Đề thi Văn 10 học kì 1 Năm 2019-2020 – THPH Xuân Huy Tuyên Quang

 

SỞ GD&ĐT TUYÊN QUANG
TRƯỜNG THPT XUÂN HUY 
———-
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2019-2020
MÔN: Ngữ văn. LỚP: 10 
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

I, Phần đọc – hiểu (3.0 điểm)
  Đọc đoạn trích: 
                                          Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng 
                                          Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta 
                                          Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất
                                           Nàng Mị Châu quỳ xuống lạy cha già. 
 
                                           Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng 
                                           Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi
                                           Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người 
                                           Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ…
                                                           (Tiếng Việt, Lưu Quang Vũ )
 Thực hiện các yêu cầu sau: 
 Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản? 
 Câu 2. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:  
                                           Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người 
                                             Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ…”
 Câu 3.  Qua đoạn trích, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào khi nói về tiếng Việt ? 
 Câu 4. Anh/ chị sẽ làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? (Hãy trả lời bằng đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 dòng)
II, Phần làm văn (7.0 điểm) 
    Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ “Cảnh ngày hè”  
 
                                                             – Hết-

  1. HƯỚNG DẪN CHẤM, THANG ĐIỂM
Phần Câu Đáp án, hướng dẫn chấm Điểm
tối đa
Đọc hiểu 1 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0,5
2 HS chỉ cần trả lời một trong hai biện pháp
+ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong câu: Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người  
+ so sánh trong câu: Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ…
– Hiệu quả: Làm rõ tiếng Việt vừa gần gũi, vừa là niềm yêu và nỗi đau chia sẻ mọi vui buồn với tâm hồn người Việt. 
0,5
0,5
3 Thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn trích : Yêu quý, trân trọng tiếng Việt. Khẳng định tiếng Việt sẽ mãi mãi là tài sản tinh thần quí giá của người Việt Nam.  0,5
4 HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau
Sau đây là những gợi ý :  
– Có tình cảm yêu quý và tôn trọng tiếng Việt.
– Cẩn trọng, cân nhắc lựa chọn khi dùng tiếng Việt để giao tiếp. 
– Có ý thức rèn luyện, năng lực nói và viết theo đúng các chuẩn mực của tiếng Việt. Không dùng những từ ngữ thô tục trong lời nói, tránh những yếu tố pha tạp lai căng tùy tiện. 
– Luôn nâng cao hiểu biết về tiếng Việt… 
1,0
Làm văn 7,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
0,5
b. Xác định vấn đề cần nghị luận một cách hợp lí: Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh ngày hè  1,0
c. Triển khai  vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
* Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận.  
* Thân bài: Cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ: 
– Nguyễn Trãi – một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết.
+ Bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè được Nguyễn Trãi vẽ lên rất sinh động
+ Tâm hồn Nguyễn Trãi: yêu và say mê cảnh sắc thiên nhiên -> có tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, nhạy cảm
–  Nguyễn Trãi – một tâm hồn luôn tha thiết với cuộc sống làng quê.
+  Bức tranh cuộc sống sôi động, phong phú
+ Tâm hồn Nguyễn Trãi: yêu cảnh sắc của làng quê, yêu cuộc sống nơi thôn quê; lắng nghe được những âm thanh của cuộc sống đời thường -> quan tâm đến cuộc sống của người dân quê lam lũ
–  Nguyễn Trãi – một tâm hồn nặng lòng với dân với nước
+  Tâm hồn thảnh thơ, nhàn tản, vô lo vô nghĩ
+ Kết thúc bài thơ, Nguyễn Trãi thể hiện tâm sự của mình: ước muốn có được cuộc sống no đủ, hạnh phúc 
->Tấm lòng vì nước thương dân, lo nghĩ cho vận mệnh dân tộc
* Kết bài:
– Khái quát lại những vẻ đẹp trong tâm hồn Nguyễn Trãi
– Đánh giá về vai trò, vị trí của Nguyễn Trãi trong văn học dân tộc (văn học chữ Nôm)   
5,5
0,5
      1,5
1,5
1,5
0,5

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *