Viết bài văn thuyết minh tổng hợp lớp 11 Cánh Diều, văn bản Hội Gióng

VIẾT BÀI THUYẾT MINH TỔNG HỢP

Đề bài: (Theo ma trận của Bộ giáo dục)

ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: (Trắc nghiệm)

Hội Gióng – Lễ hội tưởng nhớ vị anh hùng đánh thắng giặc Ân

Sự hấp dẫn của Hội Gióng trước hết phải kể đến ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước, truyền thống võ công, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

Là một trong bốn vị “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt, Thánh Gióng gắn liền với truyền thuyết cậu bé làng Phù Đổng đánh thắng giặc Ân, đem lại thái bình cho đất nước.

Tục truyền rằng, sau khi đánh tan quân giặc, ngài phi ngựa tới chân núi Sóc, cởi bỏ giáp trụ rồi cưỡi ngựa sắt bay về trời. Có thể nói đó là một trong những hình tượng đẹp đẽ và hào hùng nhất trong kho tàng truyền thuyết Việt.

Để tưởng nhớ công đức của ngài, tại chân núi Sóc, nơi Thánh Gióng dừng ngựa trước khi bay về trời, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ và mở hội hàng năm từ ngày mùng 6 đến ngày mồng 8 tháng Giêng Âm lịch. Quần thể khu di tích đền Sóc, thuộc thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. bao gồm 6 công trình: đền Hạ (tức đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (tức đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia. Trong đó, đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức lễ hội với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như lễ mộc dục; lễ rước; lễ dâng hương; lễ hóa voi và ngựa…Hội Gióng đền Sóc Sơn là một lễ hội lớn hàng năm với sự tham gia của nhiều làng lân cận trong vùng và được người dân chuẩn bị từ rất sớm.

Ngay từ khoảng 2-3 tuần trước ngày khai hội, những thôn tham gia lễ hội đã bắt đầu rục rịch các công việc chuẩn bị. Theo như nội dung được ghi trên mặt bia số 6 của bia 8 mặt thì sự phân công rước các lễ vật trong lễ hội của các làng được phân bổ theo thứ tự như Thôn Vệ Linh (xã Phù Linh) – rước giò hoa tre; Thôn Dược Thượng (xã Tiên Dược) – rước voi; Thôn Đan Tảo (xã Tân Minh) – rước trầu cau; Thôn Đức Hậu (xã Đức Hoà) – rước ngà voi; Thôn Yên Sào (xã Xuân Giang) – rước cỏ voi; Thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) – rước tướng. Ngày nay, trong lễ hội đền Sóc còn có thêm biểu tượng rước ngựa Gióng của thôn Phù Mã (xã Phù Linh) và rước cầu húc của thôn Xuân Dục (xã Tân Minh). Đêm mồng 5 Tết, nghi lễ mộc dục (tắm tượng) được tiến hành ở đền Thượng. Tảng sáng ngày mồng 6, sau ba hồi trống nổi lên từ đền Thượng thì lễ hội Gióng chính thức bắt đầu. Nhân dân 8 thôn làng quanh Khu di tích đền dâng các lễ vật đã được chuẩn bị chu đáo lên Đức Thánh, cầu mong ngài phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Mở đầu lễ hội, cây giò hoa tre được rước vào đền Thượng và thực hiện nghi lễ tiến. Sau khi làm lễ xong, giò hoa tre được rước xuống đền Trình. Tại đây diễn ra trò cướp lộc với mong muốn được nhiều may mắn trong năm cho mỗi người dự lễ. Sang ngày mùng 7 chính hội (ngày thánh hóa theo truyền thuyết). Một trong những tục độc đáo của lễ hội đền Sóc là tục chém tướng của thôn Yên Tàng, gồm có phần rước đồng thời diễn tả lại việc Thánh Gióng chém 3 tướng giặc Ân cuối cùng ở chân núi Vệ Linh trước khi bay về trời.Cùng với các nghi lễ cúng tế, ở khu vực bên ngoài còn diễn ra các trò chơi dân gian rất sôi nổi. Đến chiều ngày mùng 8, ngày cuối của lễ hội là lễ hóa các mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội (voi chiến và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng chống giặc Ân, bảo vệ non sông bờ cõi

Sau lễ hội đền Sóc, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, các lễ hội ở các địa phương lân cận liên quan đến đức Thánh Gióng sẽ lần lượt diễn ra, mà điểm nhấn là lễ hội Phù Đổng (xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội), nơi sinh thành của đức Thánh Gióng, mở hội vào ngày mồng 9 tháng Tư âm lịch.

Người xã Phù Đổng vẫn truyền nhau câu ca dao: “Ai ơi mùng Chín tháng Tư/ Không đi hội Gióng cũng hư mất đời…” Khác với Hội Gióng đền Sóc, Hội Gióng Phù Đổng là một “hội trận,” vừa thể hiện tinh thần chống giặc ngoại xâm của người Việt cổ, vừa thể hiện mong ước “Quốc thái dân an” của nhân dân. Lễ hội Gióng được cử hành trong một không gian rộng lớn dài khoảng 3km gồm đền Thượng, đền Mẫu (thờ mẹ Gióng) và chùa Kiến Sơ…

Hội bắt đầu từ ngày mồng 6/4 đến 12/4 (âm lịch). Trong những ngày 6-8/4 dân làng tổ chức lễ rước cờ tới đền Mẫu, rước cơm chay lên đền Thượng. Ngày chính hội (9/4) có lễ rước kiệu võng từ đền Mẫu lên đền Thượng và tổ chức hội trận (diễn lại trận phá giặc Ân). Ngày mồng 10 làm lễ duyệt quân tạ ơn Gióng. Ngày 11 là lễ rửa khí giới. Ngày 12 lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất. Cuối cùng là lễ khao quân, đến đêm có hát chèo mừng thắng trận. Hội Gióng là một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hóa từ xa xưa để lại. Bên cạnh đó, các đạo cụ, y phục, mỗi một chương mục, một vai diễn đều chứa đựng những ý nghĩa hết sức sâu sắc. Sự hấp dẫn của Hội Gióng trước hết phải kể đến ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước, truyền thống võ công, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc.

Với những giá trị văn hóa, lịch sử được bảo tồn và lưu truyền khá nguyên vẹn qua nhiều thế hệ, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2010./.

Đề 1: Trắc nghiệm + Tự luận

         Lựa chọn đáp án đúng (Mỗi câu 0.5 điểm): bám sát nội dung và ma trận của BGD.

Câu 1. Xác định đúng hình thức của văn bản.

  1. Truyện ngắn B. Tiểu thuyết
  2. Văn bản thông tin D. Thần thoại

Câu 2. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

  1. Nghị luận B. Thuyết minh
  2. Tự sự D. Miêu tả

Câu 3: Xác định cấu trúc của văn bản

  1. Theo trật tự thời gian
  2. Theo nguyên nhân- kết quả
  3. Theo vấn đề – giải pháp
  4. Theo chuỗi các sự việc

Câu 4: Xác định đề tài của văn bản?

  1. Pháp luật B. Lịch sử
  2. Văn hóa D. Khoa học

Câu 5: Mục đích của lễ hội Đền Gióng

  1. Tưởng nhớ những nữ anh hùng trong lịch sử chống ngoại xâm B. Tưởng nhớ những danh nhân văn hóa
  2. Tưởng nhớ người anh hùng có công với đất nước
  3. Tưởng nhớ vị anh hùng đánh thắng giặc Ân

 

Câu 6. Sự phân công rước các lễ vật trong lễ hội của các làng được phân bổ theo thứ tự nào?

  1. Thôn Dược Thượng (xã Tiên Dược) – rước voi; Thôn Vệ Linh (xã Phù Linh) – rước giò hoa tre; Thôn Đan Tảo (xã Tân Minh) – rước trầu cau; Thôn Đức Hậu (xã Đức Hoà) – rước ngà voi; Thôn Yên Sào (xã Xuân Giang) – rước cỏ voi; Thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) – rước tướng
  2. Thôn Vệ Linh (xã Phù Linh) – rước giò hoa tre; Thôn Dược Thượng (xã Tiên Dược) – rước voi; Thôn Đan Tảo (xã Tân Minh) – rước trầu cau; Thôn Đức Hậu (xã Đức Hoà) – rước ngà voi; Thôn Yên Sào (xã Xuân Giang) – rước cỏ voi; Thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) – rước tướng
  3. Thôn Dược Thượng (xã Tiên Dược) – rước voi; Thôn Đức Hậu (xã Đức Hoà) – rước ngà voi; Thôn Vệ Linh (xã Phù Linh) – rước giò hoa tre; Thôn Đan Tảo (xã Tân Minh) – rước trầu cau;Thôn Yên Sào (xã Xuân Giang) – rước cỏ voi; Thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) – rước tướng
  4. Thôn Dược Thượng (xã Tiên Dược) – rước voi; Thôn Yên Sào (xã Xuân Giang) – rước cỏ voi; Thôn Đức Hậu (xã Đức Hoà) – rước ngà voi; Thôn Vệ Linh (xã Phù Linh) – rước giò hoa tre; Thôn Đan Tảo (xã Tân Minh) – rước trầu cau; Thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) – rước tướng

Câu 7: Sức hấp dẫn của Hội Gióng là gì

  1. Giáo dục lòng yêu nước, truyền thống võ công, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc.
  2. Giáo dục lòng yêu nước, truyền thống nhân đạo, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc.
  3. Giáo dục lòng yêu nước, truyền thống văn hóa, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc.
  4. Giáo dục lòng yêu nước, ý thức giữ gìn phong tục, tập quán, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc.

Câu 8: (0,5 điểm)  Lễ hội đền Sóc chính thức diễn ra và thời gian nào? Nêu trình tự của lễ hội

Câu 9: (1,0 điểm) Anh/ chị hãy cho biết ý nghĩa của câu ca dao: “Ai ơi mùng Chín tháng Tư/ Không đi hội Gióng cũng hư mất đời”

Câu 10. (1,0 điểm) Hãy cho biết nội dung, ý nghĩa tư tưởng thể hiện qua đoạn trích trên?

Đề 2: Tự luận

Câu 1. Xác định đúng thể loại của văn bản?

Câu 2. Cho biết đề tài của văn bản?

Câu 3. Cho biết nội dung văn bản được tổ chức theo mô hình cấu trúc nào?

Câu 4: Mục đích của lễ hội Đền Gióng là gì?

Câu 5: Sự phân công rước các lễ vật trong lễ hội của các làng được phân bổ theo thứ tự nào?

Câu 6: Lễ hội đền Sóc chính thức diễn ra và thời gian nào? Nêu trình tự của lễ hội

Câu 7. Hãy cho biết ý nghĩa của lễ hội Đền Gióng?

Câu 8: Anh/ chị hãy cho biết ý nghĩa của câu ca dao: “Ai ơi mùng Chín tháng Tư/ Không đi hội Gióng cũng hư mất đời”

  1. LÀM VĂN (4,0 điểm)

          Từ đoạn trích  Hội Gióng – Lễ hội tưởng nhớ vị anh hùng đánh thắng giặc Ân, em hãy nêu suy nghĩ về việc tổ chức lễ hội đang diễn ra trong những năm gần đây

Hướng dẫn đáp án chi tiết  

  1. ĐỌC – HIỂU

Đề 1: Trắc nghiệm + Tự luận

  1. ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)
Câu Đáp án Điểm Câu Đáp án Điểm
1 C 0,5 6 B 0,5
2 B 0,5 7 A 0,5
3 A 0,5      
4 C 0,5      
5 A 0,5      

Câu 8: (0,5 điểm)  Lễ hội đền Sóc chính thức diễn ra và thời gian nào? Nêu trình tự của lễ hội

– Đêm mồng 5 Tết, nghi lễ mộc dục (tắm tượng) được tiến hành ở đền Thượng.

– Tảng sáng ngày mồng 6, sau ba hồi trống nổi lên từ đền Thượng thì lễ hội Gióng chính thức bắt đầu. Nhân dân 8 thôn làng quanh Khu di tích đền dâng các lễ vật đã được chuẩn bị chu đáo lên Đức Thánh, cầu mong ngài phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

+  Mở đầu lễ hội, cây giò hoa tre được rước vào đền Thượng và thực hiện nghi lễ tiến.

+ Sau khi làm lễ xong, giò hoa tre được rước xuống đền Trình. Tại đây diễn ra trò cướp lộc với mong muốn được nhiều may mắn trong năm cho mỗi người dự lễ.

– Sang ngày mùng 7 chính hội (ngày thánh hóa theo truyền thuyết). Một trong những tục độc đáo của lễ hội đền Sóc là tục chém tướng của thôn Yên Tàng ….ở khu vực bên ngoài còn diễn ra các trò chơi dân gian rất sôi nổi.

– Đến chiều ngày mùng 8, ngày cuối của lễ hội là lễ hóa các mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội (voi chiến và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng chống giặc Ân

Câu 9: (1,0 điểm) Anh/ chị hãy cho biết ý nghĩa của câu ca dao: “Ai ơi mùng Chín tháng Tư/ Không đi hội Gióng cũng hư mất đời”

– Nhấn mạnh thời gian diễn ra Hội Gióng

– Nhắc nhở người đời sau biết ơn, trân trọng công lao của vị anh hùng đánh thắng giặc Ân bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

– Nhắc nhở thế hệ sau trân trọng và giữ gìn lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc

Câu 10. Hãy cho biết nội dung, ý nghĩa tư tưởng thể hiện qua đoạn trích trên?

– Nội dung: Tái hiện và trình bày lễ hội Đền Gióng

– Ý nghĩa:

+ Thể hiện niềm tự hào về truyền thống văn hóa lâu đời tốt đẹp của dân tộc

+ Thể hiện tấm lòng tri ân vị anh hùng đánh thắng giặc Ân

+ Thể hiện ý thức giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc

Đề 2: Tự luận

Câu Đáp án Thang điểm
1 Xác định đúng thể loại của văn bản.

Thuyết minh

0,5
2 Cho biết đề tài của văn bản?

Văn hóa

0,5
3 Cho biết nội dung văn bản được tổ chức theo mô hình cấu trúc nào?

Mô hình cấu trúc thời gian

0,75
4 Mục đích của lễ hội Đền Gióng là gì?

Tưởng nhớ vị anh hùng đánh thắng giặc Ân

0,75
5 Sự phân công rước các lễ vật trong lễ hội của các làng được phân bổ theo thứ tự nào?

Thôn Vệ Linh (xã Phù Linh) – rước giò hoa tre; Thôn Dược Thượng (xã Tiên Dược) – rước voi; Thôn Đan Tảo (xã Tân Minh) – rước trầu cau; Thôn Đức Hậu (xã Đức Hoà) – rước ngà voi; Thôn Yên Sào (xã Xuân Giang) – rước cỏ voi; Thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) – rước tướng

0,75
6 Lễ hội đền Sóc chính thức diễn ra và thời gian nào? Nêu trình tự của lễ hội

– Đêm mồng 5 Tết, nghi lễ mộc dục (tắm tượng) được tiến hành ở đền Thượng.

– Tảng sáng ngày mồng 6, sau ba hồi trống nổi lên từ đền Thượng thì lễ hội Gióng chính thức bắt đầu. Nhân dân 8 thôn làng quanh Khu di tích đền dâng các lễ vật đã được chuẩn bị chu đáo lên Đức Thánh, cầu mong ngài phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

+  Mở đầu lễ hội, cây giò hoa tre được rước vào đền Thượng và thực hiện nghi lễ tiến.

+ Sau khi làm lễ xong, giò hoa tre được rước xuống đền Trình. Tại đây diễn ra trò cướp lộc với mong muốn được nhiều may mắn trong năm cho mỗi người dự lễ.

– Sang ngày mùng 7 chính hội (ngày thánh hóa theo truyền thuyết). Một trong những tục độc đáo của lễ hội đền Sóc là tục chém tướng của thôn Yên Tàng ….ở khu vực bên ngoài còn diễn ra các trò chơi dân gian rất sôi nổi.

– Đến chiều ngày mùng 8, ngày cuối của lễ hội là lễ hóa các mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội (voi chiến và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng chống giặc Ân

 

0,75
7 Hãy cho biết ý nghĩa của lễ hội Đền Gióng?

– Giáo dục lòng yêu nước, truyền thống võ công, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc.

– Tri ân công lao vị anh hùng đã đánh thắng giặc Ân

– Ý thức bảo tồn giá trị của những lễ hội Văn hóa truyền thống

1,0
8 Anh/ chị hãy cho biết ý nghĩa của câu ca dao: “Ai ơi mùng Chín tháng Tư/ Không đi hội Gióng cũng hư mất đời”

– Nhấn mạnh thời gian diễn ra Hội Gióng

– Nhắc nhở người đời sau biết ơn, trân trọng công lao của vị anh hùng đánh thắng giặc Ân bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

– Nhắc nhở thế hệ sau trân trọng và giữ gìn lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc

 

1,0

LÀM VĂN (Đảm bảo các luận điểm cơ bản dưới đây, yêu cầu hướng dẫn chi tiết)

          Từ đoạn trích  Hội Gióng – Lễ hội tưởng nhớ vị anh hùng đánh thắng giặc Ân, em hãy nêu suy nghĩ về việc tổ chức lễ hội đang diễn ra trong những năm gần đây

Mở bài:

– Thời gian gần đây khi việc tổ chức và khôi phục lễ hội truyền thống được ngành văn hóa, du lịch được quan tâm và đầu tư

– Nhiều lễ hội được đầu tư và tổ chức với quy mô lớn. Những hành động và việc làm đó đã thể hiện về sự cần thiết phải bảo tồn những lễ hội truyền thống của dân tộc

– Nhưng bên cạnh đó có một số lễ hội được tổ chức có những biểu hiện lai căng, lãng phí, người tham gia lễ hội có những hành động và việc làm đi ngược lại thuần phong mĩ tục tốt đẹp của dân tộc, gây phản cảm làm mất đi ý nghĩa và giá trị nhân văn tích cực của lễ hội.

  1. Thân bài:

2.1. Nêu biểu hiện.

– Nhiều lễ hội có nguy cơ bị mai một được quan tâm, khôi phục, được nhân dân ủng hộ

– Nhiều lễ hội được tổ chức hoành tráng, long trọng được nhân dân và khách thập phương tham dự

+ Những lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ công lao của những vị anh hùng, những danh nhân văn hóa

+ Có lễ hội được tổ chức nhằm tái liện lại những nghề thủ công gắn bó với nhân dân có thời gian hình thành và phát triển hàng nghìn năm

+ Có lễ hội tái hiện lại những phong tục, tập quán những nét văn hóa địa phương, bản địa

– Những lễ hội được tổ chức đã góp phần làm phong phú hơn bản sắc văn hóa vùng miền, giao lưu văn hóa

– Nhưng bên cạnh đó có một số lễ hội được tổ chức có những biểu hiện lai căng, lãng phí, người tham gia lễ hội có những hành động và việc làm đi ngược lại thuần phong mĩ tục tốt đẹp của dân tộc, gây phản cảm làm mất đi ý nghĩa và giá trị nhân văn tích cực của lễ hội với những hành vi phản cảm như đốt quá nhiều vàng mã; các trò chơi dân gian bị núp bóng để đánh bạc; đặt tiền lễ vào tượng Phật; mua thuốc phiện để cúng lễ thánh, thần…

+ Lễ hội bị biến tướng trở thành nơi tổ chức những trò chơi mang tính chất thắng thua, đỏ đen

+ Người tham gia lễ hội dẫm đạp, chèn ép, để tranh giành những vật phẩm theo tín người dân gian mang lại may mắnm thịnh vượng cho bản thân và cho gia đình: như  tình trạng đánh nhau khi tranh cướp phết tại lễ hội ở Hiền Quan, Tam Nông Phú Thọ, nạn tranh ấn ở đền Trần- Nam Đinh

+ Hiện tượng thu phí tùy tiện, không đúng quy đinh

+ Hiện tường chèn ép khách để trục lợi: như gửi xe, đi thuyền ở chùa Hương

+ Chèo kéo, gây phiền hà cho khách thập phương về dự lễ hội

+ Hiện tượng ăn xin, trộm cắp, móc túi làm mất đi hình ảnh đẹp của lễ hội

2.2. Bàn luận, mở rộng.

– Việc khôi phục và tổ chức lễ hội là cần thiết

– Nhưng việc tổ chức lễ hội phải tuẩn thủ quy định của pháp luật, tôn trọng văn hóa, thuần phong mĩ tục

– Đảm bảo an toàn cho khách thập phương

– Lễ hội phải khơi dậy truyền thống văn hóa, văn hiến lâu đời của dân tộc, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc

2.3. Phát biểu suy nghĩ của bản thân.

– Trân trọng và bảo tồn giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống

– Xây dựng quy định, thể lệ về tổ chức lễ hội

– Khơi dậy ý thức trận trọng, giữ gìn, bảo vệ nét đẹp của lễ hội truyền thống

  1. Kết bài:

Cần bảo vệ và khôi phục lễ hội truyền thống

– Tổ chức lễ hội lành mạnh, tiết kiệm, lên án những hành động lai căng, phản cảm, đi người thuần phong mĩ tục

– Tăng cường giao lưu văn hóa lễ hội giữa các địa phương

Bài viết tham khảo

Thời gian gần đây khi việc tổ chức và khôi phục lễ hội truyền thống được ngành văn hóa, du lịch được quan tâm và đầu tư. Nhiều lễ hội được đầu tư và tổ chức với quy mô lớn. Những hành động và việc làm đó đã thể hiện về sự cần thiết phải bảo tồn những lễ hội truyền thống của dân tộc. Nhưng bên cạnh đó có một số lễ hội được tổ chức có những biểu hiện lai căng, lãng phí, người tham gia lễ hội có những hành động và việc làm đi ngược lại thuần phong mĩ tục tốt đẹp của dân tộc, gây phản cảm làm mất đi ý nghĩa và giá trị nhân văn tích cực của lễ hội.

Nhiều lễ hội có nguy cơ bị mai một được quan tâm, khôi phục, được nhân dân ủng hộ. Nhiều lễ hội được tổ chức hoành tráng, long trọng được nhân dân và khách thập phương tham dự. Những lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ công lao của những vị anh hùng, những danh nhân văn hóa. Có lễ hội được tổ chức nhằm tái liện lại những nghề thủ công gắn bó với nhân dân có thời gian hình thành và phát triển hàng nghìn năm.  Có lễ hội tái hiện lại những phong tục, tập quán những nét văn hóa địa phương, bản địa. Những lễ hội được tổ chức đã góp phần làm phong phú hơn bản sắc văn hóa vùng miền, giao lưu văn hóa. Nhưng bên cạnh đó có một số lễ hội được tổ chức có những biểu hiện lai căng, lãng phí, người tham gia lễ hội có những hành động và việc làm đi ngược lại thuần phong mĩ tục tốt đẹp của dân tộc, gây phản cảm làm mất đi ý nghĩa và giá trị nhân văn tích cực của lễ hội với những hành vi phản cảm như đốt quá nhiều vàng mã; các trò chơi dân gian bị núp bóng để đánh bạc; đặt tiền lễ vào tượng Phật; mua thuốc phiện để cúng lễ thánh, thần…. Lễ hội bị biến tướng trở thành nơi tổ chức những trò chơi mang tính chất thắng thua, đỏ đen.  Người tham gia lễ hội dẫm đạp, chèn ép, để tranh giành những vật phẩm theo tín người dân gian mang lại may mắnm thịnh vượng cho bản thân và cho gia đình: như  tình trạng đánh nhau khi tranh cướp phết tại lễ hội ở Hiền Quan, Tam Nông Phú Thọ, nạn tranh ấn ở đền Trần- Nam Đinh.  Hiện tượng thu phí tùy tiện, không đúng quy đinh. Hiện tường chèn ép khách để trục lợi: như gửi xe, đi thuyền ở chùa Hương.  Chèo kéo, gây phiền hà cho khách thập phương về dự lễ hội. Hiện tượng ăn xin, trộm cắp, móc túi làm mất đi hình ảnh đẹp của lễ hội

2.2. Bàn luận, mở rộng.

Việc khôi phục và tổ chức lễ hội là cần thiết. Nhưng việc tổ chức lễ hội phải tuẩn thủ quy định của pháp luật, tôn trọng văn hóa, thuần phong mĩ tục. Đảm bảo an toàn cho khách thập phương. Lễ hội phải khơi dậy truyền thống văn hóa, văn hiến lâu đời của dân tộc, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc.Trân trọng và bảo tồn giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống. Xây dựng quy định, thể lệ về tổ chức lễ hội. Khơi dậy ý thức trận trọng, giữ gìn, bảo vệ nét đẹp của lễ hội truyền thống

Cần bảo vệ và khôi phục lễ hội truyền thống. Tổ chức lễ hội lành mạnh, tiết kiệm, lên án những hành động lai căng, phản cảm, đi người thuần phong mĩ tục. Tăng cường giao lưu văn hóa lễ hội giữa các địa phương

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *