TRƯỜNG THPT CHUYÊN
BẮC GIANG |
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ XIV, NĂM HỌC 2022 – 2023 |
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
(Đề thi có 01 trang)
|
MÔN THI: NGỮ VĂN 10
Ngày thi: 15/7/2023 Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) |
Câu 1. Nghị luận xã hội (8.0 điểm)
Hình 1. Gương chiếu hậu ô tô Hình 2: Gương chiếu hậu xe máy
Lấy cảm hứng từ hình ảnh gương chiếu hậu, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận có chủ đề:
NHÌN VÀO GƯƠNG CHIẾU HẬU TRÊN HÀNH TRÌNH CUỘC SỐNG
Câu 2. Nghị luận văn học (12.0 điểm)
Về tác phẩm văn học, học giả Nguyễn Duy Cần [1] chiêm nghiệm:
Muốn chịu nổi sự thử thách của thời gian, tác phẩm phải được đặt trên những giá trị vĩnh cửu và tác giả cũng phải có điều gì muốn nói với kẻ đồng thời.
(Theo Để thành nhà văn – Nguyễn Duy Cần, NXB Trẻ, 2021, tr.15)
Anh/chị hiểu ý kiến trên thế nào? Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, hãy bình luận ý kiến trên.
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
BẮC GIANG
(HDC gồm 03 trang) |
HDC ĐỀ THI HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 10 Ngày thi: 15/07/2023 |
||
Câu | Ý | Nội dung | Điểm |
1 | Nhìn vào gương chiếu hậu trên hành trình cuộc sống… | 8.0 | |
Yêu cầu về kĩ năng | |||
– Nắm chắc các thao tác làm bài nghị luận xã hội.
– Biết vận dụng dẫn chứng thực tế một cách linh hoạt. – Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn gợi cảm… |
|||
Yêu cầu về kiến thức | |||
a | Giải thích | 1.0 | |
– Gương chiếu hậu trong thực tiễn đời sống: Là thiết bị được gắn trên một số loại phương tiện giao thông (xe máy, ô tô, tàu hỏa…), cho phép người lái xe có thể quan sát được phía sau mà không cần quay đầu lại.
– Nhìn vào gương chiếu hậu trên hành trình cuộc sống gợi liên tưởng đến việc con người nhìn nhận, suy ngẫm về những gì đã trải qua trong cuộc đời. |
|||
b | Bàn luận | 6.0 | |
* Sự cần thiết nhìn vào gương chiếu hậu trên hành trình cuộc sống…
– Giúp con người kết nối với quá khứ, giữ liên hệ với những gì đã qua. Việc nhìn lại, giúp hành trình sống của con người không phải là sự cuốn chiếu mà là sự nối dài những trải nghiệm. Người biết nhìn lại quá khứ cũng là những người có đạo đức, nghĩa tình, trách nghiệm, thủy chung… – Giúp con người nhìn lại hành trình đã qua: + Để tự hào về những gì đã đạt được, lấy đó làm động lực cho hành trình sắp tới. + Để rút kinh nghiệm cho hành trình sắp tới. – Dựa trên mối quan hệ nhân quả, việc nhìn lại quá khứ còn có thể giúp con người phán đoán, đưa ra những dự báo chính xác cho hiện tại và tương lai. (HS lấy dẫn chứng phù hợp để chứng minh) * Không phải gương chiếu hậu lúc nào cũng giúp ích cho con người… – Nếu quá chú ý đến việc nhìn gương chiếu hậu, con người có thể bị phân tâm, mất kiểm soát ở hiện tại. Gương chiếu hậu khi đó có thể khiến con người lạc lối, sai lầm, vấp ngã trong cuộc đời. – Nhìn gương chiếu hậu không đúng cách, không phù hợp với hoàn cảnh… cũng có thể khiến con người càng thêm mông lung, mơ hồ về cuộc sống. |
|||
c | Mở rộng, nâng cao | 1.0 | |
– HS thấy được ý nghĩa của gương chiếu hậu trên hành trình cuộc sống.
– Rút ra được những bài học về cách sống phù hợp. – Phê phán những người có lối sống thực dụng, dễ bội bạc với quá khứ hoặc quá mải mê, đắm chìm trong đó. |
|||
2 | Muốn chịu nổi sự thử thách của thời gian, tác phẩm phải được đặt trên những giá trị vĩnh cửu và tác giả cũng phải có điều gì muốn nói với kẻ đồng thời. | 12.0 | |
I. Yêu cầu chung – Bài viết đảm bảo bố cục 3 phần: Mở, Thân, Kết. – Biết vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận trong quá trình viết bài; diễn đạt mạch lạc, trong sáng, giàu cảm xúc. – HS có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau, nhưng về cơ bản cần làm sáng tỏ yêu cầu của đề, phần kiến thức lý luận và chứng minh qua tác phẩm cụ thể cần có sự thống nhất chặt chẽ. |
|||
II. Yêu cầu cụ thể | |||
a | Giải thích | 2.0 | |
– giá trị vĩnh cửu: giá trị có ý nghĩa lâu dài, muôn thuở, phổ quát.
– điều tác giả nói với kẻ đồng thời: là những lời nhắn gửi của tác giả hướng tới những người đương thời, liên quan đến những vấn đề đang xảy ra trong cuộc sống. Nói khác đi, đó là những giá trị cấp thiết mà tác phẩm văn học có thể mang lại cho cuộc sống ở thời đại mà nó ra đời. – Ý kiến thể hiện quan niệm của Nguyễn Duy Cần về điều kiện làm nên sức sống của tác phẩm văn học: Để trường tồn tác phẩm phải vừa có giá trị tức thời, vừa chứa đựng những ý nghĩa lâu bền, muôn thuở. |
|||
b | Bàn luận | ||
b.1. Cơ sở lý luận | 3.0 | ||
Tác phẩm văn học muốn trường tồn phải đồng thời có cả giá trị tức thời và giá trị vĩnh cửu.
– Tác phẩm văn học muốn không chết yểu thì trước hết tác giả phải nói được điều gì đó với kẻ đồng thời. Tức là tác phẩm phải hướng tới những người đương thời, giúp ích cho cuộc sống của họ. + Đối tượng của văn học là toàn bộ hiện thực đời sống khách quan, trong đó những vấn đề đang xảy ra luôn là một mảng hiện thực quan trọng, khơi nguồn cảm hứng cho người nghệ sĩ sáng tạo. Do đó, bất cứ tác phẩm nào cũng là “những trang văn soi bóng thời đại mà nó ra đời” (Tô Hoài), là tiếng lòng của nhà văn kết nối với những “kẻ đồng thời”. + Nhiệm vụ của văn học là cải tạo hiện thực cuộc sống. Trách nhiệm của nhà văn là phải nắm bắt những vấn đề nhức nhối của thời đại mình, bày tỏ những suy tư, đưa ra kiến giải để cải tạo xã hội theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Một trong những yêu cầu quan trọng với tác phẩm văn học chính là giá trị phục vụ nhân sinh, mà trước hết là phục vụ nhu cầu tinh thần của con người trong thời đại mà nhà văn đang sống. – Tác phẩm văn học muốn vượt qua thử thách của thời gian; ngoài ý nghĩa tức thời, phải được đặt trên chân đế là những giá trị vĩnh cửu. + Là một hoạt động sáng tạo giá trị tinh thần, lấy ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng… văn học có ưu thế riêng trong phản ánh và tác động đến tâm hồn con người. Tác phẩm văn học hay, phải là tác phẩm có tác động sâu xa, mang đến ý nghĩa lâu dài với con người ở nhiều thời đại, dân tộc… + Với nhà văn, ngoài việc “phải là một thứ côn trùng lấy cái râu mà thăm dò không khí thời đại” thì nhà văn tầm cỡ “phải ngụp sâu vào dân tộc mình, nhân dân mình” (Nguyễn Minh Châu). Thậm chí nhà văn phải là người đại diện cho lương tri nhân loại. Do đó, một tác phẩm thực sự có giá trị phải là tiếng lòng của nhà văn hướng tới muôn đời. |
|||
b.2. Cơ sở thực tiễn | 6.0 | ||
HS bằng trải nghiệm văn học của mình, lựa chọn tác phẩm và phân tích những khía cạnh phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề.
– Lựa chọn tác phẩm: HS chọn được tác phẩm phù hợp – tác phẩm đã vượt qua sự thử thách của thời gian (có độ lùi thời gian đủ để kiểm chứng giá trị của tác phẩm với bạn đọc, với văn học và cuộc sống) – Phân tích tác phẩm: + Tác phẩm thể hiện những giá trị cấp thiết với thời đại nó ra đời thế nào? (phản ánh hiện thực xã hội đương thời thế nào? nâng cao nhận thức gì cho con người trong bối cảnh xã hội đó? có định hướng, hé mở giải pháp nào cho người đương thời về những vấn đề nhức nhối của thời đại họ không?…) + Tác phẩm thể hiện những giá trị phổ quát, mang ý nghĩa lâu dài thế nào? (đâu là vấn đề có ý nghĩa bền vững, giúp ích cho con người ở mọi nơi, mọi thời?) + Những yếu tố nghệ thuật giúp tác phẩm thể hiện được cả giá trị cấp thiết và giá trị vĩnh cửu? |
|||
c | Mở rộng, liên hệ | 1.0 | |
– Mối quan hệ giữa hai giá trị ở những tác phẩm văn học chân chính:
+ Không tách rời mà hòa hợp, gắn bó mật thiết với nhau; ẩn trong thế giới hình tượng của tác phẩm văn học. + Hai giá trị này nâng đỡ, bổ trợ cho nhau làm nên sức hấp dẫn và sức sống lâu dài của tác phẩm văn học: Nếu giá trị tức thời của tác phẩm là điểm thu hút độc giả, thì những vấn đề mang giá trị phổ quát, lâu bền mới thực sự làm nên sức sống muôn đời của văn chương. – HS rút ra những bài học phù hợp với nhà văn và bạn đọc. |
|||
Tổng điểm | 20.0 |
[1] Nguyễn Duy Cần (1907-1998), hiệu Thu Giang: Là một học giả, nhà văn, nhà biên khảo và trước tác nổi tiếng.