Viết bài văn nghị luận bàn về chủ đề: Các bạn trẻ phản biện ý kiến của lớp người đi trước

  ĐỀ KIỂM HỌC KÌ I

Năm học: 2023-2024

Môn: Ngữ văn 11

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi gồm: 02 trang

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (5.0 điểm)

            Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Áo cũ                                                

Áo cũ rồi, mỗi ngày thêm ngắn

Chỉ đứt sờn màu bạc hai vai

Thương áo cũ như là thương ký ức

Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay.

 

Mẹ vá áo mới biết con chóng lớn

Mẹ không còn nhìn rõ chỉ để xâu kim

Áo con có đường khâu tay mẹ vá

Thương mẹ nhiều con càng yêu áo thêm.

 

Áo đã ở với con qua mùa qua tháng

Cũ rồi con vẫn quý vẫn thương

Con chẳng nỡ mỗi lần thay áo mới

Áo dài hơn thấy mẹ cũng già hơn.

 

Hãy biết thương lấy những manh áo cũ

Để càng thương lấy mẹ của ta

Hãy biết thương những gì đã cùng ta sống

Những gì trong năm tháng trôi qua…

(Lưu Quang Vũ,  Thơ tình, NXB Văn học, 2002)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác đinh thể thơ của bài thơ.

Câu 2 (0.5 điểm): Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ?

Câu 3 (0.5 điểm): Hãy tìm những từ ngữ thể hiện tình cảm của nhân vật trữ tình với chiếc áo cũ?

Câu 4 (0.5 điểm): Vì sao người con lại “không nỡ mỗi lần thay áo mới” ?

Câu 5 (1.0 điểm): Anh/chị có đồng tình với nội dung 2 câu thơ sau không ?

 Hãy biết thương những gì đã cùng ta sống

Những gì trong năm tháng trôi qua.

Câu 6 (1.0 điểm): Ý nghĩa của hình ảnh chiếc áo cũ trong bài thơ ?

Câu 7 (0.5 điểm): Hãy nhận xét về nhân vật người con trong bài thơ.

 Câu 8 (0.5 điểm): Theo anh/chị kí ức có vai trò như thế nào trong đời sống tâm hồn,  tinh thần của con người?

  1. PHẦN LÀM VĂN (5.0 điểm)

            Hãy viết bài văn nghị luận bàn về chủ đề: Các bạn trẻ phản biện ý kiến của lớp người đi trước.

————-Hết————-

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

Năm học 2023-2024

MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(HDC gồm 09 câu trong 04 trang)

 

   
Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC 5.0
1 Thể thơ : Tự do

Hướng dẫn chấm:

-Thí sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm

-Thí sinh trả lời không đúng hoặc không làm bài: không cho điểm

0.5
2 Nhân vật trữ tình: người con.

Hướng dẫn chấm:

-Thí sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm

-Thí sinh trả lời không đúng hoặc không làm bài: không cho điểm

0.5

 

 

3 Những từ ngữ thể hiện tình cảm của nhân vật trữ tình với chiếc áo cũ: thương áo cũ, yêu áo thêm, vẫn quý vẫn thương.

Hướng dẫn chấm:

-Thí sinh trả lời như đáp án:0,5 điểm

-Thí sinh trả lời không đúng hoặc không làm bài: không cho điểm

(Thí sinh có thể chỉ nêu ra các động từ: thương, yêu, quý vẫn cho điểm tối đa)

0.5
4 – Vì : Thay áo mới là con đã lớn. Điều đó đồng nghĩa với việc mẹ phải già đi. Người con không muốn thấy mẹ mình già yếu dù biết đó là quy luật muôn đời của tạo hóa.

Hướng dẫn chấm:

-Thí sinh trả lời như đáp án:0,5 điểm

-Thí sinh trả lời không đúng hoặc không làm bài: không cho điểm

(Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách miễn là phù hợp, có sức thuyết phục và ý tương tự như đáp án vẫn cho điểm tối đa)

0.5
5 –         Thí sinh có thể trả lời theo hướng: Đồng tình hoặc không đồng tình hoặc cả hai.

+ Đồng tình. Vì những gì đã cùng ta sống, những gì trong năm tháng đã qua chính là kỉ niệm, kỉ vật của mỗi chúng ta. Nó gắn liền với những dấu mốc, sự kiện buồn vui, đầy ý nghĩa trong cuộc đời mỗi người. Nó ghi dấu quãng thời gian một đi không trở lại và làm nên kho tàng kí ức, làm nên quá khứ của con người.

+ Không đồng tình. Vì nếu quá yêu thương mà đắm chìm với kỉ niệm của quá khứ sẽ dễ bị lạc lõng giữa hiện tại và không có động lực hướng tới tương lại.

Hướng dẫn chấm:

-Thí sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

– Thí sinh trả lời rõ ràng ý kiến (lựa chọn) của mình (đồng tình hay không hoặc cả hai): 0,25; lí giải thuyết phục cho lựa chọn của mình: 0,75.

-Thí sinh trả lời không đúng hoặc không làm bài: không cho điểm

(Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách miễn là phù hợp, có sức thuyết phục và ý tương tự như đáp án vẫn cho điểm tối đa)

1,0
6 Ý nghĩa của hình ảnh chiếc áo cũ:

–         Kỉ niệm của một thời cuộc sống thiếu thốn, khó khăn trong quá khứ.

–         Biểu tượng cho những nhọc nhằn vất vả, sự tảo tần, chắt chiu và tình yêu thương của người mẹ.

Hướng dẫn chấm:

-Thí sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm.

– Thí sinh trả lời chưa đầy đủ nhưng chạm được 02 ý: 0,75 điểm

– Thí sinh trả lời được 01 trong 02 ý: 0,5 điểm.

-Thí sinh trả lời không đúng hoặc không làm bài: không cho điểm

(Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách miễn là phù hợp, có sức thuyết phục và ý tương tự như đáp án vẫn cho điểm tối đa).

1.0
7 Nhân vật người con trong bài thơ: Là người hiếu thảo, thấu hiểu và yêu thương mẹ; có tâm hồn nhạy cảm; rất trân trọng kỉ niệm.

Hướng dẫn chấm:

-Thí sinh trả lời được 2 ý hoặc như đáp án: 0,5 điểm

– Thí sinh trả lời được 01 trong 03 ý: 0,25 điểm

-Thí sinh trả lời không đúng hoặc không làm bài: không cho điểm

(Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách miễn là phù hợp, có sức thuyết phục và ý tương tự như đáp án vẫn cho điểm tối đa).

0.5
8 –         Kí ức có vai trò  quan trọng trong đời sống tâm hồn, tinh thần của mỗi người. Nó là kho lưu trữ dữ liệu tạo thành nền tảng cho thế giới tinh thần của con người. Không có kí ức, tâm hồn con người nghèo nàn, trống rỗng.

Hướng dẫn chấm:

– Thí sinh trả lời như đáp án:0,5 điểm

-Thí sinh trả lời không đúng hoặc không làm bài: không cho điểm

(Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách miễn là phù hợp, có sức thuyết phục và ý tương tự như đáp án vẫn cho điểm tối đa).

0.5
II   VIẾT 5.0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:  Các bạn trẻ phản biện ý kiến của lớp người đi trước. 0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý:

– Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: Việc thế hệ trẻ không thừa nhận  một cách tuyệt đối, vô điều kiện các ý kiến của người lớn tuổi hơn trong gia đình hoặc ngoài xã hội giờ đây không còn là hiện tượng hiếm hoi. Nó tạo ra các luồng dư luận xã hội khác nhau: đồng tình, phản đối….

– Hoàn cảnh xã hội nảy sinh vấn đề:  Trước kia, trong xã hội phong kiến hiện tượng này hoàn toàn không xuất hiện. Trong quá trình phát triển các nền văn hóa có sự giao thoa tiếp biến lẫn nhau. Tư tưởng bình đẳng, dân chủ từ văn hóa phương Tây được du nhập vào Việt Nam, hiện tượng này trở nên phổ biến và bắt đầu được một bộ phận trong xã hội chấp nhận…..

– Phân tích xem xét vần đề từ nhiều khía canh:

+  Phạm vi hẹp (phản biện ý kiến cha mẹ trong gia đình, thầy cô trong giờ học…), rộng (phản biện các luồng tư tưởng, quan niệm, lối sống của thế hệ đi trước…). Mặt tích cực: giúp cá nhân phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng cần thiết để thích nghi và thành công…; biểu hiện của kiểu tư duy phù hợp với sự phát triển theo hướng khoa học công nghệ, dân chủ, tiến bộ của xã hội hiện đại; thúc đẩy xã hội phát triển….. Mặt tiêu cực: gây nên hiện tương dân chủ quá trớn, thái độ coi thường kinh nghiệm, coi thường thế hệ đi trước hoặc đẩy khoảng cách thế hệ xa hơn…

–  Tuy nhiên việc người trẻ phản biện ý kiến người lớn mâu thuẫn với tư tưởng coi trọng thứ bậc, tôn ti như trong xã hội Việt Nam. Vì thế nó chưa thực sự phổ biến. Mặt khác, một bộ phận giới trẻ “lười hỏi, ngại phản biện” bởi lười tư duy, bởi e ngại bị kì thi, bị cô lập, e ngại làm căng thẳng hoặc xấu đi các mối quan hệ….

– Thế giới thay đổi từng ngày, khoa học công nghệ phát triển từng giờ. Phản biện trở thành lối tư duy phổ biến và quan trọng. Cá nhân sẽ khó thể trưởng thành, chín chắn và mạnh mẽ khi luôn  chỉ biết đồng ý, chấp nhận. Điều ấy có nghĩa là bạn tự tạo ra vùng an toàn cố định và tự cầm tù mình trong đó. Đồng thời kéo theo sự trì trệ của xã hội. Do đó điều quan trọng là tìm ra cách thức phản biện phù hợp để hướng tới thuyết phục được người lớn mà vẫn thể hiện được thái độ tôn trọng, khiêm tốn…..

Hướng dẫn chấm:

–  Lập luận đầy đủ, chặt chẽ, thuyết phục; lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu hoặc trải nghiệm của bản thân: 3,25 – 3,5 điểm.

–  Lập luận tương đối đầy đủ, chưa chặt chẽ, thuyết phục; dẫn chứng tiêu biểu hoặc trải nghiệm của bản thân: 2,5- 3,0 điểm.

–    Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục; có dẫn chứng: 1,75 – 2,25 điểm.

Bài viết lan man, chưa đúng trọng tâm, không có dẫn chứng: 1,0 -1,5     điểm.

Không làm bài/làm lạc đề: không cho điểm.

3.5
    d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính  tả, ngữ pháp.

0.5
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, cuốn hút. 0.5
I+II 10

  Lưu ý chung:

– Đề thi được ra theo hướng mở, giám khảo cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm để cho điểm bài làm của thí sinh.

– Đối với phần II: Cần cân đối về nội dung và hình thức bài làm của thí sinh để cho các mức điểm phù hợp, tránh đếm ý cho điểm.  Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,5.

—————-Hết——————

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *