8 đề Chiếc Thuyền Ngoài Xa (đề 7) – Thi thử THPT QG môn Văn bám sát đề minh họa 2021

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Xạc xào lá cỏ héo hon 
Bàn chân cát bụi, lối mòn nhỏ nhoi 
Lặng im bên nấm mộ rồi 
Chưa tin mình đã đến nơi mình tìm .

 

Không cành để gọi tiếng chim 
Không hoa cho bướm mang thêm nắng trời 
Không vầng cỏ ấm tay người 
Nén hương tảo mộ cắm rồi lại xiêu.

Thanh minh trong những câu Kiều 

Rưng rưng con đọc với chiều Nghi Xuân 
Cúi đầu tưởng nhớ vĩ nhân 
Phong trần còn để phong trần riêng ai.

 

Bao giờ cây súng rời vai 
Nung vôi, chở đá tượng đài xây lên 
Trái tim lớn giữa thiên nhiên 
Tình thương nối nhịp suốt nghìn năm xa…

(Trích Bên mộ cụ Nguyễn Du, Vương Trọng)

Câu 1(0,5 điểm). Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?

Câu 2(0,5điểm). Những từ ngữ nào trong đoạn thơ gợi nhớ đến tiểu sử Nguyễn Du và “Truyện Kiều”?

Câu 3(1,0điểm). Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ từ vựng trong khổ thơ thứ hai?

Câu 4(1,0 điểm). Nhà thơ Vương Trọng muốn nói điều gì qua hình ảnh “trái tim lớn”?

 

LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ văn bản đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa việc tưởng nhớ vĩ nhân trong đời sống dân tộc hôm nay.

Câu 2 (5,0 điểm)

Khép lại tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu viết:

Những tấm ảnh tôi mang về, đã được chọn lấy một tấm. Trưởng phòng rất bằng lòng về tôi.

Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bây giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông…

(Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, SGK Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, tr 77,78).

Cảm nhận của anh/ chị về đoạn trích trên. Từ đó nhận xét ngắn gọn quan niệm về nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
I ĐỌC HIỂU 3,0
  1 Phong cách ngôn ngữ : Nghệ thuật

 

0,5
2 – Từ ngữ trong đoạn thơ gợi nhớ đến tiểu sử Nguyễn Du: Nghi Xuân(quê hương nhà thơ)

– Những từ ngữ trong đoạn thơ gợi nhớ đến Truyện Kiều: thanh minh; câu Kiều; phong trần

0,5

 

 

 

 

3 – Biện pháp tu từ: điệp từ “không” (Không cành, không hoa, không vầng cỏ)

– Hiệu quả nghệ thuật:

+ Nhấn mạnh và khắc hoạ khung cảnh hoang sơ, thiếu vắng hơi ấm bàn tay chăm sóc của con người. Nơi yên nghỉ của đại thi hào dân tộc lại hoang vắng, hoang sơ, khiến tác giả chạnh lòng, xót xa.

+ Liên kết các câu thơ và góp phần tạo âm hưởng nhịp nhàng, uyển chuyển cho đoạn thơ.

 

0,25

 

 

0,5

 

 

 

0,25

4 – Hình ảnh “trái tim lớn” nói về Nguyễn Du- Đại thi hào dân tộc, nhà thơ lớn bởi tấm lòng nhân ái bao la, mà tác phẩm là những tiếng khóc thương cho thập loại chúng sinh, cho những thân phận đau khổ, bất hạnh dưới chế độ phong kiến.

– Qua đó, Vương Trọng thể hiện sự cảm thông, ngưỡng mộ và ca ngợi tấm lòng nhân đạo cao cả của Đại thi hào Nguyễn Du.

 

1,0

 

II LÀM VĂN 7,0
  1 Viết một đoạn văn về ý nghĩa việc tưởng nhớ vĩ nhân trong đời sống dân tộc hôm nay. 2,0
  a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức

Đoạn văn, dung lượng.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Ý nghĩa việc tưởng nhớ vĩ nhân trong đời sống dân tộc hôm nay.

0,25
c. Triển khai vấn đề

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý chính sau:

*Giải thích:- Vĩ nhân là những con người vĩ đại, có công lao đóng góp trên một hoặc một vài lĩnh vực; tầm vóc lớn; có tầm ảnh hưởng sâu rộng, lâu dài, được ghi công danh trong lịch sử;

– Tưởng nhớ vĩ nhân là việc mỗi người hiểu biết, ghi nhớ, biết ơn công lao của những con người vĩ đại, có vai trò quan trọng góp phần làm nên lịch sử dân tộc.

* Bàn luận:

– Việc tưởng nhớ vĩ nhân là cần thiết vì nó cho thấy hiểu biết của thế hệ sau về quá khứ, lịch sử, về những người đã làm nên lịch sử; đồng thời thể hiện lẽ sống đẹp: uống nước nhớ nguồn, lòng biết ơn…

– Tưởng nhớ vĩ nhân còn là một cách để rèn đức tu chí luyện tài, hình thành lối sống đẹp, khát vọng vươn tới những tầm vóc lớn để nâng cao giá trị sự sống của mỗi người;

– Tuy nhiên, vẫn còn có những người chưa có ý thức, thái độ, hành động thể hiện sự tưởng nhớ vĩ nhân chân thành, đúng đắn ( không hiểu biết về lịch sử, nhầm lẫn, hiểu sai…; ích kỉ, bội bạc với quá khứ…)

1,0
d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp tiếng Việt

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có cách diễn đạt mới mẻ

0,25
 

 

 

 

2 Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trên. Từ đó nhận xét ngắn gọn quan niệm về nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu. 5,0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài văn 0,25
b. Xác định đúng vấn đề 0,5
c. Triển khai vấn đề

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích

* Cảm nhận đoạn trích:

a.Giá trị của tấm ảnh đối với công chúng:

– Là một bức ảnh rất nghệ thuật – một cảnh đắt trời cho, một vẻ đẹp toàn bích mà có lẽ đời nghệ sĩ khó có thể gặp lần hai.

– Tấm ảnh được bổ sung vào bộ lịch năm ấy, góp phần nâng cao uy tín cho tác giả của tấm ảnh “trưởng phòng rất bằng lòng”; tấm ảnh có giá trị nghệ thuật cao, được mọi người yêu thích, “được treo rất nhiều nơi nhất là các gia đình sành nghệ thuật”. Không những thế, nó còn có giá trị lâu bền “không những cho bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau”.

=> Sự đánh giá cao của công chúng về tấm ảnh xứng đáng với công sức mà Phùng đã bỏ ra sau nhiều ngày “phục kích”. Nhưng, công chúng họ chỉ là những người yêu nghệ thuật một cách thuần túy, chỉ cảm nhận cái đẹp bên ngoài của tấm ảnh, của nghệ thuật.

b. Tấm ảnh qua cảm nhận của Phùng.

– Khác với công chúng, anh – tác giả của bức ảnh không nhìn nhận một cách hời hợt mà luôn băn khoăn, day dứt, nghĩ suy, trăn trở về bức ảnh: “ngắm kĩ”, “nhìn lâu hơn”.

– Mỗi lần nhìn kĩ vào tấm ảnh đen trắng, người nghệ sĩ thấy hiện lên “cái màu hồng hồng của ánh sương mai”: đó là chất thơ, là vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, cũng là biểu tượng của nghệ thuật.

– Nhìn lâu hơn anh thấyhình ảnh “người đàn bà hàng chài đang bước ra khỏi tấm ảnh”. Đó là hiện thân của những lam lũ, khốn khó, của sự thật cuộc đời.

+ Nỗi ám ảnh về người đàn bà hàng chài từ ngoại hình đến số phận “cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm

+ Đằng sau vẻ lấm láp của đời thường, ở chị hiện lên vẻ đẹp tâm hồn: giàu lòng thương con, giàu đức hi sinh, vị tha, từng trải, sâu sắc, và thấu hiểu lẽ đời.

+ Hình ảnh “Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân chị dẫm lên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông…” là biểu hiện của dòng chảy cuộc sống, số phận của nhân vật trở thành một trong những mảnh ghép “không ai nhớ mặt đặt tên” của xã hội.

->Hình ảnh người đàn bà làng chài đó chính là một hình ảnh rất thực tế về con người Việt Nam sau chiến tranh: đói nghèo, khổ cực, lam lũ.

=> Nhận thức của Phùng rất sâu sắc, rõ rệt về thực trạng cuộc sống con người, đồng thời thể hiện những trăn trở về một giải pháp để thay đổi cuộc sống ấy.

– Đánh giá nghệ thuật:

+ Cách tạo tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.

+ Truyện được xây dựng theo kết cấu vòng tròn: mở đầu là đi tìm hình ảnh, kết thúc là ngắm nhìn hình ảnh mà ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm nhằm nhấn mạnh tính triết lí của truyện.

+ Giọng văn trầm lắng, suy tư, nhiều dư vị, nhiều liên tưởng bất ngờ.

+ Ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo, đậm chất triết lí.

* Nhận xét quan niệm về nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu:

– Nghệ thuật không thể xa cách với hiện thực nhọc nhằn, cay cực của con người. Nghệ thuật phải dành ưu tiên trước hết cho con người, phải góp phần giải phóng con người khỏi sự cầm tù của đói nghèo, tăm tối và bạo lực. Người nghệ sĩ phải có tấm lòng biết trăn trở về số phận; phải dũng cảm nhìn thẳng vào hiện thực.

– Không những vậy, một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là tác phẩm thể hiện được chiều sâu, bản chất của hiện thực đằng sau cái vẻ ngoài đẹp đẽ, lãng mạn. Để làm được điều đó đòi hỏi người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa chiều, sâu sắc, toàn diện về hiện thực, phải có sự trải nghiệm và quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, gian khổ.

 

 

 

0,5

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

0,75

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp tiếng Việt

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có cách diễn đạt mới mẻ

0,25

 

————————–Hết——————–

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *