SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC GIANG
(Đề có 01 trang) |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN 11 – THPT Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề |
Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc bài thơ:
CỎ DẠI
“Cỏ dại quen nắng mưa
Làm sao mà giết được Tới mùa nước dâng Cỏ thường ngập trước Sau ngày nước rút Cỏ mọc đầu tiên”
Câu thơ nào trong ý nghĩ vụt lên Khi tôi bước giữa một vùng cỏ dại Không nhà cửa, không bóng cây. Tìm lối Cứ đường hào rẽ cỏ mà đi.
Người dân quân tì súng lắng nghe Bài hát nói về khu vườn đầy trái Anh bỗng nghĩ đến một vùng cỏ dại Nỗi nhớ đầu anh nhớ quê anh
Mảnh đạn bom và chất lân tinh Đã phá sạch không còn chi nữa Chỉ có sắt, chỉ còn có lửa Và cuối cùng còn có đất mà thôi |
Thù trong lòng và cây súng trên vai
Cùng đồng đội anh trở về làng cũ Anh nhận thấy trước tiên là cỏ Sự sống đầu anh gặp ở quê hương
Có một lần anh tìm đến bà con Khi xúm xít quanh anh thăm hỏi Giữa câu chuyện có điều này đau nhói: – Đất quê mình cỏ đã mọc lên chưa?
Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa Gần gũi nhất vẫn là cây lúa Trưa nắng khát ước về vườn quả Lúc xa nhà nhớ một dáng mây Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây Một làn khói, một mùi hương trong gió…
Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ Mọc vô tình trên lối ta đi Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có. Vĩnh Linh, 1969 (Xuân Quỳnh thơ và đời, NXB Văn hóa, 1998, tr.24-25) |
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Chỉ ra hình tượng xuyên suốt trong bài thơ trên.
Câu 3. Trong khổ thơ thứ ba, người dân quân có cảm nghĩ gì khi anh lắng nghe bài hát về khu vườn đầy trái?
Câu 4. Bạn hiểu như thế nào về những câu thơ: Mảnh đạn bom và chất lân tinh/ Đã phá sạch không còn chi nữa/ Chỉ có sắt, chỉ còn có lửa/ Và cuối cùng còn có đất mà thôi.?
Câu 5. Người chiến sĩ trong bài thơ có tình cảm như thế nào đối với quê hương của anh?
Câu 6. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong những câu thơ: Lúc xa nhà nhớ một dáng mây/ Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây/ Một làn khói, một mùi hương trong gió.
Câu 7. Nhận xét về hình ảnh ngọn cỏ và cảm xúc, tình cảm của tác giả thể hiện trong những câu thơ: Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ/ Mọc vô tình trên lối ta đi.
Câu 8. Từ hình ảnh ngọn cỏ quen nắng mưa, làm sao mà giết được,bạn hãy rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân.
Viết (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của bạn về lối sống biết trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống.
———– Hết ———-
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ tên học sinh: ………………………………………………… Số báo danh………………………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC GIANG |
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN 11- THPT (Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang) |
Phần | Câu | Nội dung | Điểm | ||
I |
ĐỌC HIỂU | 6,0 | |||
1 | Thể thơ tự do.
Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm – Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm |
0,5
|
|||
2 | Hình tượng xuyên suốt đoạn thơ: cỏ/cỏ dại.
Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm – Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm |
0,5
|
|||
3 | Trong khổ thơ thứ 3, khi lắng nghe bài hát về khu vườn đầy trái, người dân quân bỗng nghĩ đến một vùng cỏ dại và nhớ về quê hương của anh.
Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời đúng 02 ý: 0,5 điểm – Học sinh trả lời đúng 01 ý: 0,25 điểm |
0,5 | |||
4 | Có thể hiểu những câu thơ như sau:
– Những câu thơ là hiện thực khốc liệt của chiến tranh trên mảnh đất quê hương người chiến sĩ dân quân. Nơi quê hương anh, lẫn vào trong đất chỉ còn là sắt và lửa cháy. Đạn bom, chất lân tinh của kẻ thù đã phá sạch, hủy hoại sự sống ở nơi đây. – Những câu thơ là nỗi xót xa, căm thù của người chiến sĩ khi sự sống của quê hương bị hủy hoại bởi sự tàn ác của kẻ thù xâm lược. Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời đúng 02 ý: 1,0 điểm – Học sinh trả lời đúng 01 ý: 0,5 điểm (Học sinh có câu trả lời với cách diễn đạt tương đương được điểm tối đa khi đúng ý) |
1,0 | |||
5 | Tình cảm của người chiến sĩ đối với quê hương:
– Yêu quê hương tha thiết. – Luôn nhớ về quê hương. – Xót xa khi quê nhà bị tàn phá. – Đau đáu hướng về sự hồi sinh của quê hương. Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời đúng từ 03 – 04 ý: 1,0 điểm – Học sinh trả lời đúng từ 02 ý: 0,75 điểm – Học sinh trả lời đúng 01 ý: 0,5 điểm (Học sinh có câu trả lời với cách diễn đạt tương đương được điểm tối đa khi đúng ý) |
1,0 | |||
6 | – Biện pháp tu từ liệt kê: dáng mây, dòng sông, ngọn núi, rừng cây, làn khói, mùi hương trong gió.
– Tác dụng: + Tạo giọng điệu tha thiết, suy tư + Gợi lên những hình ảnh quen thuộc của quê hương, những hình ảnh gợi thương gợi nhớ vấn vương lòng người đặc biệt trong hoàn cảnh xa nhà, xa quê. + Gợi tình cảm yêu thương, gắn bó sâu sắc với quê hương. Hướng dẫn chấm: – Chỉ ra được các hình ảnh liệt kê: 0,25 điểm – Nêu tác dụng: + Học sinh nêu được 02- 03 tác dụng: 0,75 điểm. + Học sinh nêu được 01 tác dụng: 0,5 điểm. + Học sinh không nêu được tác dụng hoặc trả lời không thuyết phục: 0,0 điểm. |
1,0 | |||
7 | Nhận xét về hình ảnh ngọn cỏ và cảm xúc, tình cảm của tác giả
– Hình ảnh ngọn cỏ hiện lên trong câu thơ: bình dị, nhỏ nhoi, dễ bị quên lãng… – Cảm xúc của tác giả: xót xa trước sự lãng quên, vô tình của con người đối với cỏ dại; nâng niu, trân trọng những ngọn cỏ bé nhỏ, bình dị; gắn bó tha thiết, yêu thương bởi sự gần gũi của cỏ dại với cuộc sống con người… Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời đúng 02 ý: 1,0 điểm. – Học sinh trả lời đúng 01 ý: 0,5 điểm – Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. (Học sinh có câu trả lời với cách diễn đạt tương đương được điểm tối đa khi đúng ý; ở ý thứ 02 chỉ cần học sinh nhận xét được 1/3 ý đã cho điểm tối đa) |
1,0 | |||
8 | Học sinh rút ra bài học phù hợp về lẽ sống tích cực. Có thể là:
– Bài học về ý chí, nghị lực. – Bài học về sự kiên cường. – Bài học về sự dũng cảm. – Bài học về sức sống mãnh liệt. … Hướng dẫn chấm: – Học sinh nêu được bài học phù hợp, diễn đạt thuyết phục, mạch lạc, rõ ý: 0,5 điểm. – Học sinh nêu được bài học phù hợp nhưng diễn đạt còn chung chung, sáo rỗng, chưa rõ ý: 0,25 điểm. |
0,5 | |||
VIẾT | 4,0 | ||||
|
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận
Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. |
0,25 | |||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Lối sống biết trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống. Hướng dẫn chấm: – Học sinh xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,5 điểm. – Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. |
0,5 | ||||
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý: * Giải thích: – Trân trọng: thái độ nâng niu, coi trọng, điều bình dị: những điều nhỏ bé, giản dị xung quanh cuộc sống mỗi con người. – Trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống là thái độ coi trọng, nâng niu, trân quý những điều nhỏ bé, giản dị xung quanh cuộc sống mỗi con người. * Bàn luận: – Vì sao cần trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống? + Cuộc sống là bức tranh muôn màu, là sự tổng hòa của những điều lớn lao và nhỏ bé bình dị, đời thường. Những điều bình dị thuộc về một phần tất yếu của cuộc sống. + Mỗi con người chỉ có duy nhất một lần để sống trên cõi đời, bởi vậy cần trân trọng cuộc sống, mà trước hết là những điều nhỏ bé bình dị xung quanh. – Ý nghĩa của sự trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống + Những điều bình dị xung quanh ta có thể là một nhành cây, ngọn cỏ, một ánh mắt thân thương, một nụ cười ấm áp, một cuộc gặp gỡ bạn bè, một bữa cơm gia đình, một câu nói quan tâm,… Đó là những điều rất giản đơn, bình dị mà con người có thể gặp ở bất cứ đâu trong cuộc sống hàng ngày. + Những điều nhỏ bé là cơ sở, là nền tảng tạo nên những điều lớn lao (muôn triệu giọt nước tạo nên biển cả, muôn vạn cây xanh tạo nên cánh rừng bạt ngàn, những cử chỉ quan tâm tạo nên tình yêu thương gắn kết, những thành tựu vĩ đại được kiến tạo từ những suy nghĩ, hành động… chi tiết, giản đơn nhất…). + Trân trọng những điều bình dị là cách chúng ta thể hiện lòng biết ơn đối với cuộc sống, tạo thêm yêu thương và sự kết nối với cuộc sống đang diễn ra xung quanh, nhìn nhận cuộc đời tích cực, biết mở rộng tâm hồn, đón nhận cảm giác gần gũi, bình yên .… + Khi làm được những điều binh dị nhỏ bé, con người thêm tự tin vào bản thân mình; có động lực để vượt qua khó khăn, thử thách, phát huy hết khả năng tiềm ẩn trong mình để vươn tới những điều lớn lao, cao cả. Đó là khi con người được sống ý nghĩa, nhân văn… * Mở rộng: – Không trân trọng những điều bình dị xung quanh, thờ ơ với thế giới muôn màu sắc của cuộc sống, chúng ta dần trở nên lạc lõng trong chính cuộc sống của bản thân mình. Xem thường những điều bình dị nhỏ bé, chúng ta dần đánh mất đi giá trị của cuộc sống. – Phê phán những người quá mải mê chạy theo những gì lớn lao mà quên mất những điều nhỏ bé trong cuộc sống hàng ngày. – Tuy nhiên, trân trọng những điều bình dị không có nghĩa là bằng lòng với những gì vụn vặt, tầm thường hoặc không bao giờ biết mơ ước tới những điều lớn lao, kì vĩ, có ảnh hưởng tích cực cho cuộc sống của tất cả mọi người. * Bài học: – Nhận thức: cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ. Đừng thờ ơ, cũng đừng vì chạy theo những điều lớn lao mà quên mất những điều bình dị quanh mình. – Biết tìm niềm vui trên cõi sống ngay từ những gì thân quen, trân trọng những gì nhỏ bé, lấy đó làm cơ sở để thực hiện những ước mơ, khát vọng lớn. – Làm điều nhỏ bé: Học tập, rèn luyện, nỗ lực phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội… Hướng dẫn chấm: – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (2,0 điểm – 2,5 điểm). – Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (1,0 điểm – 1,75 điểm). – Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm – 0,75 điểm). (Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật) |
2,5 | ||||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: – Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
0,25 | ||||
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo. |
0,5 | ||||
Tổng cộng (I + II) | 10,0 | ||||
Lưu ý khi chấm bài:
Giáo viên cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng Hướng dẫn chấm.
——————— Hết ———————-