Viết bài văn nghị luận : “Việc trách nhiệm với cộng đồng có mâu thuẫn với quyền lợi cá nhân hay không?

VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI

(Con người và cuộc sống xung quanh)

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút

TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị kĩ năng Mức độ nhận thức Tổng

% điểm

Nhận biết

(Số câu)

Thông hiểu

(Số câu)

Vận dụng

(Số câu)

Vận dụng cao

(Số câu)

TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
1 Đọc Văn bản nghị luận 4 0 3 1 0 1 0 1 60
2 Viết

 

Viết văn bản ghị luận về một vấn đề xã hội 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 40
Tỉ lệ điểm từng loại câu hỏi 20% 10% 15% 25% 0 20% 0 10% 100
Tỉ lệ điểm các mức độ nhận thức 30% 40% 20% 10%
Tổng % điểm 70% 30%

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

TT  

Nội dung kiến thức/kĩ năng

Đơn vị kiến thức/kĩ năng  

Mức độ kiến thức,

kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao  
1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỌC HIỂU

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Văn bản nghị luận Nhận biết:

– Xác định được vấn đề nghị luận của văn bản.

– Xác định được các luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu, độc đáo được trình bày trong văn bản.

– Nhận biết các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản.

Thông hiểu:

– Xác định được mục đích, thái độ và tình cảm của người viết; thông điệp, tư tưởng của văn bản.

– Phân tích được mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ,  bằng chứng và mối quan hệ giữa chúng với luận đề của văn bản.

– Lý giải được cách đặt nhan đề; sự phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề văn bản.

– Phân tích được vai trò của các yếu tố thuyết minh hoặc miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận.

Vận dụng:

– Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với quan niệm, cách nhìn cá nhân về vấn đề nghị luận.

– Trình bày được quan điểm đồng tình hay không đồng tình với quan niệm của tác giả, nội dung chính của văn bản.

Vận dụng cao:

Liên hệ được nội dung văn bản với một tư tưởng, quan niệm, xu thế (kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học) của giai đoạn mà văn bản ra đời để đánh giá ý nghĩa, giá trị của văn bản.

3TN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4TN

1TL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2TL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2 LÀM VĂN Viết văn bản ghị luận về một vấn đề xã hội

 

Nhận biết:

Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.

– Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết.

– Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.

– Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận.

Thông hiểu:

– Giải thích được những khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm.

– Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

– Cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

– Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội.

– Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận.

Vận dụng cao:

– Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

– Vận dụng hiệu quả những kiến thức tiếng Việt lớp 11 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết.

1* 1* 1* 1TL* 1*

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng 3 TN 4TN, 1TL 2 TL 1 TL 11
Tỉ lệ % 20 40 30 10 100
Tỉ lệ chung 60 40 100

 

Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ.

ĐỀ 1 – [Tự luận]

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

BẢN THÂN CHÚNG TA LÀ GIÁ TRỊ CÓ SẴN

(1) Lâu rồi, tôi có đọc được bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách được nhiều bạn trẻ yêu thích “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương”. Trong đó cô kể rằng khi đi xin việc làm ở công ty Unilever, có người hỏi nếu tuyển vào không marketing mà làm sales thì có đồng ý không. Uyên nói có. Nhà tuyển dụng rất ngạc nhiên bởi hầu hết những người được hỏi câu này đều nói không. “ Tại sao phỏng vấn marketing mà lại làm sales?”. Uyên trả lời: “Tại vì tôi biết nếu làm sales một thời gian thì bộ phận marketing cũng sẽ muốn đưa tôi qua đó, nhưng đã quá muộn vì sales không đồng ý cho tôi đi”.

Chi tiết này khiến tôi nhớ một câu chuyện khác về diễn viên Trần Hiểu Húc. Khi cô đến xin thử vai Lâm Đại Ngọc, đạo diễn Vương Phù Lâm đã đề nghị cô đóng vai khác. Hiếu Húc lắc đầu: “ Tôi chính là Lâm Đại Ngọc, nếu ông để tôi đóng vai khác, khán giả sẽ nói rằng Lâm Đại Ngọc đang đóng một vai khác”.

Đâu là điều giống nhau giữa họ? Đó chính là sự TỰ TIN. Và tôi cho rằng họ thành công là bởi vì họ tự tin.

Có thể bạn sẽ nói “Họ tự tin là điều dễ hiểu. Vì họ tài năng, thông minh, xinh đẹp, học giỏi…bla…bla … Còn tôi, tôi đâu có gì mà tự tin?”.

Tôi không cho là vậy. Lòng tự tin thực sự không bắt đầu bởi những gì người khác có thể  nhận ra, như gia thế, tài năng, dung mạo , bằng cấp, tiền bạc, quần áo,…Mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, tự sự BIẾT MÌNH. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có sẵn trong mình những giá trị nhất định. ​

Gốc rễ vấn đề là ở chỗ đó, bản thân bạn không đủ để bạn tự tin sao?

          (2) Bản thân bạn-con người độc đáo nhất trên thế gian này. Bạn biết chăng, thế gian này có điều kỳ diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100% của ai cả. Bởi thế, bạn là độc nhất, tôi cũng là độc nhất. Chúng ta đều là những con người độc nhất vô nhị, dù ta đẹp hay xấu, có tài hay bất tài,cao hay thấp, mập hay ốm, có năng khiếu ca nhạc hay chỉ biết hát lào khào như con vịt đực…

Vấn đề không phải là hơn hay kém, mà là sự riêng biệt. Và bạn phải biết trân trọng chính bản thân mình. Người khác có thể đóng góp cho xã hội bằng tài kinh doanh hay năng khiếu nghệ thuật,thì bạn cũng có thể đóng góp cho xã hội bằng lòng nhiệt thành và sự lương thiện.

(3) Bạn có thể không bẩm sinh mà học giỏi, nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay, nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp, nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba, và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.

(4) Hơn thế nữa, nếu bạn thực sự tự tin, bạn cũng sẽ biết tôn trọng người khác. Bởi nếu bạn đã hiểu được giá trị của bản thân mình, chắc chắn bạn sẽ hiểu được giá trị của mỗi người bạn gặp . Bạn sẽ nhìn thấy sự giống nhau giữa một ca sĩ nổi tiếng và một người quét rác vô danh, giữa một danh nhân xuất khẩu hàng nghìn tấn thuỷ sản đi nước ngoài và một bà cụ bán cá tươi trong chợ. Bạn sẽ trân trọng những người đó như nhau.

Bản thân mỗi chúng ta là giá trị có sẵn. Nếu bạn muốn có một cơ sở để xây dựng lòng tự tin thì hãy bắt đầu từ đó. TỪ CHÍNH BẢN THÂN MÌNH.

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2015, trang 49-51)

* Phạm Lữ Ân: là bút danh của tác giả Đặng Nguyễn Đông Vy và nhà báo Phạm Công Luận. Bút danh Phạm Lữ Ân chỉ dùng duy nhất cho tác phẩm “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Câu văn nào thể hiện rõ nhất luận đề của văn bản?

Câu 2: Xác định bằng chứng cho luận điểm 2?

Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau “Bạn có thể không bẩm sinh mà học giỏi, nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay, nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn.?

Câu 4: Tác giả dùng yếu tố bổ trợ nào trong đoạn văn thứ 3?

Câu 5: Mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm và luận cứ trong văn bản là mối quan hệ gì?

Câu 6: Mục đích viết của văn bản “Bản thân chúng ta là giá trị có sẵn” là gì?

Câu 7: Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng các đại từ nhận xưng “tôi”, “bạn”, “chúng ta” trong văn bản “Bản thân chúng ta là giá trị có sẵn”?

Câu 8: Thông điệp sâu sắc nhất mà anh chị rút ra được sau khi đọc văn bản ““Bản thân chúng ta là giá trị có sẵn” là gì?

PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận trả lời vấn đề sau: “Việc trách nhiệm với cộng đồng có mâu thuẫn với quyền lợi cá nhân hay không?”

 ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN ĐỀ 1

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6,0
  1 Câu văn thể hiện rõ nhất luận đề của văn bản là:

“Bàn thân chúng ta là giá trị có sẵn.”

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời được đầy đủ như đáp án: 0,5 điểm

0,5
2 Bằng chứng cho luận điểm 2 là:

“ Vịt có giá trị của vịt, cũng như thiên nga có giá trị của thiên nga.”

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời được đầy đủ như đáp án: 0,5 điểm

0,5
3 Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn là: Điệp cấu trúc – Bạn có thể không..

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời được đầy đủ như đáp án: 0, 5 điểm

0,5
4 – Tác giả dùng yếu tố bổ trợ là: Biểu cảm

(Yếu tố này thể hiện thông quá BPTT Điệp ngữ)

Hướng dẫn chấm:

Trả lời đầy đủ như đáp án : 0,5 điểm

0,5
5 Mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm và luận cứ trong văn bản là mối quan hệ tầng bậc.

–         Giữa luận đề, luận điểm và luận cứ có mối quan hệ chặt chẽ, liên kết với nhau góp phần làm rõ các khía cạnh của luận đề, thể hiện tính nhất quán của văn bản

Hướng dẫn chấm:

Học sinh trả lời tương tự như đáp án: 1,0 điểm.

GV linh hoạt trong việc chấm điểm học sinh

1,0
6 Gợi ý:

Mục đích viết của văn bản là giúp người đọc hiểu rằng: + Mỗi người đều có những giá trị riêng, không cần phải so sánh với người khác. Từ đó, mỗi người có thể tự tin vào bản thân và phát huy những giá trị đó.

+ Phải tôn trọng những con người sống xung quanh chúng ta. Bởi lẽ mỗi cá nhân đều có những giá trị riêng

Hướng dẫn chấm:

Học sinh đưa ra ý kiến và có lý giải phù hợp:1,0  điểm

– GV linh hoạt trong việc chấm điểm học sinh

1,0
7 Việc sử dụng các đại từ nhận xưng “tôi”, “bạn”, “chúng ta” trong văn bản giúp tác giả:

+ Xác lập vị thế cuar người trong cuộc

+ Tạo giọng điệu đồng cảm,sẻ chia.

+ Tạo sự gần gũi, thân thiện với người đọc.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương tự như đáp án: 1,0 điểm

– GV linh hoạt trong việc chấm điểm học sinh.

1,0
8 Học sinh rút ra bài học bổ ích cho mình sau khi đọc đoạn trích. Có thể là những bài học như sau:

+ Mỗi người đều là một cá thể độc đáo, có những giá trị riêng. Đừng so sánh bản thân với người khác, hãy tự tin vào bản thân và phát huy những giá trị đó.Thông điệp này có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người. Nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân, từ đó có thể tự tin và phát triển bản thân

+ Thuyết phục người khác tự tin hơn về những giá trị của bản thân.

+ Tôn trọng mọi người xung quanh.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh rút ra bài học và lý giải phù hợp:1,0 điểm

1,0
II   LÀM VĂN 4,0
    Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm của anh/chị về vấn đề

“Việc trách nhiệm với cộng đồng có mâu thuẫn với quyền lợi cá nhân.

 
a. Đảm bảo cấu trúc:

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề

“Việc trách nhiệm với cộng đồng có mâu thuẫn với quyền lợi cá nhân.

0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Mở bài

– Giới thiệu vấn đề: Trách nhiệm với cộng đồng và quyền lợi cá nhân là hai vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội.

– Nêu vấn đề cần giải quyết: Liệu hai vấn đề này có mâu thuẫn với nhau hay không?

2. Thân bài

a. Giải thích:

Trách nhiệm với cộng đồng: Là nghĩa vụ, bổn phận mà mỗi cá nhân cần phải thực hiện đối với cộng đồng, xã hội, bao gồm những hành vi, suy nghĩ, thái độ hướng đến những điều tốt đẹp, chung lợi ích của cộng đồng.

Quyền lợi cá nhân: Là những cái mà mỗi cá nhân được hưởng thụ, được làm theo quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.

Thực trạng, biểu hiện của vấn đề:

b. Thực trạng, biểu hiện của vấn đề:

– Trong thực tế, có nhiều trường hợp trách nhiệm với cộng đồng và quyền lợi cá nhân có mâu thuẫn với nhau, ví dụ:

– Trong thời kỳ chiến tranh, nhiều thanh niên đã phải rời xa gia đình, quê hương, hy sinh quyền lợi cá nhân để tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

– Trong đời sống hiện đại, nhiều người phải hy sinh thời gian, công sức, thậm chí là tiền bạc để tham gia các hoạt động cộng đồng, xã hội.

c. Bàn luận về vấn đề:

Trách nhiệm với cộng đồng và quyền lợi cá nhân có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:

– Trách nhiệm với cộng đồng là cơ sở để bảo vệ quyền lợi cá nhân. Khi mỗi cá nhân thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng sẽ tạo ra môi trường sống lành mạnh, an toàn, thuận lợi cho sự phát triển của mỗi cá nhân.

– Quyền lợi cá nhân được bảo vệ sẽ tạo động lực cho mỗi cá nhân phát huy hết khả năng, đóng góp cho cộng đồng.

– Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trách nhiệm với cộng đồng và quyền lợi cá nhân có thể mâu thuẫn với nhau:

– Khi trách nhiệm với cộng đồng đòi hỏi cá nhân phải hy sinh quyền lợi cá nhân quá lớn, vượt quá khả năng chịu đựng của cá nhân.

– Khi trách nhiệm với cộng đồng và quyền lợi cá nhân được thể hiện ở những khía cạnh khác nhau, không thể dung hòa được.

d. Ý kiến phản biệnv(Phản đề):

Có ý kiến cho rằng trách nhiệm với cộng đồng và quyền lợi cá nhân là hai vấn đề đối lập, trái ngược nhau. Theo quan điểm này, khi thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, cá nhân sẽ phải hy sinh quyền lợi cá nhân, điều này là không thể chấp nhận được.

e. Ý nghĩa của vấn đề (Vai trò):

Trách nhiệm với cộng đồng và quyền lợi cá nhân đều là những vấn đề quan trọng góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.

Mỗi cá nhân cần có ý thức thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân.

3.Kết bài

– Khẳng định lại vấn đề: Trách nhiệm với cộng đồng và quyền lợi cá nhân không phải là hai vấn đề đối lập, trái ngược nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau.

– Liên hệ bản thân: Là một học sinh, tôi luôn ý thức được trách nhiệm của mình đối với cộng đồng. Tôi luôn cố gắng học tập tốt, rèn luyện đạo đức, trở thành người có ích cho xã hội. Tôi cũng luôn tôn trọng quyền lợi của người khác, không làm những việc gây ảnh hưởng đến cộng đồng.

Hướng dẫn chấm:

– Viết đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm – 2,5 điểm.

– Viết đầy đủ nhưng có ý còn chưa rõ: 1,25 điểm – 1,75  điểm.

– Viết chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 1,0 điểm.                                                                                            

2,5
d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm:

– Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

– Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5
Tổng điểm 10,0

 

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Trách nhiệm với cộng đồng và quyền lợi cá nhân: Mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau. Trong đời sống xã hội, mỗi cá nhân đều có trách nhiệm với cộng đồng và quyền lợi cá nhân của mình. Vậy hai vấn đề này có mâu thuẫn với nhau hay không? Đây là một vấn đề cần được giải quyết thấu đáo.

Trách nhiệm với cộng đồng là nghĩa vụ, bổn phận mà mỗi cá nhân cần phải thực hiện đối với cộng đồng, xã hội, bao gồm những hành vi, suy nghĩ, thái độ hướng đến những điều tốt đẹp, chung lợi ích của cộng đồng. Quyền lợi cá nhân là những cái mà mỗi cá nhân được hưởng thụ, được làm theo quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.

Trong thực tế, có nhiều trường hợp trách nhiệm với cộng đồng và quyền lợi cá nhân có mâu thuẫn với nhau, ví dụ: Trong thời kỳ chiến tranh, nhiều thanh niên đã phải rời xa gia đình, quê hương, hy sinh quyền lợi cá nhân như quyền được sống bên gia đình, quyền được phát triển bản thân,… để tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Trong đời sống hiện đại, nhiều người cũng phải hy sinh thời gian, công sức, thậm chí là tiền bạc để tham gia các hoạt động cộng đồng, xã hội. Ví dụ, một người tham gia tình nguyện giúp đỡ người nghèo sẽ phải dành thời gian và công sức của mình cho việc này, điều này có thể ảnh hưởng đến công việc, học tập,… của họ.

Trách nhiệm với cộng đồng và quyền lợi cá nhân có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trách nhiệm với cộng đồng là cơ sở để bảo vệ quyền lợi cá nhân. Khi mỗi cá nhân thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng sẽ tạo ra môi trường sống lành mạnh, an toàn, thuận lợi cho sự phát triển của mỗi cá nhân. Ví dụ, khi mỗi cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ bảo vệ môi trường,… sẽ góp phần xây dựng một xã hội phát triển, văn minh, sạch đẹp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc quyền lợi của mỗi cá nhân được đảm bảo, được sống trong một môi trường trong lành, an toàn, có cơ hội phát triển. Quyền lợi cá nhân được bảo vệ sẽ tạo động lực cho mỗi cá nhân phát huy hết khả năng, đóng góp cho cộng đồng. Khi mỗi cá nhân được đảm bảo quyền lợi chính đáng, sẽ cảm thấy được tôn trọng, có cơ hội phát triển bản thân, từ đó có thể đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trách nhiệm với cộng đồng và quyền lợi cá nhân có thể mâu thuẫn với nhau. Khi trách nhiệm với cộng đồng đòi hỏi cá nhân phải hy sinh quyền lợi cá nhân quá lớn, vượt quá khả năng chịu đựng của cá nhân thì sẽ dẫn đến mâu thuẫn. Ví dụ, trong thời kỳ chiến tranh, nhiều thanh niên đã phải hi sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ Tổ quốc. Khi trách nhiệm với cộng đồng và quyền lợi cá nhân được thể hiện ở những khía cạnh khác nhau, không thể dung hòa được thì cũng sẽ dẫn đến mâu thuẫn. Ví dụ, một người tham gia hoạt động thiện nguyện cần có nhiều thời gian và công sức, điều này có thể ảnh hưởng đến công việc, học tập của họ.

Có ý kiến cho rằng trách nhiệm với cộng đồng và quyền lợi cá nhân là hai vấn đề đối lập, trái ngược nhau. Theo quan điểm này, khi thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, cá nhân sẽ phải hy sinh quyền lợi cá nhân, điều này là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, quan điểm này là không đúng đắn. Trách nhiệm với cộng đồng và quyền lợi cá nhân không phải là hai vấn đề đối lập, trái ngược nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau. Khi mỗi cá nhân thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng sẽ tạo ra môi trường sống lành mạnh, an toàn, thuận lợi cho sự phát triển của mỗi cá nhân, từ đó bảo vệ quyền lợi cá nhân.

Trách nhiệm với cộng đồng và quyền lợi cá nhân không phải là hai vấn đề đối lập, trái ngược nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau. Mỗi cá nhân cần có ý thức thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng. Đây là cách để xây dựng một xã hội văn minh, hòa bình, phát triển.

===HẾT===

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *