Đề thi cuối kì ngữ văn 11 Tiễn dặn người yêu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH LONG

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÔNG

 

MÔN NGỮ VĂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Vĩnh Long, ngày 06 tháng 12  năm 2023

MA TRẬN CHUNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Môn: Ngữ văn; Lớp 11 – Năm học: 2023 – 2024

 Thời gian làm bài: 90 phút

Thời gian: 90 phút

TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị kiến thức Mức độ đánh giá Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
1 Đọc

(VB ngoài SGK)

-Truyện thơ

-Văn bản thông tin

  3   2   1     6
Tỉ lệ %   30   20   10     60
2 Viết Viết VBNL về một tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật               1 1
Tỉ lệ%   10   15   10   5 40
Tổng                 100
Tỉ lệ (%) 40 35 20 5
Tỉ lệ chung (%) 75 25

* Lưu ý: Kĩ năng viết có 01 câu bao gồm 04 cấp độ

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Môn: Ngữ văn;  Lớp 11 – Năm học: 2023 – 2024

Thời gian làm bài: 90 phút

TT Kĩ năng Đơn vị kiến thức/ Kĩ năng Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
1 Đọc hiểu Văn bản thông tin Nhận biết:

Nhận biết ngôi kể, sự việc, chi tiết được kể trong văn bản. (Câu 1, 2,3)

Thông hiểu:

– Hiểu mục đích và quan điểm của người viết thể hiện tron văn bản thông tin

(Câu 5)

Vận dụng:

Đề xuất giải pháp giữ gìn và phát huy những loại hình nghệ thuật của quê hương, đất nước (Câu 6)

04TL 01TL 01   6
Tỉ lệ% 30% 15% 15%   60%
2 Viết Viết văn bản NL về một phân tích, đánh giá một TPVH (truyện thơ)

 

Nhận biết:

– Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm thơ trữ tình. (đoạn thơ)

–   Xác định được kiểu bài phân tích,  đánh giá  một tác phẩm thơ truyện thơ (chủ đề, nhân vatah, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng)

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Thông hiểu:

– Diễn giải về ý nghĩa, giá trị vẻ đẹp và nỗi đau của nhân vật và  những đặc sắc về hình thức nghệ thuật xây dựng nhân vật qua đoạn trích.

– Lí giải được một số đặc trưng của thể loại truyện thơ

– Phân tích đánh giá được các yếu tố như:

+ vẻ đẹp và nỗi đau của nhân vật trữ tình chàng trai,

+ một số đặc sắc nghệ thuật như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ …

+ tình cảm,  cảm xúc, cảm hứng chủ đạo với những bằng chứng phù hợp lấy từ văn bản.

Vận dụng:

–  Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của truyện thơ.

– Nhận xét khái quát về vẻ đẹp và nỗi đau nhân vật chàng trai và hình thức nghệ thuật của đoạn thơ.

Vận dụng cao

–  So sánh với các tác phẩm truyện thơ khác; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề phân tích, đánh giá.

– Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục.

g     1  
      Tỉ lệ % 10% 15% 10% 5% 40%
Tổng số câu 4 1 1 1 7
Tỉ lệ 40% 30% 25% 5% 100%
Tỉ lệ chung 70% 30% 100%

– Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận.

– Cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm.

SỞ GD&ĐT VĨNH LONG

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÔNG

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2023-2024

Môn: Ngữ Văn 11

Thời gian: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện những yêu cầu :

125. Yêu em, anh quyết được

       Đã thương nhau quyết lấy.

      Anh mới đi kiếm lúa ngoài đồng,

      Đi kiếm cá ngoài sông.

     Chày ba sải, anh buông xuống hồ

     Lưới muôn mắt, anh dăng xuống nước

     Đứng mũi thuyền anh liệng chày tơ,

     Ngồi lái thuyền, anh so lưới sợi,

     Số may được trắm, chiên, chép đỏ

     Được cá to cá nhỏ từng đàn,

135.Đẹp lòng, anh quay về bản.

     Cá to đưa mẹ thái ướp chua

     Cá nhỏ sấy khô xát muối,

     Cá giàn trên đã đủ, thừa đủ,

     Gà vịt kia đã nhiều, thực nhiều.

     Anh mới đi Tà Bú mua dĩa,

    Đi Tè Hẻ mua tơ

    Đi Tà Sai mua cau 1

    Mua cau mua cả buồng sai quả.

    Mua trầu, muôn lá gói mang về.

145.Dạm người yêu thay lời thương nhớ

     Anh chạy tìm ông mối bà mai,

    Kẻ gói giúp gói cau không úa,

    Người khéo hỏi lời thương không phai,

    Giỏi mối mai cho đôi ta đẹp lứa em ơi!

    Anh chặt dang về đan lồng gà,

    Chặt mai về đan giỏ cá;

    Cắt dong muôn lá gói trầu.

    Kịp đến ngày lành và bữa tốt,

   Năm đi và tháng trôi.

155. Gói trầu anh mang tới gửi,

      Gói cau con tới dạm,

      Dây trầu không xin được cuốn leo 2

      Gói cau lên quản trước tưng bừng,

      Muôn tiếng đến sàn sau rộn rã

      Búi tóc mượt, anh trải ra giữa quản,

      Búi tóc dài anh buông xuống giữa nhà 3

       Anh lạy cha em bốn lạy,

      Nộp mẹ em bốn lễ.

       Xin làm gà gô, cun cút cổ trơn 4

165.Làm rể quý, rể yêu nằm quản 5

      Cha em trên giường cao không đáp,

      Mẹ em nơi giường thấp làm thinh.

       Rồi cha em và mẹ em mới bảo:

     -“Người như kia và mặt như vậy,

 Chẳng đáng đội nón giấy Mường Púa ven sông6

     Không đáng ở nhà ta ngồi quản đan chài.

      Quay về với họ nội họ ngoại,

    Quay về nhà cũ, đi đi!

175.Anh đã lo mà lo chẳng tròn

      Tay trái cầm gói cau lau mắt

      Tay phải xách giỏ cá thẹn thùng;

       Anh bẽn lẽn quay về nhà cũ.

       Cúi mặt nước mắt rỏ,

       Ngẩng lên hàng lệ rưng.

        Nước mắt rơi tuôn thấm dèm,

        Ngày rồi đêm héo hắt khóc ròng…”

 

(Trích Tiễn dặn người yêu – Truyện thơ dân tộc Thái)

CHÚ THÍCH

1 Tà Bú, Tà Hè, Tà Sai là những địa danh ở huyện Mường La và Thuận Châu tỉnh Sơn La.

2  Ý nói xin được kết tình thông gia.

3 Tục lạy chào người sống phải cởi búi tóc, chàng trai cởi búi tóc để cúi lạy cha mẹ cô gái.

4 Ý nói xin làm một chàng rể ngoan ngoãn, chịu khó  biết khiêm nhường, nhẫn nhục, không xấc lấc ương bướng.

5 Nằm quản: nằm riêng ở gian ngoài, gian nhà khách.

6 Cả câu thơ ý nói không đáng được hưởng sự phú quý nhàn nhã, đội nón đẹp đi dạo chơi ven sông

CÂU HỎI

Câu 1. (1.0  điểm) Đoạn trích trên được thuật lại theo ngôi kể thứ mấy?

Câu 2. (1.0  điểm) Đoạn trích trên tập trung kể lại sự việc gì?

Câu 3. (1.0  điểm) Kể lại những lễ vật mà chàng trai mang đến nhà gái.

Câu 4. (1.0  điểm) Lời của nhân vật trong đoạn trích sau có mang đặc điểm ngôn ngữ nói không?

Vì sao?               “Quay về với họ nội họ ngoại,

                                       Quay về nhà cũ, đi đi!

Câu 5. (1.0  điểm)  Chỉ ra tác dụng của sự kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình trong đoạn thơ in đậm.

Câu 6. (1.0  điểm) Anh/ chị học được những vẻ đẹp phẩm chất nào của nhân vật chàng trai để vận dụng vào cuộc sống của bản thân.

PHẦN II: VIẾT (4,0 điểm)

Cảm nhận nỗi đau của nhân vật chàng trai và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn trích sau:

“Anh đã lo mà lo chẳng tròn

      Tay trái cầm gói cau lau mắt

      Tay phải xách giỏ cá thẹn thùng;

       Anh bẽn lẽn quay về nhà cũ.

       Cúi mặt nước mắt rỏ,

       Ngẩng lên hàng lệ rưng.

        Nước mắt rơi tuôn thấm dèm,

        Ngày rồi đêm héo hắt khóc ròng…”

 

(Trích Tiễn dặn người yêu – Truyện thơ dân tộc Thái)

—–Hết—–

                     –  Học sinh không được sử dụng tài liệu.- Giám thị không giải thích gì thêm.

 

 

                 HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI  KỲ I  
  Năm học: 2023 – 2024  
  Môn: Ngữ văn – Lớp 11  
  ————————————  
Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6.0
1 Đoạn trích được thuật theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “anh”

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời đúng như đáp án: 1.0 điểm.

– Học sinh trả lời đúng ý 1: 0,75 điểm

-Học sinh trả lời đúng ý 2: 0,25 điểm

1.0
2 Đoạn trích kể lại sự việc chàng trai mang lễ vật hỏi cưới cô gái nhưng bị gia đình nhà gái từ chối và đuối về

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời đúng như đáp án: 1.0 điểm.

– Học sinh trả lời đúng 1 ý :  0,5 điểm

– Học sinh trả lời không như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1.0

 

 

 

 

3 Lễ vật mà chàng trai mang đến nhà gái là: lồng gà, giỏ cá, gói trầu, gói cau

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 1.0 điểm.

– Học sinh trả lời đúng 1 ý như đáp án: 0.25 điểm.

– Học sinh trả lời không như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1.0
4 Lời nhân vật trong đoạn trích đã cho có mang đặc điểm ngôn ngữ nói. Vì trong lời thoại có:

– Ngữ điệu: gấp gáp/ nhanh; to, ghì giọng … thể hiện thái độ không vừa lòng/ không chấp nhận

– Từ ngữ thường được dùng trong khẩu ngữ: đi đi

– Câu mệnh lệnh dưới hình thức tỉnh lược:

Quay về với họ nội họ ngoại,/ Quay về nhà cũ, đi đi!

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời có mang đặc điểm  ngôn ngữ nói: 0.5 điểm.

– Học sinh trả lời đúng 1 lý do như đáp án: 0.5 điểm.

– Học sinh trả lời không như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1.0
5 -Sự kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình trong đoạn thơ in đậm

+ tự sự kể lại sự việc anh khóc và quay về nhà khi bị nhà gái từ chối và xua đuổi về nhà

+ trữ tình bộc lộ cảm xúc buồn đau qua lời tự trách “Anh đã lo mà lo chẳng tròn”

-Tác dụng:

+ Giúp  đoạn thơ vừa mang tính hấp dẫn, sinh động từ cốt truyện đến cảm xúc, tình cảm/ Giúp người đọc hình dung được hành động và cảm nhận được cảm xúc, tình cảm chân thành của chàng trai.

+ Nhấn mạnh/ tô đậm nỗi đau của chàng trai khi khát khao đoàn tụ bị từ chối

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời đúng như đáp án: 1.0 điểm.

– Học sinh trả lời đúng 1 ý như đáp án: 0.5 điểm.

– Học sinh trả lời không như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

Chấp nhận diễn đạt tương đồng

1.0
6 HS học những vẻ đẹp phẩm chất của chàng trai để áp dụng vào cuộc sống là:

-Chăm chỉ làm việc/ chịu thương, chịu khó

-Cư xử lễ phép với người lớn

-Yêu thương chân thành ….

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời học được 2 vẻ đẹp : 1.0 điểm.

– Học sinh trả lời học được 1 vẻ đẹp: 0.5 điểm.

– Học sinh trả lời không như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

 
II VIẾT: Vẻ đẹp và nỗi đau của nhân vật chàng trai và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn trích 4.0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một bài thơ

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Trong đó thân bài có tách đoạn theo từng luận điểm. Lưu ý: HS chỉ tách M-T-K, phần TB không tách được luận điểm rõ ràng theo định hướng (-0.25đ)       

0.5
b. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác nghị luận: 3.25

 

* Giới thiệu “Tiễn dặn người yêu” nhân vật chàng trai (0.25đ), vấn đề nghị luận vẻ đẹp và nỗi đau của chàng trai + đoạn thơ (0.25đ) 0.5
*Giới thiệu nhân vật chai trai: (0,25 điểm)

Chàng trai và cô gái thuộc dân tộc Thái, họ cùng lớn lên, càng lớn càng quấn quýt nhau, yêu thương nhau. Chàng trai quyết tâm lấy cô gái làm vợ nên cố gắng lao động sắp sính lễ đã mang đến xin ở rễ ngoài nhà  cha mẹ của cô gái.

*Nỗi đau của nhân vật chàng trai (1,5 điểm)

– Đau lòng tự trách mình lo lễ vật không tròn

– Đau khổ lặng lẽ mang lễ vật về nhà

– Nỗi đau hiện diện trong giọt nước mắt

è Nỗi đau khi tình yêu chia cắt, lo lắng mất người yêu èchàng trai càng đau khổ, càng lo, càng khát khao hạnh phúc

*Nghệ thuật xây dựng nhân vật (0,5 điểm)

Sử dụng ngôi kể thứ nhất, chàng trai tự kể lại biến cố trong tình yêu của chính mình làm tăng tính thuyết phục, tính truyền cảm

– Nhân vật chàng trai là người có số phận bất hạnh, đau khổ vì tình yêu ngang trái

– Cách miêu tả tâm trạng nhân vật chi tiết, hành động …

– Sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình…

Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh phân tích, đánh giá đầy đủ, sâu sắc: 2.0 – 2.25điểm.

+ Học sinh phân tích, đánh giá chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1.25 điểm – 1.75 điểm. (Có ít nhất 2 biểu hiện nội dung và 2 biểu hiện nghệ thuật)

+ Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện hoặc chỉ phân tích 1 biểu hiện nội dung và 1 biểu hiện nghệ thuật. 0.75 điểm – 1.0 điểm.

+ Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện, chưa đánh giá: 0.25 điểm – 0.5 điểm.

2.25
*Đánh giá chung:

– Khẳng định khái quát về nhân vật chàng trai và nghệ thuật xây dựng nhân vật …

– Ý nghĩa đoạn trích đối với bản thân người đọc

Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.

+Học sinh trình bày được 1 ý hoặc không làm: 0,25 điểm.

0.5
  c. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.25
  d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.(Đây là phần điểm khuyến khích chỉ cộng thêm khi bài viết của thí sinh đáp ứng được yêu cầu d và tổng điểm của câu  chưa đạt tới 5.0 điểm)

Hướng dẫn chấm:

Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

+0.5

 

    ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II 10.00

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *