Đề đọc hiểu + nghị luận văn bản thông tin hành vi buôn bán người ngày nay

Đề LỚP 11 CÁNH DIỀU:

VIẾT BÀI THUYẾT MINH TỔNG HỢP

Đề bài: (Theo ma trận của Bộ giáo dục)

ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

 Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: (Trắc nghiệm)

NẠN BUÔN NGƯỜI:

TỪ BẪY VIỆC NHẸ LƯƠNG CAO ĐẾN NỘP MÌNH CHO TỘI PHẠM

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 30/07/2022 11:46 GMT+7

Khoảng 1 triệu người bị mua bán trên thế giới mỗi năm

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhất là các nước Tiểu vùng sông Mekong (trong đó có Việt Nam), tình hình tội phạm mua bán người ngày phức tạp, tinh vi. Tiếp cận, rủ rê, lôi kéo đi du lịch, đi làm thuê thu nhập cao, xuất khẩu lao động với chi phí thấp… nhưng để lừa bán, ép buộc, cưỡng bức lao động. Nhiều đường dây buôn bán người bất hợp pháp liên tục bị triệt phá nhờ sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan chức năng của Việt Nam với các cơ quan nước ngoài trong việc giải cứu, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân.

Đây là một nhiệm vụ khó khăn phức tạp, đặc biệt là trong xu thế tình hình tội phạm trên thế giới và khu vực ngày càng gia tăng. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc (LHQ), mỗi năm trên thế giới có khoảng 800.000 đến 1 triệu người bị mua bán. Như vậy có khoảng 3.000 người bị mua bán mỗi ngày. Song số vụ việc được đưa ra “ánh sáng” vẫn ở mức thấp so với thực tế và những đối tượng này vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Khách quan mà nói, rõ ràng đây là thách thức với bất kỳ quốc gia nào. Cơ Cảnh sát châu Âu ước tính rằng hơn 90% người di cư, trên hành trình đi tìm “miền đất hứa”, đã ít nhất một lần sử dụng “dịch vụ” của những kẻ buôn người.

Hơn 150 quốc gia ở tất cả các châu lục đang phải đối mặt với loại hình tội phạm mua bán người. Theo thống kê của LHQ, có khoảng gần 25 triệu nạn nhân của nạn mua bán người trên khắp thế giới, trong đó có lao động cưỡng bức, nô lệ tình dục, buôn bán nội tạng, bắt cóc…

Tuy nhiên, chỉ có khoảng 50.000 nạn nhân mua bán người được phát hiện, trong khi số tội phạm bị xử lý chỉ ở mức 3.500 trong số khoảng 510 đường dây buôn người trên toàn cầu. Trong số nạn nhân này, gần một nửa là phụ nữ, và gần 20% là trẻ em gái.

Đại dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm và tạo ra các lỗ hổng cho nạn mua bán người như tạo thêm bất ổn, nghèo đói, khiến các nhóm dễ bị tổn thương dễ trở thành các con mồi của các tổ chức tội phạm. Đại dịch khiến các nạn nhân giảm 73% khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, 70% khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội, 63% khả năng tiếp cận các trợ giúp pháp lý. Báo cáo của UNODC trích dẫn thống kê từ 1 tổ chức nhân quyền, số vụ mua bán người tại Mỹ trong giai đoạn dịch cOVID-19 đã tăng 185% so với trước đó.

Những năm gần đây, khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhất là các nước Tiểu vùng sông Mekong (trong đó có Việt Nam), tình hình tội phạm mua bán người rất phức tạp. Số nạn nhân bị mua bán khoảng là 11,7 triệu người, trong đó 55% là phụ nữ và trẻ em gái; 45% là nam giới.

Do siêu lợi nhuận thu được từ hoạt động mua bán người; tình trạng mất cân bằng về giới và các tác động khác, các hoạt động mua bán người ở Việt Nam cũng vì thế mà gia tăng về số vụ và tính chất phức tạp. Gần 85% số vụ mua bán người ra nước ngoài, tập trung chủ yếu qua các tuyến biên giới giữa Việt Nam với Campuchia, Lào và Trung Quốc, trong đó, sang Trung Quốc chiếm 75%. Gần 85% số vụ mua bán người ra nước ngoài, tập trung chủ yếu qua các tuyến biên giới giữa Việt Nam với Campuchia, Lào và Trung Quốc, trong đó, sang Trung Quốc chiếm 75%. Nhiều thủ đoạn tiếp cận, lừa đảo tinh vi của các đường dây tội phạm.

Kể từ năm 2011, Việt Nam đã có Luật phòng chống mua bán người, các quy chức năng định để xử lý loại tội phạm nguy hiểm và phi nhân tính này. Cơ cũng nỗ lực trong việc ngăn chặn và xử lý nghiêm các vụ việc mua bán người. Tuy nhiên, việc đi lại giữa các quốc gia, các châu lục ngày càng mở rộng như hiện nay một mặt tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động giao thương, du lịch ngày càng thuận lợi; mặt khác nó cũng khiến cho hoạt động mua bán người ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp, khó đối phó.

Phần lớn nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia thời gian gần đây đều thông qua mạng xã hội. Các đối tượng sử dụng thông tin giả để dụ dỗ, tạo lòng tin, lừa gạt nạn nhân. Nhẹ dạ với lời hứa việc nhẹ, lương cao, nhiều người vượt biên trái phép, tự nạp mình cho đường dây tội phạm.

Họ vừa là nạn nhân, vừa vi phạm pháp luật. Việc giải cứu họ khỏi những “miệng hố tử thần” vì thế tùy thuộc rất nhiều vào sự phối hợp của lực lượng chức năng sở tại.

Ông Lương Thanh Quảng, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao cho biết thêm: “Việc triển khai công tác này là rất khó khăn do liên quan đến các đường dây tội phạm nguy hiểm, đồng thời cũng cần phải được tổ chức nhanh chóng. Nhưng với sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng trong nước và sự hợp tác tích cực của phía bạn, cuối cùng ta đã kịp thời hoàn tất việc giải cứu công dân”.

Việc điều tra, xử lý các đối tượng theo đúng tội danh mua bán người cũng không đơn giản. Bởi các đối tượng sử dụng những thủ đoạn tiếp cận, lừa đảo, tổ chức mua bán tinh vi, lại diễn ra trên nước khác.

[…]

(https://bom.so/OtblZC)

Đề 1: Trắc nghiệm + Tự luận

         Lựa chọn đáp án đúng (Mỗi câu 0.5 điểm): bám sát nội dung và ma trận của BGD.

Câu 1: Văn bản cung cấp cho người đọc thông tin nào sau đây?

  1. Nạn buôn người diễn ra tại Việt Nam.
  2. Nạn buôn người diễn ra phức tạp ở nhiều quốc gia.
  3. Các phòng chống nạn buôn người.
  4. Nạn buôn người ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Câu 2: Nhan đề của văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin nào?

  1. Vấn đề nan giải của toàn xã hội.
  2. Quá trình nảy sinh nạn buôn người.
  3. Thông tin chính sẽ triển khai ở toàn văn bản.
  4. Hậu quả nặng nề của nạn buôn người.

Câu 3: Văn bản Nạn buôn bán người: Từ bẫy “việc nhẹ lương cao” đến nạp mình cho tội phạm sử dụng hình thức, yếu tố nào để người đọc dễ nắm bắt thông tin?

  1. Các đoạn văn đứng độc lập.
  2. Số liệu, hình ảnh, tiêu đề đoạn in đậm
  3. Nhiều số liệu, tiêu đề in đậm.
  4. Hình ảnh đi kèm số liệu, tỉ lệ phần trăm.

Câu 4: Dòng nào không thuộc thông tin ở phần một: Khoảng 1 triệu người bị mua bán trên thế giới mỗi năm?

  1. Số lượng người bị mua bán, nạn mua bán người diễn ra khắp nơi trên thế giới. b. Thủ đoạn và mục đích của nạn buôn người.
  2. Tình hình tội phạm mua bán người rất phức tạp.
  3. Nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia đều thông qua mạng xã hội.

Câu 5: Dòng nào không nói lên nguyên nhân khiến nạn buôn người gia tăng giữa Trung Quốc với Việt Nam:

  1. Du lịch phát triển, nhu cầu đi làm thuê thu nhập cao.
  2. Do siêu lợi nhuận; Tình trạng mất cân bằng về giới.
  3. Hành trình đi tìm “miền đất hứa”.
  4. Đi xuất khẩu lao động với chi phí thấp.

Câu 6: Dòng nào không nói lên dự đoán của tác giả về việc giải cứu nạn nhân nạn buôn người.

  1. Việc điều tra, xử lý các đối tượng theo đúng tội danh mua bán người cũng không đơn giản.
  2. Các đối tượng sử dụng những thủ đoạn tiếp cận, lừa đảo, tổ chức mua bán tinh vi, lại diễn ra trên nước khác.
  3. Việc giải cứu nạn nhân khỏi những “miệng hố tử thần” tùy thuộc rất nhiều vào sự phối hợp của lực lượng chức năng sở tại.
  4. Trong số nạn nhân này, gần một nửa là phụ nữ, và gần 20% là trẻ em gái.

Câu 7: Mục đích văn bản Từ bẫy “việc nhẹ lương cao” đến nạp mình cho tội phạm là:

  1. Cung cấp thông tin về nạn buôn người trên thế giới
  2. Thuyết phục nạn nhân đừng ham việc nhẹ lương cao…
  3. Cung cấp thông tin về nạn nhân buôn người trên thế giới, ở Việt Nam để tất cả cảnh giác và chung tay hạn chế vấn nạn này.
  4. Độc giả nhận thấy: Việc điều tra, xử lý các đối tượng theo đúng tội danh mua bán người cũng không đơn giản.

Trả lời câu hỏi:

Câu 8 (0.5 điểm): Nhiều thủ đoạn tiếp cận, lừa đảo tinh vi của các đường dây tội phạm cung cấp cho người đọc những thông tin nào?

Câu 9 (1.0 điểm): Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê qua câu dưới đây.

“tình hình tội phạm mua bán người ngày phức tạp, tinh vi. Tiếp cận, rủ rê, lôi kéo đi du lịch, đi làm thuê thu nhập cao, xuất khẩu lao động với chi phí thấp…”

Câu 10 (1.0 điểm): Anh chị hãy rút ra bài học từ văn bản trên.

 

Đề 2: Tự luận

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại gì?

Câu 2: Nội dung chính của văn bản là gì?

Câu 3: Anh, chị hãy nêu phương thức lừa mà bọn buôn người sử dụng

Câu 4: Nếu là em thì em sẽ làm gì để hạn chế nạn buôn người này

Câu 5: Nhận xét cách đặt nhan đề văn bản và thái độ, quan điểm của người viết đối với nạn buôn người?

Câu 6: Văn bản trên cung cấp cho em những thông tin, nhận thức bổ ích gì? Hãy chia sẻ ngắn gọn điều đó.

Câu 7: Cảm nhận của em tình cảnh những nạn nhân trong những vụ buôn người (Hs viết đoạn văn từ 8-10 câu)

Câu 8: Em có đồng ý với nhận định của tác giả: Các đối tượng sử dụng thông tin giả để dụ dỗ, tạo lòng tin, lừa gạt nạn nhân. Nhẹ dạ với lời hứa việc nhẹ, lương cao, nhiều người vượt biên trái phép, tự nạp mình cho đường dây tội phạm không? Vì sao?

 

LÀM VĂN (4,0 điểm)

          Từ tác phẩm (đoạn trích) Nạn buôn người: từ bẫy việc nhẹ lương cao đến nộp mình cho tội phạm, em hãy nêu suy nghĩ của em về hành vi buôn bán người ngày nay.

Hướng dẫn đáp án chi tiết  

ĐỌC – HIỂU

Đề 1: Trắc nghiệm + Tự luận

Câu 1 2 3 4 5 6 7
ĐÁP ÁN B C B  D  B  B  D

Câu 8 (0.5 điểm): Nhiều thủ đoạn tiếp cận, lừa đảo tinh vi của các đường dây tội phạm cung cấp cho người đọc những thông tin nào?

Gợi ý: Luật Phòng chống mua bán người; dụ dỗ nạn nhân thông qua mạng xã hội; Việc giải cứu phức tạp.

Câu 9 (1.0 điểm): Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê qua câu dưới đây.

“tình hình tội phạm mua bán người ngày phức tạp, tinh vi. Tiếp cận, rủ rê, lôi kéo đi du lịch, đi làm thuê thu nhập cao, xuất khẩu lao động với chi phí thấp…”

Gợi ý:

– Biện pháp tu từ liệt kê: tiếp cận, rủ rê, lôi kéo đi du lịch, đi làm thuê thu nhập cao, xuất khẩu lao động với chi phí thấp.

– Tác dụng:

+ Biện pháp tu từ này làm cho câu văn trở nên sinh động hấp dẫn có hồn.

+ Nhấn mạnh những thủ đoạn của những kẻ buôn người bất chấp luật pháp

+ Thái độ phê phán của tác giả.

Câu 10 (1.0 điểm): Anh chị hãy rút ra bài học từ văn bản trên.

Gợi ý:

Học sinh có thể rút ra nhiều bài học cho bản thân và dưới đây là một gợi ý:

– Hãy biết tìm hiểu suy xét sự việc trước khi quyết định.

 

Đề 2: Tự luận

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại gì?

Văn bản nghị luận

Câu 2: Nội dung chính của văn bản là gì?

– Nạn buôn người

– Thái độ của tác giả phê phán nạn buôn người.

Câu 3: Anh, chị hãy nêu phương thức lừa mà bọn buôn người sử dụng

– Các phương thức thông qua mạng xã hội.

– Các đối tượng sử dụng thông tin giả để dụ dỗ, tạo lòng tin, lừa gạt nạn nhân. Nhẹ dạ với lời hứa việc nhẹ, lương cao, nhiều người vượt biên trái phép, tự nạp mình cho đường dây tội phạm.

Câu 4: Nếu là em thì em sẽ làm gì để hạn chế nạn buôn người này

– Bản thân em nhận thức về vấn đề này

– Tuyên truyền cho các bạn cùng trang lứa, và người thân hiểu biết về vấn đề này.

Câu 5: Nhận xét cách đặt nhan đề văn bản và thái độ, quan điểm của người viết đối với nạn buôn người?

– Nhan đề: Từ bẫy “việc nhẹ lương cao” đến nạp mình cho tội phạm là lời cảnh báo cho nhiều người nhẹ dạ, ham làm giàu; gợi ra hành trình dẫn mình vào hang cọp của nhiều người nhẹ dạ.

Quan điểm: Kiên quyết chống nạn buôn người; cảnh báo cho cả xã hội nguy cơ tiềm ẩn trong đời sống.

– Thái độ: Tố cáo tội ác, lên án kẻ phạm tội (để lừa bán, ép buộc, cưỡng bức lao động; lao động cưỡng bức, nô lệ tình dục, buôn bán nội tạng, bắt cóc…)

Câu 6: Văn bản trên cung cấp cho em những thông tin, nhận thức bổ ích gì? Hãy chia sẻ ngắn gọn điều đó.

– HS tự làm theo kiến thức nền, vốn sống của cá nhân

– Tham khảo gợi ý (cung cấp thông tin về):

+ Về thực trạng đáng báo động của nạn buôn người trên thế giới, Việt Nam.

+ Mức độ tinh vi của kẻ phạm tội

+ Khó khăn trong phòng chống…

Câu 7: Cảm nhận của em tình cảnh những nạn nhân trong những vụ buôn người (Hs viết đoạn văn từ 8-10 câu)

Cảm nhận về một vấn đề dưới hình thức một đoạn văn. (Từ 7 đến 8 câu HS phải viết đoạn văn) (lối tổng – phân – hợp)

a) Mở đoạn

Xác định câu chủ đề và chép khéo đề bài

b) Thân đoạn

– Nêu rõ biểu hiện, vì sao, tại sao

– Phần liên hệ (nếu có)

c) Kết đoạn

Đưa ra câu chốt chứa vấn đề.

Câu 8: Em có đồng ý với nhận định của tác giả: Các đối tượng sử dụng thông tin giả để dụ dỗ, tạo lòng tin, lừa gạt nạn nhân. Nhẹ dạ với lời hứa việc nhẹ, lương cao, nhiều người vượt biên trái phép, tự nạp mình cho đường dây tội phạm không? Vì sao?

HS tự trả lời.

 

LÀM VĂN

Từ tác phẩm (đoạn trích) Nạn buôn người: từ bẫy việc nhẹ lương cao đến nộp mình cho tội phạm, em hãy nêu suy nghĩ của em về hành vi buôn bán người ngày nay.

(Đảm bảo các luận điểm cơ bản dưới đây, yêu cầu hướng dẫn chi tiết)

  1. Mở bài: Nêu khái quát vấn đề cần thuyết minh.
  2. Thân bài: cần xác định rõ vấn đề có ý nghĩa được nêu ra trong văn bản và lần lượt nêu các luận điểm làm sáng tỏ vấn đề.

– Thực trạng; buôn người tại Việt Nam. Cảnh báo qua nhận diện kẻ buôn người và “mồi nhử”

– Phân tích các nguyên nhân qua các ví dụ cụ thể.

– Bàn luận, mở rộng. Đề xuất một số giải pháp khả thi.

– Phát biểu suy nghĩ của bản thân.

+ Nhận thức

+ Hành động

  1. Kết bài: Khẳng định vấn đề.

 

Bài viết tham khảo

Từ tác phẩm (đoạn trích) Nạn buôn người: từ bẫy việc nhẹ lương cao đến nộp mình cho tội phạm, em hãy nêu suy nghĩ của em về hành vi buôn bán người ngày nay.

BÀI LÀM

Từ tác phẩm đoạn trích nạn buôn người, từ “bẫy việc nhẹ lương cao”đến nộp mình cho tội phạm. Đây là một hành vi một vấn nạn có hại cho con người xã hội, đang gây bức xúc trong toàn xã hội, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên phạm vi toàn thế giới. Là chúng ta có thể thấy rằng hiện tượng sự việc này đã và đang diễn biến lan rộng và khắp mọi nơi trên toàn thế giới.

Trong những năm gần đây thì tình hình tội phạm buôn bán người ở Việt Nam đang diễn biến hết sức là phức tạp và có chiều hướng gia tăng và đang là vấn đề nhức nhối được thế giới và Việt Nam quan tâm cảnh báo hiện nay các nhóm tội phạm buôn bán người thường tiếp cận nạn nhân thông qua mạng xã hội dụ dỗ người dân rơi vào cạm bẫy mua bán người. Đặc biệt là người dân nhất là nhóm trẻ tuổi cần cảnh giác đề phòng người lạ hoặc cả người thân đi làm ăn xa trở về hứa hẹn tìm việc hoặc rủ hợp tác làm ăn. Luôn đặt nghi vấn trước những lời dụ dỗ hứa hẹn tìm việc làm có thu nhập cao trong nhà máy cửa hàng quán bar giúp việc trong nước và ngoài nước… Trước khi nhận lời mời cần tìm hiểu thật kỹ mọi thông tin.

Và lý do nguyên nhân vì sao lại xuất hiện gia tăng vấn đề nặng buôn người. Thứ nhất Nguyên nhân về kinh tế nghèo đói thiếu cơ hội học tập việc làm có thể nói sự gia tăng nhanh chóng hoạt động buôn người chủ yếu là kết quả của toàn cầu hóa khiến sự phân hóa giàu nghèo thiếu việc làm tăng dẫn đến tình trạng buôn bán nhiều càng tăng do đời sống kinh tế nghèo nàn và đây là nạn nhân của những đường dây “buôn người”. Nguyên nhân tiếp theo xuất phát từ phía gia đình đa số những người phụ nữ và trẻ em bị buôn bán đều xuất thân từ các vùng nông thôn từ các gia đình nông dân nghèo do đó bố mẹ sẽ có trình độ học vấn giáo dục kém dẫn đến họ có thể bán con cái của mình cho các nhà chứa thông qua mối lái. Nguyên nhân tiếp là do trình độ nhận thức hạn chế của nạn nhân bị lừa bán ra nước ngoài chủ yếu là làm ruộng thất nghiệp cũng có những cô gái thích hưởng thụ bị dụ dỗ đi tham quan du lịch rơi vào cảnh ngộ bị bán. Còn đến từ phía xã hội việc mất cân bằng giới tính hiện nay cũng là vấn đề lớn dẫn đến nhiều người đàn ông không tìm được vợ họ sẽ có nhu cầu riêng của bản thân dẫn đến nạn mại dâm buôn bán phụ nữ càng tăng. Và một phần cũng từ phía pháp luật chứa hệ thống bảo vệ xã hội và pháp lý còn bất cập nhiều hạn chế nhiều thiếu sót chưa răn đe nghiêm khắc về vấn đề nặn buôn người này.

Vấn đề này sẽ để lại nhiều hậu quả rất nghiêm trọng đối với nạn nhân gia đình xã hội chúng ta cần đặc biệt cân nhắc thật kỹ để ra biện pháp giải pháp cho vấn đề này. Thứ nhất cần phải xóa đói giàu nghèo cần có cuộc sống hỗ trợ tạo cung ăn việc làm tăng thu nhập qua dạy nghề cho vay vốn… Cho đối tượng phụ nữ có nguy cơ cao trở thành nạn nhân của bọn buôn người ở những vùng miền khó khăn. Thứ hai là phổ cập giáo dục nên nâng cao trình độ dân trí hết sức cần thiết cho những đối tượng có nguy cơ trở thành nạn nhân của bọn tội phạm nhờ đó họ có nền tảng tri thức để bảo vệ bản thân trước những cạm bẫy của bọn buôn người. Thứ ba là nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về mua bán người cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cuộc sống liên quan đến hoạt động mua bán người với nhiều nội dung như lồng ghép tuyên truyền phòng chống mua bán người vào các buổi họp của cấp tổ dân phố nhà trường nói chuyện chuyên đề cho học sinh sinh viên đoàn viên thanh niên hội viên phụ nữ tại các buổi sinh hoạt đoàn thể tuyên truyền phương thức thủ đoạn hậu quả của vấn đề mua bán người. Cảnh báo nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người nhằm nâng cao ý thức cảnh giác cho nhân dân. Bên cạnh đó cần tổ chức hoạt động các phong trào chống tội phạm mua bán người viết cam kết gia đình không có người tham gia hoạt động mua bán người động viên nạn nhân và gia đình họ tố giác tội phạm để xử lý kịp thời.

Qua đó từ các sự việc hiện tượng nguyên nhân hậu quả của nạn buôn người có thể cho em thấy được rằng vấn đề này hết sức là nguy hiểm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến rất nhiều người làm cho xã hội loạn. Nếu để không trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người trước hết bản thân mỗi người cần nêu cao và nâng cao tinh thần cảnh giác tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa tránh tạo môi trường thuận lợi để tội phạm hoạt động. Chúng ta cần phải hoạt động chấm dứt việc buôn bán nhiều hơn là cảm thấy căm tức hay phẫn nộ.

Kết luận lại một điều rằng vấn đề này là một lối hết sức sợ hãi của con người xã hội chúng ta. Là một công dân của xã hội chúng ta hãy nói “không” với vấn đề nạn buôn người này hãy kiên quyết nói “không” ngàn lần”không”với nó hãy gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh mọi người tới vấn đề nạn buôn người này cần tránh xa quan trọng hơn chúng ta hãy cùng nhau chặn đứng nó để đẩy lùi mối lo chung của toàn nhân loại để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn trong sạch hơn không bị ô nhiễm vì vấn đề này cũng như các tệ nạn xã hội khác. Từ đó đất nước của chúng ta sẽ trở nên phát triển tiến bộ văn minh hơn để sánh vai với các cường quốc năm châu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *