Đề thi cuối kì ngữ văn 11: Hoa cỏ may,NLXH khoảnh khắc của hiện tại

MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ, ĐỀ KHẢO SÁT VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

HỌC KÌ I

MÔN NGỮ VĂN – LỚP 11

TT Kĩ năng Nội dung kiến thức / Đơn vị kĩ năng Mức độ nhận thức  
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng

% điểm

1 Đọc Thơ

 

3 3 1 1 60
Số điểm 1,5 3,0 1,0 0,5 6,0
2 Viết

 

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

 

1* 1* 1* 1* 40
Số điểm 1,0 1,5 1,0 0,5 4,0
Tổng 25% 45% 20% 10% 100
Tỉ lệ chung 70%   30%    

 

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ – LỚP 11

Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 90 phút

Hình thức: Tự luận

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KHẢO SÁTGIỮA HỌC KÌ I

TT Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu

 

Vận dụng Vận dụng cao
1 Đọc hiểu Thơ Nhận biết:

– Nhận biết được phương thức biểu đạt, thể thơ, chi tiết tiêu biểu, đề tài, nhân vật trữ tình trong bài thơ.

– Nhận biết được cấu tứ, hình ảnh, vần, nhịp, những dấu hiệu thể loại của bài thơ.

– Nhận biết được yếu tố tượng trưng (nếu có) trong bài thơ.

– Nhận biết được những biểu hiện của tình cảm, cảm xúc trong bài thơ.

– Nhận biết đặc điểm của ngôn từ nghệ thuật trong thơ.

Thông hiểu:

– Hiểu và lí giải được ý nghĩa giá trị thẩm mĩ của ngôn từ, cấu tứ, hình ảnh, hình thức bài thơ.

– Phân tích, lí giải được vai trò của yếu tố tượng trưng trong bài thơ (nếu có).

– Xác định được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ.

– Lí giải được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua bài thơ.

– Phát hiện và lí giải được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh của bài thơ.

– Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong bài thơ.

Vận dụng:

– Nêu được ý nghĩa hay tác động của bài thơ đối với quan niệm, cách nhìn của cá nhân về những vấn đề văn học hoặc cuộc sống.

– Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ bài thơ.

Vận dụng cao:

– Đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ.

– Đánh giá được ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tương trưng (nếu có) trong bài thơ.

– So sánh được hai văn bản thơ cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau.

– Mở rộng liên tưởng về vấn đề đặt ra trong bài thơ để hiểu sâu hơn bài thơ.

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3 1

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2 Viết  Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

 

 

Nhận biết:

Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.

– Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết.

– Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.

– Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận.

Thông hiểu:

– Giải thích được những khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm.

– Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

– Cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

– Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội.

– Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận.

Vận dụng cao:

– Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

– Vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt lớp 11 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết.

1* 1* 1* 1 câu TL
Tổng   3 2 1 2
Tỉ lệ %   15 15 2 4
Tỉ lệ chung   60 40

*) Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ.

SỞ GD & ĐT NAM ĐỊNH

TRƯỜNG THPT B HẢI HẬU

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

( Đề gồm 02 trang)

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I

Năm học 2023 – 2024

 

Môn:  Ngữ Văn – Lớp 11

(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề)

  1. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản :

HOA CỎ MAY

Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ,
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa.
Tên mình ai gọi sau vòm lá,
Lối cũ em về nay đã thu.

Mây trắng bay đi cùng với gió,
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ.
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ,
Thơ viết đôi dòng theo gió xa.

 

Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,
Ai biết lòng anh có đổi thay?

 

(Thơ Xuân Quỳnh, Kiều Văn chủ biên, NXB Đồng Nai, 1997)

Thực hiện các yêu cầu sau :

Câu 1. (0.5đ) Bài thơ được viết theo thể thơ nào? 

Câu 2. (0.5đ) Xác định đề tài của bài thơ trên.

Câu 3. (0.5đ) Khung cảnh mùa thu được thể hiện qua những hình ảnh nào trong đoạn thơ sau:

Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ,

                         Không gian xao xuyến chuyển sang mùa.

                         Tên mình ai gọi sau vòm lá,

                         Lối cũ em về đã sang thu.

Câu 4. (1.0đ) Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ “Lời yêu mỏng mảnh như màu khói”?

Câu 5. (1.0đ) Bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc gì của nhân vật trữ tình?

Câu 6. (1.0đ) Các từ láy “ngẩn ngơ”, “ xao xuyến” trong 2 câu thơ “Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ,Không gian xao xuyến chuyển sang mùa”. Tác giả nhằm diễn tả điều gì ?

Câu 7. (0.75đ)  Nhận xét của anh/chị về bức tranh thu.

Câu 8. (0.75đ) Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình “em” trong bài thơ. Trình bày từ 5 đến 7 dòng.

  1. VIẾT (4,0 điểm)

Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) với chủ đề: Khoảnh khắc của hiện tại.

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I

Năm học 2023 – 2024

Môn: Ngữ văn lớp 11

Phần Câu Nội dung Điểm  
I   ĐỌC HIỂU 6,0  
  1 Thể thơ 7 chữ 0,5  
2 Đề tài tình yêu 0,5  
3 Các hình ảnh: cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ

(HS trả lời được 2/3 hình ảnh vẫn cho điểm tối đa)

0,5  
4 -Làm cho câu thơ gợi hình, gợi cảm hoặc tạo nhịp điệu cho câu thơ

-Nhấn mạnh tâm trạng lo âu, suy tư của tác giả với những dự cảm về tình yêu tan vỡ.

(Học sinh trả lời tương đương như đáp án vẫn cho điểm tối đa.)

0,5

 

0.5

 
5 Cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến khi đất trời vào thu và những tâm trạng lo âu, trăn trở, dự cảm về hạnh phúc, tình yêu.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1 điểm.

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt hoặc còn thiếu ý: 0,5 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1.0  
6 – Diễn tả những thay đổi: bỡ ngỡ của thiên nhiên vạn vật, thời gian

– Sự lưu luyến của lòng người khi mùa thu đến.

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt hoặc còn thiếu ý: 0,5 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1.0  
7 Bức tranh mùa thu: thơ mộng, mơ màng với vẻ đẹp nhẹ nhàng, êm dịu của thiên nhiên trong tiết trời thu.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,75 điểm.

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt hoặc còn thiếu ý: 0,5 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

0.75  
8 HS có thể đưa ra các nhận xét theo cách hiểu của mình đảm bảo sự thuyết phục hợp lý, có thể nhận xét theo hướng:

– Tâm hồn nhân vật trữ tình “em”: nhạy cảm tinh tế cảm nhận sự đổi thay của thiên nhiên đất trời

– Tâm hồn đa cảm với những dự cảm lo âu tình yêu hạnh phúc tan vỡ

– Khao khát mãnh liệt hạnh phúc giản dị đời thường..

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trình bày được 1 trong 3 đáp án hoặc trả lời tương đương như đáp án: 0.75 điểm.

– Học sinh trình bày có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt hoặc còn thiếu ý: 0,5 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

0,75  
II   VIẾT 4,0
  Viết bài văn nghị luận với chủ đề: Khoảnh khắc của hiện tại. 0,25
  a. Đảm bảo cấu trúc:

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,5
  b. Xác định đúng vấn đề:

Khoảnh khắc của hiện tại.

2,5
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề trong cuộc sống cần bàn luận: Khoảnh khắc của hiện tại.

2. Thân bài: Cần triển khai các ý:

– Bản chất của vấn đề và quan điểm của người viết (Giải thích)

+ Khoảnh khắc: Khoảng thời gian hết sức ngắn

+ Hiện tại: Thời gian đang diễn ra, đối lập với quá khứ và tương lai

->Khoảnh khắc của hiện tại là khoảng thời gian đang diễn ra, rất ngắn…

– Xem xét vấn đề dưới nhiều góc nhìn khác nhau và bàn về những khía cạnh của vấn đề viết: (Phân tích những biểu hiện)

+ Thời gian là sự tiếp nối của vô vàn khoảnh khắc và khoảnh khắc của hiện tại là khoảng thời gian giàu ý nghĩa, quý giá, bởi:

++ Hiện tại sẽ trôi đi rất nhanh, không bao giờ quay lại.

++ Hiện tại là thời điểm để tiếp nối, hiện thực hóa ước mơ của quá khứ và chuẩn bị cho tương lai (vật chất, tinh thần,…)

++ Hiện tại hôm nay sẽ trở thành quá khứ của ngày mai, vì thế những suy nghĩ, hành động, sáng tạo,…trong hiện tại sẽ quyết định “chỗ đứng” của mỗi người.

++ Nếu không có những khoảnh khắc của hiện tại thì sẽ không có tương lai…

+ Trân trọng hiện tại, sống hết mình cho mỗi phút giây trong hiện tại là điều quan trọng nhất để cuộc sống có ý nghĩa, tìm được hạnh phúc đích thực. Và như vậy chúng ta sẽ không bao giờ hối tiếc, không bao giờ phải dằn vặt, day dứt vì những điều đã qua.

– Ý nghĩa  đối với cá nhân và cộng đồng:

+ Nâng cao nhận thức về ý nghĩa cuộc đời

+ Trân quý nhưng khoảnh khắc thời gian của cuộc sống hiện tại

+ Sống trọn vẹn từng phút giây để không phải hối tiếc

Bàn luận vấn đề từ góc nhìn trái chiều:

+ Nếu không biết trân trọng hiện tại thì cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa, tương lai mờ mịt,…

+ Sống cho hiện tại nhưng cũng không được quên quá khứ bởi “với quá khứ người ta xây dựng tương lai”, lãng quên quá khứ ta sẽ trở thành kẻ lạc loài, vô ơn, khó có thể trưởng thành; đồng thời chúng ta cũng cần tích cực hành động để xây dựng tương lai vì tương lai ngày mai sẽ là hiện tại hôm nay…

+ Phê phán những người thờ ơ với quá khứ, ảo tưởng về tương lai và vô trách nhiệm với hiện tại,…

3. Kết bài: Rút ra ý nghĩa của việc bàn luận vấn đề

Hướng dẫn chấm:

– Viết đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm – 2,5 điểm.

– Viết đầy đủ nhưng có ý còn chưa rõ: 1,25 điểm – 1,75  điểm.

– Viết chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 1,0 điểm.                                                                                            

0,25
  d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5
Tổng điểm 10.0

——————— Hết ————————-

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *