Đề kiểm tra cuối kì lớp 11 Cánh Diều : Mẹ của anh, Xuân Quỳnh

BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I, KHỐI 11 

Mục đích: 

Chia sẻ đề bài, dàn ý và bài viết tham khảo về đề kiểm tra học kì I, lớp 11 NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH theo đúng DÀN Ý HƯỚNG DẪN 

– Nội dung: ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I K11 

BỘ CÁNH DIỀU 

Đề bài 

ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: (Trắc nghiệm) 

      Phải đâu mẹ của riêng anh

Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi

      Mẹ tuy không đẻ không nuôi

Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong.

      Ngày xưa má mẹ cũng hồng

Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau

      Bây giờ tóc mẹ trắng phau

Để cho mái tóc trên đầu anh đen.

      Đâu con dốc nắng đường quen

Chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần

     Thương anh thương cả bước chân

Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao.

     Lời ru mẹ hát thuở nào

Chuyện xưa mẹ kể lẫn vào thơ anh

      Nào là hoa bưởi hoa chanh

Nào câu quan họ mái đình cây đa.

      Xin đừng bắt chước câu ca

Đi về dối mẹ để mà yêu nhau

      Mẹ không ghét bỏ em đâu

Yêu anh em đã là dâu trong nhà.

      Em xin hát tiếp lời ca

Ru anh sau nỗi lo âu nhọc nhằn

      Hát tình yêu của chúng mình

Nhỏ nhoi giữa một trời xanh khôn cùng.

      Giữa ngàn hoa cỏ núi sông

Giữa lòng thương mẹ mênh mông không bờ

      Chắt chiu từ những ngày xưa

Mẹ sinh anh để bây giờ cho em.

(Mẹ của anh, Xuân Quỳnh, in trong Tự hát, NXB Tác phẩm mới, 1984)

Đề 1: Trắc nghiệm + Tự luận 

Lựa chọn đáp án đúng (Mỗi câu 0.5 điểm):  

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Bảy chữ C. Song thất lục bát
B. Lục bát D. Tự do

Câu 2. Đối tượng được nhắc đến nhiều nhất trong bài thơ là:

A. Người mẹ C. Người anh
B. Người cha D. Người em

Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai dòng thơ:

“Thương anh thương cả bước chân

Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao” ?

A. Nhân hóa C. Điệp từ ngữ
B. Hoán dụ D. So sánh

Câu 4. Chủ thể trữ tình trong bài thơ là:

A. Người mẹ C. Người con dâu
B. Người con trai D. Chủ thể ẩn

Câu 5. Dòng thơ nào sau đây nói về nỗi vất vả của người mẹ?

A. Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong C. Nhỏ nhoi giữa một trời xanh khôn cùng
B. Chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần D. Mẹ sinh anh để bây giờ cho em

Câu 6. Chủ thể trữ tình bộc lộ tình cảm gì đối với người mẹ?

A. Lo lắng C. Nhớ nhung
B. Biết ơn D. Tiếc nuối

Câu 7. Chủ thể trữ tình hiện lên trong bài thơ là một người như thế nào?

A. Là một người đảm đang C. Là một người giàu tình cảm
B. Là một người vất vả D. Là một người nhân hậu

 

Trả lời câu hỏi:  

Câu 8 (0.5điểm): Sau khi đọc bài thơ trên, Anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân?

Câu 9 (1.0 điểm): Nêu ý nghĩa của bài thơ?

Câu 10 (1.0 điểm): Anh/chị có suy nghĩ gì về công ơn của người mẹ?

 

Đề 2: Tự luận 

Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là gì?

Câu 3: Cho biết nội dung chính của văn bản trên?

Câu 4: Xác định nhân vật trữ tình qua văn bản trên

Câu 5: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong hai dòng thơ:

“Thương anh thương cả bước chân

Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao”?

Câu 6: Nêu bài học từ văn bản trên

LÀM VĂN (4,0 điểm)

 Nghị luận văn học về một bài thơ mẹ của anh của Xuân Quỳnh

Hướng dẫn đáp án chi tiết 

Đề 1: Trắc nghiệm + Tự luận

 

ĐỌC – HIỂU

Đề 1: Trắc nghiệm + Tự luận 

Câu 1 2 3 4 5 6 7
ĐÁP ÁN B A D C B B C

Câu 8 (0.5điểm): Sau khi đọc bài thơ trên, Anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân?

Học sinh được tự do rút ra bài học, miễn là tích cực và liên quan đến nội dung bài thơ. Tham khảo:

– Lời khuyên về cách sống, cách cư xử: biết ơn cha mẹ và những người có ơn với mình; Sống phải có lòng yêu thương

– Người phụ nữ Việt Nam hiện lên trong thơ Xuân Quỳnh thật đẹp.

Câu 9 (1.0 điểm): Nêu ý nghĩa của bài thơ?

Ý nghĩa của bài thơ:

* Qua lời tâm sự của nhân vật “em” đối với “anh”, bài thơ thể hiện:

– Sự thấu hiểu và tình yêu thương, quý trọng của người con dâu dành cho mẹ của chồng.

– Vẻ đẹp đáng quý của người mẹ Việt Nam: vất vả, tảo tần, giàu đức hi sinh…

* Vẻ đẹp tâm hồn của Xuân Quỳnh – người phụ nữ giàu tình cảm, có đời sống nội tâm sâu sắc; Đặc điểm thơ Xuân Quỳnh: tâm tình thủ thỉ, nhẹ nhàng của một tâm hồn đa cảm, giàu yêu thương.

Câu 10 (1.0 điểm): Anh/chị có suy nghĩ gì về công ơn của người mẹ?

Suy nghĩ về công ơn của mẹ:

– Mẹ là người sinh thành, có công dưỡng dục con nên người.

– Mẹ là người che chở, hy sinh, yêu thương vô điều kiện để cho con có cuộc sống tốt đẹp nhất; nâng đỡ con khi vấp ngã hay phạm sai lầm trong cuộc đời.

 

Đề 2: Tự luận

Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

Gợi ý: Lục bát

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là gì?

Gợi ý: Biểu cảm

Câu 3: Cho biết nội dung chính của văn bản trên?

Gợi ý:

– Tình cảm yêu thương của người con dành cho mẹ

– Sự biết ơn của con dành cho mẹ

Câu 4: Xác định nhân vật trữ tình qua văn bản trên

Gợi ý: Người con

Câu 5: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong hai dòng thơ:

“Thương anh thương cả bước chân

Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao”?

Gợi ý:

– Biện pháp tu từ so sánh:

“Bước chân và Giống bàn chân mẹ”

– Biện pháp tu từ này làm cho lời thơ trở nên sinh động hấp dẫn có hồn nhấn mạnh đến tình cảm yêu thương của người con dành cho mẹ qua đó thể hiện thái độ biết ơn, sự chân thành của người con đến với người mẹ.

Câu 6: Nêu bài học từ văn bản trên

Gợi ý:

– Bài học: Biết ơn mẹ

– Lí giải:

+ Đây là bài học có ý nghĩa nhất đối với em vì nó giúp cho em hiểu được rằng là con người thì cần phải biết ơn mẹ của mình bởi công sinh công dưỡng dục.

+ Đây là bài học không chỉ có nghĩa đối với em mà còn có ý nghĩa với tất cả mọi người.

LÀM VĂN

(Đảm bảo các luận điểm cơ bản dưới đây, yêu cầu hướng dẫn chi tiết)

Mở bài: 

– Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh là nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại.

Tác giả có một phong cách nghệ thuật độc đáo là nhà thơ nữ chuyên viết về hình ảnh người phụ nữ. Và sự nghiệp văn học lớn lao.

– Tác phẩm: Bài thơ “Mẹ của anh” của nhà thơ Xuân Quỳnh đã làm rơi nước mắt và vui lòng biết bao bà mẹ chồng Việt Nam bởi sự thấu hiểu và yêu quý của con dâu dành cho mẹ của chồng. Tác phẩm được sáng tác trước khi Xuân Quỳnh về làm dâu bà Vũ Thị Khánh (mẹ của cố nhà thơ Lưu Quang Vũ) năm 1973.

– Nêu yếu tố nổi bật sẽ phân tích, đánh giá: là sự kính trọng, biết ơn và thương yêu của Xuân Quỳnh dành cho mẹ của người thương.

Thân bài:

* Nêu các điểm nổi bật về nội dung, ý nghĩa tác phẩm, hcst… 

– Nội dung: là sự kính trọng, biết ơn và thương yêu của Xuân Quỳnh dành cho mẹ của người thương.

– Ý nghĩa tác phẩm: bài thơ là lời thủ thỉ tâm tình như lời ru, với giai điệu chủ đạo là ngợi ca, tự hào và biết ơn mẹ. Mẹ sinh anh để bây giờ cho em.

– Tác phẩm được sáng tác trước khi Xuân Quỳnh về làm dâu bà Vũ Thị Khánh (mẹ của cố nhà thơ Lưu Quang Vũ) năm 1973.

* Phân tích cái hay, cái đẹp:

– Nội dung:

+ Sự kính trọng, biết ơn và thương yêu của Xuân Quỳnh dành cho mẹ của người thương.

+ Nhà thơ còn hiểu rõ mẹ là người ảnh hưởng rất lớn đến người mình yêu.

– Nghệ thuật: nghệ thuật được Xuân Quỳnh sử dụng điêu luyện trong bài thơ. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã sử dụng những từ ngữ vô cùng tinh tế, đậm chất trữ tình để viết về mẹ người yêu cùng với đó là những câu văn gợi tả cảm xúc cũng như so sánh để thấy được nhà thơ biết ơn mẹ của người yêu như thế nào?

* Đánh giá (Nhận xét, bình luận), nâng cao, mở rộng. 

– Tác giả đã thành công về nội dung là sự biết ơn và thương yêu của Xuân Quỳnh dành cho mẹ.

– Tác giả đã thành công về nghệ thuật.

Kết bài: 

– Giá trị nội dung và nghệ thuật đã làm lên thành công của tác phẩm.

– Cảm xúc yêu thương trân trọng đối với tình cảm của nhà thơ Xuân Quỳnh dành cho mẹ.

Bài viết tham khảo:

 

Ai yêu thích những lời thơ ngọt ngào và da diết chắc hẳn cái tên Xuân Quỳnh không còn xa lạ với ai yêu thơ. Tác giả Xuân Quỳnh là nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, tác giả có một phong cách nghệ thuật độc đáo và là nhà thơ nữ chuyên viết về hình ảnh người phụ nữ có sự nghiệp văn học lớn lao. Bài thơ Mẹ của anh của Nhà thơ Xuân Quỳnh đã làm rơi nước mắt và vui lòng biết bao bà mẹ chồng Việt Nam với sự thấu hiểu và yêu quý của con dâu dành cho mẹ chồng. Tác phẩm sáng tác khi nhà thơ Xuân Quỳnh về làm dâu bà Vũ Thị Khánh mẹ của nhà thơ Lưu Quang Vũ vào năm 1973. Bài thơ là sự kính trọng biết ơn và thương yêu của Xuân Quỳnh dành cho mẹ.

Nội dung của bài thơ mẹ của anh là sự kính trọng biết ơn thương yêu của Xuân Quỳnh dành cho mẹ của người thương. Ngay từ đầu bài thơ thi sĩ đã bộc lộ sự biết ơn mẹ một cách trực tiếp qua bốn câu thơ:

Phải đâu mẹ của riêng anh

Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi

Mẹ tuy không đẻ không nuôi

Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong.

Nhà thơ khẳng định rằng người sinh ra và nuôi anh lớn nhưng không phải là mẹ của riêng anh đâu mà làm mẹ của em nữa, mẹ làm mẹ của chúng mình. Tuy mẹ không sinh ra em và nuôi em khôn lớn nhưng ơn nghĩa mẹ dành cho em cũng sâu nặng không kém với người mẹ sinh em ra, đến suốt đời không trả hết được. Rồi nhà thơ Xuân Quỳnh thấu hiểu những khó khăn vất vả của mẹ người mình yêu, từ đó thể hiện sự kính trọng tôn vinh những hi sinh nhọc nhằn của mẹ để nuôi người mình yêu khôn lớn để mình gặp được và yêu thương. Xuân Quỳnh biết được trước kia má mẹ cũng hồng vì đã gặp phụ nữ chắc hẳn không ai là không yêu cái đẹp cả. Nhưng từ khi có anh mẹ đã không còn quan tâm đến vẻ ngoài của mình nữa. Mẹ thức lo cho anh từng cơn đau đớn tóc mẹ cũng dần bạc đi còn tóc anh thì đen mẹ chịu khó tần tạo để cho anh được lớn lên đủ đầy. Biết được hết sự hi sinh của mẹ nên nhà thơ Xuân Quỳnh vô cùng yêu thương mẹ anh, yêu anh yêu cả bước chân vì chân anh có hình bóng như chân mẹ ngày xưa ngược xuôi ngang dọc nuôi anh lên người.

Không chỉ vậy Nhà thơ còn hiểu rõ mẹ của người ảnh hưởng rất lớn đến người mình yêu nhờ có mẹ mà người mình yêu trở nên ưu tú sáng tác đồ ra những câu văn câu thơ đong đầy tình cảm gắn liền với hình ảnh quê hương đất nước sự hi sinh của mẹ to lớn đến như vậy nên nhà thơ hy vọng người mình yêu đừng lừa dối mẹ để yêu mình mà hãy để tình yêu của mình được thể hiện một cách chân thật quang minh chính đại trước mặt mẹ Xuân Quỳnh còn vô cùng tinh tế và sâu sắc khi so sánh tình yêu của mình và người thương vô cùng nhỏ bé trước bến bờ. Tình yêu của mẹ từ đó nhà thơ thể hiện sự trân trọng thấu hiểu biết ơn và yêu quý vô cùng với mẹ của người yêu.

Làm nên thành công của bài thơ Mẹ Của Anh không chỉ nhờ vào nội dung đặc sắc cảm động mà còn nhờ vào nghệ thuật được Xuân Quỳnh sử dụng điêu luyện trong bài thơ. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã sử dụng những từ ngữ vô cùng tinh tế đậm chất trữ tình để viết về mẹ người yêu của mình. Cùng với đó là những câu văn gợi tả cảm xúc cũng như so sánh để thấy được nhà thơ biết ơn mẹ của người yêu như thế nào?

Tác giả đã thành công về nội dung là sự biết ơn và thương yêu của Xuân Quỳnh dành cho mẹ phải đâu mẹ của riêng anh tạo sự gần gũi yêu thương vô cùng to lớn xóa đi khoảng cách mẹ chồng nàng dâu giọng điệu ấm áp đầy gần gũi câu thơ tự nhiên và đầy ý nghĩa đã tạo nên thành công cho từng lời thơ thể hiện được tâm hồn của người nghệ sĩ đa cảm khi tác giả sử dụng nghệ thuật để nói lên tình cảm của mình tác giả thành công về nghệ thuật trong việc sử dụng các biện pháp tu từ so sánh lọc từ thương đầy tinh tế góp phần tạo nên sự sống động của bài thơ nhấn mạnh nỗi nhớ thương tình cảm đầm ấm thương anh thương cả bước chân với thể thơ lục bát quen thuộc tạo nên sự hấp dẫn và dễ hiểu chạm đến Trái tim của người yêu thơ ca Xuân Quỳnh có thể nói mẹ của anh là một tác phẩm nổi bật và xuất sắc cả về nội dung và nghệ thuật thể hiện tài năng xuất chúng của nữ sĩ Xuân Quỳnh.

Bài thơ mẹ của anh là một bài thơ đặc biệt trong nền văn học Việt Nam với nội dung và nghệ thuật đặc sắc. Đọc bài thơ chúng ta thấy biết ơn yêu quý phải trân trọng mẹ của mình hơn cũng như câu nói “yêu nhau yêu cả đường đi” khi yêu một người nào đó chúng ta phải biết cả những người thân yêu của họ mới đúng là chữ yêu. Đúng như có người nói tác phẩm xuất sắc là tạo dư âm trong lòng người đọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *