Đề đọc hiểu + Nghị luận bài thơ Ngày xuân của nhà thơ Anh Thơ

  ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2023 – 2024

         Môn: Ngữ văn – Lớp 11

Ngày thi: …./…./……..

            Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

 

ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

    Đọc văn bản:

Trời hơi lạnh và nắng vàng hơi hửng

Lúa xanh đồng rợn sóng tận chân mây

Vài con én liệng ngang trời lơ lửng,

Từng lũ cò phấp phới đậu rồi bay.

Dọc đường cỏ ven sông cùng trẩy hội,

Những bà già lần hạt nhẩm cầu kinh,

Lũ con gái rộn ràng cười nói, nói

Khoe hàm răng đen nhánh, mắt đa tình.

Cùng mấy cậu áo là, quần lụa mới

Tập lê giầy như tập nhấc chân đi.

Trong khi gió ngang đường tung phấp phới

Giải yếm đào cùng với giải khăn thi.

(Ngày xuân, Anh thơ, Tuyển tập Anh Thơ, NXB Hội nhà văn, 1986, tr.97).

 

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 3. Nêu nhận xét về nhan đề văn bản Ngày xuân.

Câu 4. Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 5. Liệt kê những cảnh vật thiên nhiên gợi tả không khí ngày xuân trong văn bản.

Câu 6. Trong ngày xuân, con người được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu nào?

Câu 7. Hãy chỉ ra và nêu hiệu quả sử dụng của một biện pháp tu từ được thể hiện trong khổ thơ sau:

Dọc đường cỏ ven sông cùng trẩy hội,
Những bà già lần hạt nhẩm cầu kinh,
Lũ con gái rộn ràng cười nói, nói
Khoe hàm răng đen nhánh, mắt đa tình.

Câu 8. Tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì qua văn bản Ngày xuân?

Câu 9. Nêu cảm nhận của anh/chị về một nét đẹp văn hóa trong ngày xuân của người Việt thể hiện ở văn bản trên.

Câu 10. Từ văn bản trên, anh/chị rút ra được thông điệp gì cho bản thân?

LÀM VĂN (4.0 điểm)

Anh/chị hãy viết một bài văn phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật bài thơ Ngày xuân của nhà thơ Anh Thơ

 

 

 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I

Năm học: 2023 – 2024

  Môn: Ngữ văn – Lớp 11

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6.0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 Thể thơ: tám chữ

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời đúng đáp án: 0.5 điểm.

– Học sinh trả lời sai: 0.0 điểm.

0.5
2 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời đúng đáp án: 0.5 điểm.

– Học sinh trả lời sai: 0.0 điểm.

0.5
3 Nhan đề Ngày xuân: Ngắn gọn, gợi mở trực tiếp nội dung của văn bản, góp phần thể hiện chủ đề, cảm hứng chủ đạo của văn bản.

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án hoặc có diễn đạt tương đương, tùy mức độ đạt được: 0.0 – 0.5 điểm.

0.5
4 Nội dung chính của bài thơ: Vẻ đẹp của thiên nhiên, con người và nét đẹp văn hóa làng quê Bắc Bộ khi xuân về.

Hướng dẫn chấm:

HS trả lời như đáp án hoặc có diễn đạt tương đương, tùy mức độ đạt được: 0.0 – 0.5 điểm.

0.5
5 Cảnh vật thiên nhiên gợi tả không khí ngày xuân: Trời hơi lạnh, nắng hơi ửng, lúa xanh đồng, én liệng ngang trời, có phấp phới đậu rồi bay, đường cỏ ven sông

Hướng dẫn chấm:

HS nêu đúng, đủ các hình ảnh, chi tiết: 0.5 điểm

– HS nêu sai, thiếu hoặc viết lại các câu thơ có hình ảnh chi tiết, tùy theo mức độ đạt được: 0.0 – 0.5 điểm

0.5
6 Chi tiết, hình ảnh về con người: Những bà già lần hạt nhẩm cầu kinh; những cô con gái cười nói, khoe răng đen nhánh, mắt đa tình; những cậu áo là, quần lụa mới, tập lê giầy; giải yếm đào, giải khăn thi

Hướng dẫn chấm:

HS nêu đúng, đủ các hình ảnh, chi tiết hoặc viết lại các câu thơ có hình ảnh chi tiết: 0.5 điểm

– HS nêu sai, thiếu, tùy theo mức độ đạt được: 0.0 – 0.25 điểm

0.5
7 Gợi ý: HS có thể chỉ ra và nêu hiệu quả sử dụng của một trong các biện pháp tu từ: liệt kê, đối xứng, điệp từ

– Tác dụng: Nhấn mạnh/làm nổi bật không khí tươi vui, rộn ràng, bình dị, đoàn kết của người dân đồng quê với những nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương; giúp cho diễn đạt của đoạn thơ cụ thể, sinh động, giàu sức gợi hình, gợi cảm.

Hướng dẫn chấm:

– HS chỉ ra được 01 biện pháp tu từ, nêu được hiệu quả sử dụng: 1.0 điểm

– HS chỉ ra được 01 biện pháp tu từ, không nêu được hiệu quả sử dụng: 0.5 điểm

1.0
8 Thái độ, tình cảm của tác giả:

– Trân trọng, tự hào những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc

– Tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, yêu mến nét đẹp văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc.

Hướng dẫn chấm:

HS trả lời như đáp án hoặc gần đúng, có diễn đạt tương đương, tùy mức độ đạt được: 0.0 – 0.5 điểm.

0.5
9 HS nêu cảm nhận về một nét đẹp văn hóa của người Việt xưa:

– Người Việt xưa có cách ăn mặc, phục sức độc đáo, rất riêng.

– Chào đón năm mới trong không khí vui tươi, náo nức với các sinh hoạt, phong tục đậm đà bản sắc như vui chơi, du xuân, trẩy hội, lễ chùa đầu năm

Hướng dẫn chấm:

HS nêu được cảm nhận về một nét đẹp, tùy theo mức độ đạt được: 0.0 – 0.75 điểm

0.75
10 HS rút ra được thông điệp có ý nghĩa với bản thân.

Gợi ý:

– Tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước

– Trân trọng, giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương.

Hướng dẫn chấm:

HS nêu được thông điệp, tùy theo mức độ đạt được: 0.0 – 0.75 điểm

0.75
II   VIẾT 4.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

0.25
b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Ngày xuân của Anh Thơ.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

Học sinh chưa xác định được vấn đề nghị luận: 0,0 điểm.

0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu sau:

3.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Mở bài: Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận.

Hướng dẫn chấm:

– Giới thiệu được vấn đề nghị luận: 0,5 điểm

* Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp:

Đánh giá về nội dung và những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.

Về nội dung:

– Nhan đề: Ngày xuân: ngắn gọn, gợi mở không khí mùa xuân với vẻ đẹp của thiên nhiên và con người.

– Bài thơ là bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp tràn đầy sức sống, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống làng quê Bắc Bộ những ngày đầu năm mới; gửi gắm tình cảm gắn bó thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, với con người và quê hương, đất nước.

+ Thiên nhiên: sống động đầy màu sắc, âm thanh, hương thơm (trời hơi lạnh, nắng hơi ửng, lúa xanh đồng, én liệng ngang trời, có phấp phới đậu rồi bay,…)

+ Con người: tươi vui, hạnh phúc, yêu đời (những bà già lần hạt nhẩm cầu kinh; những cô con gái cười nói, khoe răng đen nhánh, mắt đa tình; những cậu áo là, quần lụa mới, tập lê giầy…); sống hòa hợp với thiên nhiên, nhịp sống chậm rãi, biết vui chơi, tận hưởng trong mùa xuân (trẩy hội, đi lễ…)

– Nhân vật trữ tình: tinh tế, nhạy cảm, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong mùa xuân. Qua đó thể hiện tình cảm yêu mến trân trọng vẻ đẹp cảnh quê và nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc.

– Chủ đề, thông điệp:

Vẻ đẹp tươi mới, đầy sức sống của thiên nhiên và con người trong mùa xuân; tình yêu và sự trân trọng vẻ đẹp văn hóa truyền thống cùng nét đẹp mộc mạc, bình dị của con người.

Về nghệ thuật:

– Bức tranh ngày xuân được gợi tả qua hệ thống hình ảnh gợi cảm, đặc trưng cho cảnh sắc mùa xuân làng quê Bắc Bộ; mạch thơ uyển chuyển, tự nhiên; ngôn từ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh; các biện pháp tu từ đặc sắc (nhân hóa, liệt kê…); vận dụng sáng tạo thể thơ tám chữ; cách gieo vần, ngắt nhịp linh hoạt…

– Bài thơ có nhiều nét mới mẻ, hấp dẫn (so với các bài thơ cùng đề tài, các bài thơ trong thơ ca truyền thống)

*Kết bài: Khái quát, khẳng định lại vấn đề nghị luận.

Hướng dẫn chấm:

Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm

– Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,5 điểm  – 1,75 điểm.

– Trình bày chung chung, chưa rõ: 0,5 điểm – 1,0 điểm

d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.25
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0.25
Tổng điểm 10.0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *