SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ ĐỀ THAM KHẢO HỘI THẢO NĂM 2020
TRƯỜNG THPT MÔN: NGỮ VĂN Lớp 12
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Thời gian: 120 phút (Không tính thời gian phát đề
MỤC TIÊU
- Mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng.
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình môn ngữ văn THPT.
Cụ thể là đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:
– Kĩ năng đọc hiểu văn bản:
+ Biết xác định phương thức biểu đạt.
+ Xác định phép tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ.
+ Nhận diện ý tác giả trong đoạn văn..
+ Kĩ năng tạo lập văn bản bàn về một vấn đề xã hội rút ra từ ý nghĩa đoạn trích.
– Kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để hoàn thành một văn bản nghị luận (xã hội, văn học).
- Mục tiêu về năng lực.
– Kiểm tra kĩ năng tạo lập văn bản.
– Học sinh phát huy tính sáng tạo của cá nhân khi làm bài.
– Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học, năng lực trình bày suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân, năng lực sáng tạo, năng lực thu thập thông tin để viết một bài văn nghị luận tổng hợp.
MA TRẬN
Cấp độ Chủ đề |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp |
Vận dụng cao | Tổng |
Phần đọc hiểu VB |
-Xác định phương thức biểu đạt. |
-Xác định phép tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ. – Một số biểu hiện của lối sống đơn độc ở trẻ em -Nhận diện ý tác giả trong đoạn văn (nguyên nhân nào dẫn đến lối sống đơn độc của một bộ phận giới trẻ hiện nay) |
|||
Số câu Số điểm Tỷ lệ % |
1 0,5 5% |
3 2,5 25% |
4 3 30% |
||
Phần làm văn |
Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học để viết một đoạn văn nghị luận xã hội. | Tích hợp kiến thức, kĩ năng đã học để làm một bài văn nghị luận văn học về cảm nhận hình ảnh người đàn bà hàng chài (Nguyễn Minh Châu) | |||
Số câu Số điểm Tỷ lệ % |
1 2 20% |
1 5 50% |
2 7 70% |
||
Tổng số câu Tổng số điểm Tỷ lệ % |
1 0,5 5% |
3 2,5 25% |
1 2,0 20% |
1 5,0 50% |
6 10,0 100% |
BIÊN SOẠN ĐỀ
SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THAM KHẢO HỘI THẢO NĂM 2020
TRƯỜNG THPT MÔN: NGỮ VĂN
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Thời gian: 120 phút (Không tính thời gian phát đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Chúng đơn độc đến trường trên yên xe máy của ba mẹ và rất ít kỉ niệm với bạn bè. Chúng đến lớp như công chức đi làm, hết giờ cha mẹ đón về, vào các trung tâm học thêm đủ thứ kỹ năng cho tương lai. Hiện tại của chúng, được mặc định là một cuộc chạy đua về phía trước, không có thời gian và không gian vun đắp cho những mối quan hệ trẻ thơ. Lũ trẻ bây giờ có lẽ đang trải qua tuổi thơ bằng cách sống như những bào thai cho đến tuổi dậy thì.
Con trai tôi may mắn học ở gần nhà, tự đi bộ tới trường. Có hôm tôi đi theo nó, xem bạn bè nó ra sao, xem cái cách nó đến trường thế nào. Nó lầm lũi đi bộ, len qua những vỉa hè chật chội, nghiêng ngó lách qua những hàng xe để qua đường. Đến trường, nó ngồi trên bậc thềm đợi những đưuá bạn được bố mẹ đưa đến, hầu hết vừa kịp khi trống trường vang lên. Tôi chợt ghiểu vì sao con trai tôi không hay kể với bố về đời sống ở trường, bỡi chúng thực không có gì đáng kể.
Tôi nghĩ đén những đứa trẻ đánh ở trường. Ai sẽ là người can ngăn, bảo vệ chúng khi bị bắt nạt? Chỉ có thể là bạn bè, để không đứng yên nhìn bạn mình bị làm nhục, để biết xấu hổ khi không thể bênh vực người thân trước kẻ xấu. Song, lũ trẻ sẽ không có những mối quan hệ bạn bè thân thiết khi chẳng có điều gì thực sự cần chia sẻ với nhau. Thậm chí nếu có, chúng cũng không cần phải tìm nhau, bỡi chỉ cần một cái nhắn tin là đủ. Và khi bị bắt nạt, chúng khó lòng cảm nhận được nỗi đau của bạn mình để mà thấy cần phải bênh vực.
( Trích Đơn độc đến trường- Phạm Trung Tuyến)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra một số biểu hiện của lối sống đơn độc ở trẻ em hiện nay?
Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu “Lũ trẻ bây giờ có lẽ đang trải qua tuổi thơ bằng cách sống như những bào thai” ? Nêu ý nghĩa của biện pháp tu từ đó?
Câu 4. Qua đoạn trích, anh/ chị thấy tác giả muốn chỉ nguyên nhân nào dẫn đến lối sống đơn độc của một bộ phận giới trẻ hiện nay?
LÀM VĂN(7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Dựa vào đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái trong cuộc sống hiện nay.
Câu 2 (5.0 điểm)
Vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn
Nguyễn Minh Châu.
———————-HẾT———————-
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Phần | Câu | Nội dung | ||
I | Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu | 3,0đ | ||
1 | Phương thức biểu đạt: Tự sự và Nghị luận |
0,5đ | ||
2 | -Một số biểu hiện của lối sống đơn độc ở trẻ em: + Chạy theo các phương tiện giao tiếp của thế giới ảo quá nhiều như xem tivi, lên facebook, chơi game,…Đây là những hình thức chính dẫn đến lối sống không có giao tiếp với cộng đồng. + Bên cạnh đó, nội dung học tập nặng nề, phải học nhiều môn, nhiều kỹ năng đã lấy mất thời gian của trẻ em khiến các em càng ít có thời gian dành cho giao lưu, tiếp xúc với bạn bè. |
0,75đ | ||
3 | – Biện pháp tu từ được sử dụng: so sánh – Tác giả so sánh trẻ em ngày nay như sống trong bào thai với ý nghĩa là trẻ em được ôm ấp, bao bọc bỡi gia đình giống như khi còn nằm trong bụng mẹ, hầu như các em không có giao tiếp với xã hội.( ngay cả trong nhà trường) |
0,75đ | ||
4 |
Tác giả ám chỉ cha mẹ là nguyên nhân dẫn đến lối sống đơn độc của trẻ em. Cha mẹ chạy đua cho con học quá nhiều kiến thức, kỹ năng dẫn đến việc trẻ em không còn có thời gian để vui chơi, để bồi đắp các mối quan hệ bạn bè. | 1,0 đ | ||
II |
1 | Trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái trong cuộc sống hiện nay. | 2,0 đ | |
a. Yêu cầu về hình thức: – Viết đúng một đoạn văn khoảng 200 chữ – Trình bày rõ ràng, mạch lạc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. |
0,25 đ | |||
b. Yêu cầu về nội dung: Có thể chấp nhận các cách suy nghĩ khác nhau, miễn sao đoạn văn được triển khai một cách tự nhiên, hợp lí và thuyết phục. Có thể tham khảo các ý sau: * Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái trong cuộc sống hiện nay. * Bàn bạc, mở rộng: – Trong cuộc sống hiện đại, cha mẹ đang ngày càng dành ít thời gian hơn cho con cái. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực của cuộc sống vật chất, cha mẹ dành nhiều thời gian vào công việc và các mối quan hệ hơn. + Sự thiếu quan tâm của cha mẹ khiến con cái không nhận được sự yêu thương, chia sẻ, uốn nắn,… dẫn đến nhiều trẻ em bị khủng hoảng tâm lí, thậm chí nhận thức cuộc sống một cách lệch lạc. -Mong muốn, nguyện vọng của con đối với sự quan tâm từ cha mẹ: + Sắp xếp công việc hợp lí, để luôn dành thời gian cho những việc có thể làm chung với con. + Lập kế hoạch để có một thời gian nhất định mà cả gia đình có thể sinh hoạt và trò chuyện cùng nhau hoặc tham gia những trò chơi mang tính gia đình + Cha mẹ cần thỏa thuận, trao đổi để cân đối công việc và thời gian. Tránh việc để trẻ ở nhà dài ngày với người giúp việc hoặc ông bà. – Phê phán, lên án những bậc phụ huynh thờ ơ, vô trách nhiệm với con cái dẫn đến những hậu quả khôn lường về hành vi và nhân cách của trẻ. *Bài học rút ra về nhận thức và hành động. |
0,25đ 1,25đ 0,25đ |
|||
2 |
Đề: Vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu). |
5,0 đ | ||
Yêu cầu chung – Kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của học sinh, đòi hỏi học sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương của mình để làm bài. – Học sinh có thể phân tích và cảm nhận theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, có căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm. |
||||
Yêu cầu cụ thể 1.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về nhân vật văn học 2.Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa, học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng cần làm rõ các ý chính sau : |
0,25 |
|||
– Nêu được vấn đề cần nghị luận : Vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu). * Ngoại hình : – Thoáng nhìn bên ngoài, người đàn bà hàng chài là một phụ nữ miền biển trạc ngoài bốn mươi, thô kệch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất hiện với vẻ mệt mỏi, tạo ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ. – Tên gọi : người đàn bà hàng chài à không có tên, cách gọi chung chung như bao người đàn bà khác. – Xấu xí không ai lấy, có mang với người đàn ông, đông con, thuyền chật, … à Số phận bất hạnh * Vẻ đẹp tâm hồn : – Nhưng nhìn sâu vào bên trong tâm hồn nhân vật, người đọc sẽ tìm thấy những phẩm chất cao đẹp, đáng quý : + Tuy là một phụ nữ có số phận đau khổ, thường xuyên bị chồng đánh đâp, « ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng », nhưng chị vẫn âm thầm chịu đựng, không hề kêu ca, không chống trả, không tìm cách chạy trốn. + Chị thương chồng, hiểu được nguyên nhân dẫn đến hành động vũ phu của chồng là do hoàn cảnh sống nghèo khổ, vất vả, khó khăn. + Chị là người mẹ thương con. Lo sợ thằng Phác sẽ có những hành động nông nổi với bố.. Không muốn con nhìn thấy cảnh cha đánh mẹ, chị xin với chồng mỗi lần muốn đánh chị thì lên bờ mà đánh. Sở dĩ chị nhẫn nhục chịu đựng như vậy là vì chị nghĩ đến đàn con, bỡi gia đình cần có một người đàn ông trong những lúc phong ba bão táp, cùng chị nuôi nấng đàn con khôn lớn. Có thể nói đây là một sự hi sinh thầm lặng mà cao cả. |
||||
0,5 1,5 2,25 |
||||
+ Chị là một người thấu hiểu lẽ đời, tuy ít học nhưng chị tỉnh táo và sáng suốt. Không chỉ hểu mình, chị hiểu cả những người phụ nữ hàng chài khác : Họ biết mình đau khổ nhưng vẫn nhẫn nại, hi sinh, bao dung, chịu đau khổ để cho đàn con được nuôi dưỡng khôn lớn, bỡi người phụ nữ hàng chài không thể sống như những người phụ nữ trên đất liền được, do hoàn cảnh rất riêng của họ : lúc nào cũng sống trên sóng nước, gia đình nào cũng trên dưới chục đứa con. Câu chuyện của chị ở tòa án huyện đã mang lại cho chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng những nhận thức mới mẻ về con người và cuộc đời. + Chị yêu thương gia đình và trân trọng những giây phút hạnh phúc hiếm hoi của gia đình. Như chị nói, trên thuyền cũng có những lúc cha con, chồng vợ vui vẻ với nhau và chị cảm thấy hạnh phúc nhất khi nhìn đàn con được ăn no. Chính vì vậy, khi chánh án Đẩu đề nghị chị li hôn với chồng, chị nhất định không chấp nhận. |
||||
*Đánh giá nhân vật – Khắc họa nhân vật bằng bút pháp đối lập ( ngoại hình >< tâm hồn) – Người đàn bà hàng chài là người phụ nữ bao dung, vị tha, giàu lòng yêu thương và giàu đức hi sinh- đó cũng là những nét đẹp tiêu biểu cho vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. – Tấm lòng yêu thương con người và nặng trĩu lo âu của tác giả về con người, về cuộc đời. |
0,5 |