia chứ không phải cái nghề của anh, Lộ đã tiếp tục giữ được phần thiện. Vì vậy, tôi luôn tin rằng, niềm tin là một thứ ảnh hướng rất lớn đến cuộc sống. Niềm tin của về chính bản thân và niềm tin của người khác dành cho nhau luôn không thể tách rời. Hãy mang đến cho những người xung quanh mình những niềm tin tốt đẹp vào điều họ có thể làm được, nhìn vào những điều tốt đẹp của người khác với đôi mắt và tâm hồn bao dung, rộng mở. Hãy trân trọng thành công của người khác, nâng đỡ, tạo dựng niềm tin cho người khác. Có như vậy, càng ngày sẽ càng ít Chí Phèo, ít Lộ…

1.0
10 – Học sinh tự lựa chọn thông điệp để lại ấn tượng nhất.

– Lí giải: HS tự lí giải, miễn là hợp lí.

Gợi ý thông điệp:

– Con người cấn phải có tấm lòng cảm thông, yêu thương, thấu hiểu với những người xung quanh ta.

– Con người nên biết đấu tranh gay gắt với bản thân để hoàn thiện chính mình.

Lí giải:

– Phân tích Thông điệp.

– ý nghĩa của thông điệp.

– Bài học…

1.0
II VIẾT 4.0
Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm trên.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0.25
b. Xác định đúng vấn đề

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm trên.

0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách; đảm bảo các yêu cầu sau:

2.75
1. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm truyện.

+  Nam Cao: ( 1915 –1951) quê ở Hà Nam, là một nhà văn, nhà thơ, nhà báo và cũng là một chiến sĩ, liệt sỹ người Việt Nam. Ông là nhà văn hiện thực lớn (trước Cách mạng Tháng Tám), một nhà báo kháng chiến (sau Cách mạng), một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Nam Cao có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20 và những tuyên ngôn nghệ thuật có giá trị đối với người cầm bút. Nhà văn có sở trường ở 2 mảng đề tài người nông dân và người trí thức.

+ Tác phẩm Tư cách mõ được sáng tác năm 1943, là một trong những tác phẩm thành công của Nam Cao viết về đề tài người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, tác phẩm đã khắc họa nên cảnh đời của những người nông dân lương thiện, bị cái đói, cái nghèo đeo đuổi nên dần dần biến đổi về nhân tính, tha hóa về nhân tính.

– Nêu yếu tố nổi bật sẽ phân tích, đánh giá.

Truyện ngắn đạt được thành công to lớn ở các khía cạnh: Nhan đề, điểm nhìn trần thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật, ngôn ngữ…

0.5
2. Thân bài:

* Nêu các điểm nổi bật về nội dung, ý nghĩa tác phẩm

Nam Cao xây dựng thành công bức tranh thu nhỏ của cộng đồng làng xã nông thôn Việt Nam trước CMT8. Nhân vật Lộ, từ người nông dân hiền lành, lương thiện, giàu lòng tự trọng nhưng vì cái nghèo và thái độ khắc nghiệt của những người xung quanh mà cũng đê tiện, lì lợm tham ăn, hễ thấy nhà nào lách cách mâm bát là đến ngay, để rồi bị người đời khinh rẻ. Buồn cho Lộ bao nhiêu, ta lại càng phải trách xã hội bất công ngần ấy. Bởi lẽ, họ là nhân tố thúc đẩy cho sự thay đổi của Lộ. Hoàn cảnh sống đã làm con người trở nên thay đổi, và nếu không đủ vững vàng thì hiển nhiên là họ sẽ tha hóa. Bi kịch của một thằng “ tư cách Mõ”, trớ trêu thay lại xuất phát từ sự bất công, đố kỵ, ghen ăn tức ở của miệng lưỡi người đời.

Truyện ngắn đạt được thành công to lớn ở các khía cạnh: Nhan đề, điểm nhìn trần thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật, ngôn ngữ…

* Phân tích cái hay, cái đẹp của các yếu tố nghệ thuật hoặc hình ảnh đặc sắc.

– Nhan đề: Bao gồm 3 từ ngắn gọn, danh từ mõ gợi đến một nghề nghiệp, một nhiệm vụ trong xã hội phong kiến ngày xưa: nghề làm mõ làng. Xã hội ngày xưa quan niệm đây là nghề thấp hèn nhất trong xã hội, trong đời sống làng Việt xưa, “thằng mõ” giữ nhiệm vụ truyền tin, đi khắp làng gõ mõ gọi dân làng đến tề tựu ở sân đình để nghe những tin tức mới xảy ra trong làng. Đã vậy, truyện ngắn lại đề cập đến vấn đề tư cách và nhân phẩm – khơi gợi trí tò mò cho độc giả với nhiều cảm xúc trái chiều.

– Ngôi kể và điểm nhìn: linh hoạt, giúp cho câu chuyện được kể một cách tự nhiên, chân thực với những gì diễn ra với nhân vật. Có khi là nội tâm của chính nhân vật Lộ, khi là cái nhìn khách quan của dân làng.

– Chủ đề: “ Tư cách Mõ “ là tác phẩm thuộc tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Nam Cao, kể về một thực trạng đáng buồn trong xã hội cũ, là sự dèm pha đàm tiếu của người đời đã khiến tầng lớp dân nghèo tha hóa, cụ thể ở đây là nhân vật anh cu Lộ. Khi chắp bút viết nên câu chuyện này, Nam Cao không hề có ý định chê bai cái “tư cách mõ” ấy. Mà ngược lại, Nam Cao đã thể hiện sự thương xót trước những con người nghèo khổ không có quyền quyết định số phận, đồng thời phê phán miệng lưỡi thiên hạ sắc bén làm tha hóa đi một con người.

– Nhân vật:

Nhân vật Lộ:

+ Gia cảnh: cuộc sống nhiều vất vả và khó khăn, xuất thân trong gia đình nông thôn ít học, luôn đối mặt với lo lắng mưu sinh của gia đình. Vì nghèo nên mới chấp nhận làm mõ.

+ Tên: “Lộ” có nghĩa là con đường.

+ Thân phận con người nhỏ bé, cuộc sống nhiều vất vả khó khăn, lương thiện hoàn cảnh: Vườn đất hẹp, gia sản không có gì, anh cu Lộ chỉ độc nai lưng ra cày thuê, cuốc mướn nói thế, nghĩa là nhà cũng túng -> nghèo khó.

+ Tính cách lương thiện: Ăn ở phân minh lắm; hiền lành, cẩn thận mà sạch sẽ -> ai cũng mến. Nhận việc làm mà hầu hết mọi người đều né tránh vì cho là hèn hạ.

+ Lộ cũng là một người biết coi trọng liêm sỉ, biết thế nào là nhục là vinh. Ban đầu hắn bắt đầu hối hận, tấm tức rất lâu, thở ngắn thở dài, lắm lúc hắn muốn bỏ phắt việc.

+ Tuy nhiên, sự rẻ rúng, miệt thị của mọi người dần làm cho tâm hồn anh chai sạn, tha hóa, dần trở nên đanh đá hơn, sắc cạnh hơn, trở thành mõ chính hiệu, đúng với tư cách mõ. Hắn bắt đầu trả thù cho sự ghẻ lạnh của mọi người bằng cách tham lam. Sau đó tặc lưỡi và nghĩ bụng: “Tháng ba này, thằng nào thằng ấy đến ba ngày không được một bát cơm, dãi nhỏ ra, hết còn làm bộ!”. Rồi thay đổi khi nào mà không hay. Sau cái bữa đầu, hắn thấy thế cũng chẳng sao, và bữa thứ ba thì quen hẳn…Đã vậy thì hắn tham cho mà biết!

-> Cuộc đời làm mõ của anh cu Lộ thăng tiến rất nhanh.

Nhân vật đám đông: Đó là một bộ phận dân làng, học không có tên riêng, được gọi bằng các cụm từ “chúng tôi”, “những anh khác”, “bạn bè” nhưng giống nhau ở thái độ vô tình, ở sự ghen ăn tức ở, ở sự ăn ý về hùa với nhau khi thấy người khác khấm khá và no đủ hơn mình.

– Giọng điệu: bề ngoài lạnh lùng nhưng bên trong đầy xót thương với bi kịch của nhân vật.

– Ngôn ngữ: tự sự, miêu tả chân thực, sinh động, giàu hình ảnh, cảm xúc. Nhân vật Lộ có những đoạn độc thoại nội tâm với ngôn ngữ giản dị nhưng thấm thía đến tội nghiệp.

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: tinh tế, đặc sắc qua bút pháp độc thoại nội tâm. Nhất là những độc thoại tiến triển về cảm xúc khi Lộ chứng kiến và chịu đựng lời nói và thái độ ác ý của mọi người.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhân vật được xây dựng thông qua hành động, tâm lí và đối thoại.

* Đánh giá (Nhận xét, bình luận), nâng cao, mở rộng.

– Đoạn trích đã thể hiện tài năng nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo của nhà văn Nam Cao.

– Truyện ngắn “Tư cách mõ” đã thể hiện những nét đặc sắc trong phong cách sáng tác của Nam Cao: hướng tới những kiếp người nhỏ bé bằng tấm lòng đôn hậu, trân trọng phẩm chất của con người. Dù trong hoàn cảnh nào, nhà văn luôn có cái nhìn khoan dung với những người lao động nghèo, thấu hiểu họ.

Đ
*Khái quát nghệ thuật:

Tác phẩm thể hiện thành công bút pháp nghệ thuật đặc sắc của Nam Cao: Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật với đấu tranh nội tâm dai dẳng. giằng xé và vô cùng quyết liệt. Nhân vật được đặt trong hoàn cảnh sống kiệt cùng để rồi từ đó bộc lộ ra nỗi đau khôn nguôi, rồi đến tâm lí và nhân cách. Nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật, giọng điệu khách quan lạnh lùng bên ngoài nhưng chua xót và day dứt bên trong…

3. Kết bài:

– Khái quát về giá trị của các yếu tố đã phân tích đối với tác phẩm.

Với tác phẩm Tư cách mõ, nhà văn Nam Cao tiếp tục thành công với mảng đề tài về người nông dân, khi tiếp tục đi sâu và nhìn rõ bi kịch bị xô đẩy bởi hoàn cảnh của họ. Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu nhưng thấm thía và sâu sắc. Nhân vật Lộ được xây dựng có chiều sâu và sự thay đổi, phát triển trong tính cách. Giongj điệu bề ngoài có vẻ dửng dưng và lạnh lùng nhưng chất chứa đau đấu và thổn thưc của tác giả.

– Nêu ấn tượng và cảm xúc của người viết về các yếu tố đã phân tích; giá trị, hiệu quả tác động tới bạn đọc.

Đọc tác phẩm, bạn đọc vô cùng xúc động với không gian làng xã nông thôn Việt Nam ngày xưa với cả những ưu điểm và tồn tại. Đọng lại trong mỗi chúng ta là hình ảnh tham lam đến trắng trợn của nhân vật Lộ. Tác phẩm là thông điệp có giá trị, nhắc nhở mỗi chúng ta cần sử dụng ngôn ngữ và thái độ đánh giá một cách thận trọng cũng như luôn có cái nhìn đa chiều, thấu hiểu với mọi người. Trong cuộc sống, chúng ta cần vượt lên trên những suy nghĩ ích kỉ, tầm thường để hướng tới sự bao dung, độ lượng. Chính thái độ độ lượng của chúng ta sẽ khiến cho những người người mắc sai lầm tự thấy xấu hổ và quay đầu sửa chữa.

– Khái quát về giá trị của các yếu tố đã phân tích đối với tác phẩm. Các yếu tố: nhan đề, ngôn ngữ, giọng điệu đã góp phần xây dựng thành công hình tượng nhân vật Lộ và làm cho đoạn trích trở lên sinh động, hấp dẫn.

0.25
* Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.25
* Sáng tạo

Vận dụng hợp lý các thao tác nghị luận; thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

0.25
TỔNG ĐIỂM (I + II) 10.0

 

ĐỀ 1: TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6.0
1 Xác định đề tài của văn bản?

Đề tài người nông dân.

0.5
2 Nêu chủ đề của tác phẩm?

“ Tư cách Mõ “ là tác phẩm thuộc tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Nam Cao, kể về một thực trạng đáng buồn trong xã hội cũ, là sự dèm pha đàm tiếu của người đời đã khiến tầng lớp dân nghèo tha hóa, cụ thể ở đây là nhân vật anh cu Lộ. Khi chắp bút viết nên câu chuyện này, Nam Cao không hề có ý định chê bai cái “tư cách mõ” ấy. Mà ngược lại, Nam Cao đã thể hiện sự thương xót trước những con người nghèo khổ không có quyền quyết định số phận, đồng thời phê phán miệng lưỡi thiên hạ sắc bén làm tha hóa đi một con người.

Nhà văn thể hiện cái nhìn đồng cảm và thấu hiểu với số phận bất hạnh của người nông dân, bị cái nghèo và sự xa lánh cùng những lời nói thiếu thiện chí, ác cảm của người đời mà rồi dần dần tha hóa. Qua đó còn lên án xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ, đẩy con người vào đường cùng. Bên cạnh đó còn phê phán thói hư tật xấu của một bộ phận nhỏ những người sống vô cảm, phán xét, hùa theo đám đông, ghen ăn tức ở với người khác để rồi đẩy số phận của người khác vào bi kịch. Lên án những phong tục tập quán lỗi thời, sự hạch sách, nhiễu nhương của bọn thực dân, địa chủ phong kiến. Tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.

1.0
3 Nêu ý nghĩa của văn bản tới quan niệm của em về cách nhìn nhận và đánh giá con người trong cuộc sống?

Không nên vội vàng phán xét người khác, hoặc phán xét một cách hời hợt qua vẻ bề ngoài.

– Cần có cái nhìn đa diện, nhiều chiều, bao dung với con người.

– Cần có cái tâm trong ngôn ngữ và thái độ để không dồn một người tới đường cùng.

1.25
4 Nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm?

Bao gồm 3 từ ngắn gọn, danh từ mõ gợi đến một nghề nghiệp, một nhiệm vụ trong xã hội phong kiến ngày xưa: nghề làm mõ làng. Xã hội ngày xưa quan niệm đây là nghề thấp hèn nhất trong xã hội, trong đời sống làng Việt xưa, “thằng mõ” giữ nhiệm vụ truyền tin, đi khắp làng gõ mõ gọi dân làng đến tề tựu ở sân đình để nghe những tin tức mới xảy ra trong làng. Đã vậy, truyện ngắn lại đề cập đến vấn đề tư cách và nhân phẩm – khơi gợi trí tò mò cho độc giả với nhiều cảm xúc trái chiều.

1.0
5 Triết lí, tư tưởng nghệ thuật của nhà văn được thể hiện ở đâu trong văn bản?

Qua tác phẩm, Nam Cao đã thể hiện triết lí nhân sinh gì?

“A! Họ bảo hắn là mõ vậy… Tham như mõ vậy!… Đã vậy thì hắn tham cho mà biết!”

Cả làng ghen, mọi người cứ lảng dần, vì thằng đấy “mõ”. Và thế là Lộ thành mõ, một thằng trơ trẽn, ăn tham, một thằng chẳng còn đáng để nhìn. Tại sao Lộ trở thành như thế? Đó là vì những người xung quanh, đã cho anh một niềm tin mạnh mẽ: Anh là Mõ. Ba chữ găm vào tâm trí anh, chi phối mọi suy nghĩ và hành động tha hoá sau này.

“Hỡi ôi! Thì ra lòng khinh, trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến cái nhân cách của người khác nhiều lắm; nhiều người không biết gì là tự trọng, chỉ vì không được ai trọng cả; làm nhục người là một cách rất diệu để khiến người sinh đê tiện…”

Đó là khi con người Lộ bị mất gốc, bị cắt đứt những giá trị tốt đẹp và tách xa khỏi những chuẩn mực đạo đức xã hội mà anh từng theo đuổi, thành những cái khác đối nghịch lại bản tính ban đầu. Sự tha hóa này nhằm thích nghi với cuộc sống hiện tại, mà ở đây là thái độ của làng xóm, gạt bỏ đi những giá trị tốt đẹp vốn có.

Hoàn cảnh sống có khả năng làm tha hóa con người, con người muốn không bị tha hóa thì phải có ý thức chống lại những mặt tiêu cực của bản thân. Nhưng trớ trêu thay, họ lại là nạn nhân của hoàn cảnh. Nam Cao đã cho thấy áp lực của hoàn cảnh gây sức ép đẩy nhân vật vào cảnh ngộ bi đát. Như vậy qua những câu chuyện nhỏ nhặt, tầm thường, xoay quanh chuyện cái đói, miếng ăn Nam Cao đã phản ánh chân thực cuộc sống khốn khổ, bần cùng ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng, cảm thông, thương xót trước nỗi cơ cực của những người nông dân đồng thời đặt ra những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Đó là lời kêu khẩn thiết hãy cứu lấy nhân phẩm con người. Để rồi ông đau xót thốt lên ở cuối truyện.

Quả đúng vậy, cái kinh thường, xa lánh, miệt thị của cả làng, mà suy cho cùng là kết quả của định kiến cố hữu với nghề làm “mõ” và thói ghen ăn tức ở, đã đẩy Lộ vào đường cùng, khiến từng phần tự trọng trong anh mất đi. Để rồi đến một ngày, Lộ nhận ra bản tính “mõ” mà xã hội gán cho anh đã thành chính con người anh, anh thoả hiệp với tha hoá. Phải chăng nếu cái nhìn của làng xóm về anh khoan dung hơn, nhìn anh với chính con người anh trước kia chứ không phải cái nghề của anh, Lộ đã tiếp tục giữ được phần thiện. Vì vậy, tôi luôn tin rằng, niềm tin là một thứ ảnh hướng rất lớn đến cuộc sống. Niềm tin của về chính bản thân và niềm tin của người khác dành cho nhau luôn không thể tách rời. Hãy mang đến cho những người xung quanh mình những niềm tin tốt đẹp vào điều họ có thể làm được, nhìn vào những điều tốt đẹp của người khác với đôi mắt và tâm hồn bao dung, rộng mở. Hãy trân trọng thành công của người khác, nâng đỡ, tạo dựng niềm tin cho người khác. Có như vậy, càng ngày sẽ càng ít Chí Phèo, ít Lộ…

 

1.25
6 Đánh giá về điều mới mẻ của tác phẩm về hình tượng người nông dân so với tác phẩm Lão Hạc mà em đã học?

– Lão Hạc là người nông dân nghèo, khốn khổ với những phẩm chất tốt đẹp: yêu thương con, giàu lòng tự trọng, vì cái nghèo mà phải lựa chọn cái chết của một con chó đẻ được sống như một con người.

– Tư cách mõ: hình ảnh người nông dân nghèo khổ, bất hạnh, vì cái nghèo mà phải lựa chọn công việc mà mình mong muốn. Đã vậy, bên cạnh sự hà khắc của xã hội thực dân nửa phong kiến thì sự vô cảm của 1 bộ phận người trong cộng đồng, xa lánh và miệt thị của cả làng đã đẩy con người vào sự tha hóa của nhân cách.

1.0
II VIẾT 4.0
Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm trên.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0.25
b. Xác định đúng vấn đề

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm trên.

0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách; đảm bảo các yêu cầu sau:

2.75
1. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm truyện.

+  Nam Cao: ( 1915 –1951) quê ở Hà Nam, là một nhà văn, nhà thơ, nhà báo và cũng là một chiến sĩ, liệt sỹ người Việt Nam. Ông là nhà văn hiện thực lớn (trước Cách mạng Tháng Tám), một nhà báo kháng chiến (sau Cách mạng), một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Nam Cao có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20 và những tuyên ngôn nghệ thuật có giá trị đối với người cầm bút. Nhà văn có sở trường ở 2 mảng đề tài người nông dân và người trí thức.

+ Tác phẩm Tư cách mõ được sáng tác năm 1943, là một trong những tác phẩm thành công của Nam Cao viết về đề tài người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, tác phẩm đã khắc họa nên cảnh đời của những người nông dân lương thiện, bị cái đói, cái nghèo đeo đuổi nên dần dần biến đổi về nhân tính, tha hóa về nhân tính.

– Nêu yếu tố nổi bật sẽ phân tích, đánh giá.

Truyện ngắn đạt được thành công to lớn ở các khía cạnh: Nhan đề, điểm nhìn trần thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật, ngôn ngữ…

0.5
2. Thân bài:

* Nêu các điểm nổi bật về nội dung, ý nghĩa tác phẩm

Nam Cao xây dựng thành công bức tranh thu nhỏ của cộng đồng làng xã nông thôn Việt Nam trước CMT8. Nhân vật Lộ, từ người nông dân hiền lành, lương thiện, giàu lòng tự trọng nhưng vì cái nghèo và thái độ khắc nghiệt của những người xung quanh mà cũng đê tiện, lì lợm tham ăn, hễ thấy nhà nào lách cách mâm bát là đến ngay, để rồi bị người đời khinh rẻ. Buồn cho Lộ bao nhiêu, ta lại càng phải trách xã hội bất công ngần ấy. Bởi lẽ, họ là nhân tố thúc đẩy cho sự thay đổi của Lộ. Hoàn cảnh sống đã làm con người trở nên thay đổi, và nếu không đủ vững vàng thì hiển nhiên là họ sẽ tha hóa. Bi kịch của một thằng “ tư cách Mõ”, trớ trêu thay lại xuất phát từ sự bất công, đố kỵ, ghen ăn tức ở của miệng lưỡi người đời.

Truyện ngắn đạt được thành công to lớn ở các khía cạnh: Nhan đề, điểm nhìn trần thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật, ngôn ngữ…

* Phân tích cái hay, cái đẹp của các yếu tố nghệ thuật hoặc hình ảnh đặc sắc.

– Nhan đề: Bao gồm 3 từ ngắn gọn, danh từ mõ gợi đến một nghề nghiệp, một nhiệm vụ trong xã hội phong kiến ngày xưa: nghề làm mõ làng. Xã hội ngày xưa quan niệm đây là nghề thấp hèn nhất trong xã hội, trong đời sống làng Việt xưa, “thằng mõ” giữ nhiệm vụ truyền tin, đi khắp làng gõ mõ gọi dân làng đến tề tựu ở sân đình để nghe những tin tức mới xảy ra trong làng. Đã vậy, truyện ngắn lại đề cập đến vấn đề tư cách và nhân phẩm – khơi gợi trí tò mò cho độc giả với nhiều cảm xúc trái chiều.

– Ngôi kể và điểm nhìn: linh hoạt, giúp cho câu chuyện được kể một cách tự nhiên, chân thực với những gì diễn ra với nhân vật. Có khi là nội tâm của chính nhân vật Lộ, khi là cái nhìn khách quan của dân làng.

– Chủ đề: “ Tư cách Mõ “ là tác phẩm thuộc tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Nam Cao, kể về một thực trạng đáng buồn trong xã hội cũ, là sự dèm pha đàm tiếu của người đời đã khiến tầng lớp dân nghèo tha hóa, cụ thể ở đây là nhân vật anh cu Lộ. Khi chắp bút viết nên câu chuyện này, Nam Cao không hề có ý định chê bai cái “tư cách mõ” ấy. Mà ngược lại, Nam Cao đã thể hiện sự thương xót trước những con người nghèo khổ không có quyền quyết định số phận, đồng thời phê phán miệng lưỡi thiên hạ sắc bén làm tha hóa đi một con người.

– Nhân vật:

Nhân vật Lộ:

+ Gia cảnh: cuộc sống nhiều vất vả và khó khăn, xuất thân trong gia đình nông thôn ít học, luôn đối mặt với lo lắng mưu sinh của gia đình. Vì nghèo nên mới chấp nhận làm mõ.

+ Tên: “Lộ” có nghĩa là con đường.

+ Thân phận con người nhỏ bé, cuộc sống nhiều vất vả khó khăn, lương thiện hoàn cảnh: Vườn đất hẹp, gia sản không có gì, anh cu Lộ chỉ độc nai lưng ra cày thuê, cuốc mướn nói thế, nghĩa là nhà cũng túng -> nghèo khó.

+ Tính cách lương thiện: Ăn ở phân minh lắm; hiền lành, cẩn thận mà sạch sẽ -> ai cũng mến. Nhận việc làm mà hầu hết mọi người đều né tránh vì cho là hèn hạ.

+ Lộ cũng là một người biết coi trọng liêm sỉ, biết thế nào là nhục là vinh. Ban đầu hắn bắt đầu hối hận, tấm tức rất lâu, thở ngắn thở dài, lắm lúc hắn muốn bỏ phắt việc.

+ Tuy nhiên, sự rẻ rúng, miệt thị của mọi người dần làm cho tâm hồn anh chai sạn, tha hóa, dần trở nên đanh đá hơn, sắc cạnh hơn, trở thành mõ chính hiệu, đúng với tư cách mõ. Hắn bắt đầu trả thù cho sự ghẻ lạnh của mọi người bằng cách tham lam. Sau đó tặc lưỡi và nghĩ bụng: “Tháng ba này, thằng nào thằng ấy đến ba ngày không được một bát cơm, dãi nhỏ ra, hết còn làm bộ!”. Rồi thay đổi khi nào mà không hay. Sau cái bữa đầu, hắn thấy thế cũng chẳng sao, và bữa thứ ba thì quen hẳn…Đã vậy thì hắn tham cho mà biết!

-> Cuộc đời làm mõ của anh cu Lộ thăng tiến rất nhanh.

Nhân vật đám đông: Đó là một bộ phận dân làng, học không có tên riêng, được gọi bằng các cụm từ “chúng tôi”, “những anh khác”, “bạn bè” nhưng giống nhau ở thái độ vô tình, ở sự ghen ăn tức ở, ở sự ăn ý về hùa với nhau khi thấy người khác khấm khá và no đủ hơn mình.

– Giọng điệu: bề ngoài lạnh lùng nhưng bên trong đầy xót thương với bi kịch của nhân vật.

– Ngôn ngữ: tự sự, miêu tả chân thực, sinh động, giàu hình ảnh, cảm xúc. Nhân vật Lộ có những đoạn độc thoại nội tâm với ngôn ngữ giản dị nhưng thấm thía đến tội nghiệp.

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: tinh tế, đặc sắc qua bút pháp độc thoại nội tâm. Nhất là những độc thoại tiến triển về cảm xúc khi Lộ chứng kiến và chịu đựng lời nói và thái độ ác ý của mọi người.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhân vật được xây dựng thông qua hành động, tâm lí và đối thoại.

* Đánh giá (Nhận xét, bình luận), nâng cao, mở rộng.

– Đoạn trích đã thể hiện tài năng nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo của nhà văn Nam Cao.

– Truyện ngắn “Tư cách mõ” đã thể hiện những nét đặc sắc trong phong cách sáng tác của Nam Cao: hướng tới những kiếp người nhỏ bé bằng tấm lòng đôn hậu, trân trọng phẩm chất của con người. Dù trong hoàn cảnh nào, nhà văn luôn có cái nhìn khoan dung với những người lao động nghèo, thấu hiểu họ.

Đ
*Khái quát nghệ thuật:

Tác phẩm thể hiện thành công bút pháp nghệ thuật đặc sắc của Nam Cao: Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật với đấu tranh nội tâm dai dẳng. giằng xé và vô cùng quyết liệt. Nhân vật được đặt trong hoàn cảnh sống kiệt cùng để rồi từ đó bộc lộ ra nỗi đau khôn nguôi, rồi đến tâm lí và nhân cách. Nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật, giọng điệu khách quan lạnh lùng bên ngoài nhưng chua xót và day dứt bên trong…

3. Kết bài:

– Khái quát về giá trị của các yếu tố đã phân tích đối với tác phẩm.

Với tác phẩm Tư cách mõ, nhà văn Nam Cao tiếp tục thành công với mảng đề tài về người nông dân, khi tiếp tục đi sâu và nhìn rõ bi kịch bị xô đẩy bởi hoàn cảnh của họ. Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu nhưng thấm thía và sâu sắc. Nhân vật Lộ được xây dựng có chiều sâu và sự thay đổi, phát triển trong tính cách. Giongj điệu bề ngoài có vẻ dửng dưng và lạnh lùng nhưng chất chứa đau đấu và thổn thưc của tác giả.

– Nêu ấn tượng và cảm xúc của người viết về các yếu tố đã phân tích; giá trị, hiệu quả tác động tới bạn đọc.

Đọc tác phẩm, bạn đọc vô cùng xúc động với không gian làng xã nông thôn Việt Nam ngày xưa với cả những ưu điểm và tồn tại. Đọng lại trong mỗi chúng ta là hình ảnh tham lam đến trắng trợn của nhân vật Lộ. Tác phẩm là thông điệp có giá trị, nhắc nhở mỗi chúng ta cần sử dụng ngôn ngữ và thái độ đánh giá một cách thận trọng cũng như luôn có cái nhìn đa chiều, thấu hiểu với mọi người. Trong cuộc sống, chúng ta cần vượt lên trên những suy nghĩ ích kỉ, tầm thường để hướng tới sự bao dung, độ lượng. Chính thái độ độ lượng của chúng ta sẽ khiến cho những người người mắc sai lầm tự thấy xấu hổ và quay đầu sửa chữa.

– Khái quát về giá trị của các yếu tố đã phân tích đối với tác phẩm. Các yếu tố: nhan đề, ngôn ngữ, giọng điệu đã góp phần xây dựng thành công hình tượng nhân vật Lộ và làm cho đoạn trích trở lên sinh động, hấp dẫn.

0.25
* Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.25
* Sáng tạo

Vận dụng hợp lý các thao tác nghị luận; thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

0.25
TỔNG ĐIỂM (I + II) 10.0

Bài viết tham khảo:

Nhà văn Nam Cao (1915 –1951) quê ở Hà Nam, là một nhà văn, nhà thơ, nhà báo và cũng là một chiến sĩ, liệt sỹ người Việt Nam. Trước CMT8, ông là nhà văn hiện thực lớn, sau cách mạng là một một nhà báo kháng chiến, nhà văn – chiến sĩ, một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Nam Cao có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20 và có những tuyên ngôn nghệ thuật có giá trị đối với người cầm bút. Nhà văn có sở trường ở 2 mảng đề tài người nông dân và người trí thức. Tác phẩm “Tư cách mõ” được sáng tác năm 1943, là một trong những tác phẩm thành công của Nam Cao viết về đề tài người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, tác phẩm đã khắc họa nên cảnh đời của những người nông dân. Với trái tim của một nhà văn hiện thực nhân đạo xuất sắc của thế kỉ XX, Nam Cao đã đưa chủ nghĩa hiện thực lên một bước đột phá: chủ nghĩa hiện thực tâm lí. Truyện ngắn đạt được thành công to lớn ở các khía cạnh: nhan đề, điểm nhìn trần thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật, ngôn ngữ… để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.

Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức từng đánh giá “Nam Cao đã mạnh dạn đi theo một lối đi riêng, nghĩa là không đếm xỉa gì đến sở thích của độc giả. Nhưng tài  năng của ông đã đem đến cho văn chương một lối văn mới sâu xa, chua chát và tàn nhẫn, thứ tàn nhẫn của con người biết tin ở tài năng của mình, thiên chức của mình”. Qủa thật vậy, mỗi tác phẩm của nhà văn là một nghiên cứu về nội dung và phát minh về hình thức. Qua đoạn trích, Nam Cao xây dựng thành công bức tranh thu nhỏ của cộng đồng làng xã nông thôn Việt Nam trước CMT8. Nhân vật Lộ, từ người nông dân hiền lành, lương thiện, giàu lòng tự trọng nhưng vì cái nghèo và thái độ khắc nghiệt của những người xung quanh mà cũng đê tiện, lì lợm tham ăn, hễ thấy nhà nào lách cách mâm bát là đến ngay, để rồi bị người đời khinh rẻ. Buồn cho Lộ bao nhiêu, ta lại càng phải trách xã hội bất công ngần ấy. Bởi lẽ, họ là nhân tố thúc đẩy cho sự thay đổi của Lộ. Hoàn cảnh sống đã làm con người trở nên thay đổi, và nếu không đủ vững vàng thì hiển nhiên là họ sẽ tha hóa. Bi kịch của một thằng “tư cách Mõ”, trớ trêu thay lại xuất phát từ sự bất công, đố kỵ, ghen ăn tức ở của miệng lưỡi người đời. Bên cạnh thành công về mặt nội dung, truyện ngắn còn đạt được dấu ấn ở các khía cạnh như nhan đề, điểm nhìn trần thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật, ngôn ngữ…

Trích đoạn gây ấn tượng ngay từ phần nhan đề của tác phẩm “Tư cách mõ”, nhan đề bao gồm 3 từ ngắn gọn, danh từ mõ gợi đến một nghề nghiệp, một nhiệm vụ trong xã hội phong kiến ngày xưa: nghề làm mõ làng. Xã hội ngày xưa quan niệm đây là nghề thấp hèn nhất trong xã hội, trong đời sống làng Việt xưa, “thằng mõ” giữ nhiệm vụ truyền tin, đi khắp làng gõ mõ gọi dân làng đến tề tựu ở sân đình để nghe những tin tức mới xảy ra trong làng. Ngay từ nhan đề, đã hé lộ cho ta thấy đề tài và chủ đề của tác phẩm, về một người nông dân, một người chạy việc vặt ở làng, một người trong cái nhìn khắt khe của cộng đồng làng xã nông thôn ngày xưa gắn liền với sự khốn cùng. Đã vậy, truyện ngắn lại đề cập đến vấn đề “tư cách” và nhân phẩm – khơi gợi trí tò mò cho độc giả.

Đề tài người nông dân là đề tài quen thuộc trong sáng tác văn học giai đoạn 1932 – 1945 nói chung và sáng tác của Nam Cao nói riêng. Tác phẩm có một chủ đề độc đáo,

“ Tư cách Mõ “ là tác phẩm thuộc tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Nam Cao, kể về một thực trạng đáng buồn trong xã hội cũ, là sự dèm pha đàm tiếu của người đời đã khiến tầng lớp dân nghèo tha hóa, cụ thể ở đây là nhân vật anh cu Lộ. Khi chắp bút viết nên câu chuyện này, Nam Cao không hề có ý định chê bai cái “ tư cách mõ” ấy. Mà ngược lại, Nam Cao đã thể hiện sự thương xót trước những con người nghèo khổ không có quyền quyết định số phận, đồng thời phê phán miệng lưỡi thiên hạ sắc bén làm tha hóa đi một con người. Nhà văn thể hiện cái nhìn đồng cảm và thấu hiểu với số phận bất hạnh của người nông dân, bị cái nghèo và sự xa lánh cùng những lời nói thiếu thiện chí, ác cảm của người đời mà rồi dần dần tha hóa. Qua đó còn lên án xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ, đẩy con người vào đường cùng. Bên cạnh đó còn phê phán thói hư tật xấu của một bộ phận nhỏ những người sống vô cảm, phán xét, hùa theo đám đông, ghen ăn tức ở với người khác để rồi đẩy số phận của người khác vào bi kịch. Lên án những phong tục tập quán lỗi thời, sự hạch sách, nhiễu nhương của bọn thực dân, địa chủ phong kiến. Tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.

Một trong những sở trường của Nam Cao chính là ngôi kể và điểm nhìn: linh hoạt, đa dạng giúp cho câu chuyện được kể một cách tự nhiên, chân thực với những gì diễn ra với nhân vật. Có khi là nội tâm của chính nhân vật Lộ, khi là cái nhìn khách quan của một bộ phận dân làng.

Thành công hơn cả của Nam Cao đến từ nghệ thuật xây dựng nhân vật, như phần đông những người nông dân khác, Lộ có gia cảnh: cuộc sống nhiều vất vả và khó khăn, xuất thân trong gia đình nông thôn ít học, luôn đối mặt với lo lắng mưu sinh của gia đình. Chính vì cái nghèo này mà sau nhiều đắn đo, Lộ quyết định nhận nhiệm vụ làm mõ – Vì nghèo nên mới chấp nhận làm mõ chứ nếu không chắc chính hắn cũng không muốn làm nghề này. Ngay cả cái tên cũng ngắn gọn, nôm na và giản dị “Lộ” có nghĩa là con đường, ngụ ý cho cuộc đời chật vật, bấp bênh, tìm đường suốt đời của nhân vật. Dù nghèo, nhưng ban đầu Lộ có một tính cách lương thiện hiền lành, cẩn thận mà sạch sẽ, ai cũng mến. Chính dân làng khi thuyết phục và nài ép Lộ nhận làm mõ cũng đã phải công nhận phẩm chất này ở anh. Lộ còn là người nông dân chăm chỉ, yêu lao động, tính toán công việc trong nhà chu đáo và vẹn toàn từng việc đồng áng và chăn nuôi đâu ra đấy“Và quả nhiên, hắn làm được ít lâu thì nhà đỡ xo dụi hơn trước thật. Bởi vì hắn chăm chỉ lắm. Mấy sào vườn họ cho, hắn cuốc xới rất kĩ càng. Hắn làm ngô, làm mía được mấy vụ tốt luôn. Tiền của họ cho, hắn bỏ ra lấy khô bã cho lợn ăn. Sưu thuế không mất một đồng trinh, làm được đồng nào được cả. Làm gì không dễ chịu?”. Lộ cũng là một người biết coi trọng liêm sỉ, biết thế nào là nhục là vinh. Ban đầu, chứng kiến sự kì thị, xa lánh và cô lập của mọi người, Lộ trải qua rất nhiều giằng xé và đắn đo. Anh nông dân mấy chục năm trời sống trong sự yêu thương của dân làng, vượt qua những đắn đo để làm mõ, cuộc sống thay đổi ít nhiều, tưởng chùng như cuộc đời có thể sang trang thì giờ đây lại đối mặt với khó khăn hơn bao giờ hết khi  hắn bắt đầu hối hận, tấm tức rất lâu, thở ngắn thở dài, lắm lúc hắn muốn bỏ phắt việc. Sự giằng co gay gắt ấy là biểu hiện của lòng tự trọng, của ý thức về mình, của việc nhận ra cần phải có sự thay đổi.

Tuy nhiên, sự rẻ rúng, miệt thị của mọi người dần làm cho tâm hồn Lộ chai sạn, tha hóa, dần trở nên đanh đá hơn, sắc cạnh hơn, trở thành mõ chính hiệu, đúng với tư cách mõ. Hắn bắt đầu trả thù cho sự ghẻ lạnh của mọi người bằng cách tham lam. Sau đó tặc lưỡi và nghĩ bụng: “Tháng ba này, thằng nào thằng ấy đến ba ngày không được một bát cơm, dãi nhỏ ra, hết còn làm bộ!”. Rồi thay đổi khi nào mà không hay. Sau cái bữa đầu, hắn thấy thế cũng chẳng sao, và bữa thứ ba thì quen hẳn…Đã vậy thì hắn tham cho mà biết! Kết thúc trích đoạn là sự hả hê, coi khinh dư luận xung quanh của Lộ, là việc không còn biết nhục nữa, là những mánh lới hiền nhiên tìm đủ cách xoay ăn, tiếng chửi bới gia chủ vì đã không xử đẹp với cả thằng mõ. Sự lạnh lùng và ác ý đã cướp đi anh nông dân Lộ hiền lành và chân chất, trả lại một tên mõ láu cá, tham lam, thô lỗ đến sống sượng. Cuộc đời làm mõ của anh cu Lộ thăng tiến rất nhanh.

Tác phẩm còn xây dựng cả chân dung tập thể của những nhân vật đám đông, trích đoạn như một thước phim quay chậm, cho ta thấy những người đó chính là một bộ phận dân làng, họ không có tên riêng, được gọi bằng các cụm từ “chúng tôi”, “những anh khác”, “bạn bè”…nhưng giống nhau ở thái độ vô tình, ở sự ghen ăn tức ở, ở sự ăn ý về hùa với nhau khi thấy người khác khấm khá và no đủ hơn mình. Khi Lộ là một anh nông dân nghèo khốn khó, họ hòa đồng với anh, nhưng khi thấy Lộ dám nhận làm mõ – điều mà họ thèm muốn nhưng không đủ can đảm vứt bỏ sĩ diện để làm, thấy Lộ khấm khá hơn, thấy gia đình Lộ ăn no… Họ không chấp nhận được, không cam tâm và dựa vào tâm lí đám đông để hả hê vùi dập một người khác.

Nam Cao là một nhà văn giàu sức sáng tạo trong ngôn ngữ. Giọng văn lạnh lùng nhưng ấm áp, ngôn ngữ bình dị nhưng đa thanh, đa tầng, giàu sức gợi. Đọc tác phẩm của Nam Cao, người ta không thể dừng lại bởi trước hết là do sự lỗi cuốn của cốt truyện, sau đó là ngôn ngữ dẫn dắt người đọc về phía trước cho đến những dòng cuối cùng. Giọng điệu là một yếu tố quan trọng đối với một tác giả. Mỗi một nhà văn thường cố gắng tạo cho mình một giọng điệu riêng, phù hợp với thái độ nghệ thuật của mình. Nguyễn Công Hoan nổi bật giọng điệu suồng sã, giễu cợt, châm biếm sâu cay. Vũ Trọng Phụng là giọng mỉa mai, cay độc, đầy phẫn uất, Nguyên Hồng đầy yêu thương thống thiết thì giọng điệu chủ yếu trong tác phẩm Nam Cao là giọng buồn thương, da diết. Đó là âm điệu chủ đạo làm nên tiếng nói nghệ thuật riêng, độc đáo của ông thể hiện sự cảm thông, thương xót của nhà văn trước số phận nhỏ bé, bất hạnh, những kiếp sống mòn mỏi, quẩn quanh không lối thoát  của anh Lộ. Cùng là giọng buồn thương, da diết nhưng ở mỗi tác phẩm Nam Cao lại thể hiện một sắc thái giọng điệu riêng. “Một đám cưới” là giọng buồn thương, chua xót ngậm ngùi, gợi lên nỗi niềm day dứt khôn nguôi về những kiếp sống mòn mỏi, dật dờ trong bóng tối, trong “Điếu văn” là giọng điệu buồn thương ai oán khi kể về cuộc đời nhục nhằn và cái chết tội nghiệp của một người bạn. Ở “Tư cách mõ” là giọng buồn thương chua chát xen lẫn nỗi xót xa, tội nghiệp trước cuộc đời bất hạnh, đáng thương như anh Lộ. Ở Nam Cao, trong cái giọng điệu buồn thương da diết ấy luôn chứa đựng những suy ngẫm triết lý sâu xa về cuộc đời, về con người. Ông không chỉ xót thương những kiếp người nhỏ bé, những con người dưới đáy của xã hội mà luôn day dứt, trăn trở, ráo riết truy tìm nguyên nhân của những tấn bi kịch không lối thoát của con người. Trong truyện của Nam Cao ta thường bắt gặp một giọng điệu có sắc thái tưởng chừng đối lập nhau. Ấy là giọng khách quan lạnh lùng, tàn nhẫn bên ngoài mà cảm thông, thương xót bên trong. Bề ngoài Nam Cao tỏ ra lạnh lùng, tàn nhẫn với cái nhìn tỉnh táo, sắc sảo, nhà văn luôn giữ khoảng cách, tách sự đồng cảm của mình ra khỏi đối tượng được miêu tả. Sử dụng giọng điệu này Nam Cao không tạo ra một giọng điệu chủ đạo, thống lĩnh. Ông đã có đóng góp lớn trong việc đa thanh hóa giọng điệu tự sự. Trong một tác phẩm cụ thể, mỗi đoạn, mỗi tứ vẫn có sự chuyển hóa giọng điệu tạo nên sức hấp dẫn trong tác phẩm của Nam Cao. Trong mỗi tác phẩm của ông có sự pha trộn tài tình các kiểu giọng điệu. Người đọc có thể nhận ra trên những trang viết của Nam Cao giọng khách quan lạnh lùng, giọng cảm thông thương xót, giọng buồn thương da diết Khi nói về sự cô độc của Lộ , giọng triết lý.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhân vật được xây dựng thông qua hành động, tâm lí và đối thoại. Ngôn ngữ: tự sự, miêu tả chân thực, sinh động, giàu hình ảnh, cảm xúc. Nhân vật Lộ có những đoạn độc thoại nội tâm với ngôn ngữ giản dị nhưng thấm thía đến tội nghiệp.  Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: tinh tế, đặc sắc qua bút pháp độc thoại nội tâm. Nhất là những độc thoại tiến triển về cảm xúc khi Lộ chứng kiến và chịu đựng lời nói và thái độ ác ý của mọi người “A! Họ bảo hắn là mõ vậy… Tham như mõ vậy!… Đã vậy thì hắn tham cho mà biết!…”. “Hỡi ôi! Thì ra lòng khinh, trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến cái nhân cách của người khác nhiều lắm; nhiều người không biết gì là tự trọng, chỉ vì không được ai trọng cả; làm nhục người là một cách rất diệu để khiến người sinh đê tiện…” Đó là khi con người Lộ bị mất gốc, bị cắt đứt những giá trị tốt đẹp và tách xa khỏi những chuẩn mực đạo đức xã hội mà anh từng theo đuổi, thành những cái khác đối nghịch lại bản tính ban đầu. Sự tha hóa này nhằm thích nghi với cuộc sống hiện tại, mà ở đây là thái độ của làng xóm, gạt bỏ đi những giá trị tốt đẹp vốn có.

Hoàn cảnh sống có khả năng làm tha hóa con người, con người muốn không bị tha hóa thì phải có ý thức chống lại những mặt tiêu cực của bản thân. Nhưng trớ trêu thay, họ lại là nạn nhân của hoàn cảnh. Nam Cao đã cho thấy áp lực của hoàn cảnh gây sức ép đẩy nhân vật vào cảnh ngộ bi đát. Như vậy qua những câu chuyện nhỏ nhặt, tầm thường, xoay quanh chuyện cái đói, miếng ăn Nam Cao đã phản ánh chân thực cuộc sống khốn khổ, bần cùng ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng, cảm thông, thương xót trước nỗi cơ cực của những người nông dân đồng thời đặt ra những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Đó là lời kêu khẩn thiết hãy cứu lấy nhân phẩm con người. Để rồi ông đau xót thốt lên ở cuối truyện.

Đoạn trích đã thể hiện tài năng nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo của nhà văn Nam Cao. Nam Cao xây dựng thành công bức tranh thu nhỏ của cộng đồng làng xã nông thôn Việt Nam trước CMT8. Nhân vật Lộ, từ người nông dân hiền lành, lương thiện, giàu lòng tự trọng nhưng vì cái nghèo và thái độ khắc nghiệt của những người xung quanh mà cũng đê tiện, lì lợm tham ăn, hễ thấy nhà nào lách cách mâm bát là đến ngay, để rồi bị người đời khinh rẻ. Thực nực cười làm sao, khi tới một ngày, Lộ đã thực sự làm bản thân mình tách rời hẳn với xã hội, với những chuẩn mực đạo đức mà từ trước tới giờ anh vẫn luôn theo đuổi, đi ngược lại với nhân cách của bản thân mình ban đầu. Buồn cho Lộ bao nhiêu, ta lại càng phải trách xã hội bất công ngần ấy. Bởi lẽ, họ là nhân tố thúc đẩy cho sự thay đổi của Lộ. Hoàn cảnh sống đã làm con người trở nên thay đổi, và nếu không đủ vững vàng thì hiển nhiên là họ sẽ tha hóa.  Bi kịch của một thằng “ tư cách Mõ”, trớ trêu thay lại xuất phát từ sự bất công, đố kỵ, ghen ăn tức ở của miệng lưỡi người đời. Ta thử hỏi rằng, nếu như xóm làng bớt xa lánh ghen ghét với sự chăm chỉ của anh hơn, con người ta bớt đi cái thói đặt điều chua ngoa hơn, thì liệu anh Lộ có trở nên tha hóa như thế? Nếu người ta biết sống vì nhau hơn và hoan hỉ vui mừng trước thành công của người khác, liệu có còn nảy sinh câu chuyện về những thằng “ tư cách Mõ “ như Lộ được ra đời? Và nếu anh Lộ vượt qua được định kiến cùng sự ghen ghét muôn kiếp của người đời, thì anh có hay không còn bị tha hóa? Ta thấy rằng dù biến cố gì có xảy ra đi nữa, thì thứ mà chúng ta và cả xã hội cần nhất, chính là niềm tin! Nếu con người ta tin nhau, anh Lộ cũng đâu bị người đời xa lánh? Và nếu con người ta tin chính anh Lộ như đã từng, anh đâu phải mất đi cái cốt cách tốt đẹp trong tâm hồn? Bởi thế, khi trông thấy thành công của người khác, thay vì ghen tỵ thì hãy vui mừng, rộng mở và bao dung. Truyện ngắn “Tư cách mõ” đã thể hiện những nét đặc sắc trong phong cách sáng tác của Nam Cao: hướng tới những kiếp người nhỏ bé bằng tấm lòng đôn hậu, trân trọng phẩm chất của con người. Dù trong hoàn cảnh nào, nhà văn luôn có cái nhìn khoan dung với những người lao động nghèo, thấu hiểu họ.

Tác phẩm thể hiện thành công bút pháp nghệ thuật đặc sắc của Nam Cao: Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật với đấu tranh nội tâm dai dẳng. giằng xé và vô cùng quyết liệt. Nhân vật được đặt trong hoàn cảnh sống kiệt cùng để rồi từ đó bộc lộ ra nỗi đau khôn nguôi, rồi đến tâm lí và nhân cách, nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật, giọng điệu khách quan lạnh lùng bên ngoài nhưng chua xót và day dứt bên trong…

Với tác phẩm Tư cách mõ, nhà văn Nam Cao tiếp tục thành công với mảng đề tài về người nông dân, khi tiếp tục đi sâu và nhìn rõ bi kịch bị xô đẩy bởi hoàn cảnh của họ. Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu nhưng thấm thía và sâu sắc. Nhân vật Lộ được xây dựng có chiều sâu và sự thay đổi, phát triển trong tính cách. Giongj điệu bề ngoài có vẻ dửng dưng và lạnh lùng nhưng chất chứa đau đấu và thổn thưc của tác giả. Đọc tác phẩm, bạn đọc vô cùng xúc động với không gian làng xã nông thôn Việt Nam ngày xưa với cả những ưu điểm và tồn tại. Đọng lại trong mỗi chúng ta là hình ảnh tham lam đến trắng trợn của nhân vật Lộ. Tác phẩm là thông điệp có giá trị, nhắc nhở mỗi chúng ta cần sử dụng ngôn ngữ và thái độ đánh giá một cách thận trọng cũng như luôn có cái nhìn đa chiều, thấu hiểu với mọi người. Trong cuộc sống, chúng ta cần vượt lên trên những suy nghĩ ích kỉ, tầm thường để hướng tới sự bao dung, độ lượng. Chính thái độ độ lượng của chúng ta sẽ khiến cho những người người mắc sai lầm tự thấy xấu hổ và quay đầu sửa chữa. Ta thử hỏi rằng, nếu như xóm làng bớt xa lánh ghen ghét với sự chăm chỉ của anh hơn, con người ta bớt đi cái thói đặt điều chua ngoa hơn, thì liệu anh Lộ có trở nên tha hóa như thế? Nếu người ta biết sống vì nhau hơn và hoan hỉ vui mừng trước thành công của người khác, liệu có còn nảy sinh câu chuyện về những thằng “ tư cách Mõ “ như Lộ được ra đời? Và nếu anh Lộ vượt qua được định kiến cùng sự ghen ghét muôn kiếp của người đời, thì anh có hay không còn bị tha hóa? Ta thấy rằng dù biến cố gì có xảy ra đi nữa, thì thứ mà chúng ta và cả xã hội cần nhất, chính là niềm tin! Nếu con người ta tin nhau, anh Lộ cũng đâu bị người đời xa lánh? Và nếu con người ta tin chính anh Lộ như đã từng, anh đâu phải mất đi cái cốt cách tốt đẹp trong tâm hồn? Đoạn trích đã khép lại, nhưng dư âm của nó vang vọng mãi.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *