Cách làm đề nghị luận xã hội về bản tin trên báo
1. Thời gian gần đây, đề thi ngữ văn thường xuất hiện kiểu bài nghị luận xã hội , đề đọc hiểu về một đoạn trích trên báo. Những đề thi yêu cầu học sinh luận bàn về các hiện tượng có thật của đời sống xã hội ngày càng trở nên quen thuộc, đem lại sự hứng thú cho thí sinh, góp phần đưa văn chương tới gần với cuộc sống.Ví dụ như câu chuyện về em Nguyễn Văn Nam hi sinh thân mình cứu bạn được đưa vào đề thi Tốt nghiệp THPT năm 2013. Có thể nói đây là dạng đề khá phổ biến ,tuy nhiên một số em học sinh còn lúng túng chưa biết cách làm hoặc làm theo cảm tính dẫn đến kết quả không cao.
Chẳng hạn có đề bài như sau :
“Sau khi Công viên nước Hồ Tây tạm đóng cửa vì quá tải, hàng trăm thanh niên, phụ huynh, trẻ em đã mạo hiểm trèo rào vào trong tắm miễn phí gây nên cảnh hỗn loạn sáng 19/4.Để được vào chơi trong công viên nước Hồ Tây, không ít người đã bất chấp nguy hiểm, vượt qua hàng rào sắt sắc nhọn để vào bên trong. Thậm chí, nhiều cô gái mặc váy cũng táo tợn leo rào vào công viên nước, mặc kệ bao người “mắt tròn mắt dẹt” bên dưới. Các bậc phụ huynh cũng bế con leo rào, dù những đứa trẻ khóc lóc sợ hãi…”
(Theo dân trí.com)
Anh /chị có suy nghĩ gì về hiện tượng trên.
2. Cách làm dạng đề này như sau:
+Đọc kĩ bản tin và xác định rõ nội dung mà bản tin đề cập đến
+Xác định kiểu bài nghị luận :Nghị luận về tư tưởng đạo lí hay nghị luận về hiện tượng xã hội?
+Tóm lược nội dung bài báo
+Bàn luận về hiện tượng/ vấn đề đặt ra trong bài báo.
Tiến hành lập dàn ý và viết bài: tùy thuộc vào vấn đề mà bản tin đề cập đến, chúng ta sẽ có những dàn ý khác nhau cho mỗi bài văn. Nếu chưa biết các bước làm bài thì các em bấm vào đây: Nghị luận về tư tưởng đạo lí , Nghị luận về hiện tượng xã hội.
+Trình bày quan điểm cá nhân về vấn đề nghị luận
Gợi ý giải bài tập minh họa ( ở phần 1 ):
Đây là dạng đề nghị luận về hiện tượng xã hội, nên bài làm về cơ bản cần có các ý sau:
Bước 1: Miêu tả hiện tượng được đề cập đến trong bài
Tóm lược nội dung bài báo :Nhiều người vượt rào vào công viên nước Hồ Tây để được tắm miễn phí.
+ Chỉ ra thực trạng ( biểu hiện của thực trạng) : đây là hiện tượng mang tính phổ biến. Ví dụ :Tháng 12/2013, tại lễ hội bia được tổ chức tại cung thể thao Quần Ngựa (Hà Nội) thu hút hàng nghìn người tham gia. Cả người lớn lẫn trẻ nhỏ sẵn sàng lách qua các bom bia vốn được lập làm rào chắn để nhận bia, khiến ban tổ chức lễ hội cũng được một phen “hốt hoảng”.
Bước 2: Phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại của vấn đề ( hậu quả )
Phân tích tác hại của vấn đề : Gây nên cảnh hỗn loạn, cảnh chen lấn xô đẩy gây mất mĩ quan đô thị. Nhiều phụ huynh bế con theo, nhiều cô gái trẻ mặc váy vẫn tự tin vượt rào tạo nên một cảnh tượng hỗn loạn kinh hoàng vô cùng phản cảm và đáng xấu hổ.
Bước 3: Giải thích nguyên nhân:
-Bởi một số người dân ở thành thị có xu hướng hành xử theo thói quen tùy tiện, a dua theo số đông
–Tâm lí ham của rẻ , thích hàng khuyến mại, giảm giá, dịch vụ miễn phí của người Việt
-Do công tác quản lý chưa chặt chẽ đã để xảy ra những cảnh như vậy ngay giữa lòng Thủ đô Hà Nội, người quản lý cũng phải chịu phần trách nhiệm.
Bước 4: Bày tỏ thái độ, ý kiến đánh giá của người viết về hiện tượng. Đề xuất giải pháp khắc phục hiện tượng
Học sinh có thể bày tỏ quan điểm cá nhân về hiện tượng, miễn là phải hợp lí và thuyết phục.
Xem thêm : Những bài văn nghị luận xã hội hay lớp 12
Thưa cô, khi đề bài cho mẩu tin trên báo và yêu cầu nghị luận về một vấn đề cụ thể thì sao ạ? Ví dụ như thay vì hỏi suy nghĩ về hiện tượng trên, hỏi là “trình bày suy nghĩ về vấn đề an toàn nơi công trình công cộng” thì vẫn là dạng bài NLXH về hiện tượng đời sống ạ?
vậy thì rõ quá rồi còn gì . đúng là dạng đề NL về hiện tượng đời sống. cứ làm theo các bước nhé Vân
cô ơi .tài liệu hay lắm cô.e cảm ơn cô
Cô ơi e k biết làm nghị luận bài này cô hướng dẫn e dc ạ : ““Lúc này chỉ mới tầm hơn 5 giờ sáng, tôi đang loay hoay đứng chờ làm thủ tục lấy vé của mình thì có một chị gái dáng người nhỏ con, tầm hơn 1m50, gầy gò, gương mặt hơi hốc hác, nước da ngăm đen, gương mặt lộ rõ vẻ tiều tuỵ và hoang mang. Chị mặc một bộ đồ cũng khá cũ với đôi dép cao su, hành lí cũng chỉ là cái giỏ xách cỡ lớn. Chị đến bên cô nhân viên đang làm thủ tục cho tôi và có vẻ vội vã. Tôi đứng nép ra cho chị làm trước vì việc của tôi thật sự cũng không cần gấp. Chị nói với cô nhân viên:
‘Chị ơi cho em đổi vé lên chuyến 6 giờ sáng với’.
‘Vậy chị phải bù thêm 280 ngàn nữa nhé chị’.
‘Dạ vâng’.
‘À nhưng chị ơi chuyến này hết vé rồi’.
‘Thế giờ phải làm sao ạ? Chị giúp em với. Em phải về gấp’.
‘Bây giờ mình chỉ còn vé hạng thương gia thôi chị ơi. Phải bù 1.500.000 đồng lận’.
‘Dạ vâng. Vậy chị đổi cho em đi vé thương gia đi’.
Tất cả mọi người, trong đó có tôi, đều ngạc nhiên với câu nói vừa rồi của chị. Qua nét mặt chị, tôi cam đoan chắc rằng chị cũng không biết cụm từ “Vé hạng thương gia” là gì. Chị vội cho tay sâu vào trong túi áo khoác và lôi ra 1 cọc tiền chẵn có, lẻ có và chắc có khoảng 20 tờ 500 ngàn. Các anh bên OCC (chuyên viên giám sát mặt đất) đều quay sang nhìn và tỏ vẻ cười hài hước với chị như ý: ‘Chắc bà này sĩ diện, chơi trội đây…’. Trong lúc chị đóng tiền để đổi vé. Anh nhân viên OCC liền hỏi với vẻ có tí trêu chọc nhẹ:
‘Chị mua vé hạng thương gia luôn à?’
Chị trả lời với giọng hơi gấp:
‘Dạ vâng. Chứ mẹ chết thì phải làm sao hả chú???’
‘Vừa nói xong. Chị đưa tay lên che miệng khóc khẽ. Một lần nữa mọi người lại thêm một lần chuyển biến tâm trạng. Những ánh mắt, những nụ cười hàm ý lúc nãy tắt hẳn. Chắc hẳn ai cũng thấy có tí gì đấy hơi áy náy và cắn rứt với chị. Tôi cũng thoáng có tí nặng lòng. Anh nhân viên OCC lúc nãy hỏi trêu chị thay đổi sắc mặt: ‘Mẹ chết à???’.
Chị khẽ gật đầu trong lúc bối rối. Anh bảo chị đứng đấy đi rồi bỏ ra khỏi bàn làm việc, tiến thẳng đến khu vực check-in. Ít phút sau anh quay lại và nói với chị:
‘Đổi vé xong chị đi đi nhé. Không phải bù thêm tiền bạc gì đâu’.
Cô nhân viên làm vé gửi trả lại 1.500.000 đồng lúc nãy cho chị. Chị cảm ơn anh OCC, không giấu được sự vui mừng trên gương mặt”.
Câu chuyện có nhiều ý nghĩa :
+phê phán thái độ của nhân viên bán vé đối với cô gái ( trêu chọc, cố ý đòi thêm tiền đổi vé )
+ Bài học về cách nhìn nhận, đánh giá sự việc, đánh giá con người
+ Bài học về lòng trắc ẩn…
Cô ơi e k biết làm nghị luận bài này cô hướng dẫn e dc k ạ : “Lúc này chỉ mới tầm hơn 5 giờ sáng, tôi đang loay hoay đứng chờ làm thủ tục lấy vé của mình thì có một chị gái dáng người nhỏ con, tầm hơn 1m50, gầy gò, gương mặt hơi hốc hác, nước da ngăm đen, gương mặt lộ rõ vẻ tiều tuỵ và hoang mang. Chị mặc một bộ đồ cũng khá cũ với đôi dép cao su, hành lí cũng chỉ là cái giỏ xách cỡ lớn. Chị đến bên cô nhân viên đang làm thủ tục cho tôi và có vẻ vội vã. Tôi đứng nép ra cho chị làm trước vì việc của tôi thật sự cũng không cần gấp. Chị nói với cô nhân viên:
‘Chị ơi cho em đổi vé lên chuyến 6 giờ sáng với’.
‘Vậy chị phải bù thêm 280 ngàn nữa nhé chị’.
‘Dạ vâng’.
‘À nhưng chị ơi chuyến này hết vé rồi’.
‘Thế giờ phải làm sao ạ? Chị giúp em với. Em phải về gấp’.
‘Bây giờ mình chỉ còn vé hạng thương gia thôi chị ơi. Phải bù 1.500.000 đồng lận’.
‘Dạ vâng. Vậy chị đổi cho em đi vé thương gia đi’.
Tất cả mọi người, trong đó có tôi, đều ngạc nhiên với câu nói vừa rồi của chị. Qua nét mặt chị, tôi cam đoan chắc rằng chị cũng không biết cụm từ “Vé hạng thương gia” là gì. Chị vội cho tay sâu vào trong túi áo khoác và lôi ra 1 cọc tiền chẵn có, lẻ có và chắc có khoảng 20 tờ 500 ngàn. Các anh bên OCC (chuyên viên giám sát mặt đất) đều quay sang nhìn và tỏ vẻ cười hài hước với chị như ý: ‘Chắc bà này sĩ diện, chơi trội đây…’. Trong lúc chị đóng tiền để đổi vé. Anh nhân viên OCC liền hỏi với vẻ có tí trêu chọc nhẹ:
‘Chị mua vé hạng thương gia luôn à?’
Chị trả lời với giọng hơi gấp:
‘Dạ vâng. Chứ mẹ chết thì phải làm sao hả chú???’
‘Vừa nói xong. Chị đưa tay lên che miệng khóc khẽ. Một lần nữa mọi người lại thêm một lần chuyển biến tâm trạng. Những ánh mắt, những nụ cười hàm ý lúc nãy tắt hẳn. Chắc hẳn ai cũng thấy có tí gì đấy hơi áy náy và cắn rứt với chị. Tôi cũng thoáng có tí nặng lòng. Anh nhân viên OCC lúc nãy hỏi trêu chị thay đổi sắc mặt: ‘Mẹ chết à???’.
Chị khẽ gật đầu trong lúc bối rối. Anh bảo chị đứng đấy đi rồi bỏ ra khỏi bàn làm việc, tiến thẳng đến khu vực check-in. Ít phút sau anh quay lại và nói với chị:
‘Đổi vé xong chị đi đi nhé. Không phải bù thêm tiền bạc gì đâu’.
Cô nhân viên làm vé gửi trả lại 1.500.000 đồng lúc nãy cho chị. Chị cảm ơn anh OCC, không giấu được sự vui mừng trên gương mặt”.
Câu chuyện có nhiều ý nghĩa :
+phê phán thái độ của nhân viên bán vé đối với cô gái ( trêu chọc, cố ý đòi thêm tiền đổi vé )
+ Bài học về cách nhìn nhận, đánh giá sự việc, đánh giá con người
+ Bài học về lòng trắc ẩn…
Cô ơi giúp em lập dàn ý bài này với !!! ĐỀ BÀI :
Có ý kiến cho rằng : ” Sống là không chờ đợi, bởi vậy để không lãng phí thời gian con người cần phải làm việc và nỗi lực hết mình .”
Lại có ý kiến cho rằng :”Để cuộc đời trở nên ý nghĩa con người cần phải sống chậm lại tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc sống.'”
?Em đồng tình với quan điểm nào,viết 1 bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình
Cô ơi giúp e zs. Trong bài viết bàn về sự tử tế trên báo lao động thủ đô 5/4/2016 tác giả Đinh Tâm có viet ” dau đó trong xh van xuất hiện nghĩa cử cao dep ấm tình người. Trên mạng xã hội lớn nhất hiện nay facebook ta thường bat gặp những hình ảnh 1 chiến sĩ công an dắt cụ già qua đường 1 nhóm mạnh thường quân chia sẻ kêu gọi mọi ngườichung tay giúp đỡ những hoàn cảnh éo le hay vận động hiến máu cứu người dược mọi người chia sẻ rộng rãi ” từ những chia sẻ trên viet 1 bài văn trình bày suy nghĩ về những người tốt việc tốt trong xã hội hiện nay
Đây là dạng đề NL về hiện tượng đời sống, em cũng làm theo cấu trúc 4 phấn :
1. Nêu hiện tượng :dau đó trong xh van xuất hiện nghĩa cử cao dep ấm tình người. Trên mạng xã hội lớn nhất hiện nay facebook ta thường bat gặp những hình ảnh 1 chiến sĩ công an dắt cụ già qua đường 1 nhóm mạnh thường quân chia sẻ kêu gọi mọi ngườichung tay giúp đỡ những hoàn cảnh éo le hay vận động hiến máu cứu người dược mọi người chia sẻ rộng rãi
2. Phân tích tác dụng của những nghĩa cử cao đẹp đó
Phân tích mặt sai : Tuy nhiên trong XH hiện nay vẫn có nhiều người sống thờ ơ, vô cảm ( dẫn chứng )
3. Chỉ ra nguyên nhân ( khách quan và chủ quan )
4. Bày tỏ thái độ đối với hiện tượng, bài học rút ra cho bản thân. Nêu giải pháp : làm thế nào để phát huy hiện tượng đó?
Liên hệ thực tế, liên hệ bản thân em?